TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Đàm Thị Hệ Tên Luận án: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Tên cơ sở đào tạ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
2 PGS.TS Bùi Bằng Đoàn
HÀ NỘI – 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, PGS.TS Bùi Bằng Đoàn, đã tận tình hướngdẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô trong Bộ môn Phát triển nông thônthuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,thực hiện đề tài và hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học vàCông nghệ Đắk Nông, Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa và Ủy ban nhân dân phườngNghĩa Phú (nơi tôi công tác), cám ơn các cơ quan, ban, ngành có liên quan của tỉnh ĐắkNông, đồng thời, cám ơn các tổ chức, cá nhân và người dân các huyện Đăk Song, ĐăkG’long, huyện Tuy Đức (nơi thực hiện điều tra số liệu, thu thập thông tin) đã tận tìnhcung cấp thông tin, tài liệu, số liệu nghiên cứu, để tôi hoàn thành luận án này
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã điều kiệnthuận lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án./
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Nghiên cứu sinh
Đàm Thị Hệ
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i Lờicảm ơn ii Danh mụcchữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục hình x Trích yếu luậnán xi Thesis abstract xiii
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Những đóng góp mới của đề tài 5
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài 6
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do 7
2.1 Cơ sở lý luận 7
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
Trang 52.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tăng cường sinh kế của
hộ
nông dân di cư tự do 33
Trang 6iv iv
2.2.2.Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về tăng cường sinh kế của
hộ nông dân di cư tự do
36 2.2.3 Một số chính sách của nhà nước về vấn đề sinh kế cho hộ nông dân di cư tự do
40 2.2.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Nông trong tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do
42 2.2.5 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
43 Tóm tắt phần 2 46
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 47
3.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đắk Nông 47
3.1.1 Các đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đắk Nông 47
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông 51
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông 56
3.2 Phương pháp tiếp cận và khung phân tch
57 3.2.1 Phương pháp tiếp cận
57 3.2.2 Khung phân tch 58
3.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập thông tin
58 3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
58 3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
60 3.4 Phương pháp xử lý và phân tch thông tin 63
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
63 3.4.2 Phương pháp thống kê so sánh
63 3.4.3 Phương pháp đánh giá chỉ số năng lực thích ứng (aci) và tnh dễ bị tổn thương
Trang 7tự do 67
Tóm tắt phần 3 69
Trang 8Phần 4 Thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế
của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 70
4.1 Thực trạng sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông 704.1.1 Thực trạng di cư tự do của hộ nông dân đến tỉnh Đắk Nông 704.1.2 Thực trạng các hoạt động sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông 744.1.3 Các mô hình và chiến lược sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông 834.1.4 Kết quả sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 894.1.5 Đánh giá chung về sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông 994.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông 1004.2.1 Ảnh hưởng của các nguồn lực sinh kế đến sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do 100
4.2.2 Ảnh hưởng của môi trường chính sách đến sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do 110
4.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro bên ngoài đến sinh kế của hộ nông dân
di cư tự do 1164.2.4 Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các hộ nông dân
di cư tự do đối với cuộc sống 117Tóm tắt phần 4 122
Phần 5 Định hướng và giải pháp tăng cường sinh kế của hộ
nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 124
5.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường sinh kế của hộ nông
dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 1245.2 Định hướng về tăng cường sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông 1285.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giải quyết vấn đề di cư tự do
trên địa bàn tỉnh và làm tốt công tác quản lý xã hội 1285.2.2 Tăng cường áp dụng các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển
sản xuất của hộ nông dân di cư tự do
Trang 9128
5.2.3 Tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động để giảm hiện tượng di cư
tự phát 129
Trang 10vi i
5.3 Giải pháp tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông 129
5.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân di cư tự do trong tham gia các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế tại địa phương
129 5.3.2 Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch gắn với việc giải quyết vấn đề di cư tự do 130
5.3.3 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm cải thiện điều kiện phát triển sản xuất và đời sống của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
132 5.3.4 Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho các hộ nông dân di cư tự do
133 5.3.5 Tăng cường nguồn vốn tn dụng cho các hộ nông dân di cư tự do tiếp cận và phát triển sản xuất góp phần cải thiện sinh kế
135 5.3.6 Tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực cho các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
137 5.3.7 Tăng cường hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho các hộ nông dân di cư tự do
138 5.3.8.Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền nơi đi và nơi đến của hộ nông dân di cư tự do nhằm giảm lực lượng dân di cư tự phát
139 Tóm tắt phần 5 141
Phần 6 Kết luận và kiến nghị 142
6.1 Kết luận 142
6.2 Kiến nghị 144
6.2.1 Đối với nhà nước 144
6.2.2 Đối với các tỉnh có người đi di cư tự do 144
Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án 145
Tài liệu tham khảo 146
Trang 11viiiPhụ lục 151
Trang 12DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ACI Chỉ số năng lực thích ứng (Adaptability Index of Capability)
SWOT Phương pháp phân tch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hộ và thách thức
(Strength, weakness, opportunities, threats) SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
SXLN Sản xuất lâm nghiệp
TD Tín dụng
TMDV Thương mại dịch vụ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 13VI Chỉ số tính dễ tổn thương (Vulnerability index)
Trang 14viii viiiv
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2015 50
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Đắk Nông năm 2015 55
Bảng 3.3 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp
60 Bảng 3.4 Cơ cấu mẫu điều tra 62
Bảng 3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức hài lòng với cuộc sống của các hộ di cư tự do trên địa bàn nghiên cứu
66 Bảng 4.1 Thực trạng di cư tự do của hộ nông dân đến Đắk Nông theo giai đoạn 71
Bảng 4.2 Thành phần dân tộc của hộ nông dân di cư tự do đến tỉnh Đắk Nông 72
Bảng 4.3 Nguyên nhân di cư của các hộ nông dân điều tra 74
Bảng 4.4 Các hoạt động sinh kế của hộ nông dân di cư tự do điều tra 75
Bảng 4.5 Đặc điểm của các hộ nông dân di cư tự do thuộc mô hình sinh kế I 85
Bảng 4.6 Đặc điểm của các hộ nông dân thuộc mô hình sinh kế II 86
Bảng 4.7 Đặc điểm của các hộ nông dân thuộc mô hình sinh kế III 88
Bảng 4.8 Thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do phân theo loại mô hình sinh kế ở địa bàn nghiên cứu
90 Bảng 4.9 Mức thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do theo thời gian định cư
91 Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do theo nhóm dân tộc
93 Bảng 4.11 Tình hình chi tiêu của hộ nông dân di cư tự do điều tra 94
Bảng 4.12 Tổng hợp ý kiến tự đánh giá về điều kiện sống của các hộ nông dân di cư tự do
95
Trang 15Bảng 4.13a Tổng hợp các chỉ tiêu về năng lực thích ứng của các hộ nông dân di
cư tự do
96Bảng 4.13b Tổng hợp các chỉ tiêu về năng lực thích ứng của các hộ nông dân di
cư tự do
97
Trang 16Bảng 4.14 Đặc điểm nguồn vốn vật chất của các hộ di cư tự do điều tra 102Bảng 4.15 Đặc điểm về nhân khẩu, lao động của hộ nông dân di cư tự do
điều tra 104
Bảng 4.16 Tình hình đất đai của các hộ nông dân di cư tự do điều tra 105
Bảng 4.17 Tình hình nguồn vốn cho sản xuất của hộ nông dân di cư tự do
điều tra 106
Bảng 4.18 Tình hình tham gia hoạt động cộng đồng của các hộ điều tra 109
Bảng 4.19 Các dự án ổn định dân di cư tự do của tỉnh Đắk Nông 114Bảng 4.20 Đánh giá của các hộ nông dân di cư tự do về những rủi ro trong sản
xuất và đời sống 117Bảng 4.21 Mô hình điều chỉnh qua kiểm định và phân tch nhân tố khám phá 120Bảng 4.22 Kết quả ước lượng hệ số hồi quy mô hình phân tch ảnh hưởng của
các nhân tố đến mức độ hài lòng với cuộc sống của các hộ nông dân
di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 121Bảng 5.1 Phân tch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong tăng
cường sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông 125
Trang 17x x
DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang
Hình 2.1 Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones 19
Hình 2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID 20
Hình 2.3 Khung sinh kế bền vững của IFAD 23
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông 47
Hình 3.2 Khung phân tích của luận án 58
Hình 4.1 Cơ cấu các hoạt động sinh kế của hộ theo nhóm dân tộc 81
Hình 4.2 Cơ cấu hoạt động sinh kế của các nhóm hộ nông dân di cư tự do phân theo thời gian định cư 83
Hình 4.3 Cơ cấu thu nhập của các mô hình sinh kế của hộ nông dân di cư tự do 90
Hình 4.4 Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ nông dân theo thời gian định cư 92
Hình 4.5 Chỉ số dễ bị tổn thương của các nguồn lực sinh kế 98
Hình 4.6 Chỉ số về năng lực thích ứng của các hộ nông dân di cư tự do 98
Trang 18TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đàm Thị Hệ
Tên Luận án: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nôngdân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất định hướng và các giảipháp nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh ĐắkNông thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp khung phân tch sinh kế bền vững của DFID và IFAD đểphân tch sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của hộ nông dân di cư tự do.Các cách tiếp cận chính được sử dụng trong luận án là: Tiếp cận sinh kế bền vững vàTiếp cận có sự tham gia
Luận án tiến hành khảo sát thông tin về sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh
kế của hộ nông dân di cư tự do tại 3 huyện đại diện cho các tiểu vùng kinh tế có nhiều
hộ nông dân di cư tự do của tỉnh là: huyện Đắk Glong, huyện Đắk Song, huyện TuyĐức, trên mỗi huyện chọn 2 xã Số hộ di cư tự do được chọn để phỏng vấn là 300
hộ, phân bố đều trên 3 huyện, được chọn theo tỷ lệ dân tộc của hộ nông dân di cư tựdo
Thông tin được phân tích bằng các phương pháp: thống kê mô tả, so sánh, phântch SWOT và phân tch nhân tố khám phá
Kết quả chính và kết luận
Luận án đưa ra nhận định di cư tự do là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếukhách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia Hiện tượng này luôn có tácđộng hai mặt, vừa tch cực vừa tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninhquốc phòng của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng
Trong thời gian qua, vì nhiều lý do khác nhau dòng người di cư tự do đến tỉnhĐắk Nông là khá lớn, chủ yếu là người các dân tộc miền núi phía Bắc, đã tạo ra rấtnhiều sức ép đối với công tác quản lý phát triển kinh tế xã hội, đối với tài nguyên thiênnhiên và an ninh quốc phòng của địa phương Để đảm bảo phát triển toàn diện vàbền vững, cần giải quyết tốt vấn đề di cư tự do trên cơ sở tăng cường sinh kế cho đốitượng này
Trang 19Luận án đã vận dụng kết hợp các khung phân tch sinh kế phổ biến của DFID vàIFAD để nghiên cứu sinh kế cho các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nôngtrên các khía cạnh: các hoạt động sinh kế, mô hình và chiến lược sinh kế, kết quả sinh
kế trong bối cảnh tác động của các yếu tố ảnh hưởng gồm: nguồn lực sinh kế; môitrường chính sách và các hỗ trợ; các rủi ro bên ngoài , trên cơ sở đó đề xuất nhữngđịnh hướng và giải pháp để tăng cường và cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân DCTDtrên địa bàn
Các phân tch của luận án cho thấy: về cơ bản sinh kế của các hộ nông dân di cư
tự do trên địa bàn còn khá đơn điệu, nặng về sản xuất nông nghiệp, khai thác sửdụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên theo kiểu quảng canh; thu nhập từ các hoạtđộng sinh kế còn thấp và thiếu ổn định, đời sống còn ở mức thấp Luận án cũng chỉ ranhững khác biệt trong chiến lược và kết quả sinh kế giữa các nhóm hộ xét theo vềthành phần dân tộc, về thời gian định cư trên địa bàn
Kết quả phân tch cũng cho thấy đa số các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn chorằng đời sống vật chất và tinh thần của họ hiện nay khá hơn so với cuộc sống ở quê cũ(nơi xuất cư) và có xu thế ngày càng được cải thiện
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ nông dân di cư
tự do trên địa bàn cho thấy: (i) các nguồn lực sinh kế của hộ DCTD (gồm nguồn lực tựnhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính và nguồn lực xãhội) còn rất hạn chế; (ii) các chính sách và chương trình hỗ trợ cho hộ nông dân di cư
tự do của Nhà nước và của tỉnh đã được triển khai đạt nhiều thành công nhưng cònnhiều khía cạnh chưa thuận lợi cho hộ nông dân DCTD; (iii) các đặc trưng văn hóa,phong tục tập quán ảnh hưởng nhất định đến sinh kế của hộ DCTD; (iv) các hộ nôngdân DCTD phải đối mặt với khá nhiều rủi ro, năng lực thích ứng thấp và tính dễ bị tổnthương khá cao
Trên cơ sở phân tch các điểm mạnh và cơ hội hiện nay, luận án đã đề xuất một
hệ thống các giải pháp để cải thiện và tăng cường sinh kế cho các hộ nông dân DCTDtrên địa bàn tỉnh, bao gồm: (i) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng caonhận thức về vấn đề DCTD; (ii) Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch gắn với giảiquyết vấn đề DCTD; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để cải thiện điềukiện phát triển sản xuất và đời sống cho người DCTD; (iv) Tăng cường công tác tậphuấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệpcho các hộ nông dân DCTD; (v) Tăng cường nguồn vốn tn dụng cho các hộ nông dânDCTD tiếp cận và phát triển sản xuất góp phần cải thiện sinh kế; (vi) Tăng cường liênkết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực cho các
hộ nông dân DCTD trên địa bàn; (vii) Tăng cường hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục
và đào tạo nghề cho các hộ nông dân di cư tự do và (viii) Tăng cường phối hợpgiữa
chính quyền nơi đi với tỉnh Đắk Nông để giải quyết vấn đề DCTD
xii
Trang 20THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Dam Thi He
Thesis title: Livelihood of freely migrated peasant households in Dak Nong
province
Major: Development Economics Code: 62 31 01 05
Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Based on assessment of livelihood status and influential factors, the studypropose direction and policy recommendations to improve livelihood of freelymigrated peasant households in Dak Nong province
Materials and Methods
In this thesis we have combined sustainable livelihood analysis frameworks ofDFID and IFAD that widely used to analyze livelihood and factors influencing livelihood
of freely migrated peasant households
The main approaches in this thesis are: sustainable livelihood approach andparticipatory approach In this thesis we conducted surveys to collect informationrelated to livelihood and factors influencing livelihood of freely migrated peasanthouseholds in three districts that are representative for economic sub-regions andhave a large number of free migrants in Dak Nong province, including: Dak Glong, DakSong, and Tuy Duc districts In each district, two communes were selected forsurveying Three hundred of freely migrated peasant households were selectedequally among three districts and based on ethnicity percentages of free migrants.Collected information was analyzed by using methods: Descriptive statistics,comparative statistics, SWOT analysis, and Exploratory Factor Analysis (EFA)
Main Findings and Conclusion
Thesis asserted that free migration is an inevitably socio-economic phenomenon
in development process of every country This phenomenon always have positive andnegative influences on socio-economic development, military security of the country ingeneral and of localities in particular In order to ensure that livelihood development offreely migrated peasant households is comprehensive and sustainable, free migration
of peasant households based on strengthening their livelihood needs to be thoroughlysolved
Trang 21Study results showed that: basically, livelihood of freely migrated peasanthouseholds in the study area is relatively monotonous, depend heavily on agriculturalproduction, exploitation of land in the way of extensive farming; low and unstableincome from livelihood activities; low living standard Study results also indicated thatthere are diferences in livelihood strategies and outcomes among peasant householdgroups classified by ethnicity, settled time in the study area
Study results also revealed that almost all of freely migrated peasant households
in the study area stated that their physical and mental lives have been improvedcompared to their lives in old villages (original location) and improved more and moreover time
Study results from identifying the factors influencing livelihood of freely migratedpeasant households indicated that: (i) livelihood resources of freely migrated peasanthouseholds (including natural resources, physical resources, human resources, financialresources) are limited, (ii) supporting policies and programs of central and provincialgovernment are implemented and achieved many successes, however, there are stillmany disadvantages for free migrants, (iii) cultural features, habits and customs haveparticular influences on livelihood of freely migrated peasant households; (iv) freelymigrated peasant households have to cope with too many risks, low adaptive abilityand highly harmful ease
Based on the analysis of strengths and current opportunities, we proposed anumber of solutions that can help improve and strength livelihood for freely migratedpeasant households in Dak Nong province, including: (i) strengthening propaganda andmobilisation in order to improve awareness of the problems of free migration; (ii)improving planning activities associated with solving the problems of free migration;(iii) strengthening investment in infrastructure in order to improve conditions forproduction development and living standard for free migrants; (iv) strengtheningtraining activities and transfer of technical progress to promote development ofagro-forestry production for freely migrated peasant households; (v) strengtheningsources of capital and credit for freely migrated peasant households to borrow anddevelop production and improve their livelihood; (vi) strengthening links andcooperation and promoting development of market for selling main agriculturalproducts of freely migrated peasant households; (vii) strengthening supportingactivities to develop volcational education and training for freely migrated peasanthouseholds and (viii) strengthening cooperation between original authorities and DakNong province to solve the problems of free migration
Trang 22Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Di cư là hiện tượng xã hội có tính phổ biến, diễn ra sâu rộng ở cấp độ quốc gia vàtrên phạm vi toàn cầu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di cư, chủ yếu phụthuộc vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia Yêu cầu dịch chuyển nguồn nhân lực đểkhai thác tiềm năng của đất nước dẫn đến việc thực hiện di cư có tổ chức, theo chủ ýcủa Nhà nước để đạt được những mục tiêu nào đó Ngoài ra còn có hiện tượng di cưmang tnh tự thân, tự phát vì mục đích riêng của các cá nhân, gia đình được gọi là di
cư tự do (DCTD) (Nghiêm Tuấn Hùng, 2012; Đặng Nguyên Anh, 2012)
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã cócuộc vận động người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đi “khai hoang” xây dựngquê mới ở các tỉnh miền núi và trung du phía bắc Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và cáctỉnh miền núi khác Việc dịch chuyển một bộ phận dân cư, lao động từ các tỉnh đồngbằng lên các tỉnh miền núi đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội ở những địa phương này Người dân di cư ngoài việc đóng góp vào phát triển kinh
tế của địa phương còn làm thay đổi nhiều tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu củangười dân địa phương, góp phần nâng cao dân trí, tạo nên sự đa dạng về dân tộc, vănhóa ở những địa phương này Những đóng góp và tác động tch cực của hộ nông dân
di cư đối với địa phương là cơ bản, tuy nhiên cũng không ít những vấn đề bất cập về xãhội đã nảy sinh cần phải tháo gỡ (Nghiêm Tuấn Hùng, 2012; Đặng Nguyên Anh, 2012).Sau năm 1975, đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước lại có cuộc vậnđộng người dân, nhất là thanh niên các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh phía Nam, cụ thể làcác tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng… để xây dựng vùng kinh tế mới Thực chất, đây làcác cuộc di cư có tổ chức, nhằm vừa điều hòa mật độ dân số giữa các vùng, vừa khaithác các lợi thế, tiềm năng của các địa phương có đất đai rộng, mật độ dân cư thấp.Việc hình thành các vùng kinh tế mới, với lực lượng dân cư, lao động mới đã gópphần tch cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn và đảm bảo an ninh quốc phòng ở các vùng xung yếu
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây hiện tượng dân di cư tự do ở nước ta diễn
ra khá phức tạp, quy mô lớn và không kiểm soát được Dân DCTD bao gồm nhiều đốitượng, chủ yếu là các hộ nông dân nghèo, người dân tộc ở các tỉnh
Trang 23miền núi phía Bắc di cư vào các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên Mặc
dù di cư tự do là một trong những biện pháp hữu hiệu để đa dạng hóa sinh kế, chongười dân nghèo sống ở khu vực nông thôn như Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, ngườidân DCTD từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên chủ yếu là người dân tộc, dântrí thấp, phần lớn là những hộ nghèo nên vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn, nếukhông được kiểm soát tốt Đối với các tỉnh Tây Nguyên, do nhiều nguyên nhân nguồnlực sinh kế hiện tại đã hạn chế nhiều (đất đai, vốn tài nguyên, các vấn đề xã hội, cơ sở
hạ tầng) Vì vậy, người dân DCTD sinh kế dựa chủ yếu vào khai thác tự nhiên, lấn đất,phá rừng,… gây ra những tác động tiêu cực, tạo ra sức ép lớn ảnh hưởng đến sự pháttriển kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh ở những địa phương này Do tài sản sinh kếcủa người dân di cư rất hạn chế, trong đó cuộc sống của họ vẫn diễn ra nên việc đi tìmcác giải pháp ổn định cuộc sống, tạo sinh kế cho họ là yêu cầu cực kì cấp bách trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này
Tình hình dân DCTD đến các tỉnh Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng
đã, đang và vẫn tiếp tục diễn ra Tính đến cuối năm 2014, số lượng người dân DCTDđến Đắk Nông là 22.689 hộ, với 105.509 nhân khẩu Tính cả giai đoạn
2005-2014 đã có tới 4.601 hộ với 21.619 nhân khẩu Dân DCTD đến Đắk Nông tậptrung nhiều nhất là các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song Dân DCTD đến ĐắkNông từ nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là từ các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu, LàoCai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng Về thành phần dân tộc, dân DCTD chủ yếu làngười dân tộc H’Mông, Kinh, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, với các tôn giáo đa dạngnhư Thiên chúa giáo, Phật Giáo, Tin Lành (UBND Tỉnh Đắk Nông, 2014)
Là một tỉnh mới được thành lập, Đắk Nông có nền kinh tế xuất phát điểm thấp,
cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ dân trí thấp… Đây là những thách thức không nhỏđối với địa phương trong thời gian qua Cùng với những thách thức ấy là vấn đề giảiquyết đời sống, xã hội cho người dân di cư càng gia tăng sức ép cho vấn đề quản lý xãhội, phát triển kinh tế của chính quyền địa phương
Dân DCTD đến Đắk Nông có nhiều thành phần, chủ yếu là các hộ nông dân nghèorất dễ bị tổn thương do khả năng tiếp cận xã hội hạn chế, hoạt động sản xuất, canh táclạc hậu, tài sản vật chất và tài chính rất hạn chế Do di cư tự phát, không có tổ chức nênphần lớn dân di cư tự do tự tìm kiếm nơi ở, sống không tập trung và chủ yếu dựa vàonương rẫy Ngoài việc phá rừng làm nương rẫy, một bộ phận lớn dân di cư sống trongcác khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nên tình
Trang 24trạng phá rừng của bộ phận người dân ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, vấn
đề an toàn, an ninh cho cuộc sống và xã hội của người dân sở tại
Vấn đề quan trọng hơn là đa số các hộ DCTD sống trong các vùng sâu, vùngkhó khăn không chỉ thiếu đất sản xuất, một số khu vực còn thiếu nước cho sản xuất vàsinh hoạt nên cuộc sống rất khó khăn Ngoài những thách thức về đời sống, vấn đềbệnh tật nảy sinh cũng khá phức tạp, có nguy cơ lan truyền nếu không được kiểm soáttốt Do không đủ các điều kiện về pháp lý và lại là dân DCTD nên việc quản lý hànhchính đối với họ cũng rất khó khăn Đây là thách thức không nhỏ đối với vấn đề quản lý
xã hội của địa phương và cuộc sống của người dân nơi đây
Trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương các tỉnhTây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng đã có nhiều chủ trương, chính sách và giảipháp để ổn định đời sống và sản xuất cho dân di cư tự do Tuy nhiên, do sự chồng chéotrong ban hành chính sách, sự yếu kém trong quản lý, quy hoạch…, cũng như sự phứctạp trong quản lý dân di cư nên đời sống và sản xuất của những người dân này vẫn còngặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội - môi trường đốivới địa phương Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm giải pháp tạo sinh kế cho dân DCTD ở địaphương là vấn đề hết sức cấp bách
Tỉnh Đắk Nông đã triển khai một số đề án, dự án và ban hành các chính sáchnhằm ổn định sản xuất và đời sống cho dân di cư tự do trên địa bàn, tuy nhiên, nhữngviệc đã làm được mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết những bức xúc trước mắt Vấn đềsinh kế, ổn định đời sống lâu dài cho các hộ dân di cư và bảo đảm an ninh trật trên địabàn vẫn còn nhiều việc phải làm
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề sinh kế và thực trạngnguồn lực sinh kế của hộ nông dân DCTD, đồng thời phân tch nguyên nhân và cácyếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sinh kế, hướng tới sinh kếbền vững cho các hộ nông dân di cư tự do đối với tỉnh Đắk Nông là rất cần thiết
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nôngdân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất định hướng và các giảipháp nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh ĐắkNông thời gian tới
Trang 251.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục tiêu trên, luận án đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu và giảiquyết sau:
1) Thực trạng sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nônghiện nay như thế nào? Các hoạt động sinh kế, kết quả và chiến lược sinh kế của các
hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầucuộc sống là gì?
2) Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược và kết quả sinh kế của hộ nôngdân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông?
3) Cần có những giải pháp nào để ổn định và tăng cường sinh kế của hộ nông dân
di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh
kế của các hộ nông dân di cư tự do Cụ thể là vấn đề sinh kế, nguồn lực sinh kế, chiếnlược sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và giải pháp tăng cường sinh kế của
hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân DCTD đến tỉnh Đắk Nông, các tác
nhân liên quan đến sinh kế của hộ nông dân DCTD tại địa bàn nghiên cứu
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề sinh kế của hộ nông dân di cư tự dotrên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Trang 26Luận án tiếp cận sinh kế dựa theo hai khung phân tch khung sinh kế bền vững doCục Phát triển quốc tế Anh (DFID) đưa ra vào năm 1998 và Khung phân tch sinh kế củaQuỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD)
Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do được nghiên cứu trên các khía cạnh:
- Các nguồn lực sinh kế của hộ nông dân DCTD, gồm 5 nguồn lực chính: vốn tựnhiên, vốn vật chất, vốn con người, vốn tài chính, và vốn xã hội của hộ nông dân di cư
tự do trên địa bàn (tự có của hộ và đến từ Nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng);
- Các hoạt động sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn;
- Các mô hình sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn;
- Kết quả sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn;
- Yếu tố môi trường và các chính sách, thể chế đối với hộ nông dân di cư tự dotrên địa bàn nghiên cứu;
- Các rủi ro dẫn đến sự tổn thương trong sản xuất, đời sống và năng lực thíchứng của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn;
- Các số liệu, thông tin về tình hình di cư tự do, diễn biến các hoạt động sản xuất
và đời sống của các hộ di cư tự do ở tỉnh Đắk Nông được thực hiện trong khoảng thờigian từ 2004 (sau khi tách tỉnh Đắk Nông) đến 2015
- Các số liệu, tài liệu về thực trạng sinh kế của các hộ di cư tự do trên địa bànnghiên cứu được khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2015
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2021 và tầm nhìn đến năm 2030
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, luận án đưa ra cách nhìn mới trong việc kết hợp vận dụng khung phântch sinh kế DFID và IFAD để phân tch thực trạng sinh kế của hộ nông dân
Trang 27DCTD, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân DCTD ở tỉnh Đắk Nông Trên
cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các địa phương có điều kiện tương đồng vớiĐắk Nông trong ổn định sinh kế cho hộ dân di cư tự do, luận án đã rút ra được các bàihọc kinh nghiệm cho địa bàn nghiên cứu Luận án cũng đưa ra Khung phân tch phùhợp cho việc nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân DCTD trên địa bàn
Về thực tiễn, Luận án đã phân tch và đánh giá được thực trạng sinh kế, nguồnlực sinh kế, chiến lược sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nôngdân di cư tự do trên địa bàn nghiên cứu Luận án cũng tập trung phân tch cácchính sách, giải pháp mà chính quyền địa phương đã áp dụng trong việc quản lý vàtăng cường sinh kế của người dân di cư, đặc biệt là bộ phận dân cư sống ở các vùngsâu, vùng khó khăn có liên quan đến tài nguyên đất, rừng, nhất là các khu vực rừngphòng hộ, rừng đặc dụng
Luận án cung cấp hệ thống số liệu, tư liệu về vấn đề sinh kế của hộ nông dânDCTD đến tỉnh Đắk Nông Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất về định hướng, giảipháp để tăng cường sinh kế, tiến tới sinh kế bền vững cho hộ nông dân DCTD đếntỉnh Đắk Nông Kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất sẽ là nguồn tư liệu quý cho cácnhà quản lý trong việc hoạch định chiến lược và thực hiện các giải pháp nhằm tăngcường sinh kế và ổn định cuộc sống cho các hộ nông dân di cư tự do ở tỉnh Đắk Nôngnói riêng và các địa bàn tương tự
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
- Về mặt lý luận, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận vềsinh kế của hộ nông dân DCTD Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ vai trò của nguồnlực sinh kế đối với sinh kế của hộ nông dân DCTD
- Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng sinh kế, nguồn lực sinh kế vàcác yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh ĐắkNông Trên cơ sở phân tích kết quả của các chính sách, giải pháp liên quan đến sinh kếcủa người dân di cư mà địa phương đã áp dụng, luận án đã đề xuất định hướng và cácgiải pháp cơ bản nhằm tăng cường sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàntỉnh Đắk Nông Đây là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, hoạchđịnh chính sách trong việc đưa ra các giải pháp nhằm ổn định và tăng cường sinh kếcủa các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng như những địa bàntương tự
Trang 28Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ
CỦA HỘ NÔNG DÂN DI CƯ TỰ DO 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Di cư và di cư tự do
Khái niệm về di cư
Di cư của con người được hiểu là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhómngười để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn so với nơi ở cũ để sinh sống Trong thực tế,khi nói về sự di cư của con người, người ta thường dùng thuật ngữ “di dân”, và trongnhiều trường hợp, thuật ngữ “di dân” được dùng đồng nghĩa với “di cư” (Nguyễn ThịThanh Tâm, 2003)
Theo khái niệm của Liên hiệp quốc, di cư là sự di chuyển từ một đơn vị lãnhthổ hành chính này đến một đơn vị lãnh thổ hành chính khác, kèm theo sự thay đổi vềchỗ ở thường xuyên với khoảng cách tối thiểu quy định (Haan, 2000)
Theo khái niệm này di cư của con người còn được hiểu đồng nghĩa với di dân.Khái niệm di cư hay di dân thường được xem xét cùng với các khái niệm liên quan lànơi xuất cư và nơi nhập cư (Haan, 2000)
Nơi xuất cư (nơi đi): Là địa phương mà từ đó người dân xuất phát để di chuyểnđến nơi ở mới
Nơi nhập cư (nơi đến): Là địa phương mà người di cư đến để định cư, ngườidân định cư ở vùng mới được gọi là dân nhập cư
Di cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan của xã hội loài người, đãxuất hiện từ lâu và chắc chắn sẽ còn diễn ra trong tương lai, chỉ có khác nhau về tnhchất, quy mô, mức độ
Đỗ Văn Hòa và Trịnh Khắc Thẩm (1999) cho rằng di dân là sự di chuyển của dân
cư từ một đơn vị hành chính lãnh thổ này đến một đơn vị hành chính lãnh thổ khácnhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một thời gian nhất định hoặc lâu dài
Tuy còn một số ý kiến chưa thống nhất, nhưng có thể thấy những điểmchung cơ bản sau đây trong quan điểm về di dân: (i) Di dân là khái niệm chỉ hiện
Trang 29tượng chuyển dịch chỗ ở của dân cư từ lãnh thổ hành chính này đến lãnh thổhành chính khác; (ii) Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan của xã hộiloài người; và (iii) Di dân rất đa dạng về hình thức, quy mô, tính chất và thời gian vàmang đến nhiều tác động, cả tch cực và tiêu cực đối với kinh tế xã hội, an ninh quốcphòng và môi trường sinh thái trên các phạm vi khác nhau
Các hình thức di cư
Trong thực tế có nhiều hình thức di cư khác nhau về thời gian, quy mô, tnh chất,mục đích Tùy theo mục đích nghiên cứu mà Đỗ Văn Hòa và Trịnh Khắc Thẩm (1999)
đã phân chia di cư thành các loại như sau:
+ Căn cứ vào độ dài thời gian cư trú, di cư bao gồm các loại:
- Di cư lâu dài, là loại di cư nhằm định cư ổn định, lâu dài tại địa phương
mới đến
- Di cư tạm thời, là loại di cư trong một thời gian ngắn để cư trú tạm thời tại
địa phương mới đến, khi điều kiện thay đổi, người di cư lại quay trở về nơi ở cũ
- Di cư chuyển tếp, là loại di cư trong thời gian nhất định để chuẩn bị cơ
hội thực hiện đích đến là một địa phương khác
+ Căn cứ vào lãnh thổ quốc gia, di cư được chia thành:
- Di cư nội địa, là loại di cư trong các địa phương thuộc nội bộ quốc gia.
- Di cư quốc tế, là loại di cư sang một nước khác ngoài lãnh thổ quốc gia.
+ Căn cứ vào hình thức tổ chức, di cư được chia thành:
- Di cư có tổ chức, là loại di cư theo quy hoạch và kế hoạch của Chính phủ do
chính quyền địa phương nơi xuất cư và chính quyền địa phương nơi nhập cư thỏathuận và tổ chức cho một bộ phận người dân di cư để thực hiện chương trình xắp xếplại dân cư
- Di cư không có tổ chức, là loại di dân do người dân tự di chuyển đến định cư ở
địa phương khác không thông qua chính quyền địa phương nơi xuất cư và nơi nhập cư
Di cư không có tổ chức được phân chia thành hai loại: di cư tự do và di cưbất hợp pháp
Khái niệm về di cư tự do
Có nhiều khái niệm khác nhau về di cư tự do tùy theo quan điểm và mục đíchcủa nghiên cứu
Trang 30- Di cư tự do là hình thức di cư trong đó người di cư tự di chuyển đến nơi định cưmới mà không do chính quyền nơi đến và nơi đi tổ chức (United Nations Vietnam,2010)
- Di cư tự do là một hình thức di dân trong đó một cá nhân, một gia đình, mộtnhóm người tự quyết định hành vi đi hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhànước
Theo quy định tại Thông tư số 05/NN/ĐCĐC-KTM ngày 26 tháng 3 năm
1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “Di cư tự do là đồng bào chuyển
cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của nhà nước” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, 1996)
Có thể hiểu di cư tự do là hình thức di cư không có tổ chức, là hiện tượng dichuyển đến nơi ở mới hoàn toàn do người dân tự quyết định, bao gồm việc tự lựachọn nơi đến, tự tổ chức di chuyển, tự lo các khoản kinh phí, tự tạo cuộc sống mớitại nơi đến trên cơ sở thực hiện một số các thủ tục đối với chính quyền sở tại nơi họchuyển đến
Di cư tự do có tác động khá lớn trên nhiều khía cạnh đối với các hoạt động kinh
tế xã hội, an ninh trật tự, môi trường sinh thái của cả nơi đi và nơi đến Những tácđộng này bao gồm cả tch cực và tiêu cực Thực tế cho thấy tác động tiêu cực thường
là khá lớn, vì vậy các quốc gia nói chung đều có chính sách kiểm soát và hạn chế di cư
tự do (United Nations Vietnam, 2010)
Gần với di cư tự do còn có khái niệm di cư bất hợp pháp, đó là sự di chuyển đếnnơi cư trú mới có đặc điểm gần giống di cư tự do nhưng người di cư hoàn toàn bỏ qua
sự kiểm soát của nơi đi và nơi đến, không trình diện với chính quyền địa phương nơiđến Hình thức này gây ra những tác động tiêu cực khá mạnh đến đời sống kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng và môi trường nơi đến (Đỗ Văn Hòa và Trịnh Khắc Thẩm,1999;United Nations Vietnam, 2010)
Nguyên nhân của di cư tự do
Có nhiều học giả đưa ra các lý thuyết khác nhau để lý giải nguyên nhân, môphỏng các mô hình di cư và gợi ý những ứng xử đối với hiện tượng di cư Có thể kể tớinhững lý thuyết chủ yếu sau đây:
+ Lý thuyết về di cư của Ravenstein
Đây là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất được đưa ra vào cuối thế kỉXIX do học giả Ravenstein đề xướng
Trang 31Theo Ravenstein (1889) di cư xảy ra bởi sự khác biệt về trình độ phát triển, bởitiến trình công nghiệp hoá và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia.Mặt khác, sự di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn Nhữngngười sống ở khu vực kém phát triển hay nghèo khổ thường có xu hướng chuyển đếnnhững khu vực phát triển hơn
Cũng theo Ravenstein, tỉ lệ người tham gia di cư có quan hệ thuận với khoảngcách giữa hai khu vực nơi xuất phát và nơi đến
Lý thuyết của Ravenstein đã bị một số học giả phê phán là không tnh đến cácyếu tố văn hoá, lịch sử và tâm lí, vốn là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đếnquá trình di cư
+ Lý thuyết về di cư của Lewis
Lewis (1954) đã đưa ra học thuyết về di cư của mình vào những năm 50 của thế kỉ
XX trong bối cảnh các nước thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến
sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và đô thị.Tác giả Lewis (1954) cho rằng hiện tượng di cư từ nông thôn ra đô thị là docác nguyên nhân sau đây:
- Sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng của khu vực công nghiệp đặt ra đòi hỏiphải có thêm lực lượng lao động đáp ứng Đây là sự điều tiết có tnh chất tựnhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề Sự tăng lênkhông ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nôngnghiệp dư thừa Số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làmviệc tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng
- Sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn và đô thị Sự di cư lao động này sẽdừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu nhập của người dân ở nôngthôn
Do quan điểm này nên người ta gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng
Lý thuyết của Lewis đã đặt nền móng cho lý thuyết mới có tên gọi là Mô hình kinh tếđôi của Ranis và Fei ra đời vào thập kỉ 60 Lý thuyết của Lewis đã đơn giản hoá nguyênnhân chủ yếu của hiện tượng di dân từ nông thôn ra đô thị là do yếu tố kinh tế quyết
định.
Trang 32+ Lý thuyết di cư của Lee
Lee (1966) trong tác phẩm Học thuyết về di cư (Lý thuyết về di cư) đã tổng kếtmột số các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị.Theo tác giả này, có hai nhóm nguyên nhân chính của di cư là:
- Nhóm yếu tố “Đẩy”: Sự nghèo đói, thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếuđất, mức sống thấp ở quê nhà;
- Nhóm yếu tố “Kéo”: Sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ởnơi đến…
Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố “đẩy” tác động mạnh hơn buộc người
ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tch cực phản ánh sự hấp dẫn của nơiđến
Bên cạnh hai nhóm nguyên nhân trên, Lee còn nêu ra một số các yếu tố khácảnh hưởng đến việc di dân như: nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cưqua kinh nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng,ngoài ra còn phụ thuộc vào tnh toán và thu nhập mong đợi trong thời gian nhấtđịnh hơn là tnh toán về khác biệt thu nhập giữa thành thị và nông thôn Đây là điều
mà các lý thuyết trước đó ít đề cập tới
+ Lý thuyết di cư của Todaro
Lý thuyết của Todaro (1969) trong nghiên cứu “Mô hình của di cư lao động và sựthất nghiệp tại đô thị ở các nước chậm phát triển” đã cho rằng, dòng người lao động dichuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển là do giữa nông thôn
và thành thị luôn có những chênh lệch về tiền lương, chính nó đóng vai trò thúc đẩy
sự di cư
Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp nhậntất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định Nhữngngười di cư tiềm năng sẽ tnh toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương mong đợicủa họ ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp
Lý thuyết của Todaro (1969) cho phép đưa ra 2 kết luận là:
- Càng có nhiều cơ hội làm việc ở đô thị thì lượng người di cư đến càngtăng vì thế tỉ lệ người thất nghiệp tại các đô thị càng lớn;
- Quyết định di cư trên cơ sở hi vọng có việc làm nơi đô thị phản ánh tư tưởngngụ ý rằng di cư lao động nông thôn là bị mù tương đối, vì thế những người di cưnông thôn dễ rơi vào nguy cơ thất nghiệp mới (Cai and Wang, 1999)
Trang 33Lý thuyết của Todaro được một số nhà nghiên cứu đánh giá tch cực Lai Yew Hahcho rằng: Todaro đã chỉ ra được qui mô, mức độ của làn sóng di cư phụ thuộc vàonhững mong đợi cá nhân về lợi ích mà sự mong đợi này được đo bằng sự khác nhau vềthu nhập thực tế giữa thành thị và nông thôn (Lai, 2014)
+ Một số lý thuyết về di cư khác
Vào thập kỷ 70 và 80 của thế kỉ XX còn một số nghiên cứu khác về hiện
tượng di cư, dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị
Frank (2000) và Amin (1974) đã phân tch hiện tượng dịch chuyển lao động từnông thôn ra thành thị trong sự vận động của quá trình phát triển lịch sử xã hội.Theo các tác giả này, hiện tượng di cư không tồn tại một cách độc lập, không xuất hiệnmột cách ngẫu nhiên mà sự tồn tại và xuất hiện của nó chịu sự tác động của các yếu tố
có tnh vĩ mô như: môi trường sống, khả năng thu nhập, các lực lượng chính trị xã hội…
Ở Châu Á, trong bối cảnh làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ
và phổ biến đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả nước ngoài như:Adam (1996), Nicoll (1968), Rozelle (1999), Skeldon (2002), Stark (1991), Trager (1984)
và Rodenburg (1998) Các nghiên cứu này đã xem việc di chuyển lao động theo thời vụ
từ nông thôn ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêngbiệt và sự tác động của dịch chuyển xã hội đến sự thay đổi của gia đình Tuy vậy,nghiên cứu này chỉ tập trung vào người lao động với tư cách là một cá nhân, mà bỏqua yếu tố chủ đạo về kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô tác động đến hiện tượng di cư laođộng
Cũng như các hiện tượng kinh tế xã hội khác, hiện tượng di cư tự do diễn ra từnhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân kinh tế, chính trị, xãhội, văn hóa, và nguyên nhân ở tầm vĩ mô, vi mô
Sau đây là những nguyên nhân được coi là chủ yếu nhất của hiện tượng DCTD:
+ Điều kiện sống nơi cư trú khó khăn
Do nơi ở cũ thiếu công ăn việc làm, đời sống kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuấthoặc đất đai cằn cỗi canh tác kém hiệu quả, thường xuyên xảy ra thiên tai (hạn hán, lũlụt, sạt lở đất ) hoặc giao thông, cơ sở hạ tầng khó khăn, thiếu nước, thiếu các dịch vụ
xã hội thiết yếu: giáo dục, y tế, chợ, ảnh hưởng xấu đến đến đời sống Đa số hộ nôngdân di cư tự do xuất phát từ mong muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn tại nơi ở mới chobản thân, gia đình và cộng đồng của mình (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2003)
Trang 34+ Trình độ dân trí thấp
Trình độ dân trí cũng tác động mạnh đến vấn đề di cư tự do, đa số hộ nông dân
di cư tự do là người người nghèo, sinh sống ở vùng nông thôn miền núi có điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội rất khó khăn, ít có cơ hội được học hành, thiếu thốn các dịch vụ
về y tế, văn hóa, giáo dục họ muốn đi tìm nơi làm ăn, sinh sống tốt hơn dẫn đếnviệc di cư (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2003)
+ Tập quán du canh, du cư
Một số dân tộc ít người có tập quán du canh, du cư từ nơi này đến nơi khác, canhtác theo kiểu phát, đốt, chọc, trỉa trên đất dốc làm đất bị rửa trôi, sói mòn mạnh,nhanh bạc màu, thoái hóa Sau một thời gian canh tác, khi đất đã cằn cỗi, họ tiếp tụckhai phá vùng đất mới, dẫn đến đất trống đồi núi trọc tăng nhanh, đất đai bạc mầutrên phạm vi rộng, canh tác kém hiệu quả
+ Sự xúi giục kích động từ bên ngoài
Hầu hết các hộ dân di cư tự do là người nghèo, người dân tộc thiểu số, trình độnhận thức thấp, ít tiếp cận với các phương tiện thông tin chính thống Tại nơi dân di cư
tự do sinh sống tồn tại các tệ nạn xã hội như mê tn dị đoan, cờ bạc, nghiện hút , dẫnđến đói nghèo, thiếu thốn, nên họ thường tin vào những cám dỗ đường mật của kẻ xấumong được đổi đời, sung sướng
Lợi dụng những đặc điểm này, kẻ xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tnngưỡng lôi kéo, kích động một bộ phận dân cư di cư, quần tụ ở những vùng nhạy cảm,không tuân thủ quản lý của chính quyền, gây khó khăn cho địa phương về quản lý nhân
hộ khẩu cũng như quy hoạch bố trí dân cư, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đềđảm bảo an ninh trật tự và quốc phòng
2.1.1.2 Sinh kế và sinh kế bền vững
Khái niệm về sinh kế
Hiện tại có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế Theo cáchhiểu đơn giản nhất, sinh kế là phương tiện để kiếm sống
Chambers and Conway (1992) cho rằng sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực vàcác hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người
Scoones (1998) cho rằng sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (nguồn lực vậtchất và nguồn lực xã hội), các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của conngười
Trang 35Ellis (2000) cho rằng, một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vậtchất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếpcận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xãhội), theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ.Theo định nghĩa của Cơ quan Phát triển Anh quốc (DFID), sinh kế bao gồm cáckhả năng, tài sản (bao gồm các nguồn lực vật chất, xã hội) và các hoạt động cần thiết
để kiếm sống của con người (DFID, 2001)
Theo Bộ phát triển quốc tế của Vương quốc Anh (DFDI) thì “Một sinh kế có thểđược miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con nguời có được kết hợpvới những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như đểđạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003)
Theo Cơ quan tài trợ quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD), sinh kế được hiểu
là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ (IFAD, 2003)
Theo khái niệm trên có thể thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động củacon người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người nhưnguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa họccông nghệ Sinh kế của một cá nhân hay hộ gia đình được thiết lập bởi ba trụ cột cơbản đó là: tài sản (nguồn lực) sinh kế, chiến lược sinh kế và các kết quả sinh kế
Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm sinh kế với nghĩa tổng quát là là cáchthức và phương tiện để kiếm sống, là tập hợp của các nguồn lực và khả năng của conngười kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để khôngnhững kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn
Trang 36duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vữngcho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương
và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn
Theo quan điểm của Chambers and Conway (1992) sinh kế bền vững là mộtkhái niệm lồng ghép của 3 yếu tố cơ bản là: khả năng, công bằng và bền vững.Chambers and Conway (1992) cũng đưa ra quan điểm đánh giá tnh bền vững củasinh kế trên 2 phương diện: bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của sinh
kế trong việc bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế
hệ tương lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giảiquyết những căng thẳng và đột biến và duy trì nó trong dài hạn)
Scoones (1998) cho rằng một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giảiquyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khảnăng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên.Scoones (1998), Ashley and Carney (1999), DFID (2001) đều đã phát triển tnhbền vững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhấtđánh giá tnh bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường vàthể chế:
- Bền vững về kinh tế của sinh kế đạt được khi duy trì được một mức phúc lợikinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa các khu vực
- Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội được giảmthiểu và công bằng xã hội được tối đa
- Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năngsuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng vì lợi ích của các thế hệ tươnglai
- Bền vững về thể chế của sinh kế đạt được khi các cấu trúc hoặc qui trình hiệnhành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định theothời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế
Theo các quan điểm trên, cả 4 phương diện này đều có vai trò quan trọngnhư nhau và cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện
Trên cơ sở đó, một sinh kế được coi là bền vững khi:
Trang 37- Có khả năng thích ứng và phục hồi trước những cú sốc hoặc đột biến từbên ngoài;
- Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài;
- Duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
- Không làm phương hại đến các sinh kế khác
Các nghiên cứu của Scoones (1998), Solesbury (2003) và DFID (2001) đều thốngnhất đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá tnh bền vững của sinh kế trên 4 phương diện:kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế
- Bền vững về kinh tế được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập
- Bền vững về xã hội được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm việclàm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi
- Bền vững về môi trường được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơncác nguồn lực tự nhiên, không gây hủy hoại môi trường và có khả năng thích ứng trướcnhững tổn thương và cú sốc từ bên ngoài
- Bền vững về thể chế được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệthống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sựtham gia của người dân, các cơ quan tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động
có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúpcác sinh kế được cải thiện một cách liên tục theo thời gian
2.1.1.3 Nguồn lực sinh kế
Các quan điểm, khái niệm về nguồn lực sinh kế
Khái niệm về sinh kế đã bao hàm các nội dung đề cập đến khả năng, cách thức,phương tiện, các hình thức hoạt động để kiếm sống của con người Con người có thể
có phương tiện, cách thức hoạt động để kiếm sống nhưng nếu khả năng của họ có giớihạn thì cuộc sống của họ cũng không đạt được như ý muốn Mặt khác, nếu họ có mộtkhả năng nào đó, trong khi các điều kiện khác không có hoặc giới hạn thì họ cũng khó
có thể có được cuộc sống tốt đẹp Như vậy, để có cuộc sống tốt hơn, ngoài khả năngcủa họ, con người cần có nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau Trong giới hạn nghiên cứu
về sinh kế, các khả năng, điều kiện ấy được khái quát gọi là nguồn lực sinh kế
Trang 38Vậy, nguồn lực sinh kế là các khả năng và phương tiện mà con người có thể tiếpcận và sử dụng để kiếm sống Theo cách tiếp cận về sinh kế cho rằng khả năng tiếp cậncủa con người đối với các nguồn lực sinh kế được coi là yếu tố trọng tâm và có vị tríquan trọng
Theo DFID (2001) và IFAD (2004) cho rằng các nguồn lực sinh kế bao gồm 5
bộ phận cơ bản (còn gọi là 5 nguồn vốn sinh kế) sau đây:
- Nguồn lực tự nhiên:
Bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con người cóthể tiếp cận và sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế như đất đai, rừng, biển,nguồn nước, không khí, đa dạng sinh học,…
- Nguồn lực con người:
Bao gồm các yếu tố kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sứckhỏe, trình độ giáo dục giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau vàđạt được kết quả sinh kế khác nhau
2.1.1.4 Các lý thuyết về sinh kế và sinh kế bền vững
Hiện nay, có nhiều quan điểm về khung sinh kế bền vững, về cơ bản, các khungsinh kế bền vững đều phân tch sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đếnsinh kế hộ gia đình, đó là:
Trang 39Dưới đây là một số khung lý thuyết về phân tch sinh kế tiêu biểu:
- Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững của Scoones.
Scoones (1998) là người đầu tiên đưa ra khung phân tch về sinh kế nông thônbền vững Khung phân tch này đề cập các vấn đề: bối cảnh cụ thể (về môi trườngchính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái và các điều kiện kinh tế - xã hội), sự kết hợpnguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực khác nhau) sẽ tạo ra khả năng thực hiệncác chiến lược sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế nhất định
Mối quan tâm chính trong khung phân tích này là các qui trình thể chế và chínhsách - được coi là nhân tố trung gian giúp thực hiện những chiến lược sinh kế này vàđạt được các kết quả sinh kế mong muốn
Các yếu tố của khung phân tch sinh kế này được mô tả trên hình 2.1
- Khung sinh kế bền vững của DFID
Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 2001) đưa ra khung sinh kếbền vững để xác định và thiết kế các hoạt động hỗ trợ của mình Theo khung này, các
hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (chiến lược sinh kế) dựa vào những nguồnlực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhấtđịnh ở địa phương
Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên bên ngoài,như bão lụt và các tác động mang tnh thời vụ
Sự lựa chọn về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình dựa trên nhữngnguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này
Khung lý thuyết phân tch sinh kế của DFID có thể được mô tả trên sơ đồ
trong hình 2.2
Trang 40QUY TRÌNHTHỂ CHẾ VÀ
CƠ CẤU TỔCHỨC
CHIẾNLƯỢCSINH KẾ
KẾT QUẢSINH KẾ
Các thể chế và chính sách
Thâmcanhtrongnôngnghiệp
Đa dạng hóa sinh kế
Di dân
1 Tăng số ngày làm việc
2 Giảm nghèo đói
3 Cải thiện phúc lợi và năng lực
Tính bền vững
4 Tăng tnh thíchứng của sinh kế
và giảm khả năngtổn thương
2 Đảm bảo tnh bền vững của tài
nguyên thiên nhiên
Sự đánhđổi, kếthợp,
xu hướng
Phân tíchảnh hưởngcủa thểchế/chínhsách đếnviệc tiếp cậnnguồn lựcsinh kế và
thực hiệnchiến lượcsinhkế
Phân tích các loạichiếnlược sinh kế khácnhau được thựchiện