Khái niệm tín dụng Nhà nướcTín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng, mà trong đó Nhà nước là người đi vay để đảm bảo các khoản chi tiêu của Ngân sách Nhà nước NSNN, đồng thời là người cho v
Trang 1Khái niệm tín dụng Nhà nước
Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng, mà trong đó Nhà nước là người đi
vay để đảm bảo các khoản chi tiêu của Ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời là người cho vay để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh
tế - xã hội và phát triển quan hệ đối ngoại
Tín dụng Nhà nước là một hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính - tiền tệ, gắn liền với hoạt động của NSNN, có phạm vi huy động vốn rộng lớn, vừa huy động trong nước vừa huy động ngoài nước Trong nước, tín dụng Nhà nước huy động tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính trung gian… Ngoài nước, tín dụng Nhà nước vay của các nước giàu, các tổ chức tài chính - tiền tệ thế giới và khu vực
Hình thức huy động vốn của tín dụng Nhà nước rất phong phú, đa dạng, có thể huy động bằng tiền, vàng, ngoại tệ… Điều này đã tạo cho Nhà nước huy động được vốn đối với nhiều đối tượng, nhiều loại vốn khác nhau
Tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước đều là hình thức của tín dụng Nhà nước Hoạt động TDĐT nhằm thực hiện mục tiêu đầu
tư cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hỗ trợ cho các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Hoạt động TDXK nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước