1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GEISHA MỘT NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO CỦA NHẬT BẢN

19 548 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 7 MB

Nội dung

Từ sau thập niên 70 thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và nền văn hóa mới của Nhật Bản thì nghề Geisha đã dần dần suy tàn. Nếu đầu thế kỉ XX nước này có hơn 80 ngàn Geisha thì tới nay chỉ còn vài trăm và chỉ tập trung ở những đô thị lớn. Cựu đô thị Kyoto lưu giữ được truyền thống rõ nét nhất: nới đây có 2 trong số các khi phố Geisha lâu đời và danh tiếng nhất là Gion và Pontocho. Dù thế nào đi nữa, văn hoá Geisha vẫn có ảnh hưởng sâu sắc tới nước Nhật. Chuẩn mực hành vi được gọi là Geisha đạo (đạo như trong Võ sĩ đạo) đã trở thành một thứ khuôn mẫu lối sống và xã giao của phụ nữ Nhật hiện đại. Xét trên ý nghĩa đó, Geisha là vật truyền tải văn hoá truyền thống Nhật Bản; văn hoá Geisha đã bén rễ sâu sắc trong nền văn hoá đất nước này chứ không hề tàn lụi.

Trang 2

GEISHA - MỘT NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỘC

ĐÁO CỦA NHẬT BẢN

THÀNH VIÊN:

Trang 3

Geisha ( 藝 [ 藝 ] 藝 ) - Nghệ giả, nghĩa đen là "con người của nghệ thuật") là một loại nghệ

sĩ giải trí cấp cao, giúp vui bằng các tiết mục biểu diễn tài nghệ trong các buổi tiệc của nam giới, chứ không bán dâm Geisha chính là những người làm một thứ nghề độc đáo – nghề làm vui lòng khách nam bằng các hình thức nghệ thuật lành mạnh, cao cấp, hoàn toàn không dung tục, rẻ tiền.

Trang 6

 Từ năm 1185 – 1867 (thời kì Mạc Phủ) Geisha ban đầu chỉ là những người phụ nữ ca múa hát rong ngoài đường Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII Geisha được xem như 1 nghề nghiệp chính thức được nhà nước cho phép, với mục đích phục vụ văn nghệ cao cấp Vẫn có nhiều nguồn tin cho rằng, Geisha là một loại hình buôn bán dam được hợp thức hóa Điều này đã gây méo mó

đi giá trị nguyên bản của một Geisha, bởi ý nghĩa Geisha tức là Nghệ giả,

họ chỉ phục vụ mãi nghệ chứ không phục vụ mại dâm

 Văn hoá Bushido một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa tới sự

ra đời văn hoá Geisha Là tầng lớp quý tộc Nhật, các samurai sống rất có văn hoá, lấy thi ca, nhã nhạc, thư pháp làm trò giải trí Họ ưa được hưởng

sự phục vụ từ phía nữ giới dưới hình thức văn hoá lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ, chứ không phải hình thức phục vụ tình dục Nhu cầu giải trí tao nhã ấy dẫn tới sự ra đời của Geisha, chứ hoàn toàn không phải để thỏa mãn ham muốn tình dục.[

NGUỒN GỐC CỦA GEISHA

Trang 7

• Một cô gái muốn trở thành một geisha thì bước đầu tiên phải được gia nhập “Okiya” – Nơi đào tạo các

geisha do một phụ nữ cai quản – được gọi là “okami” hay “okasan”

• Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko)

TRỞ THÀNH MỘT GEISHA

Trang 8

• Geisha học nghệ thuật tại “kaburenjo” – trường học dành riêng cho việc đào tạo geisha Trong quá trình học tại đây, Geisha sẽ được đào tạo cách chơi “shamisen” – một loại nhạc cụ có 3 dây thường được dùng trong các buổi biểu diễn và các loại nhạc cụ khác như đàn koto, sáo, trống nhỏ, shimedaiko, fue Ngoài ra, họ được dạy cách pha trà đạo, cách cắm hoa, thư pháp để có thể trở thành người phụ nữ toàn diện Bên cạnh nghệ thuật, Geisha còn được dạy cách nói năng, phát âm, các giọng nói địa phương, cách đi lại khi mặc kimono Khi gặp khách thì phải chào ai trước tiên, ăn nói xưng hô với từng người như thế nào Làm sao để khích lệ những người đàn ông nhút nhát, thuyết phục những người nóng giận hay ca ngợi những người ngạo mạn

TRỞ THÀNH MỘT GEISHA

• Buổi lễ đánh dấu sự chuyển đổi từ geisha tập sự được gọi là eriage, có nghĩa là "thay đổi của cổ áo." Tại thời điểm này, cổ áo thực tập màu đỏ sẽ được thay bằng khuôn mẫu cổ áo màu trắng - biểu tượng của geisha Bây giờ các geisha chính thức bước chân vào con đường  phục vụ nghệ thuật

Trang 9

• Những bé gái với mong ước trở thành Geisha thực thụ đều phải học những quy định luyện hà khắc: Không được ăn những thứ quà vặt mua trên đường, bởi vì điều này được quy kết là đồng nghĩa với tính tuỳ tiện và luộm thuộm; Phải giữ mái tóc theo đúng kiểu truyền thống đơn giản của một Geisha, những thứ gì quá bắt mắt hoặc khác người đều được xem là biểu hiện của một cô gái xấu;

• Không được dậy muộn hơn 10 giờ sáng; Sau khi thức dậy phải tắm rửa và giặt quần áo, đánh răng kỹ càng

và đi cầu nguyện đấng thuỷ tổ

•  Các geisha chuyên nghiệp phải luôn tiếp đãi khách với nụ cười hoàn hảo nhất, nhưng nhớ cẩn thận tránh để

lộ quá nhiều hàm răng

•  Mỗi tuần chỉ có 1 ngày các Geisha và Maiko được nghỉ ngơi, họ được phép ăn vận bình thường và trang điểm bình thường Tuy vậy họ vẫn có 1 người đi theo giám sát phòng trừ việc bị hại bất ngờ và mất đi sự trinh trắng

Những quy định dành cho Geisha

Trang 10

 Trang điểm

Đặc trưng trong cách trang điểm của các geisha mà người ta dễ nhận thấy là bộ mặt dày lớp phấn trắng Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự (maiko) bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu đỏ

và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày Khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong cách dịu hơn, cho thấy nét đẹp tự nhiên hơn Tuy nhiên, trong một vài buổi tiệc trang trọng (như khi biểu diễn múa) các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày

NGOẠI HÌNH

Trang 11

TRANG PHỤC

 Geisha thường xuyên mặc kimono cổ chữ V Với Geisha

bộ kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng (obi) rất to

Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn

 Màu sắc, hoa văn và kiểu kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm và sự kiện mà geisha tham dự Vào mùa đông, bên ngoài áo kimono, geisha có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay Áo kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không trần được mặc vào mùa hè Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải

 Khi ra ngoài, geisha đi dép có đế phẳng zori, còn khi ở nhà chỉ đi tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng) Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là geta Maiko thường đi đôi guốc gỗ được sơn màu đen, gọi là okobo

NGOẠI HÌNH

Trang 12

SỰ KHÁC NHAU VỀ NGOẠI HÌNH GIỮA GEISHA VÀ MAIKO

Trang 13

KIỂU TÓC

 Kiểu tóc của các Geisha được thay đổi nhiều qua các thời kì lịch sử.trong quá khứ có thời kì phụ nữ thường để xõa tóc, có thời kì họ lại vấn tóc lên Trong thế kỉ XVII, những người phụ nữ bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống Shimada – một dạng kiểu tóc Chignon mà đa số Geisha thực thụ sử dụng

 Có 4 loại kiểu tóc Shimada chính:

NGOẠI HÌNH

Trang 14

1 Kiểu Taka shimada: thường có búi tóc cao, được những cô gái trẻ, chưa chồng sử dụng.

Trang 15

2 Kiểu Tsubushi shimada: có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng.

Trang 16

3 Kiểu Uiwata shimada: kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu.

Trang 17

4 Kiểu Ofuku shimada: tóc được chia nhiều múi tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng.

Trang 18

Văn hóa Geisha sống mãi với đất nước Nhật:

Từ sau thập niên 70 thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và nền văn hóa mới của Nhật Bản thì nghề Geisha đã dần dần suy tàn Nếu đầu thế kỉ XX nước này có hơn 80 ngàn Geisha thì tới nay chỉ còn vài trăm và chỉ tập trung ở những đô thị lớn Cựu đô thị Kyoto lưu giữ được truyền thống

rõ nét nhất: nới đây có 2 trong số các khi phố Geisha lâu đời và danh tiếng nhất là Gion và Pontocho

Dù thế nào đi nữa, văn hoá Geisha vẫn có ảnh hưởng sâu sắc tới nước Nhật Chuẩn mực hành vi được gọi

là Geisha đạo (đạo như trong Võ sĩ đạo) đã trở thành một thứ khuôn mẫu lối sống và xã giao của phụ nữ Nhật hiện đại Xét trên ý nghĩa đó, Geisha là vật truyền tải văn hoá truyền thống Nhật Bản; văn hoá

Geisha đã bén rễ sâu sắc trong nền văn hoá đất nước này chứ không hề tàn lụi

Ngày đăng: 19/05/2018, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w