Câu 1: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng thành phố HCM (CII) cùng công ty LG của Hàn Quốc muốn đầu tư xây dựng đừơng cao tốc TP.HCM Vũng Tàu theo hình thức hợp đồng BOT. Mức vốn đầu tư dự kiến của dự án là 700 triệu USD, bên công ty CII góp 200 triệu USD, bên LG góp 300 triệu USD, số còn lại các bên dự kiến phát hành trái phiếu để huy động vốn.1. Căn cứ theo quy định pháp luật về đầu tư Việt Nam hãy tư vấn thật chi tiết về những công việc mà những nhà đầu tư phải thưc hiện, đồng thời nêu rõ thẩm quyền, trình tự và thủ tục pháp lý phải tiến hành của cơ quan nàh nước có thẩm quyền đối với dự án nói trên?2. Hãy cho biết dự án nói trên được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư như thế nào?Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?1. Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được thực hiện giữa các nhà đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng không phải làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư.2. Sau khi kí kết hợp đồng BOT, nhà đầu tư phải thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án BOT đó.3. Mỗi dự án đầu tư thuộc diện đăng ký
Trang 1ĐỀ LUẬT ĐẦU TƯ
Câu 1: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng thành phố HCM (CII) cùng công
ty LG của Hàn Quốc muốn đầu tư xây dựng đừơng cao tốc TP.HCM- Vũng Tàu theo hình thức hợp đồng BOT Mức vốn đầu tư dự kiến của dự án là 700 triệu USD, bên công ty CII góp 200 triệu USD, bên LG góp 300 triệu USD, số còn lại các bên dự kiến phát hành trái phiếu để huy động vốn
1 Căn cứ theo quy định pháp luật về đầu tư Việt Nam hãy tư vấn thật chi tiết về những công việc mà những nhà đầu tư phải thưc hiện, đồng thời nêu rõ thẩm quyền, trình tự và thủ tục pháp lý phải tiến hành của cơ quan nàh nước có thẩm quyền đối với dự án nói trên?
2 Hãy cho biết dự án nói trên được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư như thế nào? Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được thực hiện giữa các nhà đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng không phải làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư
2 Sau khi kí kết hợp đồng BOT, nhà đầu tư phải thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án BOT đó
3 Mỗi dự án đầu tư thuộc diện đăng ký đầu tư phải thực hiện thủ tục riêng biệt để được cấp giấy chứng nhận đầu tư
4 Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng CP nếu không đủ điều kiện sẽ bị từ chối cấp giấy chúng nhận đầu tư
5 Các dự án đầu tư do các chủ đầu tư là các công ty Nhà nước thực hiện sẽ không xác định về thời hạn đầu tư
6 Các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,
sẽ được miễn tiền sử dụng đất
7 Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế
Trang 2nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
8 Các dự án đầu tư có ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư này khi thành lập doanh nghiệp mới để thực hiện dự án đầu tư
9 Các dự án đầu tư phải chuyển giao cho Nhà nước sau khi kết thúc thời hạn đầu tư
10 Nhà đầu tư không phải nộp tiền sử dụng đất khi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BOT
ĐỀ THI LUẬT ĐẦU TƯ
Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?(5 điểm)
1 Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được thực hiện giữa các nhà đầu tư
có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không phải làm thủ tục để cấp giấy chúng nhận đầu tư
2 Sau khi ký kết hợp đồng BOT, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp BOT để thực hiện dự án BOT đó
3 Dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, đều phải trình Thủ tướng CP và phải được Thủ tướng CP đồng ý mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư
4 Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, để tạo tài sản
cố định
5 Các dự án đầu tư có ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư này khi thành lập pháp nhân mới gắn với dự án đầu tư đó, để thực hiện dự án đầu tư
Câu 2: (5điểm)
Ông A là Việt kiều mang quốc tịch Hoa Kỳ và hiện đang định cư tại Hoa Kỳ Ông
B là công dân Việt Nam hiện đang cư trú tại huyện Tân Thành, thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Hai ông A và B dự định thực hiện dự án nuôi tôm tại huyện Tân Thành Hỏi:
1 Hai ông A và B có thể thực hiện dự án trên theo hình thức đầu tư nào? Tại sao?
2 Hai ông phải làm thủ tục gì theo quy định pháp luật để được thực hiện dự án trên?
Trang 33 Nếu dự án trên được thực hiện thì sẽ được hưởng những ưu đãi đầu tư như thế nào và làm thế nào để được hưởng ưu đãi đầu tư đó?
Câu 1: Các nhận định sau đây Đúng hay Sai? Giải thích tại sao?
a) Dự án có vốn đầu tư trên 40.000 tỷ đồng phải được sự phê chuẩn chủ trương đầu
tư của Quốc hội trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
b) Tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động mà
có dự án đầu tư mới đều phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư cho dự án đó
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư ra nước ngoài
d) Dự án đầu tư 10.000 tỷ đồng kinh doanh resort nghỉ dưỡng và casino, thực hiện giải ngân 7.000 tỷ đồng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư
e) Đầu tư theo các hình thức hợp đồng thì không thành lập tổ chức kinh tế
Câu 2: Ông Tony Nguyễn là người Canada gốc Việt, muốn đầu tư thành lập một
doanh nghiệp chuyên viết phần mềm tin học tại Thành phố Hồ Chí Minh do một mình ông làm chủ, với tổng vốn đầu tư tương đương 20 tỷ đồng Hãy tư vấn cho ông Tony Nguyễn những vấn đề sau đây:
a) Ông Tony Nguyễn có thể thành lập loại hình doang nghiệp nào theo pháp luật Việt Nam hiện hành?
b) Dự án đầu tư của ông Tony Nguyễn có phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư hay chỉ cần đăng ký doanh nghiệp? Thủ tục cụ thể như thế nào?
Trang 4c) Dự án đầu tư của ông Tony Nguyễn có thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư hay không? Vì sao?
d) Giả sử doanh nghiệp do ông Tony Nguyễn đầu tư đã hoạt động được 18 tháng
và doanh nghiệp này có dự định đầu tư thành lập một công ty con ở Lào với tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ đồng Hỏi dự định này có thực hiện được không? Nếu câu trả lời là được, cho biết tổng quát các bước thủ tục để thực hiện như thế nào
I Lý thuyết (4 điểm)
Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao:
1) Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực áp dụng đối với tất cả người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
2) Trong cấu thành tội phạm hình thức, bắt buộc phải có các dấu hiệu gồm: hành
vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành và hậu quả
3) Trong vụ án có đồng phạm, thì những người đồng phạm bắt buộc phải thực hiện một trong bốn loại hành vi: tổ chức, thực hành, xúi giục và giúp sức
4) Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự có quy định loại hình phạt chung thân và tử hình, nên tội phạm đó là loại tội đặc biệt nghiêm trọng
II Bài tập (6 điểm)
Do mâu thuẩn nên bà Thu (mẹ vợ) yêu cầu Trung trả lại căn nhà mà bà xây dựng cho vợ chồng Trung, bực tức Trung mua xăng về định đốt nhà Nhìn thấy Trung cầm bình xăng đổ ra nền nhà, thì chị Hiếu (vợ Trung) chạy đến can ngăn và giật bình xăng, liền lúc đó, Trung bật hộp quẹt đốt nhà, do được mọi người xung quanh cứu giúp nên dập tắt được đám cháy
Trang 5Hậu quả: Căn nhà bị cháy gây thiệt hại 15 triệu đồng và chị Hiếu bị bỏng gây mất 35% sức lao động
Hỏi: Trung có phải chịu TNHS không, đối với những thiệt nào, tại sao?
Ngày 26/12/2009, sau khi đi làm về, Lại Văn Dũng gởi cây cuốc cho Chí, hôm sau, Dũng đến nhà Chí lấy lại cây cuốc thì bà Nguyễn Thị Ngay (mẹ Chí) cho rằng Dũng còn nợ 50.000đ chưa trả nên bà lấy cây cuốc trừ nợ Dũng về nói lại với cha ruột là Lại Văn Bịp, do bực tức nên ông Bịp và Dũng sang nhà bà Ngay nói
chuyện, trong lúc lời qua tiếng lại thì ông Bịp nhặt cây củi trước nhà bà Ngay xông vào đánh Chí, thấy vậy, Dũng cũng nhặt củi chạy theo ông Bịp, liền lúc đó, bà Ngay nhặt cây củi khác đánh vào đầu làm Dũng té ngã xuống đất, ông Bịp quay sang đánh nhau với bà Ngay và bị bà Ngay đánh gãy tay phải, thì được mọi người can ngăn Hậu quả, ông Bịp bị thương tật với tỉ lệ là 15%, Dũng bị chấn thương sọ não với tỉ lệ thương tật là 30%
Anh (chị) hãy cho biết bà Nguyễn Thị Ngay có phải chịu TNHS hay không, tại sao?
Câu 1: Trình bầy khái niệm quản lý nhà nước:
Câu 1: Trình bầy khái niệm quản lý nhà nước:
Câu 2 Phân tích các dấu hiệu cơ bản để xác định nguồn luật hành chính
Câu 3.Trình bầy các điều kiện làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Câu 4 Trình bầy nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Câu 5: Trình bầy nguyên tắc tập trung dân chủ
Câu 6: ý nghĩa của việc quy định thời hiệu trong sử phạt vi phạm hành chính
Câu7 : phân biệt hoạt động quản lý hành chinh nhà nước với hoạt động quan lý của
tổ chức xã hội
Câu 8: X làm đơn khiếu lại với cơ quan có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một nhân viên nhà nước, cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X Hỏi trong trường hợp này giữa X và cơ quan có phát sinh ra pháp luật hành chính không? Tại sao?
Câu 9: Những trường hợp công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, để
Trang 6tham gia vào quân hệ phát luật hành chính công dân có điều kiện gì ? Hãy phân tích điều kiện đó
Câu 10: Những người được bầu giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ không phải là công chức
Đáp án:
Câu 1: Trình bầy khái niệm quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước là sự điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay quá trình để nó vận động theo phương hướng đạt mục đích nhất định căn cứ vào các quy luật hành chính, luật nguyên tắc tương ứng
Điều kiện quản lý:
- Phải có quyền uy
- Có tổ chức
- Và có sức mạnh cưỡng chế
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp., hành pháp
và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của quản lý nhà nước là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý
Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước Cơ quan nhà nước tổ chức nhà nước xã hội và cá nhân được nhà nước uỷ quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước
Khách thể của quản lý nhà nước: Là trật tự quản lý nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và uỷ quyền các cơ quan hành chính nhà nước
Tính chấp hành thể hiện ở chỗ bảo đảm thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của
cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật
Tính chất điều hành để đảm bảo cho các văn bản pháp luật các cơ quan quyền lực nhà nước được thực thi.Trong thực tế các chủ thể của quản lý nhà nước tiến hành hoạt động tổ chức và hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý
Cơ quan hành chính nhà nước ban hành mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý phải thực hiện Như vậy các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý Hoạt động điều hành là nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước
Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước Là các cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội cà cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính
Trang 7Khách thể của quản lý hành chính nhà nước
Câu 2 Phân tích các dấu hiệu cơ bản để xác định nguồn luật hành chính
Định nghĩa nguồn: Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định.có nội dung các quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Như vậy không phải mọi văn bản pháp luật đều là luật hành chính mà chỉ có những văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chínhmới là nguồn của luật hành chính Còn các văn bản pháp luật không chứa đựng nội dung các quy phạm pháp luật hành chính thì thuộc các ngành luật khác điều chỉnh,ví dụ:Luật tổ chức chính phủ, luật bầu cử Không phải tất cả văn bản pháp luật do nhà nước ban hành đều
là nguồn của luật hành chính
Những văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với đối tượng có liên quan được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước mà nguồn của luật hành chính thuộc các ngành luật hành chính
Đặc điểm ban hành các văn bản pháp luật là nguồn luật hành chính :
Các văn bản pháp luật là nguồn ban hành của luật hành chính chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền độc lập ban hành Có những văn bản do nhiều cơ quan nhà nước phối hợp ban hành để giải quyết những công việc có liên quan và cùng nhau phối hợp giải quyết.Ví dụ: thông tư liên bộ
Có một số văn bản giả pháp luật liên tịch do cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức cơ bản và chủ yếu vì số lượng rất ít
Câu 3.Trình bầy các điều kiện làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Một quan hệ pháp luật hành chính muốn phát sinh, thay đổi phải có quy phạm pháp luật hành chính Sự kiện pháp lý hành chính và năng lực chủ thể
Câu 4 Trình bầy nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà nước Hiến pháp1992 quy định ở điều 4 “Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội mang tính tất yếu
- Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của bộ máy nhà nước là để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướctạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước Lãnh đạo quản lý nhà nước trước hết bằng các nghị quyết trong đó vạch ra đường lối chủ chương, chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước Phương hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý về mặt tổ chức cơ cấu cũng như các hình thức và phương pháp hoạt
Trang 8động chung Mọi vấn đề quan trọng nhất của quản lý nhà nước kể cả những vấn đề chiếm lược lâu dài đều được Đảng thảo luận quyết định
- Với tầm quan trọng như vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của nhà nước là tính tất yếu
Biểu hiện: Đảng lãnh đạo theo đường lối, tổ chức cán bộ, kiểm tra
* Các hình thức lãnh đạo của Đảng:
Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không bao biện làm thay Đảng lãnh đạo thông qua quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp phân bổ cán bộ việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước đều có ý kiến chỉ đạo của cơ quan Đảng tương đương
Sau khi thông qua các nghị quyết chỉ đạo việc phân bổ cán bộ thì trọng tâm sự lãnh đạo của Đảng chuyển sang hình thức kiểm tra
Để kiểm tra việc thực hiện công việc trên thực tếvà thông qua công tác kiểm tra Đảng đánh giá được tính hiệu quả và tính thực tế của chính đường lối của mình Thông qua công tác kiểm tra này Đảng nắm được hoạt động thể chế hoá đường lối của Đảng, của các cấp chính quyền như thế nào
Các nghị quyết của Đảng không mang tính quyền lực pháp lý, chỉ có tính bắt buộc trực tiếp thi hành đối với Đảng viên, nhưng bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo to lớn của Đảng đối với hệ thống quản lý nhà nước bảo đảm hiệu quả hoạt động
Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân.tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý
Thay các cơ quan hành chính nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hành chính thực hiện tốt chức năng của mình
Câu 5: Trình bầy nguyên tắc tập trung dân chủ
Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định “ Quốc hội, HĐND các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động của nhà nước ta Nguyên tắc tập trung dân chủ ” Đây là nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt độnh của nhà nước ta Nguyên tắc này quy dịnh trước hết là sự lãnh đạo tập trung Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới ở địa phương và cơ sở có khả năng thực hiện quyết định của trung ương đồng thời đảm bảo tính sáng tạo chủ động của địa phương vá cơ sở trong việc giải quyết vấn đề ở địa phương và cơ sở đó Tránh tập trung quan liêu cũng như dân chủ quá trớn Vô nguyên tắc dẫn đến cục bộ địa phương, phải bảo đảm quyền làm chủ của các cấp quản lý quyền quyết định của trung ương đói với nhữngvấn đề then chốt Những vấn đề có tính chất chiến lược bảo đảm cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ :
1/ sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Đây là quan hệ Trực thuộc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của cơ quan quản lý nhà nước trước cơ quan dân cư Yếu tố tập trung này thể hiện rõ rệt
Trang 9quan hệ giữa cơ quuan quyền lực và cơ quuan hành chính.
Yếu tố dân chủ còn được thực hiện trong việc cơ quan quyyền lực trao quyền sáng tạo cho cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực không làm
2/ sự phục tùng của cấp dưới tối đa với cấp trên Địa phương với trung ương Có sự phục tùng đó thì trung ương mới tập trung được quyền lực nhà nước để chỉ đạo, Giám sát hoạt động của cấp dưới Sự phân cấp quản lý là phân định, chức trách, nhiệm vị và quyền hạn của các cấp trong quản lý Sự phân cấp cho địa phương tránh cho các cơ quan trung ương phải làm những công việc thuộc quyền của địa phương
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cấp dưới cụ thể là những khuyến khích sản xuất ra của cải vật chất bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp quyền lực chung của các đơn vị cơ sở Giúp đỡ về mặt vật chất hướng dẫn hoạt động
3/ Sự phụ thuộc 2 chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
Chiều dọc là phụ thuộc các cơ quan hành chính cấp trên để cơ quan hành chính cấp trên có thể tập trung quyền lực để chỉ đạo cấp dưới phát huy thế mạnh địa phương hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao
Câu 6: ý nghĩa của việc quy định thời hiệ trong sử phạt vi phạm hành chính
Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính thời hiệu dùng để biểu thị một khoảng thời gian nhất định do pháp luật do pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định, mà hết hạn đó không được xử phạt đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính.việc quy đinh thời hiệu có ý nghĩa rất quan trọng Bơi nó tạo cơ sở pháp lý thốnh nhất trong việc xử phạt và thi hành quyết định xử phạt hành chính, góp phần
đề cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong việc phát hiện kịp thời.Xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật những
vụ việc vi phạm hành chính, bảo đảm hiệu lực thi hành và tác dụng giáo dục phòng ngừa của quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo điều 9 điều 48 điều 56 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu của xử lý vi phạm hành chính nói chung là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, xay dựng, môi trường nhà ở Thì thời hiệu trên được tính là 2 năm
Trường hợp vụ án có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và hành vi sử phạt vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ
Các trường hợp nói trên không áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính cố tình trốn tránh cản trở việc xử phạt hoặc lại vi phạm hành chính mới khi chưa hết thời hiệu xử phạt cũng như trường hợp trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hành chính
Câu 7: Phân biệt hoạt động quản lý hành chinh nhà nước với hoạt động quan lý của
tổ chức xã hội
Trang 10Cơ quan hành chính nhà nước
+ Chủ thể: Nhân danh nhà nước khi có tham gia vào các quân hệ pháp luật
+ Đối tượng: Toàn xã hội, mọi cá nhân
+ Phương tiện quản lý: Nhà nước quản lý bằng pháp luật
+ Được đảm bảo thực hiện bằng: Đảm bảo bằng cưỡng chế mang tính cưỡng chế nhà nước
Tổ chức xã hội
+ Chủ thể: Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình
+ Đối tượng: Hẹp - chỉ có các thành viên tổ chức
+ Phương tiện quản lý: Các tổ chức xã hội quản lý bằng điều lệ
+ Được đảm bảo thực hiện bằng: Không được đảm bảo bằng Bộ máy nhà nước Câu 8: X làm đơn khiếu lại với cơ quan có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một nhân viên nhà nước, cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X Hỏi trong trường hợp này giữa X và cơ quan có phát sinh ra pháp luật hành chính không? Tại sao?
Khiếu lại của X là một yêu cầu hợp pháp do đó quan hệ xã hội phát sinh cơ quan
có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X là sai về một trong 3 đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính là: Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có do sự hình thành quan hệ, khi thấy cần thiết phải kập quan hệ với một chủ thể khác có liên quan để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chấp hành điều hành chính cụ thể Khi đó quan hệ thiết lập hành chính giữa bên yêu cầu và bên được yêu cầu sẽ phát sinh KHông cần có sự đồng ý của bên được yêu cầu
Do vậy khiếu lại của ông X là yêu cầu hợp pháp buộc cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý đơn Việc thụ lý đpn phải phát sinh quan hệ pháp luật hành chính
Câu 9: Những trường hợp công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, để tham gia vào quân hệ phát luật hành chính công dân có điều kiện gì ? Hãy phân tích điều kiện đó
Khái niệm : Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành điều hành của nhà nước, đièu chỉnh các quy phạm pháp luật hành chính giữa chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính Nhưng trường hợp công dân tham gia vào quân hệ pháp luật hành chính
- Công dân thực hiện quyền
- Công dân thực hiện nghĩa vụ
- Công dân không thể thực hiện nghĩa vụ khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm
và họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình