HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN TUẤN ĐỨC THIẾT KẾ CÔNG VIÊN KHU ĐÔ THỊ ECOLAKES MỸ PHƯỚC TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN TUẤN ĐỨC
THIẾT KẾ CÔNG VIÊN KHU ĐÔ THỊ ECOLAKES MỸ PHƯỚC
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN TUẤN ĐỨC
THIẾT KẾ CÔNG VIÊN KHU ĐÔ THỊ ECOLAKES MỸ PHƯỚC
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Thiết Kế Cảnh Quan
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : KTS ĐỖ NGỌC NHUẬN
Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ của quý thầy cô trong Khoa Môi Trường & Tài Nguyên, quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan & Kĩ Thuật Hoa Viên
Thầy trưởng bộ môn: TS Đinh Quang Diệp; giáo viên chủ nhiệm: Nguyễn Văn Long; tất cả các thầy cô trong và ngoài bộ môn đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để hoàn thành bài khóa luận này
Trân trọng cám ơn:
Giáo viên hướng dẫn KTS Đỗ Ngọc Nhuận
Đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến để thực hiện thành công và hoàn chỉnh luận văn này
Chân thành biết ơn gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và đạt được kết quả như ngày hôm nay
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn tập thể lớp DH08TK & DH08CH đã động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2012
Sinh Viên thực hiện
Lê Văn Tuấn Đức
Trang 4
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Tuấn Đức
Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan Trường:
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Tên đề tài: Thiết kế công viên khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương Giáo viên hướng dẫn: KTS Đỗ Ngọc Nhuận
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012
Địa điểm: khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương
Măt đứng công viên khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương
Mặt cắt công viên khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương
Phối cảnh các góc trong công viên khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương
Đề xuất các loại cây trồng trong công viên khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương
Thuyết minh thiết kế
Trang 5SUMMARY
Student: Le Van Tuan Duc
Major: Landscape design
School: Agriculture and Forestry University Ho Chi Minh City
Thesis: Designing urban park EcoLakes My Phuoc, Binh Duong province
Instructor: KTS Do Ngoc Nhuan
Time: From January to June 2012
Location: Urban EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
The results were:
Functional areas of urban park EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Site plan of urban park EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Perspective of the whole urban park EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Elevation of urban park EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Section area of urban parks EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Perspective of the corners in urban parks EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Proposed plants in urban parks EcoLakes My Phuoc, Binh Duong Province
Explanation design
Trang 6MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
SUMMARY iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Lý do chọn đề tài: 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về công viên 3
2.1.1 Khái niệm về công viên 3
2.1.2 Một số loại hình công viên ở Việt Nam 3
2.2 Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, lịch sử và văn hóa – kinh tế - xã hội 9
2.2.1 Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng 9
2.2.2 Khí hậu, thuỷ văn 10
2.2.3 Lịch sử và văn hoá 11
2.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội 11
2.3 Vài nét về dự án đô thị Ecolakes Mỹ Phước, Bình Dương 12
2.4 Tổng quan về khu vực thiết kế 13
2.4.1 Vị trí, ranh giới của công viên cây xanh “FLY PARK” 13
2.4.2 Địa hình 14
2.4.3 Địa chất 14
2.4.4 Hiện trạng khu đất 14
Trang 7
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Cơ sở nghiên cứu 18
3.1.1 Cơ sở pháp lí 18
3.1.2 Các cơ sở lý luận, lý thuyết 19
3.1.3 Cơ sở thực tiễn 19
3.2 Mục tiêu 19
3.3.Nội dung nghiên cứu 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Phương pháp tham khảo 20
3.4.3 Phương pháp thiết kế 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Kết quả điều tra về một số loài cây xanh, hoa, cây cảnh thường dùng trong cảnh quan tại tỉnh Bình Dương 22
4.2 Thuyết minh thiết kế 22
4.2.1 Nguyên tắc chung 22
4.2.2 Nhiệm vụ thiết kế 22
4.2.3 Ý tưởng thiết kế 22
4.2.4 Phân khu chức năng 23
4.2.5 Thiết kế công viên “Fly Park” 25
4.2.6 Thuyết minh từng khu trong công viên “FLY PARK” 29
4.2.7 Đề xuất chọn lựa cây trồng 38
4.3 Danh mục các loài cây xanh, hoa kiểng sử dụng trong thiết kế 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Kiến nghị 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 43
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Công viên Đầm Sen, quận 10, TP.HCM 5
Hình 2.2: Công viên 23-9, quận 1, TP.HCM 6
Hình 2.3: Công viên tre ở thành phố Ulsan, Hàn Quốc 6
Hình 2.4: Công viên Công viên Keukenhof, Hà Lan 7
Hình 2.5: Công viên Green park – LonDon 7
Hình 2.6: Công viên Cảng Aventura - Tây Ban Nha 7
Hình 2.7: Tokyo Disneyland – Nhật Bản 8
Hình 2.8: Công viên Ocean Park – Hồng Kông 9
Hình 2.9: Cổng vào khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương 12
Hình 2.10: Khu nhà mẫu 13
Hình 2.11: Công viên hồ T1, đô thị Ecolakes Mỹ Phước, Bình Dương 14
Hình 2.12: Hiện trạng 1 15
Hình 2.13: Hiện trạng 2 15
Hình 2.14: Hiện trạng 3 16
Hình 2.15: Hiện trạng 4 16
Hình 2.16: Hiện trạng 5 17
Hình 4.1: Phân khu chức năng công viên 24
Hình 4.2: Mặt bằng giao thông và hệ thống công trình công viên “Fly Park” 25
Hình 4.3: Mặt bằng tổng thể 26
Hình 4.4: Phối cảnh toàn khu 1 27
Hình 4.5: Phối cảnh toàn khu 2 27
Hình 4.6: Mặt đứng nhìn từ đường A1 28
Hình 4.7: Mặt đứng nhìn từ đường NE2 28
Hình 4.8: Mặt cắt AA’ 28
Hình 4.9: Mặt cắt BB’ 29
Hình 4.10: Phối cảnh cổng chào 30
Trang 9Hình 4.11: Phối cảnh cổng chào ban đêm 30
Hình 4.12: Phối cảnh bãi giữ xe ban đêm 31
Hình 4.13: Phối cảnh quảng trường trung tâm 32
Hình 4.14: Phối cảnh giao thông quảng trường trung tâm 32
Hình 4.15: Phối cảnh đài phun nước 33
Hình 4.16: Phối cảnh đài phun nước trên cao 33
Hình 4.17: Phối cảnh chòi lúc hoàng hôn 34
Hình 4.18: Phối cảnh chòi lúc trên cầu nhìn xuống 34
Hình 4.19: Phối cảnh cây cầu 35
Hình 4.20: Phối cảnh chòi nghỉ 35
Hình 4.21: Phối cảnh thác nước 1 36
Hình 4.22: Phối cảnh thác nước 2 36
Hình 4.23: Phối cảnh ven hồ 37
Hình 4.24: Phối cảnh điểm dừng chân 1 37
Hình 4.25: Phối cảnh điểm dừng chân 2 38
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Các loài cây bóng mát được sử dụng để thiết kế 39
Bảng 4.2 Các loài cây hoa, cây trang trí, cây làm nền được sử dụng thiết kế 39
Trang 11Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam
và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km
Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18', kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30" Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64
về diện tích tự nhiên)
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5 Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613
dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng
Một trong những dự án đầu tư nước ngoài vào đây là dự án khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước, Bình Dương
Trang 12Khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 42 km, được xây dựng trên diện tích 226 héc ta Và công viên hồ T1 nằm trong sơ đồ quy hoạch khu đô thị này
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó đưa ra thiết kế cảnh quan công viên hồ T1 mang tên “FLY PARK” nhằm tạo điểm nhấn cho vẻ đẹp của khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước, đồng thời phục vụ cho nhu cầu thư giãn , thẩm mỹ của người dân ở đây
1.2 Lý do chọn đề tài:
Nhận thức được vai trò quan trọng của mảng xanh đô thị mà trong đó mảng xanh công viên là một phần không thể thiếu Đó là các vai trò:
Điều hoà khí hậu
Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí
Làm không khí trong lành và cung cấp dưỡng khí cao hơn qua việc thải O2, hút CO2
Hạn chế tiếng ồn, bụi bặm
Ổn định nguồn nước ngầm trong lòng đất
Chống ánh nắng gay gắt buổi trưa
Là nơi vui chơi giải trí, thư giãn ,
Khu đất thiết kế nẳm ở vị trí thuận lợi, thuộc vùng quy hoạch dự án đô thị Ecolakes
Mỹ Phước, Bình Dương
Khu đất có địa hình đẹp, có hồ tự nhiên trải dài trên khu đất
Trang 13Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về công viên
2.1.1 Khái niệm về công viên
Công viên là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và sinh hoạt văn hóa của cộng dồng khu dân cư
đô thị, là một bộ phận hợp thành của cấu trúc hạ tầng đô thị, nên quá trình phát triển công viên luôn gắn liền với quá trình phát triển đô thị Vai trò của công viên đối với
đô thị ngáy càng to lớn, khi tình trạng ô nhiễm ở nơi đây ngày càng nghiêm trọng thì công viên được xem như lá phổi của các khu dân cư Ngoài việc góp phần cải tạo môi sinh và điiều hòa không khí, công viên còn làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian đô thị
Công viên bao gồm công viên đặc thù và tổ hợp công viên Tùy vào quy mô, vị trí, địa hình của khu đất và quy mô của khu đô thị mà người ta tổ chức các loại hình công viên khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng
Một số loại hình công viên tiêu biểu: Công viên đa năng, công viên thiếu nhi, công viên nước, công viên thể dục thể thao,…
2.1.2 Một số loại hình công viên ở Việt Nam
2.1.2.1 Công viên đa năng
Mục đích sử dụng
Công viên đa năng là nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, phục vụ cho mọi đối tượng xã hội từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người già
Cơ cấu không gian
Công viên được phân chia thành nhiều khu nhằm đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng đến công viên
Công viên gồm : Khu trung tâm, khu sinh hoạt văn hóa, khu thể dục thể thao, khu thiếu nhi, khu yên tĩnh, khu tập dưỡnng sinh
Trang 14Khu trung tâm : thường là các quảng trường trung tâm, là nơi mọi người tập trung gặp gỡ khi đến công viên Khu này nằm ở vị trí trung tâm và được sử dụng các vật liệu trang trí đẹp nhằm chiếm vị trí chủ đạo trong công viên Cây trồng là những loại cây đẹp, tạo màu sắc nhằm tô điểm cho công trình trung tâm
Khu sinh hoạt văn hóa: là nơi diễn ra sinh hoạt cộng đồng như : văn nghệ, lễ tưởng niệm,… Vì vậy khu này thường rộng để đáp ứng được nhu cầu cho việc sinh hoạt tập thể Các cây trồng được bố trí nhằm tô điểm các công trình kiến trúc
Khu thể dục thể thao: là nơi diễn ra các hoạt động thể thao Cây trồng thường là các loại cây che bóng : sao đen, xà cừ,… ánh nắng là yếu tố quan trọng cho việc luyện tập thể dục thể thao vì vậy cây trồng được bố trí không che bóng hoàn toàn cho sân tập
Khu thiếu nhi : là nơi diễn ra các hoạt dộng vui chơi giải trí cho thiếu nhi Khu thiếu nhi được bố trí các trò chơi hấp dẫn giúp các em vừa vui chơi vừa vận động rèn luyện thân thể Mảng xanh được bố trí màu sắc vui tươi, sinh động, các loài thực vật phong phú giúp các em hiểu biết hơn về thiên nhiên Khu này không được trồng các loài cây có mủ, có gai và trái độc hại
Khu yên tĩnh ( khu vãn cảnh ): là nơi chủ yếu để mọi người đi dạo, ngắm cảnh thu giãn trong không gian yên tĩnh Không gian khu yên tĩnh đi dạo, ngắm cảnh thu giãn trong không gian yên tĩnh Không gian khu yên tĩnh thường được bố trí mảng xanh có màu sắc nhẹ nhàng, hài hòa với hồ nước mang lại cảm giác yên tĩnh, thu giãn Các loại cây trồng thường có màu sắc dịu mát và hương thơm, các loại cây tạo hình,…
Khu tập dưỡng sinh : là nơi dành cho lứa tuổi trung niên trở nên Nơi đây là nơi thư giãn và diễn ra các bài tập dưỡng sinh nâng cao sức khỏe cho người già Khu tập dưỡng sinh được thiết kế nhiều cây trồng che bóng, dặt ghế đá và có khoảng sân trống tập thể dục
Trang 152.1.2.2 Công viên nước
Mục đích sử dụng
Công viên nước là loại hình vui chơi giải trí dưới nước công viên nước là điểm hẹn hấp dẫn với những trò chơi mới lạ, là nơi vui chơi giải trí không những phù hợp với thanh thiếu nhi mà còn đối với những người lớn tuổi, giúp thư giãn, lấy lại cân bằng và phục hồi sức khỏe sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc
Cơ cấu tổ chức không gian
Yếu tố nước giữ vai trò chủ đạo trong không gian công viên Công viên được chia thành các khu: khu trẻ em, khu cảm giác mạnh, khu tĩnh, khu phục vụ
Công viên với phần lớn là nước nên cần chọn lọc cây trồng kỹ lưỡng vừa mang lại thẩm mỹ vừa bền vững Vì vậy đa số cây xanh được chọn trồng trong công viên nước là các loại cây chịu bóng, ưa ẩm Cần ưu tiên trồng các loại cây xanh quanh năm để hạn chế việc rụng lá,hoa làm bẩn mặt nước
Hình 2.1: Công viên Đầm Sen, quận 10, TP.HCM
Trang 16Cơ cấu tổ chức không gian
Do đối tượng phục vụ là thiếu nhi nên diện tích công ciên thiếu nhi tương đối nhỏ Bên cạnh không gian vui chơi vận động là mảng xanh được bố trí với màu sắc sặc
sỡ, sinh động Không bố trí các loại có gai, có mủ và hoa trái độc trong công viên
Bố trí đa dạng các loài thực vật, giúp các em gần gũi với thiên nhiên và hiểu biết về các loài cây
Hình 2.2: Công viên 23-9, quận 1, TP.HCM Một số công viên ở nước ngoài:
Công viên tre ở thành phố Ulsan, Hàn Quốc: Con đường uốn lượn giữa hàng tre và vườn hoa cúc, cùng với dòng sông êm đềm đã tạo nên nét lãng mạng của công viên này
Hình 2.3: Công viên tre ở thành phố Ulsan, Hàn Quốc
Công viên Keukenhof, Hà Lan: là nơi khoe sắc của hàng trăm loài hoa, thu hút rất nhiều khách du lịch nhiều nơi tới đây để thưởng ngoạn
Trang 17Hình 2.4: Công viên Công viên Keukenhof, Hà Lan
Công viên Green park- LonDon: Mang vẻ đẹp tráng lệ, đặc biệt vào mùa thu
Hình 2.5: Công viên Green park – LonDon
Công viên Cảng Aventura - Tây Ban Nha:
Cảng Aventure và khu giải trí Caribe Aquatic là một phần của khu nghỉ dưỡng rộng lớn Costa Dorado – Tây Ban Nha Với đặc thù diện tích rộng nên các đường tàu lượn vòng siêu tốc ở đây đều thuộc hàng “khủng” của châu Âu, có đường tàu nhào lộn đến tận 8 vòng mang đến những trãi nghiệm tuyệt với nhất cho những
ai muốn chinh phục những đường tàu lượn vĩ đại
Hình 2.6: Công viên Cảng Aventura - Tây Ban Nha
Trang 18Tokyo Disneyland – Nhật Bản:
Tokyo Disney Resort là khu phức hợp công viên đầu tiên của tập đoàn Disney xây dựng ngoài Hoa Kỳ Công viên bao gồm một quần thể phức hợp rộng lớn - DisneyLand, một khu trò chơi nước mang tên DisneySea và hoàng loạt các khách sạn bên trong Dạo quanh công viên khách tham quan sẽ như lạc vào thế giới
cố tích của Disney ngay tại châu Á Công viên gồm 4 phân khu chuyên đề mô phỏng theo các thế giới thần tiên do Walt Disney tạo ra như : AdventureLand, Western Land, Fantasy Land và Tomorrow Land…
Hình 2.7: Tokyo Disneyland – Nhật Bản
Công viên Ocean Park – Hồng Kông:
Là công viên giải trí với chủ đề "Đại dương" nằm trên 2 đảo Wong Chuk Hang và Nam Long Shan của đặc khu Hồng Kông Công viên được nối với đất liền bởi một hệ thống cáp treo dài và hiện đại hàng đầu thế giới Đến với công viện khách tham quan sẽ được tham gia các trò chơi cảm giác mạnh hoành tráng cùng một hệ thống thuỷ cung độc đáo với hồ cá 4 tầng nơi sinh sống của hơn 2000 loài sinh vật biển
Trang 19Hình 2.8: Công viên Ocean Park – Hồng Kông 2.2 Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, lịch sử và văn hóa – kinh tế - xã hội 2.2.1 Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén 2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6-10m
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-12°, cao trung bình từ 10-30m
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5-12°, độ cao phổ biến
từ 30-60m
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai
Trang 20loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã, phường: An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất
là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km
2.2.2 Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam
Trang 21Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa Độ
ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn
và dài ngày Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, không có thiên tai như bão, lụt…
2.2.3 Lịch sử và văn hoá
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực
Bình Dương còn là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu
Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An Điền, An Tây và Phú An)
2.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái Vào năm 2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ
Trang 22các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ
đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm
Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương và
là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.
2.3 Vài nét về dự án đô thị Ecolakes Mỹ Phước, Bình Dương
Khu dân cư Ecolake Mỹ Phước do Công ty Cổ phần Setia Becamex làm chủ đầu tư Đây là dự án liên doanh giữa Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), Setia Myphuoc Limited (thuộc SP Setia Berhad - Malaysia) và Công ty Treasure Link Far East Limited (Hồng Kông)
Trải rộng trên diện tích 226 ha, EcoLakes Mỹ Phước chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên thuần khiết và cuộc sống hiện đại với đầy đủ mọi tiện nghi sang trọng Là Đô thị cư sinh thái được quy hoạch tổng thể một cách tỉ mỉ nhằm đưa ra những tiêu chuẩn sống mới đối với thị trường bất động sản Việt Nam Dự án này cũng đánh dấu sự đầu tư lần đầu tiên vào thị trường bất động sản ở nước ngoài
của SP Setia
Hình 2.9: Cổng vào khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương
Trang 23Khu dân cư này sẽ tạo nên một khu sinh thái chan hòa với thiên nhiên nhằm duy trì
sự cân bằng sinh thái Điểm khác biệt của dự án là xây những căn nhà phù hợp với địa hình tự nhiên của đất, gia tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo sự bền vững EcoLakes
Mỹ Phước sẽ bao gồm những hồ nước rộng mênh mông và làm dịu đi các giác quan của bạn bằng không gian mát mẻ Cảnh quan thiên nhiên sẽ là nét đặc biệt xuyên suốt trong khu dân cư nhằm tạo một môi trường sống trong lành cho mọi
người
Hình 2.10: Khu nhà mẫu
Khu phố trung tâm thật ấn tượng sẽ được phát triển như một điểm nhấn của toàn bộ khu dân cư nhằm phục vụ nhu cầu sinh họat và giải trí của người dân trên toàn khu công nghiệp Mỹ Phước và rộng hơn là thành phố Hồ Chí Minh
2.4 Tổng quan về khu vực thiết kế
2.4.1 Vị trí, ranh giới của công viên cây xanh “FLY PARK”
Công viên “FLY PARK” thuộc hồ T1 của khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước,
Bình Dương
Vị trí trên bản đồ:
Trang 24Hình 2.11: Công viên hồ T1, đô thị Ecolakes Mỹ Phước, Bình Dương
2.4.2 Địa hình
Địa hình dốc,có hồ tự nhiên nằm trải dài khu đất
Hai mặt đều giáp đường giao thông chính
Trang 25Hình 2.12: Hiện trạng 1
Hình 2.13: Hiện trạng 2
Trang 26Hình 2.14: Hiện trạng 3
Hình 2.15: Hiện trạng 4
Trang 27Hình 2.16: Hiện trạng 5
Thổ nhưỡng thích hợp cho nhiều loại cây trồng
Nguồn nước dồi dào
Khó khăn:
Địa hình dốc, khó khăn trong việc đào lấp, thực hiện công trình
Trang 28- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26 tháng
11 năm 2003
- Thông tư 10/2010/TT-BXD Điều 6: nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đô thị
- Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24 /01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng
- Căn cứ vào quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997 ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ Xây dựng;- Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ra ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao
- Chỉ thị số 01/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ra ngày09/01/2006 về việc đẩy mạch thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17/6/2009
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian đến 2020 của tỉnh Bình Dương
- Các văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm hiện hành
Trang 29- Các văn bản pháp lý và số liệu, tài liệu của địa phương cung cấp liên quan đến sự thay đổi đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt
- Các QHCT, các dự án đã được phê duyệt & dự kiến phát triển trên địa bàn
3.1.2 Các cơ sở lý luận, lý thuyết
3.1.2.1 Về mảng quy hoạch phân khu
- Các loại hình chức năng trong công viên được chia ra làm hai nhóm
Nhóm chuyên năng náo nhiệt: giải tỏa mọi sự căng thẳng
Nhóm không chuyên năng nghĩ tĩnh: dịch vụ, giao lưu văn hóa, cây xanh, hồ
- Lý luận về nơi chốn công cộng hấp dẫn của Jane Jacobs
- Lý luận về việc kết nối các không gian đô thị nhằm tạo ra “cảnh quan đô thị” của Gordon Cullen
3.1.3 Cơ sở thực tiễn
PGS, TS Huỳnh Đăng Hy, Tổng thư ký hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phân tích: công viên có thể hiểu nôm na là một cái "vườn công cộng", trong đó chủ yếu là trồng cây xanh để phục vụ khách nghỉ ngơi, dạo chơi, thư giãn Trong xã hội hiện đại, số lượng và chất lượng công viên còn là một chỉ số đo trình độ văn
minh của một tổ chức xã hội đô thị
3.2 Mục tiêu
Thiết kế công viên “FLY PARK” nhằm tăng diện tích mảng xanh cung như tô điểm them vẻ đẹp của khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước, Bình Dương nói riêng và cho toàn
tỉnh nói chung
Trang 30Cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho người dân, đáp ứng nhu cầu về không gian
xanh, môi trường xanh
Đáp ứng giá trị thẩm mỹ cho người dân
Thiết kế theo phong cách hiện đại nhằm tạo cảm giác mới lạ đồng thời giữ những
nét đẹp tự nhiên, thân thiện với môi trường
3.3.Nội dung nghiên cứu
Điều tra khảo sát hiện trạng:
Xác định mặt bằng hiện trạng công viên cây xanh Thị xã Tây Ninh
Khảo sát, đo đạc hiện trạng khuôn viên khu đất thiết kế
Điều tra các loại cây xanh, hoa kiểng:
Điều tra ở các khuôn viên có nhiều mảng xanh
Xây dựng phương án thiết kế:
Phân khu chức năng của khuôn viên công viên cây xanh thị xã Tây Ninh
Đề xuất phương án thiết kế
Lựa chọn phương án và tiến hành thiết kế
Dự toán:
Dự toán cho công trình
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp tham khảo
- Thu thập tài liệu có liên quan đến khu vực thiết kế
- Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu đất này
- Tham khảo tài liệu về các loài cây
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet…
Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát khu vực thiết kế:
Đo đạc diện tích khu đất
Định vị trí, xác định tên, khoảng cách, số lượng cây xanh, thành phần cây xanh có trên mặt bằng hiện trạng