Giáo án thi GV dạy giỏi vần em - êm

4 2.6K 15
Giáo án thi GV dạy giỏi vần em - êm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tích luỹ chuyên môn - Nghiệp vụ giáo án thi giáo viên dạy giỏi thị năm học 2006 - 2007 Ngời dạy : Nguyễn Thị Ngọc Hà Giáo viên: Trờng Tiểu học Hàm Nghi - Đông Hà - Quảng Trị Bài dạy: Bài 63 em - êm (tiết 1) a. mục đích, yêu cầu: HS đọc và viết đợc: em, êm, con tem, sao đêm. HS đọc đợc các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại. b. đồ dùng dạy học: GV: Sách Tiếng Việt 1.Tranh minh họa từ sao đêm, 1 cái tem. Viết sẵn câu ứng dụng ở tiết trớc để kiểm tra bài cũ. Các thanh chữ viết sẵn các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại. HS: Bảng con, bộ ghép chữ Tiếng Việt 1. c. các hoạt động dạy học: I. Khởi động: Hát II. Kiểm tra bài cũ: GV: ở tiết trớc các em đã học vần gì? (HS: Vần ôm, ơm) GV giao nhiệm vụ: + Tổ 1 viết từ: chó đốm + Tổ 1 viết từ: chôm chôm + Tổ 1 viết từ: sáng sớm - Đại diện các tổ nhắc lại nhiệm vụ của tổ mình. - HS viết bảng con. GV chọn 3 bảng đẹp cho cả lớp nhận xét. - Vài HS đọc các từ ở bảng con: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm và phân tích một số tiếng. - GV đính đoạn ứng dụng lên bảng. - 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần ơm và phân tích tiếng đó: Vàng mơ nh trái chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đa hơng thơm lạ Đờng tới trờng xôn xao. - GV nhận xét, cho điểm. III. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV đa con tem và hỏi: Đây là cái gì? (HS: Đây là con tem) - GV: Trong từ con tem có tiếng nào các em đã học rồi? (HS: . tiếng con đã học). Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Hà 1 Tích luỹ chuyên môn - Nghiệp vụ - GV: Tiếng tem là tiếng mới. Trong tiếng tem có âm nào các em đã học? (HS: âm t) - GV viết bảng và nói: Vần mới đầu tiên hôm nay chúng ta học là vần: em. - Vài HS đọc: em. Hoạt động 2: Dạy vần * Vần em - GV: Hãy phân tích vần em (HS:Vần em gồm âm e đứng trớc, âm m đứng sau) - GV cho HS so sánh xem vần em với vần ôm có điểm nào giống nhau và khác nhau? - HS: + Giống nhau: Cả 2 vần đều có âm m đứng sau. + Khác nhau: Vần em có âm e đứng trớc. Vần ôm có âm ô đứng trớc. - HS đánh vần: e - mờ - em(cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc trơn: em (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. - GV: Ghép vần em cho cô. - HS ghép vần em. HS đa bảng, GV lấy 1 bảng ghép cho HS nhận xét. - GV: Các em đã có vần em. Bây giờ lấy thêm âm t ghép với vần em để đợc tiếng mới. - HS: Ghép tiếng tem. - GV: Em vừa ghép đợc tiếng gì? (HS: Em vừa ghép đợc tiếng tem). - GV viết bảng: tem. - GV yêu cầu HS phân tích tiếng tem. - HS: Tiếng tem có âm t ghép với vần em, âm t đứng trớc, vần em đứng sau. - HS: Đánh vần : tờ - em- tem (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc trơn: tem (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV theo dõi, chỉnh sửa. - GV: Tiếng tem có trong từ nào? (HS: Tiếng tem có trong từ con tem) - GV ghi bảng: con tem. - HS đọc: con tem (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngợc): em - tem - con tem (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS. *Vần êm - GV: Cô thay âm e bằng âm ê, cô giữ nguyên âm m ta đợc vần gì? (HS: Vần êm) - GV: Hãy phân tích vần êm (HS: Vần êm gồm âm ê đứng trớc, âm m đứng sau) - HS đánh vần: ê- mờ - êm(cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc trơn: êm (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. - GV: Hãy ghép vần êm cho cô. - HS ghép vần êm. HS đa bảng, GV lấy 1 bảng ghép cho HS nhận xét. - GV: Các em đã có vần em. Bây giờ muốn có tiếng đêm các em lấy âm gì để ghép? - HS: Ghép tiếng đêm. - GV: Hãy đọc tiếng em vừa ghép đợc (HS: Em vừa ghép đợc tiếng đêm). - GV viết bảng: đêm. - GV yêu cầu HS phân tích tiếng đêm. - HS: Tiếng đêm có âm đ ghép với vần êm, âm đ đứng trớc, vần êm đứng sau. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Hà 2 Tích luỹ chuyên môn - Nghiệp vụ - HS: Đánh vần : đờ - êm- đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS đọc trơn: đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV theo dõi, chỉnh sửa. - GV: Đính tranh vẽ sao đêm lên bảng và hỏi: Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ sao đêm) - GV ghi bảng và nói: Cả lớp xem cô viết từ sao đêm. - HS đọc: sao đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp). - HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngợc): êm - đêm - sao đêm (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS. - GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ 2 vần. - HS đọc cá nhân, cả lớp: em - tem - con tem, êm - đêm - sao đêm. - GV: Hôm nay chúng ta vừa học xong 2 vần gì? (HS: Vần em, êm) - GV ghi đề bài lên bảng. - GV: So sánh xem vần em với vần êm giống nhau ở điểm nào: - HS: Giống nhau: Cả 2 vần đều có âm m đứng sau. - GV: Khác nhau ở điểm nào? - HS: Khác nhau: Vần em có âm e đứng trớc. Vần êm có âm ê đứng trớc. - GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn. * Nghỉ giữa tiết: Trò chơi "Gieo hạt! nảy mầm" * Hớng dẫn viết - GV viết mẫu em, êm, con tem, sao đêm lên bảng. Vừa viết vừa hớng dẫn quy trình viết. - HS cầm phấn viết lên không trung. - HS viết vào bảng con: em, êm, con tem, sao đêm. - GV nhận xét, sửa cho HS. * Đọc từ ngữ ứng dụng - GV gắn các từ ứng dụng lên bảng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại. - GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm. - GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dới những tiếng chứa vần: em, êm. - HS gạch chân những tiếng: em, kem, đệm, mềm - GV: Hãy đọc và phân tích các tiếng đó. - GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu. + Trẻ em: Những em bé nói chung, trong đó có các bạn trong lớp chúng ta. + Que kem: Các em đã bao giờ ăn kem cha? Nó nh thế nào? . + Ghế đệm: Ghế có lót đệm, ngồi cho êm. + Mềm mại: Mềm, êm dịu gợi cảm giác khi sờ, ví dụ nh da trẻ con. - HS đọc từ ngữ ứng dụng(cá nhân, nhóm, cả lớp). GV nhận xét, chỉnh sửa. IV. Củng cố: Vậy bây giờ các em có thích chơi trò chơi không? Trò chơi có tên gọi là: "Hái quả về nhập kho"GV hớng dẫn cách chơi. V. Dặn dò: Về nhà đọc bài và tìm chữ có vần vừa học trong các sách, báo. Đọc trớc câu ứng dụng để tiết 2 chúng ta học. Xem trớc bài 64. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Hà 3 TÝch luü chuyªn m«n - NghiÖp vô ----------------------------------------------------------------- Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Ngäc Hµ 4 . Ngọc Hà 3 TÝch luü chuyªn m«n - NghiÖp vô -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- -  -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Ngäc Hµ 4 . tem, êm - êm - sao êm. - GV: Hôm nay chúng ta vừa học xong 2 vần gì? (HS: Vần em, êm) - GV ghi đề bài lên bảng. - GV: So sánh xem vần em với vần êm giống

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan