1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xếp hạng tín dụng nội bộ tại vietcombank

69 1,2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 841 KB

Nội dung

Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa phải làchắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là quyết địnhđúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh the

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC Error: Reference source not found

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Rủi ro tín dụng 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 5

1.1.3 Thiệt hại từ rủi ro tín dụng 6

1.2 Tổng quan về xếp hạng tín dụng nội bộ(XHTDNB) 6

1.2.1 Khái niệm về XHTDNB 6

1.2.2 Đối tượng của XHTDNB 7

1.2.3 Vai trò của XHTDNB 7

1.2.4 Phương pháp XHTDNB theo mô hình 8

1.2.5 Nguyên tắc XHTDNB 10

1.2.6 Quy trình XHTDNB 10

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác XHTDNB 13

PHẦN 2 HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA VIETCOMBANK 16

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietcombank) 16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank 16

2.1.2 Kết quả hoạt động của Vietcombank 17

2.2 Chính sách tín dụng của Vietcombank 18

Trang 2

2.3 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng 18

2.4 Mô hình tính điểm XHTD của Vietcombank 19

2.4.1 Xếp hạng tín dụng cá nhân 19

2.4.2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 22

2.4.2.1 Mô hình XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh của Vietcombank 22

2.4.2.2 Mô hình XHTD doanh nghiệp VCI (Trung tâm thông tin tín dụng Vietcombank) 45

2.4.2.3 Ví dụ về XHTD đối với một công ty TNHH A 46

PHẦN 3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHỈ TIÊU XHTD DOANH NGHIỆP CỦA BIDV, SO SÁNH GIỮA HAI HỆ THỐNG XHTD CỦA BIDV VÀ VIETCOMBANK 50

3.1 Giới thiệu về hệ thống XHTD của BIDV 50

3.1.1 Quy trình XHTD 50

3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá 50

3.1.2.1 Các chỉ tiêu tài chính (ký hiệu là L) 50

3.1.2.2 Các chỉ tiêu phi tài chính (Ký hiệu là N) 52

3.1.3 Phương pháp tính điểm 53

3.1.3.1 Thang điểm các chỉ tiêu tài chính 53

3.1.3.2 Thang điểm các chỉ tiêu phi tài chính 60

3.1.3.3 Điểm thưởng, điểm phạt 61

3.1.3.4 Kết quả xếp hạng 62

Đối với doanh nghiệp đã quan hệ tín dụng với BIDV: 62

Đặc điểm từng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV: 64

3.2 So sánh giữa hai hệ thống XHTD của BIDV và Vietcombank 65

PHẦN 4 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XHTD CỦA VIETCOMBANK 69

Trang 3

4.1 Những kết quả đạt được 69

4.2 Những hạn chế cần khắc phục 70

4.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD của Vietcombank 71

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một thành phần nào tham gia kinh doanh muốntồn tại và phát triển thì đồng vốn luôn được coi là một trong những điều kiện hàng đầu, do

đó nhu cầu về vốn tín dụng cũng là một đòi hỏi tất yếu Ngân hàng thương mại được coi

là kênh huy động vốn quan trọng của mọi thành phần tham gia kinh doanh, đóng vai tròthen chốt trong nền kinh tế Để thực hiện được vai trò của mình, Ngân hàng thương mạiphải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động như rủi ro về lãi suất, rủi ro vềngoại hối, rủi ro thanh khoản … và đặc biệt là rủi ro tín dụng Hậu quả của rủi ro tín dụngđối với ngân hàng thường rất năng nề,làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, giảm thunhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng Rủi ro trong hoạt động tíndụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tíndụng và xảy ra do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan Vì vậy, mỗi ngânhàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro tín dụng, nhằm đạt đượcmục tiêu lợi nhuận tương ứng với mức rủi ro chấp nhận được

Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng có một ý nghĩa vô cùng quantrọng Bằng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng,ngân hàng thương mại

có thể kiểm soát được mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phùhợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng Xếp hạng khách hàng làmột đòi hỏi tất yếu khách quan trong hoạt động kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thếgiới Kết quả của hoạt động xếp hạng phục vụ không chỉ cho một cá nhân, tổ chức mà còntác động đến rất nhiều chủ thể khác nhau, có quan hệ kinh doanh hay tín dụng với doanhnghiệp và cá nhân đó Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại có thể đánh giá hiệu quả danhmục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhómkhách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lựcvào những nhóm khách hàng an toàn Để giúp mọi người hiểu sâu hơn về hoạt động trên,

nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)”.

Trang 5

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI

BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 Rủi ro tín dụng

1.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngânhàng Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng gồm tiền lãi,tiền gốc hoặc cả hai từ các khoản cấp tín dụng và các chứng khoán đầu tư sẽ không đượctrả đầy đủ

1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan

- Nguyên nhân chủ quan:

(1) Về phía khách hàng vay:

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: đa số các doanhnghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượngcác doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt tài sảnngân hàng không nhiều Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quanđến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác

Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mởrộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanhnghiệp nào mạnh dạn đổi mới quy cách quản lí, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh,tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh “phình” ra quá to so với tưduy quản lí là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi

mà lẽ nó phải thành công trên thực tế

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém thiếu minh bạch: quy mô tài sản, nguồnvốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp

VN Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưađược các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà

Trang 6

doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thựcchất.

(2) Về phía ngân hàng cho vay:

Đó là do lỏng lẽo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng, bố trí các cán bộthiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu quản lí và giảm sát sau khi chovay

- Nguyên nhân khách quan:

Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: sự biến động quá nhanh và không dựđoán được của thị trường thế giới, quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế, sự tấncông của hàng nhập lậu, sự thiếu quy hoạch phân bổ đầu tư một cách hợp lí đã dẫn đếnkhủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành

Rủi ro do môi trường pháp lí chưa thuận lợi: sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luậtcấp địa phương, sự thanh tra, kiểm tra giám sát chưa hiệu quả của NHNN, hệ thống thôngtin quản lí còn bất cập

1.3 Thiệt hại từ rủi ro tín dụng

Đối với bản thân ngân hàng: ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh của ngân hàng,

làm giảm nguồn thu nhập, lợi nhuận ngân hàng, thậm chí ngân hàng phải lấy vốn tự cócủa mình để bù đắp các khoản thiếu hụt do rủi ro gây ra, lúc đó khả năng thanh toán củangân hàng kém đi và lòng tin của khách hàng không còn nữa, người gửi tiền muốn rút tiền

để tránh rủi ro cho bản thân họ, người vay không muốn vay ở đó nữa, họ chuyển sangngân hàng khác

Đối với khách hàng: khi rủi ro xảy ra, những người gửi tiền vào ngân hàng sẽ bị ảnh

hưởng, các khoản nợ của họ sẽ trở thành nợ khó đòi Người đi vay sẽ mất nguồn tài trợ từngân hàng, cơ hội kinh doanh sẽ bị tụt mất, tài sản sẽ bị tịch thu hoặc bị phát mại và sẽđứng trước nguy cơ phá sản

Đối với nền kinh tế: kinh doanh ngân hàng gặp rủi ro tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nền

kinh tế, sản xuất và lưu thông hàng hóa đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh

tế bị suy yếu, nguy cơ mất ổn định xã hội

2 Tổng quan về xếp hạng tín dụng nội bộ(XHTDNB)

2.1 Khái niệm về XHTDNB

Năm 2005, NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “ phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân

Trang 7

hàng” Với quy định tại điều 7, quyết định 493, NHNN đã có định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai XHTD, làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập

dự phòng theo phương pháp định tính Đây là căn cứ để các NHTM xây dựng và triển khai XHTD, phục vụ quản lí rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng

Xếp hạng tín dụng nội bộ là việc NHTM đánh giá khả năng, xác suất trả nợ của khách hàng, mức độ rủi ro của các khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng theo kết quả xếp hạng

Ngoài ra, XHTDNB còn nhằm mục đích phân loại và giám sát danh mục tín dụng Việc phân loại và XHTD được thực hiện cho tất cả các khách hàng và được tiến hành địnhkỳ; cũng như khi xuất hiện những dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của khách hàng

2.2 Đối tượng của XHTDNB

Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, cácNHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơnthuần là đưa ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng vàgiới hạn cho vay phù hợp Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa phải làchắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là quyết địnhđúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quanđến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó

2.3 Vai trò của XHTDNB

- Đối với doanh nghiệp được xếp hạng:

Giúp các doanh nghiệp biết được sự đánh giá khách quan của cơ quan bên ngoài về khả năng tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

Các doanh nghiệp thông qua kết quả XHTD để quảng bá hình ảnh của mình, đặc biệt đối với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, được đánh giá, xếp hạng cao bởi những

cơ quan xếp hạng có uy tín

Giúp các DN xây dựng chiến lược phát triển của mình, xây dựng cơ cấu tài chính, chính sách đầu tư thích hợp để đạt đến các mục tiêu đề ra

Trang 8

- Đối với các NHTM:

Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay: thông qua kết quả XHTD khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học

Cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng và chính sách tín dụng: trên cơ sở XHTD,ngân hàng sẽ phân loại khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất cho vay, thời hạn tín dụng phù hợp Đồng thời, cũng xây dựng chính sách tín dụng, áp dụng kỹ thuật cho vay tương ứng với mỗi loại khách hàng Đói với khách hàng có độ tín nhiệm cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi: cho vay với lãi suất thấp, giá trị khoản vay lớn, điều kiện cho vay nới lỏng hơn,…Ngược lại, đối với khách hàng có độ tín nhiệm thấp, XHTD thấp cũng đồng nghĩa với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi

ro, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế khả năng rủi ro tín dụng xảy ra

Cơ sở để xây dựng danh mục tín dụng: dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng từ đó xây dựng danh mục tín dụng phù hợp theo định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ

Cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: theo Điều 4 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN thì các TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vy hoạt động, tình hình thực tế của TCTD Việc hỗ trợ của hệ thống XHTD nội bộ được thể hiện ở chỗ kết quả XHTD khách hàng của hệ thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ

để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 7 Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.Hàng năm, TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định cua pháp luật

2.4 Phương pháp XHTDNB theo mô hình

Hiện nay, chúng ta đã có nhiều mô hình về xếp hạng tín dụng khách hàng Các môhình từ đơn giản đến phức tạp, có mô hình nặng về các chỉ tiêu định tính, có mô hìnhnặng về các chỉ tiêu định lượng và mỗi một mô hình đều có những ưu thế và những hạnchế nhất định Do đó, điều quan trọng, tùy vào đặc điểm của mỗi NHTM, các NHTM tựchọn cho mình một mô hình phù hợp

Trang 9

(1) Mô hình chấm điểm:

Đây là mô hình XHTD khách hàng đã có từ lâu nhằm đánh giá KH vay vốn qua cáchoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài chính và phitài chính Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện đểXHTD khách hàng

Hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tinthu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng Bêncạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của cán bộ tíndụng

Để khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm và nâng cao tính khách quanqua việc lượng hóa Hiện nay, một số ngân hàng tiếp cận phương pháp xếp hạng tín dụngqua phương pháp định lượng Đây là một mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóacác mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng từ phía KH

Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo và thông thường được sử dụng để xếp hạngtín nhiệm đối với các doanh nghiệp Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của kháchhàng thông qua các đặc điểm cơ bản của KH Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phânloại rủi ro đối với người vay phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người vay Từ môhình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ Altman

đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:

Trong đó:

X1= Tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”

X2= Tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”

X3= Tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản”

X4= Tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

Z=1,2X 1 + 1,4X 2 +3,3X 3 + 0,6X 4 +1,0X 5

Trang 10

X5= Tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Như vậy, với Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại.Điều này là một căn cứ khách quan để qua đó xếp hạng các khách hàng theo mức độ nguy

cơ vỡ nợ Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác suất vỡ nợ của khách hàng Theotính toán và thực tế cho thấy:

Nếu Z>2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,81<Z<2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.Nếu Z< 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Với mô hình này, ngân hàng và khách hàng có thể đo lường và so sánh cụ thể điểm Z chotừng khoản vay

2.5 Nguyên tắc XHTDNB

Khái niệm xếp hạng tín dụng hiện đại được tập trung vào các nguyên tắc chủ yếubao gồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay và từngkhoản vay, đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và xuhướng khả năng trả nợ trong tương lai, đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệthống ký hiệu xếp hạng

Các chỉ tiêu liên quan đến xếp hạng gồm:

- Các dữ liệu định lượng: Là những quan sát đo lường bằng số, các dữ liệu được lấy

trên báo cáo tài chính Ví dụ như những chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốnlưu động

- Các dữ liệu định tính: đó là những quan soát không đo lường được bằng số Trong

tập dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó Ví dụnhư tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đadạng hóa hoạt động và các luật lệ, quy định

2.6 Quy trình XHTDNB

- Đánh giá chung về doanh nghiệp

+ Xác định loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công

ty TNHH, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh…

Trang 11

+ Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tổng sản lượng của doanh nghiệp: vốn tự có, vốn vay

+ Chất lượng và giá cả sản phẩm

+ Địa thế kinh doanh

+ Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động của doanh nghiệp

+ Tài sản đảm bảo

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu chủ yếu là cóđược đầy đủ các thông tin hữu ích từ nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả củacác quá trình, sự kiện và hoàn cảnh làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ củadoanh nghiệp

Dựa vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán, xác định và phân tích kếtcấu nguồn vốn qua việc so sánh tổng số tài sản và tổng số các nguồn vốn giữa/cuối kỳ vớiđầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả nănghuy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp

Phân tích các mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán hoặc báocáo kiểm toán để xác định được doanh nghiệp thuộc trường hợp “Đi chiếm dụng vốn”(Doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn nên sử dụng các nguồn khác để bù đắp) hoặc “Bị chiếmdụng vốn” (Doanh nghiệp bị các doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác chiếm dụng vốn).Xem xét tỉ trọng từng khoản vốn (tài sản của doanh nghiệp để xác định mức độ đảmbảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)

Xác định tỉ suất đầu tư của doanh nghiệp phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất

kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Phân tích cơ cấu nguồn vốn, xác định tỷ suất tự tài trợ nhằm đánh giá được khả năng

tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinhdoanh Tỷ suất tự tài trợ cao thể hiện khả năng độc lập càng cao về mặt tài chính hay mức

độ tài trợ của doanh nghiệp tài trợ càng tốt

Đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào ra

- Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 12

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh chất lượngcông tác tài chính Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụngvốn, ngươc lại khi nguồn bù đắp tài sản dư thừa, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Khiphân tích cần phải chỉ ra những khoản bị chiếm dụng và đi chiếm dụng hợp lý Nếu tìnhhình tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào ít đi chiếmdụng vốn.

Ngoài ra còn phải chú ý đến một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán như:+ Khả năng thanh toán hiện thời

+ Khả năng thanh toán nhanh

+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán so với tài sản lưu động

+ Vòng quay các khoản phải thu

+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho

+ Hiệu quả sử dụng vốn kin doanh

- Thẩm định phương diện thị trường:

(1) Thị trường và khách hàng tiêu thụ:

+ Đối tượng tiêu thụ sản phẩm

+ Các khách hàng chủ yếu

+ Nhu cầu hiện tại và dự kiến trong tương lai

(2) Tình hình cạnh tranh trên thị trường

+ Mức sản suất, uy tín sở trường hoạt động của các đối thủ cạnh tranh

+ Tương lai phát triển của các đối thủ cạnh tranh

- Đánh giá điều kiện kinh tế nói chung:

(1) Những quy định chính sách của nhà nước

(2) Chiến lược phát triển nghành kinh tế trong tương lai

(3) Vị thế nghành công nghiệp lien quan trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và luôn thay đổi trên thế giới hiệnnay, mà trong đó cóViệt Nam thì việc thẩm định đánh giá chấm điểm tín dụng và xếphạng khách hàng giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các nhà đầu tư, đảm bào cho

Trang 13

thị trường hoạt động an toàn và có hiệu quả, giảm bớt rủi ro kinh doanh cho các ngânhàng khi thực hiện vay vốn.

2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác XHTDNB

- Yêu cầu về nguồn thông tin:

Việc duy trì thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng cho vay là vô cùng quantrọng do trung tâm tín dụng tạo lập cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ choquá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng Hệ thốngthông tin tín dụng dụng giúp tìm kiếm và phát hiện sớm các tín dụng có vấn đề và đánhgiá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ Đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoảntín dụng có thể chuyển sang nợ xấu

Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: Lịch sử hình thành và phát triển,năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức quan trọng giúpcho công tác xếp hạng Nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng đánh giá xếp loại khách hàng

Để áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp,ngân hàng phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả để tự thu thập thông tin mộtcách chính xác và đầy đủ về khách hàng Đây là một nhân tố rất quan trọng quyết địnhđến tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng Chất lượng nguồn thông tin được thểhiện qua bốn yếu tố:

(1) Đầy đủ và kịp thời: Theo định kỳ hoặc khi có phát sinh mọi thông tin tín dụng về

khách hàng đều phải được thu thập, ghi chép và xử lí kịp thời để phản ánh chính xác mức

độ rủi ro và năng lực của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ trong việc thựchiện các nghĩa vụ với ngân hàng cho vay, đồng thời giúp ngân hàng cho vay có quyết địnhđiều chỉnh đúng đắn đối với các hoạt động tín dụng cung cấp cho khách hàng Thông tin

về mọi khách hàng có quan hệ tiền gửi và vay tiền với ngân hàng cho vay hoặc nhữngkhách hàng chưa từng có quan hệ với ngân hàng cho vay nhưng lại là những doanhnghiệp lớn có uy tín trên thị trường đều phải có ghi chép, lưu trữ

(2) Trung thực và khách quan: Trung tâm tín dụng phải thu thập từ các nguồn cung

cấp có cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính trung thực và khách quan Mọithông tin có được từ những nguồn không hợp lệ chỉ sử dụng cho mục đích tham khảo

Trang 14

(3) Nhất quán: Trung tâm tín dụng phải được tập hợp, cập nhật, theo dõi liên tục theo

thời gian ít nhất cho tới khi khách hàng chấm dứt quan hệ với ngân hàng cho vay

(4) Bảo mật: Trung tâm tín dụng phải được lưu trữ, quản lý theo chế độ bảo mật như

tài sản riêng có của ngân hàng cho vay; Sử dụng an toàn, bí mật, không gây ảnh hưởng tớinguồn cung cấp thông tin và không cung cấp cho bên thứ ba

- Đội ngũ chuyên gia có năng lực và chuyên môn:

Chấm điểm tín dụng là một mô hình mới được áp dụng tại Việt Nam, có tiêu chí vàquy trình đánh giá được đưa ra phụ thuộc rất lớn vào các chuyên gia có kinh nghiệm, khảnăng phân tích và hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng muốn hoàn thiệncông tác chấm điểm tín dụng ngoài các cán bô cao cấp trong nội bộ còn nên lắng nghe ýkiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc phát triển mô hình

- Trình độ hiện đại hóa công nghệ hiện đại ngân hàng:

Hệ thống công nghệ của ngân hàng phải đủ hiện đại có thể kết hợp phần mềm chấmđiểm tín dụng và tạo thành một qui trình cho vay và kiểm sóa tín dụng thống nhất Ápdụng công nghệ thông tin vào hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng làmtăng chất lượng lưu trữ cập nhật và đảm bảo tính chất bảo mật của thông tin Công nghệngân hàng giúp cho hệ thống chấm điểm tín dụng thực hiện nhanh và chính xác hơn Đây

là vấn đề không thể thiếu khi ngân hàng muốn xây dựng được một hệ thống chấm điểmhoàn chỉnh, chuẩn xác và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế

- Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng:

Cán bộ chấm điểm tín dụng là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước trongquy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Kết quả đó phụ thuộc rất nhiềuvào năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng phải là người hiểubiết sâu rộng quy trình chấm điểm tín dụng, phải thực sự có năng lực để có thể đánh giáđược một cách khách quan về khách hàng

- Những thay đổi trong cơ cấu, thủ tục, chính sách:

Trước khi áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khách hàng,ngân hàng phải xây dựng quy trình chấm điểm tín dụng bao gồm: Các bước thực hiệnchấm điểm, các chỉ tiêu, hệ thống tiêu chuẩn phục vụ cho quy trình chấm điểm, xếp hạngdoanh nghiệp,… Hệ thống chấm điểm tín dụng càng chi tiết, khoa học thì việc đánh giá

Trang 15

các doanh nghiệp càng chính xác Ngoài ra, khi mô hình chấm điểm tín dụng được triểnkhai, ngân hàng sẽ ban hành các chính sách, thủ tục, quy chế cho vay mới để hợp thứchóa vai trò của công tác chấm điểm tín dụng trong quy trình cho vay, đồng thời lập mộtban kiểm tra độc lập nhằm theo dõi Giám sát những sai sót khi mô hình được đưa vào ápdụng.

Ngoài ra, khi mô hình chấm điểm tín dụng được triển khai, Ngân hàng sẽ ban hànhcác chính sách, thủ tục, quy chế cho vay mới để hợp thức hóa vai trò của công tác chấmđiểm tín dụng trong quy trình cho vay, đồng thời thành lập một ban kiểm tra độc lập nhằmtheo dõi, giám sát những sai sót khi mô hình được đưa vào áp dụng

Chấm điểm tín dụng là một mô hình hiện đại và rất hiệu quả trong lĩnh vực quản lý rủ ro,tuy nhiên để áp dụng tốt hệ thống này, ngân hàng sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, tiền

và công sức để đạt được kết quả tốt nhất

Trang 16

Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thànhlập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thốngđốc NHNN Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy địnhtại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giaodịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Ngày 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thànhNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngânhàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP – NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốcNHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng gópquan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của mộtngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồngthời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay

đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy

đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt độngtruyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảngdịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ,ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trongviệc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển cácsản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịch vụ: VCB InternetBanking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tụcthu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạothói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500 cán

bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thànhviên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh

và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tạinước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh

Trang 17

đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗtrợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén vớimôi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựachọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6 triệu khách hàng cánhân

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ

luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì

Việt Nam thịnh vượng”

3.2 Kết quả hoạt động của Vietcombank

ĐVT: triệu đồng

Tổng tài sản 255,495,883 307,496,070 366,722,279 414,670,120Tiền cho vay 142,603,344 176,973,572 242,614,691 246,456,191Đầu tư chứng khoán 32,640,655 32,818,396 30,274,145 78,971,753Góp vốn và đầu tư dài hạn 3,637,730 3,955,000 2,618,418 3,020,788Tiền gửi 201,049,498 258,706,643 249,742,334 301,478,426Vốn và các quỹ 16,710,333 20,669,479 28,638,696 42,336,909Tổng doanh thu 17,309,087 23,570,951 36,910,829 35,118,938Tổng chi phí 12,790,682 18,939,978 28,937,595 27,829,123Tổng lợi nhuận trước thuế 5,004,374 5,479,183 5,697,405 5,761,376Lợi nhuận sau thuế 3,921,355 4,214,544 4,196,811 4,409,278

Trang 18

Chính sách tín dụng chú trọng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan,quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế hay hìnhthức sở hữu, các ưu đãi tín dụng chỉ áp dụng căn cứ vào năng lực tài chính và mức độ rủi

ro cũng như thiện chí trả nợ của từng khách hàng Chính sách tín dụng cũng chú trọng đềcao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tíndụng

5 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khảnăng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với ngân hàng cho vay, nhưtrả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng củangân hàng cho vay

Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa rủi ro thông qua đánh giáthang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong các mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhauđối với từng loại khách hàng: tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân Nhóm chúng tôichỉ nghiên cứu mô hình XHTD đối với các loại khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.XHTD được tập trung chủ yếu vào nguyên tắc sau: Phân tích tín nhiệm trên cơ sở ýthức và thiện chí trả nợ người đi vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trênảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và xu hướng khả năng trả nợ trong tương lai, đánh giárủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống dấu hiệu xếp hạng

Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho nhữngphân tích định lượng Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo lường bằng số,các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định tính Các chỉ tiêuphân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quảntrị rủi ro

Nguyên tắc trong chấm điểm XHTD của Vietcombank là tính điểm ban đầu của mỗichỉ tiêu đánh giá theo điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất mà khách hàng đạt được Nếumức chỉ tiêu của khách hàng đạt được nằm ở giữa hai mức chỉ tiêu hướng dẫn thì điểmban đầu là mức chỉ tiêu cao hơn Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng tín dụng là tích số giữađiểm ban đầu và trọng số của từng chỉ tiêu, trọng số của từng nhóm chỉ tiêu

Trang 19

6 Mô hình tính điểm XHTD của Vietcombank

Mô hình tính điểm XHTD trong xếp hạng tín nhiệm khách hàng mà Vietcombankđang sử dụng là mô hình một biến sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích địnhlượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạnchế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng

6.1 Xếp hạng tín dụng cá nhân

Việc chấm điểm XHTD cá nhân được thực hiện theo hai nhóm chỉ tiêu về thân nhân

và quan hệ với ngân hàng như trình bày trong Bảng 2.1 Những khách hàng có tổng điểm

<0 ở các chỉ tiêu chấm điểm về thân nhân sẽ bị loại và chấm dứt quá trình xếp hạng Căn

cứ tổng số điểm đạt được của khách hàng cá nhân để quy đổi theo mười mức ký hiệu xếphạng tương ứng như trình bày trong Bảng 2.2

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân của Vietcombank

Phần I: Chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá nhân

1 Tuổi 18-25 tuổi 25-40 tuổi 40-60 tuổi >60 tuổi

2 Trình độ học

vấn

Trên đại học

Đại học/Cao

Dưới trung học

<6 tháng 6 tháng-1 năm 1 năm-5 năm >5 năm

Sống với >1 gia đình khác

Trang 20

36-120 triệu đồng

12-36 triệu đồng

<12 triệu đồng

10 Thu nhập gia

đình/năm

>240 triệu đồng

72-240 triệu đồng

24-72 triệu đồng

<24 triệu đồng

Chưa giao dịch

Chưa bao giờ quá hạn

Quá hạn <30ngày

Quá hạn >30ngày

2 Tình hình

chậm trả lãi

Chưa giao dịch

Chưa bao giờ chậm trả lãi

Chưa bị chậm trả lãi

2 năm gần đây

Có lần chậm trả lãi 2 năm gần đây

3 Tổng nợ hiện

tại

<100 triệu đồng

100-500 triệu đồng

500-1000 triệu đồng >1 tỷ đồng

4 Các dịch vụ

sử dụng

Chỉ gửi tiết kiệm

Chỉ sử dụng thẻ

>500 triệu đồng

100-500 triệu đồng

20-100 triệu đồng

<20 triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam

Bảng 2.2: Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của Vietcombank

Trang 21

251-300 B+ Thấp

Cấp tín dụng theo phương án đảm bảo tiền vay

Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu quả phương án vay vốn

và đảm bảo tiền vay

Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau Căn

cứ vào tổng điểm đạt được sau khi nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại doanhnghiệp theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Rủi ro thấp nhất) đến D (Rủi ro cao nhât)

6.2.1 Mô hình XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh của Vietcombank

Trình tự các bước chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh bao gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin, phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô,

hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh chính

Dựa theo hình thức sở hữu, doanh nghiệp được phân thành 3 nhóm:

- Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệhoặc có vốn cổ phần, vốn góp chi phối

Trang 22

- Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nướcngoài hoặc liên doanh.

- Doanh nghiệp khác: là những doanh nghiệp không thuộc hai hình thức sở hữu trên.Sau khi phân loại hình thức sở hữu sẽ tiến hành xác định ngành nghề, lĩnh vực kinhdoanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở đối chiếu ngành kinh doanh chính của doanhnghiệp có tỷ trọng lớn nhất chiếm từ 40% doanh thu trở lên so với bảng phân ngành đượctrình bày theo bốn nhóm ngành: nông-lâm-thủy sản, thương mại dịch vụ, sản xuất côngnghiệp và xây dựng

Xác định doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành của Vietcombank

Sản phẩm, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp Được xếp vào ngành/

lĩnh vựcNông nghiệp và các dịch vụ có liên quan:

Trồng trọt

Chăn nuôi

Nông-lâm-thủy sản

Lâm nghiệp và các dịch vụ có liên quan:

Trồng rừng, cây phân tán, nuôi rừng, chăm sóc tự nhiên, khai

thác và chế biến gỗ lâm sản tại rừng

Bán buôn vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu, phế thải

Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình

Thương mại dịch vụ

Trang 23

Khách sạn, nhà hàng

Các hoạt động kinh tế khác: vận tải, kho bãi và thông tin liên

lạc, vận tải đường bộ, đường sông, vận tải đường thủy, vận

tải đường không, các hoạt động phụ trợ cho vận tải, hoạt

động của các tổ chức du lịch, dịch vụ bưu chính viễn thông,

kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, cho thuê máy móc thiết

bị, các hoạt động liên quan đến máy tính, các hoạt động kinh

doanh khác

Xây dựng

Chuẩn bị mặt bằng

Xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình

Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng

Hoàn thiện công trình xây dựng

Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người

điều khiển

Xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp khai thác mỏ:

Khai thác than các loại

Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các dịch vụ khai thác dầu,

Sản xuất, bảo quản và chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt,

rau quả, dầu mỡ

Xay xát, sản xuất bột và sản xuất thức ăn gia súc

Sản xuất thực phẩm khác

Sản xuất đồ uống

Sản xuất các sản phẩm thuốc lá

Trang 24

Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre nứa

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

Xuất bản, in, và sao bản chi tiết các loại

Sản xuất than cốc, sản phẩm từ dầu mỏ

Sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất

Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic

Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác

Sản xuất các sản phẩm từ kim loại

Sản xuất máy móc, thiết bị

Sản xuất radio, thiết bị truyền thông, tivi

Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học

và đồng hồ các loại

Sản xuất xe có động cơ, rơ mooc

Sản xuất các phương tiện vận tải khác

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế

Tái chế phế liệu, chất thải

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

Khai thác, lọc và phân phối nước

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamCác doanh nghiệp còn được xác định theo quy mô theo ba nhóm: doanh nghiệp lớn,doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu vốn, lao động,doanh thu thuần, tổng tài sản như trình bày dưới đây:

Chấm điểm quy mô doanh nghiệp của Vietcombank

Trang 25

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bước 2: Trên cơ sở về ngành nghề, quy mô sử dụng các bảng I.1, I.2, I.3, I.4 dưới

đây tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm điểm tàichính Cách tính chỉ tiêu này được trình bày trong Bảng 2.3 Các chỉ tiêu tài chính đượcđánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh các hệ số thống kêngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của Vietcombank, mỗi chỉ tiêu đánh giá có nămkhoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm ban đầu).Điểm theo trọng số là tích giữa điểm ban đầu và trọng số tương ứng Nguyên tắc cho điểm

Trang 26

từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với giá trị nào nhất thì cho điểm theo trị số đó Nếu chỉ

số thực tế nằm giữa hai chỉ số thì lấy loại thấp hơn (Thang điểm thấp hơn)

Bảng 2.3: Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm

XHTD doanh nghiệp của Vietcombank

I Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh toán Lần Tài sản lưu động/Nợ ngắn

hạn

2 Khả năng thanh toán

(Tài sản lưu động-hàngtồn kho)/Nợ ngắn hạn

thu thuần

5 Doanh thu/Tổng tài sản Lần Doanh thu thuần/Tổng tài

sản cóIII Chỉ tiêu nợ

6 Nợ phải trả/Tổng tài sản % Nợ phải trả/Tổng tài sản

7 Nợ phải trả/Nguồn vốn

Nợ phải trả/Nguồn vốnchủ sở hữu

IV Chỉ tiêu thu nhập

8 Tổng thu nhập trước

Tổng thu nhập trướcthuế/Doanh thu

9 Tổng thu nhập trước

Tổng thu nhập trướcthuế/Tổng tài sản bình

quân

10 Tổng thu nhập trước

thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu %

Tổng thu nhậptrước thuế/Nguồn vốn chủ

Trang 27

từ hoạt động kinhdoanh+Khấu hao)/(Lãi vay

đã trả+Nợ dài hạn đến hạn

trả)

trị nợ dài hạnđến hạn cuốinăm trước hoặcđầu kỳ

13

Tiền và các khoảntương đương tiền/Vốn chủ

sở hữu

%

Tiền và các khoảntương đương tiền/Vốn chủ

sở

Tiền vàcác khoản tươngđươngtiền=Tiền+cáckhoản đầu tư tàichính ngắn hạnNguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trang 28

Bảng I.1: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo Vietcombank

Chỉ tiêu thanh khoản

2 Khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu hoạt động

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảng I.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ theo Vietcombank

Trang 29

1 Khả năng tahnh khoản 8% 2,1 1,6 1,1 0,8 0,5 <0,2 2,3 1,7 1,2 1 0,6 <0,3 2,9 2,3 1,7 1,4 0,9 <0,4

2 Khả năng thanh toán

nhanh 8% 1,4 0,9 0,6 0,4 0,2 <0,1 1,7 1,1 0,7 0,6 0,4 <0,2 2,2 1,8 1,2 0,9 0,6 <0,3

Chỉ tiêu hoạt động

3 Luân chuyển hàng tồn

kho 10% 5 4,5 4 3,5 2,7 <1,2 6 5,5 5 4,5 3,5 <1,5 7 6,5 6 4,5 4,3 <2

4 Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 80 >180 34 38 44 55 75 >160 32 37 43 50 70 >150

5 Doanh thu/ tổng tài sản 10% 3 2,5 2 1,5 0,8 <0,4 3,5 3 2,5 2 1,2 <0,7 4 3,5 3 2,5 2,5 <1

Trang 31

Bảng I.4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngành công nghiệp theo Vietcombank

Trang 32

Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm năm nhóm với hai mươi lăm

chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 4,

8, 12, 16, 20 (điểm ban đầu) như trình bày trong các bảng I.5, I.6, I.7, I.8, I.9 dưới đây.Tổng điểm phi tài chính được tổng hợp theo Bảng 2.4

Bảng 2.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh

nghiệp của Vietcombank

Các yếu tố phi tài chính DNNN

Trang 33

Bảng I.5: Tiêu chuẩn đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp

1 Hệ số khả năng trả lãi( từ thu nhập thuần) ≥4 lần ≥3 lần ≥2 lần ≥1 lần <1 lần hoặc

âm

2 Hệ số khả năng trả nợ gốc(từ thu nhập thuần) ≥2 lần ≥1,5 lần ≥1 lần <1 lần âm

3 Xu hướng của luân chuyển tiền tệ thuần trong

quá khứ

Tăng

4 Trạng thái luân chuyển tiền tệ thuần từ hoạt

động kinh doanh

> lợi nhuậnthuần

Bằng lợinhuận thuần

< lợi nhuậnthuần

Trang 34

Bảng I.6: Tiêu chuẩn đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp

1

Kinh nghiệm trong

ngah/lĩnh vực của giám

đốc

15-25 năm 10-15 năm 5-10 năm 1-5 năm hoặc >25

2

Thời gian làm lãnh đạo

doanh nghiệp của Giám

Được xâydựng

Xây dựng khôngchính thức, không ghi

4 Đánh giá năng lực điều

5

Đánh giá tầm nhìn, chiến

lược kinh doanh trong

thời gian tới của doanh

nghiệp

Rất khả thi Phùhợp xu thế thịtrường và địnhhướng của Nhànước

Tương đốikhảthi Phùhợp xu thế thịtrường vàđịnh hướngNhà nước

Khả thi kém Khôngphù hợp xu thế thịtrường và định hướngNhà nước

Không khả thi

Không phù hợp xuthế thị trường vàđịnh hướng Nhànước

Không khả thi.Không phù hợp xuthế thị trường vàđịnh hướng Nhànước

Ngày đăng: 30/05/2018, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w