Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể của loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN MẬU TOÀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG
QUẦN THỂ CỦA CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG MACACA
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN MẬU TOÀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG
QUẦN THỂ CỦA CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG MACACA
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN
TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 60 62 02 11
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỒNG THANH HẢI
Trang 3i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học
Hà Nội, ngày……tháng….năm 2017
Người cam đoan
Nguyễn Mậu Toàn
Trang 4LỜI CẢM ÕN
Sau hơn hai năm học tập và rèn luyện khóa Cao học K23A1.2 chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng đã bước sang giai đoạn kết thúc Được sự nhất trí của nhà trường và Khoa Đào tạo Sau Đại học, tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn” Sau gần một năm thực hiện đề tài
đến nay đã hoàn thành
Nhân dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Đồng Thanh Hải người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc khoa Đào tạo Sau đại học; Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên và đồng nghiệp đã động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và chia sẻ với tôi một phần công việc trong những ngày thu thập số liệu ngoài hiện trường để thực hiện đề tài
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên nên việc quan sát, điều tra, thu thập số liệu là rất khó Hơn nữa
do điều kiện thời gian, tài liệu tham khảo và trang bị dụng cụ điều tra còn hạn chế Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được những góp ý, bổ sung của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin cam đoan những số liệu điều tra, hình ảnh và kết quả xử lí số liệu là trung thực, chính xác có trích dẫn rõ ràng
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, năm 2017
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Phân loại học linh trưởng và giống Macaca 3
1.2 Phân bố và tình trạng bảo tồn của các loài Khỉ (Macaca spp.) ở Việt Nam 4
1.2.1 Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) 4
1.2.2 Khỉ vàng (Macaca mulatta) 5
1.2.3 Khỉ mốc (Macaca assamensis) 6
1.2.4 Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) 7
1.2.5 Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) 8
1.2.6 Tình trạng bảo tồn các loài Linh trưởng ở Việt Nam 9
1.3 Tình hình nghiên cứu linh trưởng ở Khu BTTN Xuân Liên 11
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
2.3 Nội dung nghiên cứu 15
2.4 Phương pháp nghiên cứu 15
2.4.1 Phương pháp phỏng vấn 15
2.4.2 Phương pháp điều tra quần thể và phân bố loài 15
Trang 62.4.3 Phương pháp xác định các dạng sinh cảnh rừng tại Khu BTTN
Xuân Liên 18
2.4.4 Phương pháp xác định mối đe dọa đến bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca 18
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KBTTN XUÂN LIÊN 21
3.1 Điều kiện tự nhiên của Khu BTTN Xuân Liên 21
3.1.1 Vị trí địa lý 21
3.1.2 Đặc điểm địa hình 21
3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 22
3.1.4 Đa dạng về khu hệ thực vật rừng 23
3.1.5 Đa dạng khu hệ động vật 24
3.2 Điều kiện kinh tế -xã hội 24
3.2.1 Dân số 24
3.2.2 Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Hiện trạng các loài Khỉ thuộc giống Macaca tại Khu bảo tồn 28
4.1.1.Thành phần loài Khỉ thuộc giống Macaca 28
4.1.2 Kích thước quần thể của các loài Khỉ thuộc giống Macaca 29
4.2 Đặc điểm phân bố của các loài Khỉ thuộc giống Macaca theo các sinh cảnh rừng tại Khu BTTN Xuân Liên 37
4.2.1 Các dạng sinh cảnh rừng ở Khu BTTN Xuân Liên 37
4.2.2 Đặc điểm phân bố các loài Khỉ thuộc giống Macaca theo sinh cảnh rừng 47
4.3 Tầm quan trọng của KBTTN Xuân Liên đối với bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Việt Nam 56
Trang 7v
4.4 Mối đe dọa đối với các loài Khỉ thuộc giống Macaca 58
4.5 Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca 63
4.5.1 Bảo vệ, nâng cao chất lượng sinh cảnh 63
4.5.2 Tăng cường hoạt động thực thi pháp luật 64
4.5.3 Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 64
4.5.4 Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư 65
4.5.5 Tăng cường các hoạt động cứu hộ 65
4.5.6 Phát triển kinh tế xã hội 66
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 73
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới
KBTLSC Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 94.1 Kết quả ghi nhận các loài Khỉ trên tuyến điều tra ở Khu BTTN Xuân
4.2 Tổng hợp số lượng đàn Khỉ vàng quan sát ở Khu BTTN Xuân Liên 29
4.3 Bảng so sánh kích thước đàn với các công trình nghiên cứu về loài Khỉ
4.4 Tổng hợp số lượng đàn Khỉ mốc quan sát ở Khu BTTN Xuân Liên 31
4.5 Bảng so sánh kích thước đàn với các công trình nghiên cứu về loài Khỉ
4.6 Tổng hợp số lượng đàn Khỉ mặt đỏ quan sát ở Khu BTTN Xuân Liên 34
4.7 Bảng so sánh kích thước đàn với các công trình nghiên cứu về loài Khỉ
4.14 Tổng hợp các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng rừng giai
4.15 Kết quả ghi nhận tác động theo tuyến điều tra 62 4.16 Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau 63
Trang 102.1 Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Xuân Liên 14
2.3 Bản đồ tuyến điều tra các loài Khỉ (Macaca) theo sinh cảnh tại Khu
3.1 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng 22 3.2 Biểu đồ diễn biến lượng mưa trung bình tháng 23 4.1 Ghi nhận loài Khỉ vàng (Macaca mulatta) tại tiểu khu 489 31 4.2 Ghi nhận loài Khỉ mốc (Macaca assamensis) trên hiện trường 33 4.3 Ghi nhận loài Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) bằng bẫy ảnh 36 4.4 Bản đồ các dạng sinh cảnh rừng chính ở KBTTN Xuân Liên 39
4.5 Phân bố theo sinh cảnh của Khỉ vàng (Macaca mulatta) tại KBTTN
Trang 111
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học các loài Linh trưởng Ở Việt Nam đã ghi nhận 24 loài Linh trưởng (Roos, 2004)[27], là nước thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia) có số loài Linh trưởng cao nhất (Mittermeier et al., 2013 [20], Nadler et al., 2014 [21]) Bên cạnh sự đa dạng về thành phần loài, Việt Nam cũng là điểm nóng của thế giới về bảo tồn thú Linh trưởng Trong đó có 25 loài và phân loài Linh trưởng đã ghi nhận ở Việt Nam, có tới 24 loài có tên
trong Danh lục Đỏ IUCN và 5 loài (Voọc cát bà – Trachypithecus poliocephalus, Voọc mông trắng – Trachypithecus delacouri, Chà vá chân xám – Pygathix cinerea, Voọc mũi hếch – Rhinopithecus avunculus và Vượn cao vít –Nomascus nasutus) có tên trong Danh sách 25 loài Linh trưởng đang
bị đe dọa nhất trên thế giới giai đoạn 2012-2014 (Schwitzer et al., 2014 [29])
Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đặc biệt là các loài linh trưởng Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã xếp 16 loài linh trưởng (2 loài cu li, 4 loài vượn, 3 loài chà vá
và 7 loài voọc) ở mức bảo vệ cao nhất về mặt pháp luật (nhóm IB) và 5 loài
thuộc giống Macaca ở mức bảo vệ cấp 2 (nhóm IIB) Việt Nam đã xây dựng
được hệ thống 164 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 2,2 triệu ha rừng
là điều kiện rất cần thiết để bảo tồn tại chỗ các loài Khỉ thuộc giống Macaca của Việt Nam Tuy nhiên, công tác bảo tồn thú linh trưởng nói chung và các
loài khỉ thuộc giống Macaca nói riêng ở các khu rừng đặc dụng của Việt Nam
còn kém hiệu quả (Rawson et al., 2011 [24]) Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thiếu hụt các thông tin, tư liệu về hiện trạng quần thể và các yêu cầu sinh thái của các loài trong mỗi khu rừng đặc dụng Trong 2-3 thập kỷ gần đây, điều tra đánh giá hiện trạng quần thể và nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nhiều loài linh trưởng ở Việt Nam đã được chú ý
Trang 12nhiều, nhưng tập trung chủ yếu vào các loài Vượn (Hylobatidae), Voọc
(Colobinae), Cu li (Loricidae); riêng các loài Khỉ thuộc giống Macaca còn rất
ít được nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên có tổng diện tích quy hoạch 23.815,5 ha, trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.455,5 ha có ranh giới tiếp giáp với KBTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An (diện tích khoảng 90.000 ha) tạo thành khu vực rừng rộng lớn có tính đa dạng sinh học cao (Khu BTTN Xuân Liên, 2012)[6]
Tuy nhiên, ngoài thành phần loài và thông tin rất hạn chế về sự phân bố của chúng trong khu bảo tồn, chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống nhằm xác định kích thước quần thể, phân bố của chúng ở các dạng sinh cảnh rừng trong khu bảo tồn, để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các loài Khỉ
thuộc giống Macaca ở Khu BTTN Xuân Liên
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng quần thể, phân bố
và một số đặc điểm sinh thái của các loài làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững chúng ở Khu BTTN Xuân Liên nói riêng và ở Việt Nam nói chung
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học đầy
đủ và cập nhật nhất về hiện trạng các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu
BTTN Xuân Liên Bổ sung tư liệu về đặc điểm sinh thái góp phần nâng cao
hiểu biết về những đặc điểm của các loài Khỉ thuộc giống Macaca
Các kết quả khoa học của luận văn là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
và biện pháp quản lý nhằm bảo tồn, phát triển các loài Khỉ thuộc giống
Macaca quý hiếm ở Khu BTTN Xuân Liên nói riêng và ở Việt Nam nói
chung
Trang 133
CHÝÕNG 1 TỔNG QUAN VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Phân loại học linh trưởng và giống Macaca
Theo “Hệ thống phân loại học phân tử các loài linh trưởng Đông Dương” của (Roos et al., 2007 [28]) khu hệ thú linh trưởng Việt Nam gồm có
25 loài và phân loài thuộc 3 họ: Họ Culi (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae),
họ Vượn (Hylobatidae) Trong số đó, có 6 loài và phân loài là đặc hữu của
Việt Nam, đó là: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecusdelacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) (Brandon et al., 2004 [10]; Roos, 2004 [27]; Roos et
al., 2007 [28])
Ở Việt Nam, họ Cu li (Loridae) chỉ có 1 giống (Nycticebus) với hai loài
cu li là: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (N pygmaeus)
(Brandon et al., 2004 [10]; Roos, 2004 [27]; Roos et al., 2007 [28])
Họ Khỉ (Cercopithecidae), ở Việt Nam, có hai phân họ: Phân họ Khỉ
(Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae), với 4 giống: Macaca, Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus Trong đó, phân họ Khỉ (Cercopithecinae) chỉ có 1 giống (Macaca) gồm 6 loài và phân loài, đặc biệt phân loài Khỉ đuôi dài Côn Đảo (M fascicularis condorensis) là phân loài đặc
hữu của Việt Nam – hiện chỉ có phân bố ở một số đảo thuộc VQG Côn Đảo (Brandon et al., 2004 [10]) Phân họ Voọc (Colobinae) có 3 giống:
Trachypithecus (7 loài và phân loài), Pygathrix (3 loài và phân loài) và Rhinopithecus (1 loài) (Roos et al., 2007 [28])
Họ Vượn (Hylobatidae), ở Việt Nam, chỉ có 1 giống (Nomascus) với 5
loài và phân loài (Brandon et al., 2004 [10]; Roos, 2004 [27])
Trang 14Trên thế giới họ Khỉ, và họ phụ Voọc (Cercopithecidae) có 21 giống,
132 loài (Wilson et al., 2005 [32]), được chia thành 2 phân họ: Phân họ Khỉ hay Khỉ có túi má (Cercopithecinae) và phân họ Voọc hay Khỉ ăn lá (Colobinae) Đặc điểm nổi bật nhất để chia thành 2 phân họ là sự khác biệt đáng kể về đặc điểm hình thái thích nghi chiến lược dinh dưỡng của chúng (Lekagul et al., 1988 [16]) Các loài Khỉ thường có túi má để tạm thời cất dấu thức ăn khi đang kiếm ăn, sau đó tìm nơi yên tỉnh và an toàn để nhai tiếp và nuốt xuống dạ dày Trong khi đó, các loài Voọc không có túi má nhưng có dạ dày phức tạp chia 3-4 ngăn thích nghi với việc tiêu hóa chất xenlulô trong các
tế bào thực vật (Hutchins et al., 2004 [14])
Giống Macaca có 22 loài và phân bố rộng trên thế giới (Lekagul et al.,
1988 [16]) Ở Việt Nam, giống Macaca có 5 loài gồm: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) và Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) (Roos et al.,
2007 [28])
1.2 Phân bố và tình trạng bảo tồn của các loài Khỉ (Macaca spp.) ở Việt
Nam
1.2.1 Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
Phân bố từ biên giới phía Bắc xuống tới Kiên Giang (Đặng Ngọc Cần và
cs, 2008 [2]) Chúng sinh sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau: Từ rừng thường xanh nhiệt đới tới rừng nửa rụng lá, rừng rụng là và rừng trên núi đá vôi (Phạm Nhật, 2002 [8]) Khỉ mặt đỏ ăn tạp, nhưng tỷ lệ thức ăn thực vật cao hơn, đã ghi nhận được 169 loài thực vật là cây thức ăn của chúng và chúng cũng thường xuống kiếm ăn ở các nương rẫy gần rừng (Phạm Nhật, 2002 [8])
Khỉ mặt đỏ hoạt động ban ngày, chủ yếu trên mặt đất, tối ngủ trên cây Chúng thường hình thành đàn nhiều đực - nhiều cái tới 40 cá thể/bầy, nhưng thường chỉ 5-20 cá thể/bầy ở những nơi bị săn bắt nhiều (Phạm Nhật, 2002 [8])
Trang 155
Khỉ mặt đỏ được xếp ở mức đe dọa "VU - sẽ nguy cấp”trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB (hạn chế khai thác sử dụng cho mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và mức đe dọa "VU - sẽ nguy cấp”trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (Hình 1.1)
Khỉ vàng ăn tạp, như chủ yếu là thức ăn thực vật Thức ăn gồm lá, hạt, quả, chồi và côn trùng Đã ghi nhận được 234 loài thực vật là cây thức ăn của Khỉ vàng Khỉ vàng hoạt động ban ngày, cả trên cây và trên mặt đất Ở Việt
Trang 16Nam, các đàn Khỉ vàng giao động từ 5-25 cá thể, trung bình 11.8 cá thể, vùng hoạt động rộng 2.5 - 3.8 km2, sinh sản quanh năm (Phạm Nhật, 2002 [8])
Khỉ vàng đƣợc xếp bậc "LR - đe dọa thấp”trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Phụ lục IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và mức "LC- ít lo ngại”trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.2)
và rừng ở các thung lũng núi đá vôi (Phạm Nhật, 2002 [8]) không gặp chúng ở rừng thứ sinh (Nadler et al., 2014 [21])
Trang 177
Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, quả, măng và đôi khi côn trùng và thằn lằn (Phạm Nhật, 2002 [8]) Khỉ mốc là loài hoạt động ban ngày và đi bốn chân đặc trưng Chúng đi lại chủ yếu trên mặt đất nhưng kiếm ăn chủ yếu trên cây, sinh sản không theo mùa Chúng thường tạo thành đàn nhỏ dưới 20 cá thể Đặc điểm sinh thái của Khỉ mốc trong thiên nhiên còn rất ít được nghiên cứu
Khỉ mốc được xếp bậc "VU - sẽ nguy cấp”trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bậc "NT - gần bị đe dọa”trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.3)
Hình 1.3 Khỉ mốc (Macaca assamensis)
(Ảnh:Nguyễn Mậu Toàn)
1.2.4 Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina)
Khỉ đuôi lợn có phân bố từ Nghệ An xuống đến Đồng Nai (Đặng Ngọc Cần và cs, 2008 [2]) Chúng sống ở rừng nhiệt đới thường xanh, rừng nhiệt đới nửa rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm; cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh (Phạm Nhật, 2002 [8])
Thức ăn của Khỉ đuôi lợn là thực vật, chủ yếu là quả cây (Lê Hiền Hào,
1973 [4]) Chúng hoạt động ban ngày, chủ yếu trên mặt đất, đôi khi cũng leo
Trang 18lên tán cây Đàn thường có kích thước dưới 20 cá thể gồm nhiều đực - nhiều cái (Phạm Nhật, 2002 [8])
Khỉ đuôi lợn được xếp bậc "VU - sẽ nguy cấp" trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bậc "VU - sẽ nguy cấp" trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.4)
Hình 1.4 Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina)
(Ảnh: Nadler et al., 2014)[21]
1.2.5 Khỉ ðuôi dài (Macaca fascicularis)
Khỉ đuôi dài phân bố từ Thừa Thiên - Huế xuống đến Cà Mau (Đặng
Ngọc Cần và cs., 2008 [2]), chúng có chung vùng phân bố với Khỉ vàng (M mulatta) từ Thừa Thiên- Huế (vĩ tuyến 16o30'B) đến Lâm Đồng (12o
B) (Nadler
et al., 2014 [21]) Ở Việt Nam, Khỉ đuôi dài có 2 phân loài: phân loài (M fascicularis fascicularis) có phân bố rộng và phân loài Khỉ đuôi dài côn đảo (M fascicularis condorensis) chỉ phân bố ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và là đặc
hữu của Việt Nam
Khỉ đuôi dài sống ở rừng nhiệt đới đất thấp dưới 300 m so với mặt biển, chúng thích nghi tốt với rất nhiều dạng sinh cảnh khác nhau: Rừng ngập mặn,
Trang 199
rừng tràm, rừng thường xanh, rừng tre nứa, rừng khộp và cả ở các nương rẫy gần rừng (Nadler et al., 2014 [21]) Sinh cảnh chúng ưa thích nhất là các khu rừng gần nước như: rừng ven sông, suối, hồ nước ngọt, rừng ngập mặn (Phạm Nhật,
2002 [8]) Chúng chủ yếu sống ở bìa rừng, rất ít gặp chúng trong rừng sâu (Phạm Nhật, 2002 [8]) Thức ăn của Khỉ đuôi dài thay đổi theo dạng sinh cảnh chúng sống, ở các khu rừng khô ráo, chúng chủ yếu ăn lá cây, quả và các bộ phận khác của thực vật Tại các sinh cảnh gần nước, chúng ăn nhiều loài động vật không xương sống và có xương sống như sò, ngao, ốc nhồi, ốc vặn, các loài giáp sát (cua, tôm, ), một số loài ếch nhái, cá,
Khỉ đuôi dài được xếp bậc "LR - nguy cấp thấp" trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bậc "LC - ít lo ngại" trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.5)
\
Hình 1.5 Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis)
(Ảnh:Nadler et al., 2014)[21]
1.2.6 Tình trạng bảo tồn các loài Linh trýởng ở Việt Nam
Sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên đối với các loài linh trưởng ở Việt Nam vẫn đang ở mức nghiêm trọng, nếu như không có những hành động bảo tồn thiết thực để bảo vệ những loài linh trưởng nguy cấp này Hiện tại, trong
số 25 loài và phân loài linh trưởng ở Việt Nam, có đến 9 loài được xếp ở mức Nguy cấp (EN) và 7 loài được xếp ở mức Cực kỳ Nguy cấp (CR) trong Danh
Trang 20sách Đỏ (IUCN, 2016 [15]) Trong 20 loài được xếp trong (Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [1]), 21 loài có trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 16 loài có trong Nghị định NĐ/160/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Danh sách các loài linh trưởng của Việt Nam và tình trạng bảo
NĐ 160/2013/ NĐ-CP
Phân họ Voọc Colobinae
Trang 21NĐ 160/2013/ NĐ-CP
poliocephalus
Họ Vượn Hylobatidae
Chú thích:
- SĐVN – Sách đỏ Việt Nam (2007): CR – Cực kỳ Nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU – Sắp nguy
cấp; LR – Ítnguy cấp
- IUCN – 2015 The IUCN Red List of Threatened Species: CR – Cực kỳ nguy cấp; EN – Nguy cấp;
VU – Sắp nguy cấp; NT –Gần bị đe dọa; LR – Nguy cơ thấp
- NĐ 32 - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại, gồm nhữngloài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao vềkinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
cao Nhóm IIB: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loàiđộng vật
rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinhtế, số lượng quần thể
còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
- NĐ 160 - Nghị định số 160/2013/NĐ-CP: Phụ lục I: Kí hiệu (X) loài có tên trong danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1.3 Tình hình nghiên cứu linh trưởng ở Khu BTTN Xuân Liên
Năm 1999, Le Trong Trai et al., (1999)[17] sơ bộ thống kê được 38 loài
thú, trong đó, có 7 loài linh trưởng gồm: Vượn má trắng (Nomascus leucogenys), Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ (Nycticebus
Trang 22pygmaeus), Voọc xám (Trachypithecus crepusculus), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
Năm 2012, Nguyễn Đình Hải và cs (2013)[3] đã tiến hành điều tra và
đánh giá tình trạng quần thể Vượn má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu
bảo tồn và đã ghi nhận được 41 đàn với khoảng 127 cá thể
Năm 2012 - 2013, Đặng Huy Phương và cs (2013)[9] tiến hành điều tra
và đánh giá sự đa dạng về thành phần loài của khu hệ động, thực vậttại KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp bảo tồn có hiệu quả” đã
ghi nhận được 7 loài linh trưởng gồm: Vượn má trắng (Nomascus leucogenys),
Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Voọc xám (Trachypithecus crepusculus), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
Nhận xét: Các cuộc điều tra khảo sát về linh trưởng ở KBTTN Xuân
Liên đã xác định được sự hiện diện của 7 loài linh trưởng trong đó có 3 loài thuộc giống Macaca Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc phát hiện thành phần loài mà chưa có các nghiên cứu mang tính hệ thống về đánh giá hiện trạng quần thể, các đặc điểm sinh thái và điều kiện sinh cảnh của chúng
ở KBTTN Xuân Liên
Trang 2313
CHÝÕNG 2 MỤC TIÊU, ÐỐI TÝỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHÝÕNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển
bền vững các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh
Hoá
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định được hiện trạng quần thể và khu vực phân bố các loài Khỉ
thuộc giống Macaca ở Khu BTTN Xuân Liên
+ Xác định các đe dọa đối với các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu
BTTN Xuân Liên và đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài Khỉ thuộc giống Macaca có phân bố
tạiKhu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về hiện trạng quẩn thể, phân bố và
một số đặc điểm sinh thái của các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu BTTN
Xuân Liên
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên khu vực
23.815,5 ha rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên, thuộc huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hoá 11 thôn (bản) vùng đệm của khu bảo tồn (hình 2.1)
+ Thời gian nghiên cứu: Tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
Trang 24Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Xuân Liên
(Nguồn: Khu BTTN Xuân Liên, 2012 [6])
Trang 252.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra và đánh giá hiện trạng quần thể của các loài Khỉ thuộc giống
Macaca
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài Khỉ thuộc giống Macaca
- Xác định các mối đe dọa đến quần thể các loài Khỉ thuộc giống
Macaca ở Khu BTTN Xuân Liên
- Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn các loài Khỉ
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phýõng pháp phỏng vấn
Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin ban đầu về các
loài Khỉ giống Macaca trong vùng nghiên cứu: Thành phần loài, vùng phân
bố, sinh cảnh, thức ăn, sinh sản Tiến hành phỏng vấn người dân các thôn bản trong và gần Khu bảo tồn theo hình thức phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn được thực hiện theo nhóm hoặc đơn lẻ từng người tùy thuộc điều kiện cho phép Sử dụng ảnh màu của mỗi loài linh trưởng để hỗ trợ người dân khi xác định loài Các địa điểm ghi nhận linh trưởng do người dân cung cấp được xác định và đánh dấu trên bản đồ địa hình của Khu bảo tồn Xem xét kỹ lưỡng tất cả các mẫu vật, di vật các loài Khỉ lưu trữ trong nhà dân Các thông tin phỏng vấn được kiểm định qua nhiều người được phỏng vấn khác nhau
Phỏng vấn được tiến hành từ tháng 11-12/2016 tại 11 thôn bản giáp ranh Khu bảo tồn thuộc 5 xã vùng đệm Số lượng phỏng vấn từ 05-10 người/01 thôn Các thông tin phỏng vấn được ghi vào phiếu điều tra phỏng
vấn các loài Khỉ thuộc giống Macaca chuẩn bị sẵn, ghi chép tại mẫu phiếu
chuẩn bị sẵn (Chi tiết được trình bày tại Phụ lục 2)
2.4.2 Phýõng pháp ðiều tra quần thể và phân bố loài
+ Điều tra theo tuyến: Phương pháp điều tra theo tuyến được thực hiện
để quan sát trực tiếp các loài Khỉ hoặc gián tiếp thông qua các dấu vết hoạt động của chúng (lối đi, phân, vết ăn, tiếng kêu…) Thiết kế 20 tuyến điều tra có tổng
Trang 26chiều dài 88,24 km, các tuyến điều tra đi qua các dạng sinh cảnh rừng của khu vực nghiên cứu, mỗi tuyến khảo sát thường có chiều dài 3-6 km tùy thuộc vào điều kiện địa hình, mỗi tuyến cách nhau 500m (Chi tiết tại Phụ lục 1) Bản đồ sử dụng được xây dựng theo các dạng sinh cảnh của khu bảo tồn với tỷ lệ 1/25.000,
hệ tọa độ: UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS84) [EPSG: 32648] và máy định vị GPS cũng cài đặt hệ tọa độ UTM để xác định toạ độ các khu vực điều tra cũng như các điểm quan sát được động vật hoặc dấu vết của chúng (hình 2.3) Thời gian đi điều tra là 6:00 - 11:00 là thời gian là các loài linh trưởng ngày hoạt động mạnh nhất (Phạm Nhật, 2002)[8] Các thông tin cần thu thập trong mỗi lần phát hiện được đàn Khỉ nghiên cứu gồm: Tên loài, dạng thông tin phát hiện (nhìn thấy, tiếng kêu ), thời gian bắt đầu phát hiện, vị trí tọa độ trung tâm của đàn sau khi đàn đã di chuyển
+ Xác định hiện trạng quần thể
Trong quá trình điều tra trên tuyến, khi phát hiện Khỉ trên tuyến điều tra, sẽ tiến hành quan sát, tránh gây ra tiếng ồn hoặc làm ảnh hưởng đến chúng Việc quan sát trực tiếp các cá thể Khỉ được thực hiện bằng mắt thường, ống nhòm và kết hợp chụp ảnh tư liệu Ngoài ra nghiên cứu sử dụng công cụ thiết bị bẫy ảnh để phục vụ ghi nhận bổ sung các loài Khỉ: Tổng cộng
có 10 máy ảnh cảm ứng nhiệt (StealthCam) đã được sử dụng trong thời gian nghiên cứu (Hình 2.2)
Tiến hành đếm số lượng cá thể ghi
nhận tính tổng số các cá thể của đàn Khỉ
(bao gồm các cá thể nhìn thấy được cộng
với các cá thể không nhìn thấy chỉ ghi
nhận qua tiếng kêu hoặc tiếng động rung
cây) Đồng thời, kết hợp với các hình ảnh
minh họa để xác định loài nhất là phân
biệt giữa Khỉ vàng và Khỉ mốc Ghi bổ
sung thông tin về: Thời tiết, cấu trúc
rừng vào mẫu phiếu (phần phụ lục 3)
Hình 2.2 Trang thiết bị điều
tra các loài khỉ
Trang 2717
Hình 2.3 Bản đồ tuyến điều tra các loài Khỉ (Macaca) theo sinh cảnh tại Khu BTTN Xuân Liên
Trang 282.4.3 Phýõng pháp xác ðịnh các dạng sinh cảnh rừng tại Khu BTTN Xuân Liên
Để xác định và mô tả các đặc trưng lâm học các dạng sinh cảnh rừng ở Khu BTTN Xuân Liên, Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Trên cơ sở điều tra theo tuyến và phỏng vấn người dân địa phương Xác định các điểm phát hiện loài Khỉ trong khu bảo tồn, từ đó xây dựng bản
đồ phân bố của các loài Khỉ giống Macaca trong Khu BTTN Xuân Liên, tỷ lệ
Xuân Liên, 2012 [6]): Làm cơ sở phân tích và so sánh đặc điểm phân bố của
các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở khu bảo tồn
2.4.4 Phýõng pháp xác ðịnh mối ðe dọa ðến bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca
Thu thập dữ liệu từ các vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn rừng khu bảo tồn Xuân Liên trong thời gian 5 năm từ 2012-2016
từ hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Liên, làm cơ sở đánh giá các mối đe dọa
Quan sát trực tiếp trên 20 tuyến điều tra và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người đến các loài Khỉ Các thông tin thu thập được ghi vào mẫu phiếu ở (phần Phụ lục 4)
Đánh giá các mối đe dọa
Việc đánh giá mức độ các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh của các loài Khỉ tại khu vực nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của (Margoluis
và Salafsky, 2001)[18] trên cơ sở việc xếp hạng và cho điểm từ 1 đến n, sau
Trang 2919
đó sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của mối đe dọa theo 3 tiêu chí: Diện tích, cường độ và tính cấp thiết của mối đe dọa
- Diện tích vùng bị ảnh hưởng của mối đe dọa: Là tỉ lệ diện tích bị ảnh
hưởng bởi mối đe dọa tại khu vực nghiên cứu - ảnh hưởng đến toàn sinh cảnh hay chỉ ảnh hưởng giới hạn tới một vùng nhỏ Cho điểm n với những mối đe dọa có vùng ảnh hưởng rộng nhất, và giảm dần cho tới điểm 1 – tương ứng diện tích vùng bị ảnh hưởng bởi đe dọa là nhỏ nhất
- Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy hay tính chất
khốc liệt của mối đe dọa tới sinh cảnh Cường độ mạnh, yếu của mối đe dọa
sẽ tương ứng với sự phá huỷ hoàn toàn sinh cảnh hay chỉ là ảnh hưởng cục bộ tới một phần nhỏ nào đó Tương ứng với đó, tiến hành cho điểm từ cao xuống thấp tùy thuộc cường độ tác động
- Tính hiện trạng – tính cấp thiết của mối đe dọa: Được hiểu là tầm ảnh
hưởng của mối đe dọa theo thời gian, liệu mối đe dọa này chỉ ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại hay cả trong tương lai Tương tự như trên, ta cũng cho điểm
từ cao xuống thấp tương ứng với tính cấp thiết của từng mối đe dọa
Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa
TT Các mối đe dọa
Tiêu chí xếp hạng
hạng
Diện tích ảnh hưởng
Cường
độ ảnh hưởng
Tính cấp thiết
Trang 302.4.5 Phýõng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được lưu giữ toàn bộ bản gốc và sẽ xử lý thông qua các phần mềm thông dụng như Word để xây dựng Luận văn; Excel để thống kê hệ tọa đọ trong quá trình điều tra trên tuyến, Mapinfo để thiết kế bản đồ tuyến điều tra, sinh cảnh và phân bố; Photoshop online dùng để chỉnh sửa ảnh
a)Xác định tần suất bắt gặp của mỗi đàn Khỉ thuộc giống (Macaca spp.)
Xác định tần suất bắt gặp trực tiếp: Tần suất bắt gặp trực tiếp của đàn được là tỷ lệ của số lần bắt gặp/tổng số km điều tra đã thực hiện:
Số lần bắt gặp Tần suất bắt gặp = -(đàn/km)
Tổng số km điều tra
b) Phân tắch các dạng sinh cảnh rừng có phân bố các loài Khỉ
Việc phân tắch các dạng sinh cảnh nhằm xác định các chỉ tiêu/yếu tố sinh thái có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sống của loài linh trưởng nghiên nhằm xác định dạng sinh cảnh nào phù hợp hoặc không phù hợp cho mỗi loài linh trưởng nghiên cứu
c) Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong Khu bảo tồn tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chắ: Diện tắch ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tắnh cấp thiết của mối đe dọa
Trang 3121
CHÝÕNG 3 ÐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KBTTN XUÂN LIÊN 3.1 Điều kiện tự nhiên của Khu BTTN Xuân Liên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên nằm cách thành phố Thanh Hoá 65km về phía Tây Nam, phía Tây tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) và Khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Xam (Nước CHDCND Lào) đã tạo ra một tam giác khu hệ động thực vật phong phú, đa dạng
Toạ độ địa lý: 19051’52’’-19059’00’’ vĩ độ Bắc;
104057’00’’-105019’20’’ kinh độ Đông
+ Phía Bắc giáp được giới hạn bởi sông Khao;
+ Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An giới hạn bởi ngọn Bù ta leo;
+ Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và Phần còn lại của xã Bát Mọt;
+ Phía Đông được giới hạn bởi ngọn Bù Khang và đập Thuỷ điện Cửa Đạt Khu BTTN Xuân Liên được thành lập theo Quyết định số 1476/2000/QĐ-UB ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá
Quy mô diện tích quy hoạch Khu bảo tồn có tổng diện tích 23.815,5 ha (Trong đó Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.455,5 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 11.960,2 ha; Phân khu hành chính dịch vụ 1.399,8 ha) theo Quyết định số 2405/QĐ-UBND, ngày 12/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020
3.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của khu vực này đặc trưng bởi các dãy núi từ 800-1.600 m và
bị chia cắt bởi những thung lũng sâu và hẹp, các sườn dốc từ Tây sang Đông Địa hình phía Đông đặc trưng là vùng chân núi có độ dốc vừa phải, nhiều
Trang 32trong số hàng loạt các sông suối trong vùng này chảy tương đối phẳng lặng mang phù sa cho các nhánh của nó Sông Chu là con sông hình thành từ Lào, chảy qua Nghệ An trước khi chảy qua Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên (Le Trong Trai et
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 23 - 240C, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,5 - 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuống đến
50C Nhiệt độ trung bình tháng 7 là 27 - 280C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 400
C, (hình 3.1)
Hình 3.1 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Bái Thượng năm 2015, 2016)
o
c
Tháng
Trang 3323
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 04 khoảng 91%, tháng thấp nhất là tháng 11 và 12 từ 80-83% Mùa đông có sương muối từ 5 - 7 ngày
- Lượng mưa: Lượng mưa trong năm là 2000 - 2200 mm, phân bố mưa trong năm không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 60-80% tổng lượng mưa cả năm Các tháng có lượng mưa lớn nhất từ tháng 7 đến tháng 9 thường gây lũ lụt cục bộ Các tháng có lượng mưa thấp nhất từ tháng 12 cho tới tháng 2 năm sau, thường gây hạn hán (hình 3.2)
Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến lượng mưa trung bình tháng
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Bái Thượng năm 2015, 2016)
3.1.4 Đa dạng về khu hệ thực vật rừng
Kết quả ghi nhận và xác định được 1142 loài, 620 chi và 180 họ (Khu BTTN Xuân Liên (2013)[7] Trong đó, ngành Mộc lan là đa dạng nhất chiếm 87,3% tổng số loài của khu vực nghiên cứu Đã xác định được 45 loài thực vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó 35 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam,
Tháng
Trang 342007; 10 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN, 2012; 8 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP
Bảng 3.1 Cấu trúc khu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên
họ
Số chi
Số loài
Tỷ lệ (%)
Hệ động vật đã ghi nhận tổng số 1.631 loài động vật hoang dã thuộc
209 họ, 38 bộ, 4 lớp, trong đó bao gồm 80 loài thú (26 họ, 9 bộ); 192 loài chim (41 họ, 15 bộ); 41 loài bò sát (11 họ, 2 bộ); 36 loài lưỡng cư (7 họ, 2 bộ); Côn trùng 1282 loài (124 họ, 10 bộ)
Đã xác định có 64 loài động vật quý hiếm bao gồm: 27 loài thú, 10 loài chim, 15 loài bò sát, 6 lưỡng cư, 6 loài côn trùng Trong đó có 29 loài ở mức
đe doạ toàn cầu được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN, 2012 (gồm 16 loài thú, 2 loài chim, 7 loài bò sát, 4 loài lưỡng cư); 50 loài ở mức đe doạ của Việt Nam được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (gồm 23 loài thú, 5 loài chim, 13 loài
bò sát, 3 loài lưỡng cư, 6 loài côn trùng) và 44 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (gồm 24 loài thú, 9 loài chim, 11 loài bò sát)
Hệ Thuỷ sinh vật và Cá đã ghi nhận 69 loài cá thuộc 17 họ, 6 bộ; 37 loài thực vật nổi thuộc 4 ngành; 24 loài động vật nổi thuộc 4 ngành;22 loài động vật đáy Đã xác định được 4 loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007)
3.2 Điều kiện kinh tế -xã hội
3.2.1 Dân số
Có thể coi khu vực Xuân Liên là khu vực đa văn hóa và dân tộc Vùng đệm Khu bảo tồn được quy hoạch gồm 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân
Trang 35Bảng 3.2 Tổng hợp số liệu điều tra hiện trạng dân số
Đơn vị tính: Người
Tổng dân
số
Số người trong độ tuổi lao động
Tổng dân
số
Số người trong độ tuổi lao động
xã Yên Nhân, một xã có diện tích lớn nhất thuộc KBT, có tỷ lệ nghèo lên tới 63,37%
Trang 36Tỉ lệ nghèo đói cao thường đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp và trình độ dân trí và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề xã hội và quản lý tài nguyên ở địa phương Khi các hộ còn nghèo thì sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên
sẽ cao làm cho việc quản lý và bảo tồn ở khu vực gặp nhiều trở ngại
3.2.2. Cõ sở hạ tầng, vãn hóa xã hội
a Cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Hệ thống trục giao thông chính ở xã vùng đệm Khu bảo tồn có: Tỉnh lộ 507 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Lương Sơn, Yên Nhân, Bát Mọt với chiều dài 70 km, trong đó: Kết cấu đường nhựa từ thị trấn Thường Xuân đi qua trung tâm xã Yên Nhân dài 52 km; kết cấu đường đất, đá cấp phối từ Yên Nhân đi cửa khẩu Bản Khẹo, Bát Mọt dài 18 km; tỉnh lộ mới
519 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Xuân Cẩm, Vạn Xuân dài 29 km kết cấu đường nhựa; tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ huyện Lang Chánh đi qua xã Yên Nhân đi Nghệ An, với chiều dài 26 km (trong đó đi trong khu bảo tồn là
15 km) kết cấu đường nhựa
* Hệ thống cấp điện: Hệ thống 18 trạm biến áp; hơn 73,5 km đường dây
hạ thế; 19,6 km đường dây cao thế được lắp đặt, đi qua địa bàn các thôn, đem nguồn điện sáng đến các hộ gia đình của 05 xã vùng đệm
* Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của các xã vùng đệm Khu bảo tồn: Hiện trạngcó 06 trạm bưu điện (trong đó 05 trạm bưu điện nằm
ở trung tâm các xã, 01 trạm bưu điện Cửa đạt), hệ thống cột thu phát sóng viễn thông đã lắp đặt 12 cột (của 02 nhà mạng Vinaphone và Viettel), được đặt tại một
số thôn vùng đệm Khu bảo tồn
* Công tác giáo dục: Khu vực có 01 trường dạy nghề; 05 trường trung
học cơ sở (cấp 2), 11 trường tiểu học (cấp 1), 24 trường mầm non Tổng số học sinh là 5.386 em trong đó có 1.548 em mầm non, 2.209 em tiểu học và 1.629 em trung học cơ sở Phần lớn đồng bào trong vùng đều biết đọc biết
Trang 37là cơ sở và là các điểm chăm sóc sức khỏe tại chỗ kịp thời cho khách du lịch sinh thái đến với khu bảo tồn
b Văn hoá- Xã hội
Những điểm di tích lịch sử và văn hóa tâm linh trong khu vực có sức thu hút khách đến thăm quan du lịch gồm: Di tích tín ngưỡng Bà chúa thượng ngàn và Danh nhân Cầm Bá Thước; các lễ hội truyền thống và văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số (người Thái, người Mường)
Trang 38CHÝÕNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng các loài Khỉ thuộc giống Macaca tại Khu bảo tồn
4.1.1.Thành phần loài Khỉ thuộc giống Macaca
Kết quả điều tra đã ghi nhận có 03 loài Khỉ thuộc giống Macaca phân bố
ở Khu BTTN Xuân Liên gồm: Loài Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), thông tin ghi nhận đƣợc
Khỉ vàng Tên tuyến
Khỉ mặt
đỏ
Khỉ mốc
Khỉ vàng
Từ kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ bắt gặp loài cao nhất là loài Khỉ mặt
đỏ ghi nhận 16/20 tuyến điều tra chiếm 80%, loài bắt gặp thấp nhất là Khỉ mốc 09/20 tuyến chiếm 45% Tỷ lệ bắt gặp Khỉ mặt đỏ cao chủ yếu do tiếng ồn của các cá thể trong đàn gây ra khi ăn, di chuyển và những dấu vết kiếm ăn của chúng để lại trên tuyến điều tra nhƣ măng, quả, chuối non, nơi nghỉ và phân
Trang 394.1.2 Kích thýớc quần thể của các loài Khỉ thuộc giống Macaca
4.1.2.1 Khỉ vàng (Macaca mulatta)
Kết quả điều tra đã xác định hiện trạng Khỉ vàng đang sinh sống ở Khu BTTN Xuân Liên có khoảng 09 đàn, với số lƣợng cá thể từ 69-138 cá thể; trung bình đàn có từ 10-16 cá thể, (Chi tiết tại bảng 4.2 và Phụ lục 5)
Bảng 4.2 Tổng hợp số lượng đàn Khỉ vàng quan sát ở Khu BTTN Xuân
Liên
số Sinh cảnh
Tiểu khu
Ghi nhận (lần)
Quan sát (cá thể) Tỷ lệ bắt
gặp (Đàn/km)
Trang 40Từ Bảng 4.2 cho thấy, đã quan sát 39 lần các cá thể trong các đàn Khỉ vàng của 10/20 tuyến điều tra Tần suất bắt gặp trung bình đàn Khỉ vàng là 0,12 đàn/km của 10 tuyến khảo sát, cho thấy tần suất bắt gặp Khỉ vàng trong Khu BTTN Xuân Liên dễ bắt gặp hơn so với Khỉ mốc là 0,08 đàn/km Đồng thời
đã quan sát được một hang đá nơi ngủ của Khỉ vàng tại khu vực đỉnh dông Phà phấng, thuộc thôn Phống, xã Bát Mọt (tiểu khu 485), phát hiện nhiều dấu
vế phân và thức ăn của chúng trong khu vực quan sát
Bảng 4 3 Bảng so sánh kích thước đàn với các công trình nghiên cứu về
loài Khỉ vàng STT Kích thước đàn (cá thể) Nguồn tham khảo
có số lượng cá thể ít nhất từ 8-12 cá thể (Đàn 1) Số lượng quan sát các cá thể còn thấp so với các nghiên cứu trước đây, trong các lần quan sát đàn chưa ghi nhận được hết các cá thể trong 1 lần quan sát tại thực địa
Ghi nhận thông tin điều tra từ người dân, loài này có tên địa phương là