BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM HỒ VĨNH ANH THIẾT KẾ ĐƯỜNG HOA PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2013, KHU VĂN MIẾU TRẤN BIÊN, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA , TỈNH ĐỒNG NAI.. Chư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
HỒ VĨNH ANH
THIẾT KẾ ĐƯỜNG HOA PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN
2013, KHU VĂN MIẾU TRẤN BIÊN, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA , TỈNH ĐỒNG NAI.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************
HỒ VĨNH ANH
THIẾT KẾ ĐƯỜNG HOA PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN
2013, KHU VĂN MIẾU TRẤN BIÊN, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA , TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn : ThS TÔN NỮ GIA ÁI
Trang 3MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
****************
HO VINH ANH
DESIGNING FLOWER ROAD FOR 2013 LUNAR NEW YEAR FESTIVAL AT VAN MIEU TRAN BIEN REGION, BIEN HOA CITY, DONG NAI PROVINCE
DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE
GRADUATION DISSERTATION Advisor: TON NU GIA AI, M.Sc
Ho Chi Minh City June – 2012
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất tận tình của các Thầy Cô thuộc Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, các Thầy Cô khác trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Tôn Nữ Gia Ái - Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
và tất cả các Thầy Cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường
Cảm ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ Thuật hoa viên khóa 34 đã cùng chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn !
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Hồ Vĩnh Anh
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế đường hoa phục vụ Tết Nguyên đán 2013, khu Văn miếu Trấn Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2012 bao gồm:
- Thiết kế đường hoa theo chủ đề “Truyền thống văn hóa Đông Nam Bộ – Chào xuân Quý Tỵ 2013” bao gồm 5 khu chức năng:
Hai khu làng nghề truyền thống
Khu văn hóa
Khu trò chơi dân gian
Khu chào Xuân
- Đề xuất danh sách cây và hoa sử dụng trong thiết kế đường hoa
Kết quả thu được là:
- Một bản vẽ mặt bằng khu vực thiết kế đường hoa có bố trí cây xanh
- Các bản vẽ phối cảnh đặc trưng cho từng khu vực
- Danh sách cây xanh và hoa sử dụng trong thiết kế
Trang 6MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC TRANG
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách hinh iv
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC THIẾT KẾ 3
2.1.1 Vị trí khu vực thiết kế 3
2.1.2 Khí hậu thời tiết 4
2.2 HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN 5
2.2.1 Nội khu Văn miếu 5
2.2.2 Bên ngoài Văn Miếu 5
2.3 TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ VĂN MIẾU TRẤN BIÊN 7
2.3.1 Lịch sử hình thành và tồn tại của Văn miếu Trấn Biên 7
2.3.2 Đôi nét về Văn miếu 7
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa 11
3.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu 12
3.3.3 Phương pháp thiết kế 12
3.4 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 12
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ 14
Trang 74.2.2 Thiết kế chi tiết 18
4.2.2.1 Cổng 18
4.2.2.2 Khu làng nghề truyền thống 20
4.2.2.3 Khu văn hóa 24
4.2.2.4 Khu trò chơi dân gian 26
4.2.2.5.Khu trung tâm – Khu vực chào xuân 29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
5.1 KẾT LUẬN 32
5.2 KIẾN NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 35 Bảng danh sách cây và hoa đề xuất sử dụng trong thiết kế đường hoa
Bản vẽ mặt bằng có bố trí cây xanh
Bản vẽ phối cảnh chi tiết các khu vực đặc trưng của đường hoa
Trang 8
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Chương 2 TỔNG QUAN
Hình 2.1: Bản đồ phường Bửu Long 3
Hình 2.2a,b: Hiện trạng cây xanh khu vực thiết kế 5, 6 Hình 2.3: Hồ tự nhiên trước Văn miếu 6
Hình 2.4: Nhà bia 9
Hình 2.5: Thiên Quang tỉnh 9
Hình 2.6: Đại Thành môn 10
Chương 4 THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ Phân tích hiện trạng Hình 4.1: Mặt bằng hiện trạng khu vực thiết kế đường hoa 15
Hình 4.2: Diễn họa mặt bằng 15
Ý tưởng thiết kế chung Hình 4.3: Mặt bằng phân khu chức năng 16
Hình 4.4: Phân chia không gian 17
Ý tưởng thiết kế chi tiết Cổng Hình 4.5: Vị trí phân bố cổng và rào 18
Hình 4.6: Phối cảnh cổng tre 19
Hình 4.7: Phối cảnh cổng hạc 19
Hình 4.8: Hình tượng chim hạc mái đình cách điệu 20
Khu làng nghề truyền thống Hình 4.9: Sản phẩm đá xanh ở Bửu Long,TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 21
Trang 9Hình 4.12: Váy thổ cẩm của người Châu Mạ 22
Hình 4.13: Phối cảnh tiểu cảnh khu mây tre và cổng nội khu 23
Khu văn hóa Hình 4.14a, b: Tiểu cảnh khu văn hóa 25, 26 Khu trò chơi dân gian Hình 4.15a, b: Phối cảnh tiểu cảnh khu trò chơi dân gian 27, 28 Khu trung tâm - Khu chào Xuân Hình 4.16: Mặt bằng khu Trung tâm 29
Hình 4.17: Tiểu cảnh chào Xuân Bắc Bộ 29
Hình 4.18: Tiểu cảnh chào Xuân Trung Bộ 30
Hình 4.19: Tiểu cảnh chào Xuân Nam Bộ 31
Hình 4.20: Bồn hoa trung tâm 31
Trang 10Chương 1
MỞ ĐẦU
Biên Hòa - Đồng Nai nổi tiếng với khu danh thắng Bửu Long gồm quần thể núi non, sông hồ, có chùa cổ Bửu Phong, chùa Hang kỳ bí và quyến rũ.Cách trung tâm thành phố Biên Hoà 6 km, khu du lịch Bửu Long được xây dựng quanh một hồ nước nhân tạo do khai thác đá, đó là hồ Long Ẩn Hồ rộng hàng chục hecta Có thể nói hồ Long Ẩn là một bức tranh thu nhỏ của Hạ Long Vô số vách đá soi bóng trên mặt nước xanh tạo cho hồ vẻ đẹp hấp dẫn trong một cảnh sắc thiên nhiên mỹ lệ: núi cao, hồ rộng, hài hoà với các công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn tôn giáo của nhiều thời đại
Men theo con đường nằm dưới chân núi Bình Điện bạn sẽ đến một khu mà ở đó là
sự phối hợp giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ xưa, đó là khu Văn miếu Trấn Biên Đây là một công trình có quy mô lớn, được xây dựng trên diện tích 20.000 m2 Khu văn miếu bao gồm khu thờ phụng, tế lễ và trưng bày truyền thống, sinh hoạt văn hóa Văn miếu sẽ là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa, giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt Nam Đến đây, bạn sẽ hiểu thêm về con người và vẻ đẹp quyến rũ của một vùng đất hơn 300 năm hình thành và phát triển
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trong bối cảnh vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai
đã khá ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (có Nông Nại Đại Phố, có dinh trấn ) như một sự xác lập vị thế địa văn hóa - chính trị của vùng đất
Việc phỏng dựng lại văn miếu Trấn Biên không chỉ là việc làm hướng về cội nguồn, truyền thống đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân mà còn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” Theo đánh giá của cá nhân, việc trang trí đường hoa cho khu Văn miếu là cần thiết
và mới lạ Điều này vừa cải thiện và thu hút sự tập trung của dân địa phương cũng như
du khách đến khu vực này không chỉ trong dịp Tết mà còn trong thời gian sau Đó vừa
là điểm nhấn cho khu Văn miếu lịch sử này nói riêng và cho khu du lịch Bửu Long nói
Trang 11Đó là lí do tôi chọn đề tài “Thiết kế đường hoa khu Văn miếu Trấn Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”
Trang 12Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC THIẾT KẾ
Hình 2.1: Bản đồ phường Bửu Long
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp thị xã Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh; là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục của tỉnh Đồng Nai Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II , trực thuộc tỉnh Đồng Nai
Trang 13Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30
km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc
lộ 51) Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2, với mật độ dân số là 3030 người/km2 Biên Hòa có tiềm năng to lớn với nền đất lý tưởng, nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ( sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao Với vị trí thuận lợi này, Biên Hòa có tiềm năng phát triển một nền kinh tế đa dạng với công nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch
Phường Bửu Long là một trong 30 phường, xã thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km Vị trí nằm cặp phía gần hạ nguồn của sông Đồng Nai: hướng Đông giáp với phường Quang Vinh (Biên Hòa), hướng Tây Bắc giáp xã Thạnh Hội và TT Thái Hòa (huyện Tân Uyên-Bình Dương) qua Sông Đồng Nai, hướng Nam và Tây Nam giáp xã Hóa An, Tân Hạnh qua sông Đồng Nai,hướng Bắc giáp với phường Tân Phong (Biên Hòa) và xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) Tại đây có khu du lịch nổi tiếng Bửu Long (cách trung tâm thành phố Biên Hòa
6 km), khu du lịch được xây dựng quanh một hồ nước nhân tạo do khai thác đá, đó là
hồ Long Ẩn Hồ rộng hàng chục ha Có thể nói hồ Long Ẩn là một bức tranh thu nhỏ của Vịnh Hạ Long Cạnh hồ là hai ngọn núi thấp, trên núi Bửu Long có ngôi chùa cổ Bửu Phong nổi tiếng nằm thấp thoáng sau cây bồ đề lớn, có hang đá Long Sơn Thạch Động
2.1.2 Khí hậu thời tiết
Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, thuộc vùng ít bão lụt, không ngập nước, không động đất Khí hậu ở Đồng Nai mang cũng mang nét đặc trưng của khí hậu Nam Bộ gồm hai mùa: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC - 27,2ºC, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%
Do phường nằm trong khu vực Miền Đông Nam Bộ, khí hậu ôn hòa, chia làm 02 mùa mưa nắng rõ rệt : Mùa mưa từ tháng 4 – 10, mùa nắng từ tháng 11 – 3 hàng năm
Trang 142.2 HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN
2.2.1 Nội khu Văn miếu
Hệ thống cây xanh giữ vai trò quan trọng, làm nền cho toàn bộ quần thể kiến trúc, tạo nên cảnh quan xinh tươi, mát mẻ
Khu vực từ Đại Thành môn đến giáp Nhà Đại Bái, cây xanh hai bên rất đa dạng và nổi bật, đa số do các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh và các đoàn khách quốc tế trồng lưu niệm
Các khu vực khác là những cây cối quen thuộc của đất phương Nam, theo Trịnh Hoài Đức là ngày trước có trồng ở Văn miếu Trấn Biên
2.2.2 Bên ngoài Văn Miếu
Phần lớn cây xanh là các cây mới trồng (khoảng 2-3 năm tuổi) sau lần trùng tu gần nhất Tiêu biểu nhất là Dầu rái, Sao đen, Gõ
Diện tích mảng cỏ nhiều
Hình 2.2a: Hiện trạng cây xanh khu vực thiết kế
Trang 15Hình 2.2b: Hiện trạng cây xanh khu vực thiết kế
Hình 2.3: Hồ tự nhiên trước Văn miếu
Trang 162.3 TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ VĂN MIẾU TRẤN BIÊN
2.3.1 Lịch sử hình thành và tồn tại của Văn miếu Trấn Biên
Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất này đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế
Ngoài vai trò vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824
Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794) Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tuLần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852) Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trướcNgày 17 tháng 12 năm 1861, quân Pháp chiếm được thành và đã cho phá bỏ Văn miếu Trấn Biên, sau 146 năm tồn tại
Ngày 9 tháng 12 năm 1998, một công trình mới mang tên Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.Cách trung tâm thành phố khoảng 3km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long trong phạm vi khoảng 2 ha, với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng
Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002) Sau đó, trong dịp kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005), nhiều hecta đất đã được giao thêm và giai đoạn 2 của công trình tiếp tục được thực hiện
2.3.2 Đôi nét về Văn miếu
Văn miếu Trấn Biên là một giá trị lịch sử, văn hóa nói chung và là biểu tượng của tâm hồn và khí phách của Đồng Nai nói riêng Công trình này được khẳng định là văn
Trang 17chỉ là một trung tâm về chính trị, văn hóa và cả kinh tế của cả 1 vùng đất, mà còn là nơi tôn vinh đạo học, những tinh hoa cao quý cần phải chiếm lĩnh và gìn giữ cho muôn đời sau
Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi
ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa
và quan đốc học đến hành lễ
Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa) Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa)
Văn miếu là nơi tôn vinh các danh nhân và còn là nơi mang đậm tình cảm dân tộc Cũng như các văn miếu khác đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, tôn sư với tư tưởng về đạo làm người, về giáo dục hết sức quý báu Ngoài ra còn vinh danh các vị danh nhân đáng kính trọng khác như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du…
Đây còn là một công trình kiến trúc văn hóa đặc sắc:
Sau nhiều lần trùng tu và khôi phục, hiện Văn miếu có 10 khu vực nổi bật với kiến trúc đối xứng, với cảnh quan trang trí đặc sắc và mnag nét cổ kính của kiến trúc phong kiến như Văn miếu môn, Nhà bia, Khuê Văn Các, Thiên Quang tỉnh, Đại Thành môn…
Trang 18Hình 2.4: Nhà bia
(Nguồn:
http://giaoduc.edu.vn/news/kham-pha-710/van-mieu-tran-bien-o-dong-nai-139338.aspx)
Hình 2.5: Thiên Quang tỉnh
Trang 19Nơi đây còn chứa đựng các hiện vật, tặng vật mang giá trị văn hóa, chính trị và lịch
sử sâu sắc: Lễ bộ, Đất – nước Đền Hùng, trống hội Thăng Long, Bia đá và các hoa văn họa tiết trạm trỗ tinh xảo
Hình 2.6: Đại Thành môn
(Nguồn:
http://yume.vn/ake0216/article/van-mieu-tran-bien-quoc-tu-giam-phuong-nam.35D47064.html)
Trang 20Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Thiết kế một đường hoa đẹp và độc đáo phục vụ cho cư dân địa phương và du khách trong dịp Xuân 2013 với chủ đề “Truyền thống văn hóa Đông Nam Bộ – Chào Xuân Quý Tỵ”
- Xây dựng một đường hoa đẹp, vừa truyền thống, vừa hiện đại tạo nét sinh động cho khu Văn miếu và điểm nhấn cho cả khu du lịch, tăng thêm phần ấn tượng cho mảng xanh trong khu vực
- Cải tạo lại cảnh quan xanh xung quanh khu Văn miếu bằng cây xanh, biểu tượng, tiểu cảnh mang màu sắc truyền thống nhưng vẫn thể hiện được nét hiện đại
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thiết kế đường hoa phục vụ dịp Tết Nguyên Đán 2013 với chủ đề truyền thống văn hóa Đông Nam Bộ
- Bố trí đường hoa thể hiện vẻ đẹp truyền thống của Miền Đông Nam Bộ nói chung và Văn miếu Trấn Biên nói riêng qua các giai đoạn
- Tạo nét độc đáo cho khu du lịch Bửu Long trong dịp lễ Tết 2013
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp điều tra thực địa
Khảo sát khu vực thiết kế:
+ Đo đạc diện tích khu Văn miếu, tuyến đường cần thiết kế
+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh, lấy khu Văn miếu làm trung tâm của việc thiết kế
+ Xác định diện tích mảng cỏ…
Điều tra những loài hoa, cây cảnh phù hợp chủ đề truyền thống và chào Xuân cũng
Trang 213.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Tham khảo các dữ liệu và ý kiến của địa phương và đặc điểm tự nhiên của khu vực cần thiết kế
- Tìm hiểu về các loài cây, hoa, các biểu tượng, mô hình….có thể đáp ứng các yêu cầu
- Thu thập các ý kiến của du khách và địa phương để biết các nguyện vọng và nhu cầu cần xây dựng
- Tham khảo sách báo, internet để ứng dụng các mô hình mẫu, các tiểu cảnh hay đường hoa, biểu tượng đã được thiết kế và phù hợp với chủ đề
3.3.3 Phương pháp thiết kế
- Thiết kế từ ý tưởng, mặt bằng tổng thể cho đến chi tiết bằng phần mềm
Autocad
- Dựng phối cảnh , tiểu cảnh bằng phần mềm SketchUp và Photoshop
- Lập bảng thống kê các loài cây có trong bảng thiết kế
3.4 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Từ ngày 20/12 đến 30/12/2011: viết và nộp đề cương khóa luận tốt nghiệp
- Từ ngày… đến …: báo cáo đề cương
- Tháng 1/2012: khảo sát hiện trạng và thu thập dữ liệu có liên quan
Xin bản thiết kế tổng thể khu Văn miếu có bao gồm tuyến đường thiết kế, các tài liệu có liên quan
Đo đạc khu vực thiết kế
Khảo sát hiện trạng toàn khu (địa hình, khí hậu, đặc điểm xã hội)
Xác định cây hiện trạng, đề xuất chủng loại có thể giữ lại và các loài cây có thể ứng dụng
Phỏng vấn cư dân địa phương, du khách để thu thập thêm thông tin và tiếp nhận
ý kiến
Tham khảo tài liệu, sách báo, thông tin trên mạng về hướng thiết kế, các mẫu thiết kế, các hạng mục cần thiết
Từ 2/2012 đến 4/2012:
Trang 22 Đưa ra phương án và ý tưởng thiết kế, nhận định các khu vực đặc trưng, cần điểm nhấn
Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp chủ đề, lựa chọn loài cây thích hợp đưa vào thiết kế
Lập sơ đồ ý tưởng có bố trí cây xanh
- Từ 4/2012 đến 6/2012:
Tiến hành thiết kế trên máy: vẽ mặt bằng, dựng phối cảnh…
Kiểm tra, điểu chỉnh và hoàn thiện bảng vẽ
Viết báo cáo thuyết minh
Từ ngày 20/06 đến 30/06/2012: Báo cáo tốt nghiệp
Từ ngày 01/07 đến 15/07:
Xin ý kiến GVHD để chỉnh sửa luận văn
In ấn luận văn
Nộp luận văn
Trang 23Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ
Khu Văn miếu được nằm trong khu vực của khu du lịch Bửu Long Du khách có thể tiến về đây theo 2 hướng: một là từ phía Tây, theo hướng khu du lịch Bửu Long; hai là
từ phía Đông theo hướng thành phố Biên Hòa Giáp ranh với công trình là một công viên nhỏ mới xây dựng ở phía Tây, giáp mặt Đông là bãi đậu xe, nhà quản lý và tuyến đường về sân bay Biên Hòa Chính diện Văn miếu môn là hồ nước tự nhiên lớn và vườn cây ăn trái thuộc bộ phận của khu du lịch Bửu Long
Hiện trạng công trình ở đây còn khá mới, cây công trình phần lớn là cây mới trồng, mặt tiền có phần cảnh quan tương đối thưa chủ yếu vẫn là chậu cây cắt tỉa và đèn công viên Tuy nhiên vẫn có thể tận dụng hiện trạng này cho việc trang trí, phục vụ đường hoa
Do bị giới hạn bới diện tích của công viên và bãi giữ xe nên tổng chiều dài cho phép thiết kế khoảng 143m Chiều rộng từ cổng Văn miếu đến đến hết bề rộng lề đường đối diện là 28,3m; trong đó bề rộng trục đường chính chạy cắt ngang qua khoảng 8m Như vậy diện tích thiết kế còn xấp xỉ 3000m2, khá nhỏ so với quy mô các đường hoa khác Tuy nhiên ta có thể mở rộng diện tích thiết kế bằng cách lấn từ lề đường ra mỗi bên 1m và tận dụng diện tích đất giáp ranh hồ
Một số phân tích trước khi thiết kế:
Thuận lợi
Phần công trình khá đơn giản nên có thể tận dụng hay sửa đổi nhằm mở rộng không gian
Khí hậu mát mẻ do hồ nước lớn đem lại
Số lượng du khách đến đây tham quan vào diệp lễ Tết nhiều
Văn miếu giàu truyền thống văn hóa phù hợp với chủ đề
Khó khăn
Diện tích thiết kế hơi nhỏ so với quy mô các đường hoa khác Phần lề đường bê