1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây gõ mật (sindora siamensis teysm ex miq) tại khu vực phía nam vườn quốc gia cát tiên, tỉnh đồng nai

107 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 4,29 MB

Nội dung

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lý và tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định, chi phối hình thành nên những quy

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ BẢO

TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VƯỜN QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LÀM CƠ SỞ BẢO

TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VƯỜN QUỐC GIA

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS BÙI THẾ ĐỒI

2 TS KIỀU MẠNH HƯỞNG

Đồng Nai, năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn

và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình

Trang 4

Xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Huy nguyên trưởng bộ môn thực vật rừng Trường Đại học Lâm nghiệp, người đã giúp tôi trong quá trình định danh tên cây rừng tại hiện trường

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa Lâm Nghiệp, Phòng Khoa học - Công nghệ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Xin cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Tân Phú đã tạo điều kiện về mặt thời gian để tôi tham gia học tập và thực hiện

đề tài Cảm ơn lãnh đạo Vườn Quốc Gia Cát Tiên, các cán bộ Kiểm lâm công tác tại Trạm Kiểm lâm Đạ Cộ, Đất Đỏ, Sa Mách, Núi Tượng, Tà Lài đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện thu thập số liệu tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên Sau cùng xin gửi lời biết ơn đến gia đình những người thân đã luôn ở bên tôi động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong những lúc gặp khó khăn và tạo mọi điều kiện cho tôi có được ngày hôm nay

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo luận văn, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn./

Đồng Nai, ngày……tháng 4 năm 2017

Nguyễn Thị Bình

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 3

1.1.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm học 3

1.1.2 Những nghiên cứu về tái sinh rừng 5

1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 8

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm học 8

1.2.2 Những nghiên cứu về tái sinh rừng 12

1.3 Kết quả nghiên cứu về cây Gõ Mật 16

1.3.1 Phân loại hình thái 16

1.3.2 Phân bố - sinh thái 16

1.3.3 Giá trị sử dụng 16

1.4 Thảo luận 17

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 19

2.1.1 Mục tiêu chung 19

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 19

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

2.3 Nội dung nghiên cứu 19

2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Gõ mật 19

2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài Gõ mật phân bố 19

2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài Gõ mật tại khu vực nghiên cứu 19

2.3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Gõ mật tại VQG Cát Tiên 20

2.4 Phương pháp nghiên cứu 20

Trang 6

iv

2.4.1 Phương pháp kế thừa 20

2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 20

2.4.2.1 Phương pháp điều tra phân bố cây Gõ mật 20

2.4.2.2 Phương pháp điều tra đặc điểm lâm học nơi có loài Gõ mật phân bố 22

2.4.3 Phương pháp nội nghiệp 24

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28

3.1 Điều kiện tự nhiên 28

3.1.1 Vị trí địa lý 28

3.1.2 Địa hình 28

3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 29

3.1.4 Khí hậu, Thủy văn 30

3.1.4.1 Khí hậu 30

3.1.4.2 Thủy văn 30

3.1.5 Thảm thực vật 31

3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 32

3.2.1 Khu dân cư 32

3.2.2 Kinh tế xã hội 33

3.3 Những tác động của vùng đệm đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG Cát Tiên 34

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 Đặc điểm phân bố loài Gõ mật 36

4.1.1 Đặc điểm phân bố loài Gõ mật theo độ cao 36

4.1.2 Đặc điểm đất nơi Gõ mật phân bố tại KVNC 39

4.1.3 Phân bố loài Gõ mật theo kiểu rừng 43

4.1.4 Mối quan hệ của loài Gõ mật với các loài khác: 44

4.2 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi Gõ mật phân bố 49

4.2.1 Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu 49

4.2.2 Đặc điểm cấu trúc tầng thứ quần xã nơi có loài Gõ mật phân bố 54

4.2.3 Đặc điểm cấu trúc mật độ và độ tàn che 55

Trang 7

v

4.3 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của loài Gõ mật 56

4 3.1 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Gõ mật tại khu vực ngh iên cứu 56

4.3.1.1 Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng và nguồn gốc tái sinh 57

4.3.1.2 Chất lượng cây Gõ mật tái sinh theo cấp chiều cao 59

4.3.1.3 Tổ thành tầng cây tái sinh 62

4.3.2 Đặc điểm tầng thảm tươi tại khu vực phân bố 64

4.4 Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn loài Gõ mật tại VQG Cát Tiên 65

Chương 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 69

5.1 Kết luận 69

5.2 Tồn tại 70

5.3 Kiến nghị 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 9

4.12 Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi tại KVNC 64,65

Trang 10

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

4.2 Biểu đồ phân bố loài Gõ mật theo kiểu rừng 43 4.3 Biểu đồ mô tả các loài cây ưu thế xuất hiện cùng Gõ mật 47 4.4 Đồ thị mô tả kết cấu tổ thành loài cây gỗ OTC1 tại KVNC 50 4.5 Đồ thị mô tả kết cấu tổ thành loài cây gỗ OTC2 tại KVNC 51 4.6 Đồ thị mô tả kết cấu tổ thành loài cây gỗ OTC3 tại KVNC 53

4.8 Đồ thị biểu diễn chất lượng cây tái sinh chung tại KVNC 59 4.9 Đồ thị biểu diễn chất lượng cây Gõ mật tái sinh tại KVNC 61 4.10 Đồ thị mô tả kết cấu tổ thành tầng cây tái sinh tại KVNC 63

Trang 11

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, khi một loài thực vật nào đó có nguy cơ bị tuyệt chủng được xem là dấu hiệu xác đáng cho sự tổn thất về mặt đa dạng thực vật nói chung và đa dạng sinh học nói riêng Vì vậy ngăn ngừa sự tuyệt chủng của một loài trước khi nó xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của công tác bảo tồn

đa dạng sinh học

Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam , Vườn Quốc gia Cát Tiên là một hệ sinh thái vô cùng đặc biệt và quan trọng, chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh học rất lớn Đây là nơi có vị trí nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp

từ cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, VQG Cát Tiên hội tụ các luồng hệ thực vật và thảm thực vật đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ, Việt Nam Nhiều loài động - thực vật quý hiếm đã được tìm thấy và bảo vệ ở nơi đây trong đó có loài Gõ mật Rừng nơi đây tuy được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng số lượng một số loài cây gỗ quý hiếm, đặc hữu và có giá trị kinh tế cao đang dần bị suy giảm nghiêm trọng như:

Gõ mật (Sindora siamensis Teysm ex Miq), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia bariensis), Giáng hương (Pterocarpus pedatus), Đây là mối nguy hại

lớn nhất mà Vườn quốc gia Cát Tiên đang đối mặt với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn các loài cây quý hiếm như loài Gõ mật nói riêng Hiện nay, Gõ mật chỉ còn rải rác trong các khu rừng tự nhiên ở các tỉnh thuộc các tỉnh Kon Tum (Kon Plong, SaThầy), Gia Lai (Chư Păh, An Khê), Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, chủ yếu ở các khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt Trên thế giới,

Gõ mật được xếp vào nhóm có nguy cấp (Lower risk) trong danh lục sách đỏ của IUCN-2009 Ở Việt Nam, Gõ mật được xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong sách

đỏ Việt Nam và nằm trong nhóm IIa [9]

Với đặc điểm gỗ màu hồng có vân nâu, rất cứng, nặng, ròn, nhưng rất bền, kể

cả khi để ở ngoài trời nắng hay ẩm, không bị mối mọt Gỗ mịn, dễ cưa, dễ chế biến,

sử dụng lâu thì lên nước bóng rất đẹp và được ưa chuộng trong xây dựng nhà cửa,

Trang 12

thực tiễn tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở bảo tồn cây Gõ mật (Sindora siamensis Teysm ex Miq) tại khu vực phía Nam VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai”

Trang 13

3

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm học

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây rừng có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất lâm nghiệp Dựa vào đặc điểm sinh thái cây rừng, chúng ta có thể đưa cây rừng đến trồng đúng vùng sinh thái của chúng, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây rừng Không những thế, khi biết được đặc điểm sinh thái của loài cây, các nhà lâm học sẽ xác định được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động nhằm tạo ra những quần thể rừng phù hợp với mục đích kinh doanh

G N Baur (1976)[2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và

về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh và các phương thức cải thiện rừng

R Catinot (1965) [5], J Plaudy (1987) [32] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến

P Odum (1971) [51] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935) Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học

Hiện tượng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng Công trình nghiên cứu của R Catinot (1965) [5], J Plaudy (1987) [32] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P.W Richards (1959) [33] đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầngthứ của rừng Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài cây gỗ trong diện tích có hạn Cusen (1953)

Trang 14

4

đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều P W Richards (1959, 1968, 1970) [33] đã phân biệt tổ thành rừng mưa nhiệt đới làm hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ) Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng nhiều loài thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây

Khi nghiên cứu về rừng, thành phần loài cây và vai trò của chúng trong quần

xã là những vấn đề đáng quan tâm Nhiều nhà lâm học (Richards, 1968[33]; Baur,

1976 [2]) cho rằng, rừng được hình thành bởi những loài cây khác nhau Vì thế, khi phân tích kết cấu loài cây gỗ (tổ thành cây gỗ), nhà lâm học cần phải xác định chính xác tên loài cây và tỷ trọng của mỗi loài Curtis và McIntosh (1951)(Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2010[43]) đã sử dụng thuật ngữ giá trị quan trọng của loài (IV)

để biểu thị cho vai trò của loài trong quần xã Chỉ số IV được tính bằng tổng độ thường gặp tương đối (F%), mật độ tương đối (N%) và tiết diện ngang thân cây tương đối (G%) Kayama (1961) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2010[43]) biểu thị vai trò của loài bằng 4 tham số: F%, N%, độ che phủ tương đối (W%) và thể tích thân cây tương đối (V%) Phương pháp của Curtis và McIntosh (1951) có một số nhược điểm: (a) chỉ số IV thay đổi tùy theo kích thước và số lượng ô mẫu; (b) F% chỉ có ý nghĩa khi phân bố của loài là ngẫu nhiên

Đối với cây bụi, chỉ tiêu đo đếm là thành phần loài và độ phong phú của loài

Độ phong phú của loài được đánh giá dựa theo chiều cao và độ che phủ của tán lá trên mặt đất Độ phong phú của thảm cỏ được đánh giá theo phần trăm độ che phủ của thảm cỏ trên mặt đất Theo Druze (Nguyễn văn Thêm, 2002, 2010 [42,43]), độ che phủ của thảm cỏ được phân chia thành 7 cấp (Un = 0,2%, Sol < 1%, Sp 1 – 4%, Cop1 = 5 – 20%, Cop2 = 21 – 50%, Cop3 = 51 – 75% và Soc = 76 – 100%) Trong tính toán, bảy cấp độ phong phú của Druze được mã hóa theo thứ tự từ 0 – 6

Tóm lại,trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm học của rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, có nhiều công trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng

Trang 15

5

1.1.2 Những nghiên cứu về tái sinh rừng

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng Biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ

ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy Cây con đóng vai trò trong việc thay thế thế hệ cây già cỗi Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần

cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Sự xuất hiện lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và thành phần loài trong quần xã sinh vật Theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng Tái sinh rừng thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lý và tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định, chi phối hình thành nên những quy luật tái sinh rừng Ở các vùng tự nhiên khác nhau tái sinh diễn ra theo các quy luật khác nhau Tái sinh rừng diễn ra dưới ba hình thức: tái sinh hạt, tái sinh chồi, tái sinh thân ngầm (các loài tre nứa)

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân

bố Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầng cây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1959; Baur G.N, 1976; Rollet, 1969) Do tính phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài cây

có giá trị nên trong thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định

Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được quan tâm nghiên cứu Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng ít nhiều

đã bị biến đổi

Van Steenis (1956) [52] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng

Trang 16

6

Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách

xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các kiểu rừng Từ

đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh Công trình của Walton, A B Bernard, R C - Wyatt Smith (1950) với phương thức rừng đồng tuổi ở Mã Lai; Taylor (1954), Jones (1960) với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng ở Nigeria và Gana Nội dung hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh đã được G N Baur (1976) [2] tổng kết trong tác phẩm cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa

Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m2

Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra nhưng số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng P.W.Richards (1959) [33] đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới và cho xuất bản

cuốn ”Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mưa nhiệt

đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson ở những ô có kích thước nhỏ (1x1, 1x1.5) Ở châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Taylor (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo Ngược lại các tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở Châu Á như Budowski (1956), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế do vậy cần có các biện pháp lâm sinh cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1996) [10]

Đối với rừng mưa nhiệt đới, nhiều công trình nghiên cứu cách thức xử lí lâm sinh tại châu Phi, châu Mỹ, châu Úc Riêng khu vực Đông Nam Á chưa được nghiên cứu nhiều Kết quả nghiên cứu của G.Baur đã chỉ ra rằng sự thiết hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây con [2]

Theo Ghent.A.W (1996) [50] tầng cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng lớn đến quá trình tái sinh của loài cây gỗ và thảm mục, chế độ thủy nhiệt tầng đất mặt đều

có quan hệ với tái sinh ở mức độ khác nhau

Trang 17

7

Độ khép tán của quần thụ có quan hệ với mật độ và sức sống của cây con, nghiên cứu của V.G.Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng, khoáng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) [42] Tác giả G N Baur (1976) [2] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh Nhìn chung, ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn nghiên cứu tập trung nhiều ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng

Saldarriaga (1991) nghiên cứu thảm thực vật sau nương rẫy tại rừng nhiệt đới

ở Colombia và Venezuela nhận xét: sau khi bỏ hoá, số lượng loài thực vật tăng dần

từ ban đầu đến rừng thành thục Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc vào tỷ lệ các loài nguyên thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái sinh, thời gian phục hồi khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của khu vực đó Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy từ 1 - 20 năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Ramakrishnan (1981-1992) đã cho biết chỉ số đa dạng loài rất thấp Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hoá Long Chun và cộng sự (1993) đã nghiên cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna tỉnh Vân

Trang 18

8

Nam, Trung Quốc nhận xét: tại Baka khi nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17

họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài, (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000) [1]

Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững

1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm học

Rừng tự nhiên ở nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng

về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta cũng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện Maurand, 1952, Rollet, 1952, Vidal, 1958, Schmid 1962, Thái Văn Trừng, 1978, Vũ Xuân Đề, 1985, 1989; Phùng Tửu Bôi, 1981 Trong các công trình khoa học đó phải kể đến:

“Thảm thực vật rừng trên quan điểm hệ sinh thái” (1978) [44] của Thái Văn Trừng; Tác giả Nguyễn Văn Trương với công trình “Cấu trúc rừng gỗ hỗn loài Việt Nam” (1974) [46]; “Cây cỏ Việt Nam” (1999-2003) [16] của Phạm Hoàng Hộ; “Từ điển thực vật thông dụng” tập I, II (2004) và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi [7,8]

Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) đã tiến hành nghiên cứu đặc diểm sinh vật học

và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn Đề tài cũng đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phương trên Từ năm 1999, đã gây trồng thử nghiệm trên đất

đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của các mô hình phục hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc (Dẫn theo Bùi Thế Đồi, 2001) [12]

Trang 19

9

Trần Ngũ Phương (1965) trong công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân tố sinh thái phát sinh cũng như những vùng địa lý khác nhau, tác giả đi đến kết luận và phân loại các kiểu rừng [30]

Với công trình nghiên cứu năm1974 “Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng Việt Nam” Đồng Sỹ Hiền đã đi sâu vào xác định các quy luật phân bố cây theo chiều cao H và đường kính D1,3 làm cơ sở cho việc xây dựng biểu thể tích một hay hai nhân tố Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên của ông cho thấy cấu trúc đứng của rừng tự nhiên Việt Nam đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và cấu trúc ngang là phân bố giảm một đỉnh lệch trái về đường kính Về phương pháp nghiên cứu ông đưa ra kết luận: Khi nghiên cứu cấu trúc rừng dùng biểu đồ

mô tả phân bố là phương pháp tổng quát nhất, có đường cong phân bố thì có thể xác định cả vị trí của cây bình quân và phạm vi biến động Phương pháp biểu đồ là phương pháp biểu diễn quy luật phân bố số cây theo D1,3, Hvn…đơn giản, rõ ràng nhất [13]

Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta Thái Văn Trừng (1978) [45], đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng, tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết Tác giả đã vận dụng và có cải tiến bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của David – Richards, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn Ngoài ra, tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: Dạng sống ưu thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá Dựa vào đó, tác giả chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu

Tác phẩm “Quy luật cấu trúc của rừng hỗn loài” của Nguyễn Văn Trương (1983) [47], khi nghiên cứu về kiểu rừng kín thường xanh có cấu tạo phức tạp cho rằng: Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung xác định thành phần loài cây, tìm hiểu về cấu trúc của từng loại rừng, cấu trúc đường kính qua phân bố

số cây và tổng diện ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây, tình hình tái sinh và

Trang 20

10

diễn thế của rừng… Từ đó mới có những kết luận logic cho những biện pháp xử lý rừng có khoa học và hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản, vừa nuôi dưỡng và tái sinh rừng Trong phương pháp nghiên cứu tác giả đã sử dụng ô tiêu chuẩn có diện tích từ 0,25 ha đến 1,0 ha trong đó các cây D1,3  10cm trở lên được đo đếm về

D1,3, Hvn, D tán…Cự ly cấp kính là 4 cm, chiều cao là 2 m, cấp tiết diện ngang là 0,025 m2 Trong xử lý tính toán số liệu nghiên cứu theo xu hướng hiện nay, tác giả

đã thử dùng các hàm mũ, logarit, phân bố Poisson và phân bố Pearson để biểu thị cấu trúc số cây - cấp đường kính của rừng tự nhiên hỗn loài và định lượng hoá quy luật phân bố bằng các mô hình toán học cụ thể Ưu điểm của công trình nghiên cứu này là tác giả không đi theo con đường cũ của Richards nghĩa là mô tả đối tượng mà thay vào đó là phương pháp định lượng, sử dụng các dạng hàm phân bố để tiềm ra quy luật phân bố cụ thể của đối tượng

Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1986) [26] đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng thông ba lá ở Lâm Đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ở rừng thuần loại, đều tuổi các phân bố có dạng một đỉnh lệch trái ở những rừng non và tiệm cận phân bố chuẩn ở những giai đoạn phát triển về sau Ở rừng tự nhiên khác tuổi do tái sinh liên tục theo lỗ trống của rừng qua phương pháp chặt chọn nên cấu trúc đứng của rừng cũng có dạng phân bố giảm nhiều đỉnh về chiều cao, còn cấu trúc ngang có dạng phân bố giảm một đỉnh lệch trái về đường kính

Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [24], “Cấu trúc rừng” bao gồm cả về sinh thái lẫn hình thái quần thể thực vật Nghiên cứu cấu trúc rừng là một nội dung quan trọng để phục vụ cho việc áp dụng các giải pháp lâm sinh, kế hoạch kinh doanh rừng lâu dài

Bảo Huy (1993) [22] qua nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây trong các kiểu rừng thường xanh và rừng hỗn loài Bằng lăng chiếm ưu thế ở Kon

Hà Nừng và Đắc Lắc, đều đi đến kết luận là phân bố N/H có dạng một đỉnh và nhiều đỉnh phụ hình răng cưa, hàm thích hợp nhất để mô tả phân bố này là hàm Weibull

Trang 21

11

Lâm Xuân Sanh (1985) [34] nghiên cứu “Vai trò của các loài cây họ sao – dầu trong sinh thái phát sinh của các hệ sinh thái rừng ở miền Nam Việt Nam” cho rằng, hạt của cây họ sao – dầu có giai đoạn ngủ kéo dài không quá 4 tuần Các công trình khác nghiên cứu về giá trị của các loài cây gỗ “Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam” (1993) [19] của Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh đề cập đến giá trị của các loài cây gỗ và

các loài cây trong họ Sao – Dầu, cụ thể: Chi Vên vên (Anisoptera) có 1 loài; chi Dầu (Dipterocarpus) có 12 loài; chi Sao (Hopea) có 9 loài; chi Chò chỉ (Parashorea) có 2 loài; chi Sến (Shorea) có 5 loài; chi Táu (Vatica) có 4 loài Trần

Hợp (2002) [18] cho rằng họ Sao – Dầu ở Việt Nam có 6 chi và 45 loài đều là những cây gỗ lớn, đặc trưng cho các loại hình rừng phía Nam Việt Nam Tác giả mô

tả đặc điểm hình thái các loài cây trong các chi thuộc họ Sao – Dầu, khu phân bố và công dụng của chúng Các loài đều có số cá thể lớn, làm thành các rừng đặc biệt cho các vùng khí hậu đất đai khắc nghiệt

Một số công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm học của một số loài cây bản địa

ở nước ta:

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode)

J Leroy) làm cơ sở cho công tác chọn giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương của tác giả Vũ Văn Cần (1997) [6]

Nguyễn Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2002) [49] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh, cây Giổi xanh, làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng

Bùi Thế Đồi (2001) [12], Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (In-

situ) của loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại Khu Bảo

tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang, tác giả đã xác định được phân bố, sinh thái, sinh học và đánh giá khả năng trồng thông qua phương pháo giâm cành, tình trạng bảo tồn (In-situ) của loài Bách vàng của tác giả Tô Văn Thảo (2003) [40]

Trang 22

12

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con Cây Phay (Duabanga

grandisflora Roxb ex DC) tại tỉnh Bắc Cạn, tác giả đã đưa ra được một số đặc

điểm sinh học của cây Phay đồng thời đưa ra đặc điểm sinh lý của hạt giống, đặc điểm sinh lý, sinh thái ở giai đoạn vườn ươm và biện pháp nhân giống cây Phay bằng hom của tác giả Lê Sỹ Hồng (2015) [17]

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Dầu cát (Dipterocarpus

chartaceus Sym) tại Khu bảo tồn thiêm nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận Tà Kóu,

tỉnh Bình Thuận, đã xác định đặc điểm sinh học, đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài

và đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển Dầu Cát tại KVNC của tác giả Lê Thanh Sơn (2016) [35]

Trên đây là một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của một số loài cây gỗ, ngoài những công trình nghiên cứu trên còn nhiều công trình nghiên cứu khác về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nhiều loài cây gỗ quý và có giá trị cao về mặt kinh tế Các tác giả tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học nhằm phục vụ cho công tác trồng rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng tại một số vùng sinh thái nhất định

1.2.2 Những nghiên cứu về tái sinh rừng

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng để tổng kết lại quy luật tái sinh cho từng loại rừng thì còn rất ít Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên tạp chí Trong thời gian từ 1960 -

1969 Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành điểu tra tái sinh tự nhiên theo“loại

hình thực vật ưu thế” tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái (1965), Nghệ

An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê 1966), Quảng Bình, Lạng Sơn (1969), Đáng chú ý là kết quả điều tra ở khu vực Sông Hiếu (1962- 1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình Từ kết quả điều tra tái sinh, mật độ cây tái sinh Vũ Đình Huề (1969) [20] đã phân chia khả năng tái sinh thành 5 cấp (rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu) Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [21] đã tổng kết rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh rừng Nhiệt đới Dưới tán rừng nguyên sinh tổ thành loài cây tái sinh tương tự

Trang 23

13

như tầng cây gỗ; dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng Với các kết quả đó tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho đối tượng rừng là rừng lá rộng miền Bắc nước ta

Nghiên cứu về tái sinh, Thái Văn Trừng (1978) [45] và Lâm Xuân Sanh (1985) [34] cho rằng, kiểu tái sinh phổ biến của cây gỗ rừng mưa là tái sinh theo vệt hay theo lỗ trống “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên” (1991) [14], Vũ Tiến Hinh cho rằng, để xác định tính chất tái sinh liên tục hay định kỳ của các loài cây gỗ

có thể dùng phương pháp đếm tuổi các thế hệ cây gỗ Khảo sát về cấu trúc cây tái sinh của các loài cây gỗ trong quan hệ với cấu trúc rừng đã được làm sáng tỏ trong nghiên cứu “mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải

tự nhiên dưới tán rừng” (1983) của Nguyễn Văn Trương [47] Theo tác giả cần phải thay đổi cách khai thác rừng hợp lý vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng

Nguyễn Văn Thêm (1992) [41] nghiên cứu tái sinh Dầu song nàng trong rừng thường xanh ở Đồng Nai đã chỉ rõ muốn đảm bảo cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động thì rõ ràng là lớp lá cây dưới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp của nó ở phía trên

Trần Ngũ Phương (1965) [30] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa

lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”

Phùng Ngọc Lan (1984) [23] khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hưởng đáng

kể đến tỷ lệ nảy mầm

Trang 24

14

Phạm Đình Tam (2001) [36] đã làm sáng tỏ hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán Từ đó tác giả đề xuất phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này

Nguyễn Ngọc Lung (1993) [26] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh nuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng

tự nhiên ở các vùng miền Bắc, nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi Qua đó, tác giả kết luận: rừng phục hồi vùng Đông Bắc chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác Khả năng phục hồi hình thành các rừng vườn, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh trong vùng Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ

Khi nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu, Nghệ An Nguyễn Duy Chuyên (1995) [10] đã nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo chiều cao, phân bố tổ thành cây tái sinh, số lượng cây tái sinh Trên cơ sở phân tích toán học về phân bố cây tái sinh cho toàn lâm phần, tác giả cho rằng loại rừng trung bình (IIIA2) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố Poisson, ở các loại rừng khác cây tái sinh có phân bố cụm

Trần Xuân Thiệp (1995) [44] nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong rừng chặt chọn ở Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh đã định lượng các cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau Theo tác giả, rừng thứ sinh có số lượng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh Tác giả còn thống kê các cây tái sinh theo 6 cấp chiều cao, cây tái sinh triển vọng có chiều cao h > 1,5 m Tác giả Trần Đình Lý (1997) [28] và cộng sự khi nghiên cứu về lớp cây tái sinh tự nhiên ở Phanxipăng -

Trang 25

15

Sa Pa - Lào Cai đã xác định được quy luật phân bố cây tái sinh ở vùng này Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn tại Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh, Trần Cẩm Tú (1998) [48] cho rằng áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác động phải có tác dụng thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trưởng và phát triển tốt, khai thác rừng phải đồng nghĩa với tái sinh rừng và phải chú trọng điều tiết tầng tán của rừng; đảm bảo cây tái sinh phân bố đều trên toàn bộ diện tích rừng; trước khi khai thác, cần thực hiện các biện pháp mở tán rừng, chặt gieo giống, phát dọn dây leo cây bụi và sau khai thác phải tiến hành dọn vệ sinh rừng

Thái Văn Trừng (1978) [45] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam,

đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh

tự nhiên trong thảm thực vật rừng Nếu các điều kiện khác của môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường

Trần Ngũ Phương (2000) [31] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng

về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”

Lê Đồng Tấn (1995, 1999, 2003) [37,38,39] và cộng sự đã nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La Tác giả

đã kết luận mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi, tổ hợp loài cây ưu

Trang 26

16

thế trên ba vị trí địa hình và ba cấp độ dốc là khác nhau, sự khác nhau chính là tổ thành các loài trong tổ hợp đó

1.3 Kết quả nghiên cứu về cây Gõ Mật

1.3.1 Phân loại hình thái

Gõ mật là cây gỗ lớn, thường xanh, thân cột cao 15 – 20m, đường kính 0,5 – 0,7m Tán xoè hình ô, cành lá rườm rà Vỏ ngoài màu nâu sẫm có điểm đốm xám, đốm đen, nứt ngang và dọc, sau bong thành mảnh Lá kép lông chim một lần chẵn, dài 10-15 cm, có 3-4 đôi lá chét, lá chét hình bầu dục dài hay hình trứng ngược dài 4-9 cm, rộng 3-4,5 cm, có lông rải rác ở mặt trên, có lông dày ở mặt dưới, cuống lá chét dài 4-5 mm Lá chét hình bầu dục dài hay hình trứng ngược Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành dài 10-25 cm, lá bắc hình trứng ít nhiều tồn tại Đài hình ống có 4 thùy, có lông rải rác bên ngoài Tràng màu đỏ-vàng nhạt, dài 7 mm, có lông ở bên ngoài Bầu có cuống ngắn, phủ lông dày, vòi dài15 mm cong, nhẵn, núm nhụy hình đầu.Quả đậu dẹt, hình bầu dục rộng, dài 4,5-8 (-10) cm, có gai thưa, tiết ra nhựa

ở đầu gai Hạt 1-3, gần như tròn, dẹt, đường kính 1,5-2 cm, áo hạt màu vàng cam, hay vàng nâu cứng, rộng bằng hạt

Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả chín tháng 7-8 Tái sinh bằng hạt tốt

1.3.2 Phân bố - sinh thái

Là loài cây ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng thuộc loài cây dễ tính, mọc được những nơi đất nghèo dinh dưỡng, đất đá không ngập nước Cây gặp rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh và nửa rụng lá, thường xuất hiện ở những nơi có độ cao

lên tới 900 m Gõ mật thường xuất hiện với các loài Dầu, Căm Xe, Cà Chít

- Thế giới: Gõ mật có phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia

- Việt Nam: xuất hiện tại các tỉnh Kon Tum (Kon Plong, SaThầy), Gia Lai (Chư Păh, An Khê), Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai

1.3.3 Giá trị sử dụng

Gõ mật chủ yếu được sử dụng cho mục đích lấy gỗ, đồ đạc nội thất, đóng đồ mộc dân dụng, làm đồ trạm trổ

Trang 27

17

Gỗ Gõ mật có màu hồng có vân nâu, chóng thẫm lại Giác màu nhạt hơn, vòng năm khó nhận ra trên mặt cắt Gỗ rất cứng, nặng, ròn, nhưng rất bền, kể cả khi để ở ngoài trời nắng hay ẩm, không bị mối mọt Loài cho gỗ tốt, cứng, có màu hồng và

có vân nâu đẹp…

Nhờ có những đặc tính trên, gỗ Gõ mật được dùng đóng đồ dùng cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ), dùng trong điêu khắc và trong xây dựng, làm đồ trạm trổ…

Tình trạng: Do gỗ quý nên bị săn lùng khai thác liên tục, số lượng cá thể trưởng thành giảm sút rất nhanh và trở nên khan hiếm Khu phân bố do tác động chặt phá rừng nên bị thu hẹp [3]

1.4 Thảo luận

Từ những nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh rừng và đặc tính sinh học của cây rừng, của các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam như đã trình bày ở trên cho thấy: các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới đã được tiến hành từ lâu, đối tượng và nội dung nghiên cứu ngày càng phong phú, đa dạng, hoàn thiện, chính xác và hiện đại, có giá trị thực tiễn cao

Nghiên cứu về loài Gõ mật: trên thế giới cũng đã có nghiên cứu về phân loại, đặc tính sinh lý - sinh thái,… Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này ở các nước trên thế giới trong những năm qua

Ở nước ta, có thể nói chưa có nhiều nghiên cứu một cách bài bản và toàn diện

về cây Gõ mật Nhiều thông tin, cơ sở khoa học về đặc điểm lâm học, khu vực phân bố và kỹ thuật gây trồng còn tản mạn và chưa có nhiều công bố chính thống… Những thông tin tin cậy như vậy là rất cần thiết nhằm làm cơ sở khoa học cho việc

đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở nước ta Chính vì vậy tác

giả lựa chọn chủ đề xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu về cây Gõ mật (Sindora

siamensis Teysm ex Miq) trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ là rất cần thiết và có ý

nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Để có cơ sở bảo tồn nguồn gen có giá trị cao và có

Trang 28

đề tài nghiên cứu này được tiến hành với mong muốn góp thêm một phần cơ sở dữ

liệu, thông tin khoa học về một loài cây có giá trị ở Việt Nam

Trang 29

- Xác định được hiện trạng loài Gõ mật tại khu vực phía Nam VQG

- Điều tra được một số đặc đặc điểm lâm học loài Gõ mật phân bố ở khu vực phía Nam của VQG Cát Tiên

- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn loài cây Gõ mật tại VQG Cát Tiên

2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là loài Gõ mật có phân bố tự nhiên

- Phạm vi nghiên cứu: khu vực phía Nam VQGCát Tiên

- Thời gian: Từ tháng 5/2016 đến 02/2017

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đề ra cả về lý luận cũng như thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm phân bố loài Gõ mật

2.3.1.1 Đặc điểm phân bố của loài Gõ mật theo đai độ cao

2.3.1.2 Đặc điểm phân bố của loài Gõ mật theo loại đất

2.3.1.3 Đặc điểm phân bố của loài Gõ mật theo kiểu rừng

2.3.1.4 Mối quan hệ loài Gõ mật với các loài khác

2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài Gõ mật phân bố

2.3.2.1 Đặc điểm cấu trúc tổ thành loài

2.3.2.2 Đặc điểm cấu trúc tầng thứ quần xã nơi Gõ mật phân bố

2.3.2.3 Đặc điểm cấu trúc mật độ và độ tàn che

2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài Gõ mật tại khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm phân bố, mật độ và chất lượng tái sinh tự nhiên

- Đặc điểm tái sinh dưới tán cây mẹ

Trang 30

20

- Một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh loài Gõ mật

2.3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Gõ mật tại VQG Cát Tiên

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa

Thu thập và kế thừa các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm bản đồ địa hình, khí hậu, bản đồ hiện trạng thực vật rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các nguồn tài liệu đã được xuất bản (sách, tạp chí, Sách đỏ Việt Nam), các báo cáo nghiên cứu khoa học ở khu vực, các tài liệu đã công bố hoặc chưa công bố về thảm thực vật, hệ thực vật và tình hình bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu vực nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

2.4.2.1 Phương pháp điều tra phân bố cây Gõ mật

Điều tra trên tuyến: căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng, với sự hỗ trợ của

Kiểm lâm VQG Cát Tiêntiến hành lập tuyến điều tra qua các hệ sinh thái, các trạng thái rừng và các dạng địa hình khác nhau như sườn núi, dông núi, đường mòn, các con suối chính Dụng cụ và thiết bị sẽ sử dụng bao gồm: máy định vị GPS (64s), máy ảnh, thước dây dài 50 mét, địa bàn Điều tra trên 16 tuyến mỗi tuyến có chiều dài từ 10 – 20 km, chiều rộng 30 m (các tuyến: Sa Mách – Suối Ràng; Bàu – Bo Bo; Núi Tượng – Cơ động 2; đường giao thông tiểu khu 27; Du lịch; Đạ Cộ 1; Đạ

Cộ 2; Đạ Cộ 3; Thác trời; Vườn thực vật số 1; Vườn thực vật số 2; Vườn thực vật 5; Đất Đỏ 1; Đất Đỏ 2; Đất Đỏ - Tà Lài; Bàu Sấu)

Điều tra thu thập mẫu, định vị, đo tính tất cả các cá thể Gõ mật được tìm thấy

có D13cm ≥ 6 cm theo chỉ tiêu:

- Đo D1,3cm bằng thước kẹp kính có khắc vạch tới cm

- Đo chiều cao vút ngọn Hvn, chiều cao dưới cành Hdc bằng thước đo cao Bummeleiss

- Đo đường kính tán theo hai chiều Đông Tây – Nam Bắc bằng thước dây

Trang 31

21

- Sử dụng máy định vị GPS (64S) để xác định độ cao, phân bố của các cây Gõ mật phân bố trong tự nhiên, ghi chép độ cao, tọa độ của từng cây Gõ mật trong quá trình điều tra vào sổ nhật ký điều tra ngoại nghiệp

Hình 2 1 Bản đồ tuyến điều tra Gõ mật Mẫu biểu điều tra cây Gõ mật trên tuyến

Khoảnh:………

Lô:………

Tuyến điều tra: ………

Tọa độ điểm xuất phát: ………

Tọa độ điểm Kết thúc: ………

Trạng thái rừng:……… Loại đất:……… Diện tích tuyến:……… Ngày điều tra:……… Người điều tra:………

TT Loài

cây

H vn (m)

D1.3 (cm) H dc

(m)

D t (m)

Chất lƣợng Tọa độ

Ghi chú

ĐT NB

Gõ mật

Trang 32

22

2.4.2.2 Phương pháp điều tra đặc điểm lâm học nơi có loài Gõ mật phân bố

* Điều tra đặc điểm đất:Tại 3 tuyến điều tra (Sa mách – suối ràng; Núi tượng

– cơ động 2; Đạ cộ 2) mỗi tuyến chọn một vị trí đại diện nhất nơi có loài Gõ mật phân bố đào một phẫu diện đất Một tầng đất (tầng từ 0-10 cm; từ 10-30 cm; từ 30-60cm) lấy 1,0 kg để phân tích tại phòng thí nghiệm đất của Bộ môn nông hóa - thổ nhưỡng thuộc Viện nghiên cứu Cao su - huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương Phẫu diện đất rộng 1,2m, dài 1,5m, sâu 1,5 - 2m

* Điều tra cấu trúc tầng cây cao

- Cấu trúc tầng cây cao:

+ Thiết lập 03 OTC với diện tích mỗi ô là 1000 m2 nơi có loài Gõ mật phân bố (chọn tuyến điều tra nơi có Gõ mật phân bố nhiều tại 3 khu vực: Sa mách, Núi Tượng, Đạ Cộ)

+ Trong OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, DT, Hvn) của tất

cả các loài cây thân gỗ có D1.3 ≥ 6 cm, theo các phương pháp điều tra lâm học hiện hành

+ Đánh giá chất lượng cây trong ô bằng cách mục trắc để xác định cây tốt, cây trung bình, cây xấu Câu tốt (T) là những cây thân thẳng, đẹp, tròn đều, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt Cây trung bình (TB) là những cây có thân cân đối, tán đều không cong queo, không sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển bình thường Cây xấu (X) là những cây

cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển kém

+ Cấu trúc tầng thứ:

Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ được tiến hành thông qua các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và David (1934) Chọn một OTC đại diện vẽ trắc đồ đứng, dải rừng vẽ trắc đồ có chiều rộng 10 m và chiều dài 50 m, nơi có loài Gõ mật phân bố Xác định vị trí, chiều cao, đường kính thân cây, bề rộng và bề dày tán lá của tất cả các cây rừng trên dải rừng điển hình trên OTC, sau đó biểu diễn lên biểu đồ với

tỷ lệ 1/200

Trang 33

23

Mẫu biểu điều tra tầng cây cao

Số hiệu OTC:…… Diện tích OTC:…… Loại rừng:………

Địa hình:……… Độ dốc:……… Hướng dốc:………… Địa điểm:………… Ngày điều tra:……… Người điều tra:…………

STT Loài

cây

C 1.3 (cm)

D 1.3 (cm)

H vn (m)

D DC (m)

D T (m) Chất

Lượng

Ghi chú

1

n

* Điều tra độ tàn che

Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm Trên mỗi ÔTC, xác định 100 điểm phân bố đều, dùng dụng cụ điều tra ngắm lên tán cây để xác định độ tàn che Nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 0,5 Ngoài ra, độ tàn che của từng OTC còn được xác định thông qua vẽ phẫu đồ rừng

* Phương pháp điều tra mối quan hệ cây Gõ mật với cây xung quanh

Sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn 7 cây bằng cách chọn Gõ mật làm tâm ô điều tra Đo các chỉ tiêu Hvn, D1.3, Dt và khoảng cách của 6 cây gần nhất với đối tượng nghiên cứu Tổ thành những loài cây này là tổ thành rừng tự nhiên hỗn giao phù hợp nhất với cây Gõ mật

Mẫu biểu điều tra ô tiêu chuẩn 7 cây

Tên loài nghiên cứu: Gõ mật Khu vực nghiên cứu: ………

Độ tàn che chung: ……… Người điều tra: ……… Địa hình: ………

Trang 34

24

* Điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ (Gõ mật):

Thiết lập các ô dạng bản có kích thước 4m2

(2m x 2m) quanh gốc cây mẹ, theo

4 hướng lập 4 ô trong tán, 04 ô ngoài tán Tổng số điều tra 10 cây mẹ, 80 ô dạng bản Trong ô dạng bản tiến hành đo, đếm, đánh giá chất lượng của cây tái sinh và phân thành 3 cấp khác nhau: Cây tốt (A): là cây có tán lá phát triển đều đặn, thân tròn thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh; cây trung bình (B): là những cây không lệch tán, phẩm chất cây trung bình, không có hoặc có ít khuyết tật; cây xấu (C): là những cây cong queo, cụt ngọn hay tán lá lệch, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh

Mẫu biểu điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ

Tên loài nghiên cứu: Gõ mật Trong, ngoài tán: ………

- Xây dựng bản đồ cơ sở dữ liệu loài Gõ mật bằng GIS: Trên cơ sở dữ liệu tọa

độ phân bố cây Gõ mật, chồng ghép với các lớp bản đồ khu vực VQG Cát Tiên, tiến hành xây dựng bản đồ về phân bố cây Gõ mật: Dựa vào cơ sở dữ liệu các tọa độ cụ thể, lập cơ sở dữ liệu và nhập vào phần mềm Mapinfor Từ đó, xác định khu vực còn cây Gõ mật nhiều, trung bình, ít và không có để có giải pháp lập kế hoạch xúc tiến các biện pháp bảo tồn thích hợp

2.4.3 Phương pháp nội nghiệp

Sử dụng các phương pháp xử lý thống kê toán học trong lâm nghiệp với sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng như: Excel, SPSS, …

* Xác định tổ thành loài đi kèm

Trang 35

Trong đó: P0 là tần số xuất hiện tính theo điểm điều tra

Pc là tần số xuất hiện tính theo cá thể

Kết quả thu được sẽ chia làm ba nhóm:

Nhóm 1: Rất hay gặp gồm những loài có P0 > 30% và Pc > 7%

Nhóm 2: Hay gặp gồm những loài có 30% ≥ P0 ≥ 15% và 7% ≥ Pc ≥ 3% Nhóm 3: Nhóm ít gặp gồm những loài có P0 < 15% và Pc < 3%

* Kết cấu loài cây gỗ của hai nhóm rừng trên những ô tiêu chuẩn được xác định theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1978) (Công thức 2.3); trong đó IVI%

là tỷ lệ tổ thành của mỗi loài cây gỗ; N%, G% và V% tương ứng là mật độ tương đối của loài, tiết diện ngang thân cây tương đối của loài và thể tích thân cây tương đối của loài Giá trị V = g*H*F, với F = 0, 5

IVI% = (N% + G% + V%) /3 (2-3) Trong đó: IVI% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng) của loài i

N% là tỷ lệ % số cây của loài i trong QXTVR

G% là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i trong QXTVR

V% là tỷ lệ % thể tích thân cây tương đối của loài i trong QXTVR Theo Daniel Marmillod, cho rằng những loài cây có IVi%  5% mới thực sự

có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần Trong một lâm phần nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm đó được coi là nhóm ưu thế, trên cơ sở đó sau khi xác định chỉ số IV% cho từng loài, tính tổng IV% của những loài có trị số này >5% từ cao đến thấp

* Cấu trúc tầng thứ: Phương pháp vẽ phẫu đồ đứng chọn dải rừng đại diện trong OTC có chiều rộng 10 m, chiều dài 50 m Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao, đường kính thân cây, bề rộng và bề dày tán lá, vị trí, khoảng cách giữa các

Trang 36

Công thức xác định mật độ như sau:

N là tổng số điểm điều tra

* Tái sinh tự nhiên được tính toán bao gồm mật độ, tổ thành, phân bố N/H và phân bố số cây theo tình trạng sống (tốt, trung bình, xấu) Thành phần cây tái sinh được xác định theo loài, chi và họ Mật độ cây tái sinh được tính bình quân từ những ô dạng bản 4 m2; sau đó quy đổi ra đơn vị 1 ha Tổ thành cây tái sinh được xác định theo N% của loài cây gỗ Phân bố N/H của cây tái sinh được phân chia thành 4 cấp: H ≤ 50 cm, H = 50 – 100 cm, H = 100 – 150 cm, H > 150 cm Chất lượng cây tái sinh được phân chia thành 3 cấp: tốt, trung bình và xấu

- Công thức tổ thành tính theo số cây

Xi = * 100

N

ni

(2-6) Trong đó: X là tổng số cá thể/loài

N là tổng số cá thể của tất cả các loài

N n

TC  1

Trang 37

27

ni là tổng số cá thể của loài i

Chọn những loài có hệ số tổ thành  0,5 được viết vào công thức tổ thành

- Chất lượng cây tái sinh được phân theo 03 cấp: Câu tốt (T) là những cây thân thẳng, đẹp, tròn đều, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt Cây trung bình (TB) là những cây có thân cân đối, tán đều không cong queo, không sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển bình thường Cây xấu (X) là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, sinh trưởng và

Trong đó: N% là tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu

n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu

N là tổng số cây tái sinh

* Xây dựng bản đồ cơ sở dữ liệu loài Gõ mật bằng GIS, thông qua phần mềm Mapinfor

Trang 38

28

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

VQG Cát Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 72.634,30 ha, trong đó 40.963,46

ha thuộc khu vực Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai; 4.410,58 ha thuộc khu vực Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước; và 27.260,26 ha thuộc khu vực Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng

VQG Cát Tiên nằm trên địa phận các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng

Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước)

- Tọa độ địa lý

11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc

107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông

- Phạm vi ranh giới

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và tỉnh Bình Phước

+ Phía Nam giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà (tỉnh Đồng Nai)

+ Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng

+ Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (tỉnh Đồng Nai)

- Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc: ở phía Tây Nam VQG Cát Tiên độ cao

so với mặt nước biển từ 200 – 300m, độ dốc 15 – 200, độ chia cắt cao, là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Đatapok

Trang 39

29

- Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên độ cao

so với mặt nước biển 130 – 150m, độ dốc 5 – 70,độ chia cắt thưa

- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ:

Độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước – Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m

- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mặt nước biển

thấp hơn 130m, như các bàu nước: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu

VQG Cát Tiên thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, độ cao so với mặt nước biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc, thấp nhất là 115m ở Núi Tượng

- Đất Feralit phát triển trên đá cát (Fq): chiếm khoảng 20% có phân bố chủ yếu

ở phía Bắc Vườn, dọc thượng nguồn sông Đồng Nai Một số tài liệu còn gọi đất này

là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát Về độ phì của đất này kém đất phát triển trên đá bazal, nhờ có sự che phủ của thảm thực vật rừng nên tầng đất vẫn dày, giữ được các tính chất tự nhiên của đất

- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo): gồm các đất bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm khoảng 10% tổng diện tích Vườn, chủ yếu tập trung ở phía Bắc và phía Đông Nam của Vườn Phân bố ở nơi địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa

- Đất Feralit phát triển trên đá sét (Fs): chiếm khoảng 8% tổng diện tích Vườn, phân bố ở phía Nam xen kẽ các vạt đất phát triển trên đá bazal Loại đất này có độ

Trang 40

Ở đây có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng

11 Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7,8, 9; Mùa khô: tháng 12 đến tháng 05 năm sau Tháng khô nhất là tháng 3,4

3.1.4.2 Thủy văn

Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông VQG Cát Tiên với chiều dài khoảng 90 km, sông rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây Mực nước cao nhất 8,03m, mực nước trung bình 5m, mùa kiệt 2 - 3m Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài thuyền máy có thể đi lại được Trong VQG Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn như: Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (Lộc Bắc); Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (Bắc Cát Tiên); Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Sameth (Nam Cát Tiên) các hệ suối này đều chảy ra sông Đồng Nai

Toàn bộ diện tích của VQG Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An,phía Nam Vườn là lưu vực tiếp giáp của hồ Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ra ngập úng, nhất là khu vực suối Đaklua Suối Đắc Lua là suối lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi có cao độ khoảng 350m, nằm ở ranh giới phía Nam của tỉnh Bình Phước Suối có nước quanh năm, chảy theo hướng Đông Nam và đổ ra sông Đồng Nai Ngoài việc thoát nước từ các Bàu ra sông, trong những năm nước lớn suối Đắc Lua còn đưa nước từ sông Đồng Nai vào các bàu trong khoảng 30 ngày/năm vào những tháng mùa nước (thường là vào tháng 10 – 11) Suối Đắc Lua có vai trò rất lớn đến chế độ thủy văn của các bàu và chế độ

Ngày đăng: 28/05/2018, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An
Tác giả: Phạm Hồng Ban
Năm: 2000
2. George N. Baur (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa
Tác giả: George N. Baur
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1976
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007),Sách Đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật),NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam (phần II - Thực vật)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009),Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/06/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2009
5. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi(Vương Tấn Nhị dịch), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi
Tác giả: Catinot R
Năm: 1965
6. Vũ Văn Cần (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chõ đãi làm cơ sở công tác tạo giống trồng rừng ở VQG Cúc Phương, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Hà Tây (cũ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Chõ đãi làm cơ sở công tác tạo giống trồng rừng ở VQG Cúc Phương
Tác giả: Vũ Văn Cần
Năm: 1997
7. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 &amp;2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thực vật thông dụng
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
8. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1996
9. Chính phủ Việt Nam (2006),Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2006
10. Nguyễn Duy Chuyên (1995),Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Duy Chuyên
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
11. Nguyễn Thế Đặng và cộng sự (2007),Giáo trình Vật lý đất,NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vật lý đất
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
13. Đồng Sỹ Hiền (1974),Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam
Tác giả: Đồng Sỹ Hiền
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1974
14. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, Số 2, tr. 3-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”
Tác giả: Vũ Tiến Hinh
Năm: 1991
15. Vũ Tiến Hinh (2002), Điều tra rừng (giáo trình dùng cho sau đại học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra rừng (giáo trình dùng cho sau đại học)
Tác giả: Vũ Tiến Hinh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2002
16. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003), Cây cỏ Việt Namquyển 1-3, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Namquyển 1-3
Nhà XB: NXB Trẻ
17. Lê Sỹ Hồng (2015), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga granddisflora Roxb. ex DC) tại tỉnh Bắc Cạn, Luận văn Tiến sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga granddisflora Roxb. ex DC) tại tỉnh Bắc Cạn
Tác giả: Lê Sỹ Hồng
Năm: 2015
18. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây Gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây Gỗ Việt Nam
Tác giả: Trần Hợp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2002
19. Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
20. Vũ Đình Huề (1969), Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên, Tập san lâm nghiệp,tr 28-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên
Tác giả: Vũ Đình Huề
Năm: 1969
21. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Vũ Đình Huề
Năm: 1975

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w