1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

177 206 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 765,09 KB

Nội dung

3.3Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào tầm nhìn đến năm 2025...1243.3.1 Xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng xuất kh

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học kinh tế quốc dân

- -MAI YAYONGYIA

CHíNH SáCH NHà NƯớC Hỗ TRợ

XUấT KHẩU HàNG HOá CủA NƯớC CộNG HOà D

ÂN CHủ NHÂN DÂN LàO

Hà nội - 2016

Trang 2

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học kinh tế quốc dân

- -MAI YAYONGYIA

CHíNH SáCH NHà NƯớC Hỗ TRợ

XUấT KHẩU HàNG HOá CủA NƯớC CộNG HOà D

Hà nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tríchdẫn nêu trong luận án hoàn toàn trung thực Các kết quả nghiên cứu của luận án chưatừng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC L

Ờ I CAM Đ OAN i

DANH M Ụ C CH Ữ VI Ế T T Ắ T v

DANH M Ụ C B Ả NG, BI Ể U ĐỒ viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA 10

1.1 N h ữ ng v ấ n đề c ơ b ả n v ề chính sách Nhà n ướ c h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa c ủ a các qu ố c gia 10

1.1.1 K hái ni ệ m, c ă nc ứ hình thành chính sách và s ự c ầ n thi ế t khách quanc ủ a chính sách

Nhà n ướ c h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa c ủ a các qu ố c gia 10

1.1.2 C ơ

s ở l ự a ch ọ n chính sách 20

1.1.3 Vai

trò c ủ a chính sách nhà n ướ c h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa 25

1.2 Các chính sách nhà n ướ c h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa c ủ a các qu ố c gia 28

1.2.1 Chín h sách tín d ụ ng h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa 28

1.2.2 Chín h sách thu ế h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa 31

1.2.3 Chính sách phát triển thị trường, xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩuhànghóa32 1.2.4Chính sách thương nhân hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa 34

1.2.5 Chín h sách đầ u t ư h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa 36

1.2.6 Chín h sách ru ộ ng đấ t h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa 37

1.2.7 Chín h sách m ặ t hàng h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa 38

1.3 C ác nhân t ố ả nh h ưở ng đế n chính sách nhà n ướ c h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa c ủ a

các qu ố cgia 40

1.3.1Nhân t ố v ề chính tr ị 40

1.3.2Nhân t ố v ề kinh t ế 41

1.3.3Nhân t ố v ề xã h ộ i 42

1.3.4Nhân t ố b ố i c ả nh kinh t ế qu ố c t ế và th ị tr ườ ng xu ấ t kh ẩ u 43

1.4 K inh nghi ệ m qu ố c t ế v ề chính sách nhà n ướ c h ỗ tr ợ xu ấ t kh ẩ u hàng hóa c ủ a m ộ t

s ố qu ố c gia và bài h ọ c kinh nghi ệ m cho CHDCND Lào 44

Trang 5

ii1.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

44 1.4.2Kinh nghiệm của Việt Nam 461.4.3 Kinh nghi ệ m c ủ a Trung Qu ố c 49

1.4.4 Kinh nghi ệ m c ủ a Nh ậ t B ả n và Hàn Qu ố c 52

1.4.5 Bài

h ọ c rút ra cho n ướ c CHDCND Lào 53K

Ế T LU Ậ N CH ƯƠ NG 1 56

Trang 6

CHƯƠNG2:THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨUHÀNG HÓA CỦA NƯỚC CHDCNDLÀO 57 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào 57

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của nước CHDCND Lào57

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào58

2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 60

2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 602.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực64

2.2.3 Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào69

2.3 Phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 75

2.3.1 Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào 752.3.2 Chính sách thuế hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào79

2.3.3Chính sách phát triển thị trường, xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 822.3.4 Chính sách thương nhân hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào

90 2.3.5Chính sách đầu tư hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 932.3.6 Chính sách ruộng đất hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào95

2.3.7 Chính sách mặt hàng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 97

2.4Phân tích kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 100

2.4.1 Kích thước mẫu điều tra101

2.4.2Phân tích thống kê mô tả 101

2.5 Những kết luận đánh giá qua phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 103

2.5.1Kết quả đạt được của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào 1032.5.2 Những hạn chế của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào 1062.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 113

CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCHNHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC

Trang 7

CHDCND LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THANH VIÊNCỦATỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 114 3.1Những quy định của WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và những cam kết của CHDCND Lào với WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa 114

Trang 8

3.3Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào tầm nhìn đến năm 2025 124

3.3.1 Xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng xuất khẩu phù hợp124

3.3.2 Hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phù hợp với những camkết của WTO 1263.3.3Xây dựng chương trình nhận dạng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu của Làotrên thị trường thế giới thông quaxúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa 1273.3.4Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa và xây dựngchính sách bán hàng 1313.3.5 Hoàn thiện chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa phù hợp với điều kiện hộinhập và cam kết của WTO 1343.3.6Xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xác định đúng đắn các mặthàng xuất khẩu chiến lược qua từng thời kỳ 136

3.4Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 140

3.4.1 Một số điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợxuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 1403.4.2 Một số khuyến nghị với các doanh nghiệp144

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 148 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade AreaAPEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –

Thái Bình DươngCEPT Biểu thuế quan ưu đãi hiệu lực

chung

Asia-Pacific EconomicCooperation

Common Effectivepreferential Taxes

CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lao PDR

CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Socialist Republics

CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Industrialization –

ModernizationCSTMQT Chính sách thương mại quốc tế International Trade PolicyĐNDCM Lào Đảng Nhân dân cách mạng Lào Lao Peoples’ Revolutionary

PartyEHP Chương trình thu hoạch sớm Early Harvest Program

EIF Dự án hội nhập quốc tế về thương

mại giai đoạn cải thiện TheFrameworkEnhance Integrated

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct InvestmentFOB Hình thức bán giao hàng Free On Board

GATT Hiệp định chung về thuế quan và

ProjectGTAP Dự án phân tích thương mại toàn cầu Global Trade Analysis

Project

IF Dự án hội nhập quốc tế về thương

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Money Fund

Trang 10

ISO Hiệp hội Tiêu chuẩn quốc tế International Standard

OrganizationITC Trung tâm thương mại quốc tế International trade CenterKH&CN Khoa học công nghệ Science and Technology

KT - XH Kinh tế - Xã hội Socio – Economics

L/C Thanh toán tín dụng thư Letter of Credit

LDC Quốc gia kém phát triển Low development country MFN Quy chế tối huệ quốc Most Favored Nation

MUTRAP Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Multilateral Trade Assistance

ProjectNAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ North American Free Trade

AgreementNTR Quy chế thương mại bình thường Normal Trade Relations ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Development

AssistanceRCA Lợi thế so sánh hiện hữu Revealed Comparative

AdvantageSCM Supply Chain Management Trợ cấp và các biện pháp đối

khángTBT Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong

United Nations Conference

on Trade and Development

VAT Thuế giá trị gia tăng Value added tax

WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG LÀO DỊCH SANG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG

ANH

-¦-¯ -¯ 쾸 Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lao People’s Democratic

Republic

-ê-¹ì Ngân hàng nhà nước Lào Bank of Lao

º-£ Bộ Công thương Ministry of Commerce and

Industry

£-²ß Thương mại trong nước Domestic Trade

Trang 12

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu và tốc độ tănggiai đoạn 2001-2014 củanước CHDCND Lào 61Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu một số hàng hóa chủ lực của Làogiai đoạn từ 2002 đến2014 64Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước CHDCND Lào giai đoạn 2005 - 201471

Biểu đồ 2.l: Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm 66Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê của CHDCND Làogiai đoạn 2006-2014 67Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Lúa gạo của CHDCND Làogiai đoạn 2006-2014 69

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài luận án

Quá trình quốc tế hóa tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngàycàng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới: trong sản xuất, thươngmại, đầu tư, tài chính, các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa Thông qua các hoạt động trên các nước xích lại với nhau hơn, gắn bó với nhau nhiềuhơn.Chính điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất,trong đó mỗi quốc gia là bộ phận không tách rời và tùy thuộc vào nhau.Sự biến độngxảy ra ở bất kỳ nước nào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự tác động tới các quốc gia khác trênthế giới Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu tất yếu là mỗi quốc gia cần phải mở cửa rathị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triểnkinh tế đối ngoại để có được một khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển

Từ một nền kinh tế “tự cung, tự cấp”, đến nay nền kinh tế CHDCND Lào đã cónhững bước phát triển vượt bậc, trong năm năm trở lại đây, Lào là một trong số ít cácquốc gia liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao(hơn 7% một năm) Trong năm

2013 với tốc độ phát triển kinh tế đạt được 7,9%/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm3,6%, công nghiệp 13,7%, dịch vụ 7,8% Bên cạnh đó tổng sản phẩm quốc nội đầungười năm 2013 – 2014 đạt 1.628 USD/năm, cơ cấu kinh tế có sự phát triển vượt bậc,trong năm 2014 ngành nông – lâm chiếm 23,5% của GDP, ngành công nghiệp chiếm33,2% của GDP, ngành dịch vụ chiếm 37,4% của GDP, và kim ngạch xuất khẩu năm

2014 đạt3.433.709.669 USD và năm 2015 là 3.426.070.504 USD Cơ cấu hàng hóaxuất khẩu cũng đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó các mặt hàng xuất khẩu truyềnthống trước kia như lương thực, thực phẩm thô chưa qua chế biến, đồ hút, đồ uống,nguyên liệu thô và khoáng sản có sức cạnh tranh kém và ngày càng mất giá nay đãgiảm dần tỷ trọng, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, có hàmlượng khoa học công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ Trong đó các mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực là Cà phê, hàng nông sản, điện, khoáng sản, sản phẩm gỗ, dệt may vàmặt hàng khác

Để hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có thể phát huy hếtnội lực thì các công cụ chính sách của nhà nước là vô cùng cần thiết và đặc biệt là cácchính sách hỗ trợ xuất khẩu, có thể thấy rằng mục tiêu các chính sách hỗ trợ và địnhhướng phát triển của nước CHDCND Lào ngày càng dần được hoàn thiện phù hợp với

Trang 14

sự phát triển của đất nước và với thông lệ quốc tế Hiện nay, nhiều chính sách đưa ra

từ khi đất nước đi vào đổi mới đã bộc lộ nhiều hạn chế chưa thực sự phù hợp với sựphát triển không ngừng của thế giới, và các chính sách đòi hỏi phải cần được bổ sung

và điều chỉnh để thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới Trong khi kinh tếtrong nước và thế giới luôn luôn biến động không ngừng, thì không thể duy trì mãimột chính sách, mỗi thời kì hay giai đoạn nhất định thì đất nước lại theo đuổi nhữngmục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu yêu cầu có những chính sách phù hợp hơn Đặc biệttrong bối cảnh CHDCND Lào đã trở thành thành viên của WTO; nhận thức được vấn

đề này, CHDCND Lào đã hình thành một hệ thống chính sách và chương trình hỗ trợxuất khẩu hàng hóa phù hợp với hoàn cảnh đất nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu củadoanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, hiệu quảcao là công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự nỗ lực của nhiềungành, nhiều cấp, nhiều tổ chức và nhiều người cùng tham gia với sự quan tâm hỗ trợđặc biệt của Nhà nước Những khía cạnh này có ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh

tế và xã hội, có ý nghĩa lớn với các hoạt động thực tiễn Vì vậy, việc tiếp tục hoànthiện chính sách nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND Lào làmột vấn đề cấp bách hiện nay

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay, hoạt động xuấtkhẩu đã và đang là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia,

từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩutrở thành mục tiêu sống còn của tất cả các quốc gia Tuy nhiên, để đạt được mục tiêunày, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu là nhu cầutất yếu Nếu không có sự hỗ trợ, định hướng và khuyến khích của nhà nước thì cácdoanh nghiệp, đặc biệt của các nước đang phát triển khó có thể thành công trên thịtrường thế giới Nhưng chính sách hỗ trợ xuất khẩu của các quốc gia, một mặt vừaphải đáp ứng mục tiêu quốc gia trong việc định hướng thị trường và mặt hàng, vừakhông được trái với các cam kết và thông lệ quốc tế Đối với nước CHDCND Lào, làmột nước đi sau mới gia nhập WTO, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng lại có nhiềuhạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu củachính phủ Lào càng trở nên khó khăn Do đó, đề tài nghiên cứu luận án có ý nghĩa

cấp bách vả về lý luận và thực tiễn Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào” làm nghiên cứucho

luận án tiến sỹ của mình

Trang 15

2 Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài

2.1 Các công trình trên thế giới

Phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa và những chính sách của nhà nước hỗtrợ xuất khẩu hàng hóa đã được nhiều công trình trong nước và trên thế giới nghiên cứuliên quan đề cập tới các mức độ và nội dung khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn

“The key issues of the improvement of export promotion policy at the and micro levels “ của tác giả Karen Grigoryan (năm 2008 Armenian State University

macro-of Economics, Yerevan, Armenia) Đề tài nghiên cứu chính sách hỗ trợ xúc tiến hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa ở cấp vĩ mô và vi mô Những vấn đề còn tồn tại trong hoạtđộng xúc tiến thương mại của chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ của hoạt độngxuất khẩu Tìm ra nguyên nhân Tuy nhiên nghiên cứu không tiếp tục đưa ra nhữngkiến nghị về mặt giải pháp để hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa

Sách tham khảo về “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế“ (2003) của GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên), đã

nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, chè, cà phê,thủy sản cho đến năm 1999 dựa trên các tiêu chí về chi phí sản xuất, giá xuất khẩu,chất lượng và uy tín sản phẩm, thị trường tiêu thụ v.v

Cuốn sách “ phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng của Việt Namtrong điều kiện hiện nay “ của PGS.TS Võ Văn Đức – nhà xuất bản chính trị quốc gianăm 2004 Phân tích lợi thế của Việt Nam và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnhxuất khẩu của Việt Nam Tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về lợi thế so sánh, như

lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết H-O và một số lý thuyết thương mại quốc tế hiệnđại, phân tích những lợi thế tuyệt đối của Việt Nam trong xuất khẩu Kết quả của hoạtđộng xuất khẩu và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

“Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế” luận án tiến sỹ của TS Mai Thế Cường (2006); luận án đã trìnhbày khái quát những cải cách về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếcủa Chính phủ Việt Nam Luận án đã đề cập đến chính sách thương mại quốc tế nóichung của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, còn đi nghiên cứu sâu về chính sáchthúc đẩy sang một thị trường cụ thể trong bối cảnh hội nhập vào Tổ chức Thương mạithế giới thì luận án chưa đề cập tới

Luận án tiến sĩ của TS Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) “Chính sách thúc đẩyxuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào

Trang 16

WTO” Trong đó, đã nghiên cứu và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chính sáchthức đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham giavào WTO, phân tích đúng và khách quan hiện trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩuhàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua Từ đó, đề xuất một sốquan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam vào thị trường EU.

Luận án tiến sĩ của TS Lê Thanh Bình (2010) “Công nghiệp hóa hướng vềxuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Luận ánlàm rõ thực trạng quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, qua đórút ra bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào tiến trình công nghiệp hóa củaViệt Nam Luận án đã chỉ ra được mô hình công nghiệp hóa của Thái Lan từ một nướcnông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh và hướng vào xuất khẩu và nhà nướcluôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 1998 “Cơ sở khoa học về chiến lược

hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ViệtNam”,Tác giả Vũ Lưu Đề tài đã khái quát thực trạng hoạt động xuất khẩu nói chung

và hoạt động xuất khẩu nói riêng của các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiViệt Nam Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, từ đó đưa ranhững kiến nghị nhằm thực hiện thành công chiến lược hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác đã nghiên cứutừng loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua như: “Nâng cao sứccạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế” – Luận án tiến sỹ của PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai “Lúa gạoViệt Nam trước thiên niên kỷ mới – hướng xuất khẩu” của TS Nguyễn Trung Văn;

“Cà phê Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới” của TS NguyễnTiến Mạnh; “Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển” của TS.Nguyễn Hữu Khai; “Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của ViệtNam đến năm 2010”, của Bộ Công thương v.v

2.2 Các công trình trong nước

Trong nhiều năm trở lại đây đã có nhiều đề tài, dự án của các Bộ, ngành, việnnghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề thuộc về chính sách hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa trên những khía cạnh và mức độ khác nhau Trong đó trước hết phải kểđến các công trình nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thương mại trong giảiđoạn 2001-2005, 2010 – 2020 với chiến lược đẩy mạn xuất khẩu và hợp tác quốc

Trang 17

tế CHDCND Lào, chiến lược thương mại biên giới, chiến lược dịch vụ tạm nhập, tái xuất.

Luận án tiến sỹ: “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020”(2011) của tác giả TS PhongtisoukSiphomthaviboun Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống chính sách thương mạiquốc tế của Lào trong điều kiện hội nhập KTQT, và đề xuất một số quan điểm và giảipháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Lào, luận án thực hiện hệ thốnghóa các vấn đề lý luận trong đó chú trọng xây dựng một khung phân tích thống nhất;nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách TMQT của Lào; xem xét kinh nghiệmhoàn thiện chính sách này của một số quốc gia

Luận án tiến sỹ “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào đến năm 2020” (2011) của tác giả TS Phoxay Sitthisonh Từ việc nghiên cứu vàđánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào những năm gần đây luận

án đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập trong phát triển thịtrường xuất khẩu hiện nay của Lào Luận án đã đề ra bốn nhóm giải pháp có tỉnhbản lề nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các thị trường xuất khẩuhàng hóa của Lào

Luận án tiến sỹ “Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nướcCHDCND Lào” (2012) của tác giả TS Khamphet Vongdala Luận án đã nhằm hệthống hóa những vấn đề cơ bản về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược, mặthàng xuất khẩu chiến lược Tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài trong chínhsách xuất khẩu mặt hàng chiến lược vừa qua, để rút ra các bài học mà của Lào có thểnghiên cứu và áp dụng, phân tích thực trạng việc tổ chức và thực thi chính sách xuấtkhẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào giai đoạn vừa qua (2006 –2010), các kết quả đạt được, những tồn tại và yếu kém và nguyên nhân của những tồntại, yếu kém cần khắc phục và đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng

và thực thị chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào tronggiai đoạn tới (2011 – 2020)

Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu chưa đề cập đầy đủ, một cáchtoàn diện về vấn đề chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nướcCHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở chính sách thương mại, hay chính sách xuấtkhẩu hàng hóa Một số luận án đi sâu vào phân tích chính sách và giải pháp thúc đẩyxuất khẩu một số mặt hàng cụ thể, đơn lẻ, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy lợi thế

Trang 18

cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, hoàn thiện chính sách thươngmại, chính sách hướng vào xuất khẩu.

Do đó cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, thông qua hệ thốnghóa lý luận, lựa chọn mô hình để phân tích các chính sách và hướng tác động của cácchính sách nhà nước hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nước CHDCND Lào, phân tích rõthực trạng việc thực hiện các chính sách này từ đó đề xuất được những giải pháp cơbản có tính khả thi, bộ chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩuhàng hóa trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của tổ chức thươngmại thế giới (WTO) của nước CHDCND Lào đến năm 2025

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản, phân tích thực trạng chính sách nhà nước

hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, luận án đề xuất định hướng vàgiải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nướcCHDCND Lào

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa của các quốc gia Đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách nhànước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia

- Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước hỗ trợ xuấtkhẩu hàng hóa và rút ra bài học cho nước CHDCND Lào

- Phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và ướclượng cảm tính qua điều tra những chính sách hỗ trợ đối với xuất khẩu hàng hóa củanước CHDCND Lào

- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuấtkhẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn về chính sáchnhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào

4.2Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu chính sách nhà nước hỗ trợ xuất

Trang 19

khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian 10 năm từ 2001 đến 2014.

- Phạm vi thời gian: Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước

CHDCND Lào từ 2001-2014 Để phù hợp với tình hình thực tế khi Lào đã gia nhậpWTO vào tháng 2 năm 2013, luận án phân tích theo hai giai đoạn từ 2001-2013 là giaiđoạn trước khi Lào gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và giai đoạn từ 2013trở đi sau khi Lào gia nhập WTO.Đồng thời luận án đề xuất định hướng và giải pháphoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhaubao gồm phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phươngpháp phân tích và tổng hợp để luận giải thực tiễn

Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục

vụ cho việc phân tíchthựctrạnghoạt động xuất khẩu hàng hóa, thực trạng áp dụng chínhsách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước

Phương pháp phân tích, Tổng hợp: trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sáchnhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước, đề tài sẽ đưa ra những đánh giáchung có tính khái quát về toàn bộ chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa củanhà nước và hiệu quả của nó cũng như những hạn chế còn tồn tại

Luận án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phươngpháp chuyên gia, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinhdoanh để tập hợp và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tác động

và ảnh hưởng của các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nướcCHDCND Lào Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn cáckết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể

Luận án sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích và tổnghợp thực tiễn vận dụng để khuyến nghị về hoàn thiện chính sách nhà nước trong việc

hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, phân tích và tổng hợp kinhnghiệm của các nước trong việc thực hiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hànghóa Luận án tổng hợp lý luận về chính sách và chiến lược xuất khẩu trong điều kiện làthành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước CHDCND Lào

Phương pháp điều tra nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá mức độ

hỗ trợ của các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước tới hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào thông qua thiết kế bảng hỏi lấy ý kiếncủa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại Lào, và cán bộ quản lý sau đó sử dụngphần mềm

Trang 20

SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu.

Nguồn dữ liệu:

Nguồn thứ cấp: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của

các bộ ngành như: Báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Lâm nghiệp, BộTài Chính Nguồn dữ liệu thu thập từ các nguồn báo chí, internet, …

Nguồn sơ cấp: Tiến hành điều tra khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

tại Lào hiện nay sử dụng bảng hỏi cấu trúc câu Bảng hỏi được xây dựng dựa trên 6chính sách được đưa ra nghiên cứu về mức độ hỗ trợ của các chính sách đối với hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào hiện nay

Phương pháp định lượng nhằm lượng hóa mức độ tác động của từng chính sách

hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào

6 Ý nghĩa khoa học của luận án

Luận án đã hệ thống hóa một cách khoa học những cơ sở lý luận về chính sáchnhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa Từ kết quả nghiên cứu lý luận về chính sách nhànước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, luận án đã khẳng định,chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là kết quả của các giải pháp về cơ chế,chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa tầm vĩ mô Đồng thời luận án đã hệthống được nhân tố có ảnh hưởng tới chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóacủa các quốc gia và hướng tác động của từng nhân tố đó

Luận án đã chỉ ra rằng, việc xây dựng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa trong điều kiện hội nhập toàn cầu cần phải được thực hiện nhất quán, trênnhiều phương diện

7 Những đóng góp mới của luận án

7.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ lý luận về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, Luận án đã phântích làm sáng tỏ những tác động to lớn của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hànghóa của các quốc gia nói chung và đối với CHDCND Lào nói riêng cụ thể là :

(1) Chỉ ra sự cần thiết của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa vànhững tác động của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia,làm nổi bật, vai trò và tầm quan trọng của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hànghóa, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển như CHDCND Lào trong điều kiện làthành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

(2) Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách nhànước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu

Trang 21

với sự gia tăng các yếu tố tri thức trong sản phẩm xuất khẩu Bên cạnh đó việc xâydựng triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của CHDCNDLào còn chậm trễ dẫn đến bị động, lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách,thực thi chính sách và đánh giá chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu của Lào.

(3) Luận án đã chỉ rõ những điểm hợp lý trong việc hoàn thiện và thực thi chínhsách của Lào đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đấtnước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế Bên cạnh đó luận áncũng chỉ ra những bất cập trong hoạch định chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu củaLào có tính rõ ràng, minh bạch không cao Việc xây dựng triển khai quy hoạch, vàthực thi chưa gắn kết chặt chẽ

7.2 Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Luận án xác định cần đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký kết Hiệp địnhthương mại Lào với các nước để tận dụng ưu đãi chính sách nhập khẩu của các nướcxuất khẩu tới trong việc giảm và xóa bỏ rào cản thuế quan với một số mặt hàng chủlực của Lào như dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ… khi xuất khẩu sang các nước.Đây là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện và đổi mới chính sách nhà nước hỗ trợ xuấtkhẩu hàng hóa của Lào trong thời gian tới

(2) Luận án cho rằng, việc hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa của Lào cần phải tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ,Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và thực thichính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

(3) Giám sát chặt chẽ và tạo sự phối hợp giữa xây dựng chính sách và thực thichính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa theo hướng tuân thủ các nguyên tắc thịtrường, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Trang 22

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC

HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA

1.1 Những vấn đề cơ bản về chính sách Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia

1.1.1 Khái niệm, căncứhình thành chính sách và sự cần thiết khách quancủa chính sách Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia

Trên thế giới hiện nay, tình hình kinh tế của một số nước phát triển rất cao, đó

là những nước đã phát triển như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Australia,Canada v.v Nhiều nước đang phát triển như: Thái Lan, Singapore, Nga, Hàn Quốc,Đài Loan v.v Kết quả của sự thành công đó một phần quan trọng là sự phát triển quan

hệ thương mại quốc tế, trong đó, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đóngvai trò quan trọng trong việc thu nhập ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, phát huythương mại quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước Vậy, chính sách nhà nước hỗtrợ xuất khẩu hàng hóa là chính sách gì, được khái niệm như thế nào Việc đề ra chínhsách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xãhội có tầm quan trọng và cần thiết như thế nào Ta có thể hiểu chính sách nói chung vàchính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa như sau

a Khái niệm chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa.

Thuật ngữ “chính sách”được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiệnthông tin và đời sống xã hội Mọi chủ thể kinh tế- xã hội đều có những chính sách củamình “Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủthể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại”, (theoRichard C.Remy trong cuốn United States Government-democracy in actio GlencoeMcgră-Hill,2000) Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyếtđịnh Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhởcác nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là khôngthể Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viêntrong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức Cũng theo ông

“chính sách công là một hành động nào đó mà Nhà Nước lựa chọn thực hiện hoặckhông thực hiện”

Trang 23

Theo James Anderson, chính sách là một quá trình hành động có mục đích đượctheo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vân đề mà họ quan tâm.Theo William N.Dunn Public Policy Analysis.Prentical Hall,1981”Chính sách công làphương thức hành động được Nhà Nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết nhữngvấn đề lặp đi lặp lại”.

Một số tác giả khác cho rằng, chính sách là phương thức hành động được mộtchủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại Chínhsách có ba đặc trưng đó là: chính sách là hệ thống các hoạt động có mục đích của chủthể quản lý trong việc giải quyết một vấn đề nào đó của hệ thống, tổ chức, chính sách

là một tập hợp các bước giải quyết những vấn đề của hệ thống tổ chức, chính sách luôngắn với mục tiêu do chủ thể quản lý đặt ra Như vậy có thể coi chính sách là phươngthức hành động được chủ thể quản lý lựa chọn thực hiện nhằm đạt được một hoặcnhiều mục tiêu mà họ xác định cho hệ thống quản lý của mình Mọi tổ chức đều cóchính sách riêng áp dụng trong phạm vi hoạt động của mình Như vậy nếu căn cứ vàochủ thể ra quyết định chính sách có thể phân thành hai loại: chính sách công và chínhsách tự do của các tổ chức không thuộc bộ máy nhà nước ban hành

Theo Frank Ellis, chính sách công bao gồm đường lối hành động của chính phủ,mục tiêu và các phương pháp mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực nào đó củanền kinh tế “chính sách là phương thức hành động của Nhà nước để tác động tới kếtquả của các sự kiện kinh tế - xã hội, bao gồm một tập hợp mục tiêu của Nhà Nước vàcác phương pháp được lựa chọn để theo đuổi các mục tiêu đó” J.Tinbergen một nhàkinh tế nổi tiếng người Hà Lan, người đầu tiên đưa ra lý thuyết về chính sách kinhtế(năm 1936,1956, 1961) đã xác định cấu trúc chính sách của nhà nước bao gồm công

cụ, mục tiêu và và các ràng buộc (các giới hạn nguồn lực hiện có, những yếu tố màngười ra chính sách không kiểm soát được, những ảnh hưởng phụ, từng mặt phải đượchạn chế đến mức thấp nhất nếu bản thân chúng gây ra những ảnh hưởng bất lợi vớimục tiêu thực hiện)

Theo Phạm Ngọc Côn trong Đổi mới các chính sách kinh tế - NXB Nông nghiệp

(1996) thì “ chính sách là những hành động của Nhà nước nhằm hướng tới những mụctiêu của đất nước” Với quan niệm này, chính sách công là một bộ phận của chiếnlược, bao gồm những giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu chiến lược “ Cũngtheo Phạm Ngọc Côn: “ chính sách là phương thức hành động được Nhà Nước tuyên

bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.”

Trang 24

Chính sách là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực, các giải pháp,công cụ, nguồn lực mà nhà nước sẽ sử dụng để giải quyết một vấn đề đặt ra của xã hộithông qua các mục tiêu phải đạt theo định hướng phát triển chung của nhà nước.[18]Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình kinh tế - xã

hội, tr.8-24, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật [11] Kinh tế các nước Đông Nam Á

(1997), Tr 40-70, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội [13] Lê Chi Mai (2001), Những vấn

đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.

để đánh giá, so sánh và lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính xã hội màchính sách đó đem lại Đây cũng chính là lý do để các chính sách kinh tế- xã hội đượcgọi là chính sách công Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích chonhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệtthòi Khi đó chính sách kinh tế- xã hội phải đứng trên lợi ích của đa số, của xã hội đểgiải quyết vấn đề Nhiều người thường hiểu chính sách kinh tế- xã hội một cách đơngiản là những chủ trương, chế độ mà Nhà Nước ban hành, điều đó đúng nhưng chưa

đủ Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt những kết quả nhất định thì nhữngchủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận của chính sách công, nókhác biệt với các chính sách công khác duy nhất ở đối tượng chính sách Xuất khẩu làlĩnh vực quan trọng, mang tính nhạy cảm cao, lại có nhiều đặc điểm riêng so với cáclĩnh vực hoạt động kinh tế khác

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu là hành động can thiệp của Nhà Nước nhằm hỗ trợ

Trang 25

hoạt động xuất khẩu hàng hóa Đây là vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, mang tínhbức xúc trong đời sống kinh tế xã hội Nó giải quyết những mục tiêu bộ phận có thểmang tính dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, nhưng nó hướng vào việc thực hiện mụctiêu chung, mang tính tối cao của đất nước.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước trước hết thể hiện kế hoạchcủa Nhà Nước nhằm thay đổi và phát triển, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nó bao gồmcác hành vi thực hiện kế hoạch đó và đưa lại những kết quả thực tiễn

Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là một hệ thống các nguyên tắc,biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật thích hợp mà Nhà nước áp dụng nhằm tạođiều kiện và giúp đỡ các doanh nghiệp thông qua các chính sách trợ giúp về mặt tàichính và hỗ trợ khác để thực hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực xuất khẩu củamột nước trong một thời kỳ nhất định Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu bao gồmcác mục tiêu dài hạn, sự phân tích đánh giá thực trạng và tiềm năng xuất khẩu củaquốc gia cũng những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh quốc tế đầybiến động, từ đó xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp và nhiệm vụ cần phảithực hiện để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, nâng cao uy tín và ảnhhưởng của quốc gia, mở rộng và củng cố thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là sự cụ thể hóa chiến lược kinh doanh

của một quốc gia [2] Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình kinh

tế quốc tế, tr 33,36 Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội, [35] Bộ trưởng Bộ tài chính (1994), Sắc lệnh về chuyển đổi kinh tế tự nhiên – nửa tự nhiên sang nền kinh tế thị trường và thúc đẩy xuất khẩu số 14295, 22/8/1994, Viêng Chăn.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tếcủa nhà nước Nó góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nướctrong từng thời kỳ cụ thể Mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong từngthời kỳ là khác nhau do đó mục tiêu của chính sách hỗ trợ xuất khẩu phải thay đổicho phù hợp Và nhiệm vụ của chính sách hỗ trợ xuất khẩu là bảo vệ thị trường trongnước, tạo mọi điều kiện giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển và xâm nhập thịtrường thế giới

b Căn cứ hình thành chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia

Thứ nhất:Năng lực tài chính của chính phủ

Việc hình thành chính sách nhà nước về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đòi hỏi phải

Trang 26

có nguồn lực tài chính nhất định Trong quá trình hình thành và thực thi chính sách,quốc gia cần phải khai thác triệt để các nguồn đầu tư, cũng như nguồn vốn tự có củaquốc gia Việc hình thành chính sách phải đi liền với việc đảm bảo đủ ngân sách tàichính để thực hiện chính sách đó Ngay từ khi xây dựng và thông qua chính sách phải

dự tính trước nguồn lực tài chính cả về mặt số lượng cũng như các nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính của quốc gia sẽ là giới hạn ngân sách mà mỗi chính sáchđược hoạch định phải nằm trong khuôn khổ của ngân sách tài chính đó

Thứ hai: Năng lực hoạch định chính sách của chính phủ

Hoạch định chính sách là giai đoạn đầu tiên, có ý nghĩa quyết định đối với toàn

bộ chu trình chính sách Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tiễn của địaphương, quá trình hoạch định sẽ xác định trước mục tiêu cần đạt được, cách thức, biệnpháp tiến hành và công cụ cần thiết để đạt mục tiêu dó Giai đoạn hoạch định chínhsách là cơ sở, tiền đề để tiến hành các giai đoạn sau của chu trình chính sách Vì thế,người hoạch định chính sách cần hiểu rõ về quy trình hoạch định chính sách Cán bộquản lý cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kiến thức hiểu về đặc điểm pháttriển kinh tế của đất nước, những điều kiện đặc thù của về tình hình xuất khẩu của đấtnước, để từ đó có kỹ năng hoạch định chính sách cho phù hợp

Do đó năng lực hoạch định chính sách của chính phủ là một căn cứ quan trọngquyết định việc thành công của chính sách hỗ trợ hay không Người hoạch định chínhsách là những người có tầm nhìn chiến lược, am hiểu thị trường xuất khẩu trong vàngoài nước, am hiểu được thế mạnh của quốc gia với từng mặt hàng xuất khẩu thì sẽxây dựng hoạch định được chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa với hiệu lực và hiệuquả chính sách cao Thành công của một chính sách phụ thuộc rất nhiều vào năng lựchoạch định của chính phủ và cán bộ hoạch định chính sách Nếu người hoạch địnhthiếu năng lực, trách nhiệm, thiếu sự hiểu biết thì sẽ gây khó khăn cho thực hiện chínhsách, ngăn cản không cho chính sách phát huy tác dụng trên thực tế, bóp méo các mụctiêu của chính sách

Thứ ba: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xuất khẩu hàng hóa

của quốc gia đó nói riêng

Thực tế cho thấy, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩuhàng hoá nhằm tạo lập môi trường pháp lý, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnhtranh của hàng hoá trên thị trường thế giới vừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế củađất nước, vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế, các hiệp định, điều ước quốc tế…Một

Trang 27

chính sách hỗ trợ xuất khẩu hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước

mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng quy mô xuất khẩu và khả năng cạnhtranh trên thị trường thế giới, đồng thời bảo hộ hợp lý thị trường trong nước trước sựthâm nhập của hàng hoá nước ngoài Một chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đượccoi là hợp lý khi chính sách đó vừa phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới và tình hìnhtrong nước

Bối cảnh quốc tế, khi toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại là một xu thế kháchquan của thời đại ngày nay Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xuthế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệquốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao độngquốc tế Trong bối cảnh đó, sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, cạnh tranh không chỉmang tính khu vực mà còn mở rộng trên phạm vi toàn cầu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp với sự thayđổi chóng mặt của giá năng lượng, lương thực và nhiều loại nguyên liệu khác, sựkhủng hoảng của hệ thống tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu ở cấp độ rộng.Nhưng cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát nhờ Chínhphủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp tích cực khiến nền kinh tếtoàn cầu trở nên khả quan hơn

Hội nhập góp phần mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới,tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấukinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước Trong bối cảnh đó, chính sách hỗ trợ xuấtkhẩu hàng hóa của mỗi quốc gia phải phù hợp với các thông lệ, quy định quốc tế, phùhợp với bối cảnh kinh tế trong nước để vừa tranh thủ những cơ hội mà hội nhập manglại đồng thời tận dụng tối đa lợi thế so sánh và tiềm năng của đất nước Chính sách hỗtrợ xuất khẩu cũng phải được xây dựng và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu này

Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Thực trạng xuất khẩu hàng hóa là cơ sở đầutiên và quan trọng để làm tiền đề xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhà nước hỗtrợ xuất khẩu hàng hóa Thực trạng về thị trường xuất khẩu, về cơ cấu hàng hóa xuấtkhẩu, đặc điểm, kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa là những khía cạnh trongthực trạng xuất khẩu hàng hóa đầu tiên mà nhà lập chính sách phải quan tâm tới khiban hành các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trựctiếp (người tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu

Trang 28

qua trung gian), thị trường hóa hóa được tính tới thị phần hàng hóa xuất khẩu trên thịtrường được đánh giá dựa trên doanh thu về sản phẩm của nền kinh tế trên một thịtrường nhất định và tỷ lệ doanh thu so với các đối thủ cùng xuất khẩu vào một thịtrường, hay căn cứ vào giá trị hàng hóa xuất khẩu vào một thị trường nào đó so với đốithủ cạnh tranh Quy mô của thị trường bao gồm quy mô khách hàng, số lượng và khốilượng đơn hàng nhập khẩu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phản ánh mức độ phát triển

và mở rộng thị trường xuất khẩu trong những khoảng thời gian nhất định Sức hấp dẫncủa thị trường thể hiện qua đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, vấn đề đối với nhà sảnxuất, nhà cung ứng, về sản phẩm thay thế Tỷ trọng của từng thị trường xuất khẩu.Thực trạng về thị trường xuất khẩu này là một trong những yếu tố để xây dựng chínhsách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa Yếu tố về kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng,điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt hàng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị gia tăngxuất khẩu, giá cả của hàng hóa xuất khẩu cũng là căn cứ để hình thành chính sách hỗtrợ xuất khẩu hàng hóa

Tất cả các quốc gia đều nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tếvới các nước trong khu vực và trên thế giới, trong bối cảnh đó, chính sách hỗ trợ xuấtkhẩu hàng hóa của mỗi nước không thể đi ngoài xu hướng chung của khu vực Chínhsách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phải gắn liền với chính sách chuyển dịch

cơ cấu thị trường cho phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trường

Thứ tư: Các cam kết của quốc gia với các hiệp định thương mại thế giớivà quy

tắc ngoại thương quốc tế

Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế cũng là nhân tố quan trọng trongviệc hình thành chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của chính phủ Nó chính là nhân

tố bên ngoài tác động đến việc điều chỉnh chính sách Những diễn biến và xu hướngcủa thương mại quốc tế sẽ tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giớinói chung và kinh tế của từng quốc gia đó nói riêng Nhìn chung là thương mại quốc tế

có xu hướng không ngừng và ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Cácquốc gia ngày càng bị lôi cuốn vào “sân chơi” chung của quốc tế, tạo ra vô vàn nhữngthời cơ và thách thức cho các quốc gia tham gia

Khi gia nhập vào tổ chức thương mại quôc tế WTO, thì quốc gia đó phải cónhững cam kết hết sức chặt chẽ và phải thực hiện nghiêm túc những cam kết đó theotrình tự thời gian và theo những quy định hết sức ngặt nghèo theo luật của WTO

Để được gia nhập WTO, các quốc gia đã phải có những thay đổi về điều kiện

Trang 29

cơ sở kinh tế, cơ chế, chính sách nói chung Sau gia nhập WTO, phải tiếp tục thực hiệnđúng các cam kết đó cả về nội dung thực hiện và điều khoản đã cam kết, cả về trình tựthời gian thực hiện các cam kết Do đó các cam kết của quốc gia đó với WTO là cơ sở

để xây dựng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó

c Sự cần thiết khách quan của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ liên quanđến một quốc gia nào đó mà liên quan đến cả quốc gia mà nước này thiết lập mối quan

hệ thương mại quốc tế với những đặc điểm về luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hoá khác với nước mình Có những lĩnh vực mà không một doanh nghiệp nào tự mình cóthể làm được trong hoạt động buôn bán với nước ngoài mà đòi hỏi phải có sự tham giacan thiệp của Chính phủ Đặc biệt với các quốc gia đang phát triển, khi các doanhnghiệp xuất khẩu có quy mô còn nhỏ bé thì sự hỗ trợ của chính phủ thông qua cácchính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa càng có ý nghĩa quan trọng

1) Khó khăn trong mở rộng và thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị thì điều kiện để tồn tại

và phát triển lâu dài là nhân tố thị trường Thị trường mang yếu tố tổng hợp nhất, lànhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanhnghiệp Trong đó điều kiện về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường đầu ra là yếu tốquan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại, tồn tại, phát triển thịnh vượng hay thua lỗphá sản của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Đối với các doanh nghiệpxuất khẩu còn khó khăn trong việc còn thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu nướcngoài thì sự hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp làhết sức cần thiết

Bên cạnh đó thị trường yếu tố đầu vào, thị trường cung ứng nguyên vật liệu,thiết bị, công nghệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động thậm trí bào hàm cả thịtrường về bất động sản, ruộng đất, mặt bằng Tuy không phải là khó khăn bậc nhất, tuynhiên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể gặp những khó khăn đối với thị trườngyếu tố đầu vào, cản trở không ít tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Khắc phục khókhăn này cũng là đòi hỏi cần thiết để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củacác doanh nghiệp của xuất khẩu Để giải quyết những khó khăn này cần có sự hỗ trợcủa nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa hiện nay đối với các yếu tốđầu vào như vốn, công nghệ, lao động, mặt bằng

Trang 30

3) Hạn chế về kiến thức, năng lực quản lý kinh doanh nói chung và xuất khẩu

hàng hóa nói riêng của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trên trường quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt,đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi,mới có thể thành đạt trong kinh doanh, đưa doanh nghiệp của mình ngày càng pháttriển Mỗi một chủ doanh nghiệp, phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá cácloại thông tin kinh tế kỹ thuật, biết đề ra những chiến lược đúng đắn và đưa ra nhữngquyết định sáng suốt kịp thời Do những hạn chế về kiến thức, năng lực quản lý kinhdoanh hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu, cần có sự giúp đỡ khắc phục tích cựccủa nhà nước

4) Hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin kinh tế, thị trường quốc tế.

Hệ thống thông tin kinh tế và khả năng tiếp cận thông tin, nhất là những thôngtin về thị trường, giá cả, công nghệ, sản phẩm là hết sức quan trọng đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Hệ thống thông tin của lào hiện nay mặc dù

so với trước đã được phổ biến khá rộng rãi, các phương tiện thông tin tương đối phongphú và hiện đại, phương pháp thu thập và cung cấp thông tin có nhiều tiến bộ songnhìn chung tính chất thương mại, kịp thời, chính xác và đầy đủ của hệ thống thông tinchưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thị trường vàcuộc cách mạng khoa học và công nghệ Do đó để có thể tiếp cận thông tin kinh tế vềthị trường quốc tế cần có sự hỗ trợ của nhà nước

Trang 31

5) Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế không ngừng của đất nước.

CHDCND Lào đã thiết lập được những yếu tố cơ bản hệ thống kinh tế địnhhướng thị trường, bao gồm: hệ thống giá cả tự do, khu vực tư nhân năng động tuy chưaphát triển mạnh mẽ nhưng đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, chế độngoại thương mở cửa, tích cực hội nhập với kinh tế bên ngoài Việt Nam cũng đãnhanh chóng thực hiện được toàn diện các chính sách kinh tế vĩ mô kết hợp với một sốbiện pháp cơ cấu then chốt để giảm nhanh lạm phát trong một thời gian tương đốingắn Những cải cách kinh tế kể từ khi mở cửa cũng đã góp phần vào việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế và phân bổ lại những nguồn lực Lào đã phối hợp hài hoà cácchính sách tài chính đi kèm với những đổi mới hệ thống để đạt được mục tiêu ổnđịnh và phát triển

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, từ chỗ bị bao vây, cô lập, Lào đã bắt đầu hộinhập với nền kinh tế bên ngoài Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cả ở thịtrường trong nước và nước ngoài, đồng thời, thời hạn thực hiện những cam kết củaLào với các nước, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đang đến gần Vì vậy, đểtiếp tục duy trì và phát huy đà phát triển kinh tế đã đạt được, Nhà nước cần có chínhsách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, chính sách quản lý xuất khẩu nói riêngnhằm tạo môi trường tốt cho hoạt động xuất khẩu trong điều kiện mới

Các chính sách của Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạtđộng xuất khẩu của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, như đã khẳng định ở trên, xuấtkhẩu là một lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gianào, chính vì vậy, làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu luôn là một vấn đề được đặt rakhông chỉ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu mà còn cho cả phía Nhà nước

Để tăng cường hoạt động xuất khẩu nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế,Chính phủ nước nào cũng đưa ra những chính sách phù hợp với nước mình nhằmkhuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước

Như vậy, có thể khẳng định rằng, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước

là rất quan trọng, là yếu tố cần thiết không thể thiết được để thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu hàng hoá phát triển và tăng trưởng mạnh Kinh nghiệm của nhiều nước thànhcông trong phát triển kinh tế cho thấy: muốn thực hiện được các mục tiêu chiến lược

đề ra, Nhà nước phải nhất quán trong việc sử dụng các công cụ, chính sách của mình

để tác động vào nền kinh tế Vì vậy, chiến lược hướng xuất khẩu đòi hỏi sự tác động

Trang 32

cùng chiều của mọi công cụ chính sách có lợi cho xuất khẩu

Đối với nước CHDCND Lào, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, tuy hoạt độngxuất khẩu bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, nhưng năng lực xuất khẩu,khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu chưa tốt Các doanh nghiệp xuất khẩu chưathực sự vững mạnh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hóa thế giới Chính

vì vậy, để tối ưu hoá hoạt động xuất khẩu và sử dụng triệt để tiềm năng kinh tế trongnước, thương mại Lào cần được tập trung, hỗ trợ, làm tốt các giai đoạn hỗ trợ xuấtkhẩu ở cấp vĩ mô và cấp doanh nghiệp Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của khuvực thương mại Lào là củng cố thị trường cũ, mở rộng thị trường mới và nâng cao vịthế của sản phẩm Lào trên thị trường quốc tế Để làm được điều này, bên cạnh nhữngchính sách về xuất khẩu, Lào cần có một hệ thống chính sách hỗ trợ hoạt động xuấtkhẩu phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu của Lào nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập dần với hệ thốngthương mại toàn cầu

Như vậy, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia là cần thiếtkhách quan để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ

sự phát triển nền kinh tế

1.1.2 Cơ sở lựa chọn chính sách

Đánh giá và lựa chọn chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu là việc xem xét,nhận định về giá trị các kết quả thực thi của chính sách, điều đó có nghĩa là việc xemxét nhận định về những giá trị này sẽ được đo lường theo những thước đo nhất định.Việc đưa ra các thước đo đúng đắn và có thể chấp nhận được để đánh giá và lựa chọnchính sách là một việc khó khăn Bởi vì cùng một kết quả thực thi có thể nhìn nhậnkhác nhau dưới các góc độ khác nhau: dưới đây là một số tiêu chí đánh giá để lựa chọnchính sách được thừa nhận rộng rãi nhất: Tính hiệu lực của chính sách, tính hiệu quảcủa chính sách, tính hữu dụng của chính sách, tính công bằng của chính sách, tính đápứng yêu cầu của đối tượng chính sách, kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng hay

là tính thích đáng của chính sách

a) Tính hiệu lực của chính sách

Tính hiệu lực của chính sách phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chínhsách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của chính phủ.Đánh giá hiệu lực của chính sách là trả lời cho câu hỏi: chính sách có đạt được các kếtquả có giá trị hay không, đánh giá tính hiệu lực của chính sách thường đòi hỏi nhiều

Trang 33

thông tin và phương pháp tiến hành phức tạp, song nó rất có ích đối với các nhà hoạchđịnh chính sách để xem xét cần tiếp tục duy trì hay thay đổi chính sách hiện hành.

Khi nói đến hiệu lực của một chính sách, người ta thường phân ra: hiệu lực lýthuyết và hiệu lực thực tế Một chính sách sau khi được ban hành sẽ có hiệu lực lýthuyết, đó là hiệu lực được nhà nước công nhận để đưa chính sách vào vận hành Hiệulực thực tế là hiệu lực có được khi chính sách tác động đến thực tế làm biến đổi cóđược khi chính sách tác động đến thực tế làm biến đổi thực tế theo mong muốn củachính phủ – chính sách chỉ đạt được hiệu lực thực tế khi nó được áp dụng và đem lạikết quả nhất định, cần lưu ý rằng,một chính sách chỉ đạt được hiệu lực tốt đẹp nếu nóhoạch định đúng đắn về lý thuyết Đương nhiên, một số chính sách có hiệu lực lýthuyết đôi khi lại không có hiệu lực trên thực tế do những thiếu sót, khó khăn trongkhâu thực thi – song, khó có thể nói một chính sách thất bại trên thực tế hoàn toànđúng đắn về lý thuyết Chính sách chỉ có thể được coi là đúng đắn về lý thuyết khi nótính đến những yếu tố thực tiễn để đảm bảo sự thực thi thành công

Như vậy: hiệu lực của một chính sách là kết quả tác động tổng hợp của cả hiệulực lý thuyết cũng như hiệu lực thực tế Khả năng thành công hay thất bại của mộtchính sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Nhà hoạch định và nhà thực thi chính sáchphải biết phân tích, lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện chính sách thànhcông Hiệu lực của một chính sách phản ánh tính đúng đắn về lý thuyết cũng như hoạtđộng thực tế Làm giảm hiệu lực của một chính sách đó là tình trạng các chính sách đề

ra nhiều nhưng không có sự đánh giá, phán xét nghiêm minh Điều đó dẫn đến chỗngười dân mất lòng tin vào chính sách và chính sách vừa ra đời bị mất hiệu lực mộtcách vô hình

b) Tính hiệu quả của chính sách

Tính hiệu quả của chính sách để trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu nỗ lực để đạtđược các kết quả có giá trị

Tính hiệu quả của chính sách công là tương quan so sánh giữa kết quả do chínhsách đó đưa lại so với chi phí và công sức đã bỏ ra cho kết quả đó

Khi đánh giá hiệu quả của một chính sách, về nguyên tắc, người ta phải xácđịnh hiệu quả tổng hợp của chính sách Đó là kết quả cả về kinh tế – xã hội của chínhsách đó Hiệu quả tổng hợp phản ánh mức độ đạt được các kết quả về kinh tế và về tácđộng xã hội theo mục tiêu đã đề ra với một chi phí và công sức nhất định Tuy nhiên,nhiều chỉ tiêu không thể lượng hóa được, nhất là những tác động xã hội Do đó hiệu

Trang 34

quả xã hội thường chỉ có thể xác định về mặt định tính Còn hiệu quả kinh tế có thểđánh giá bằng chỉ tiêu định lượng, thể hiện tương quan so sánh giữa kết quả thu đượcvới chi phí bỏ ra Trong kinh tế học, hiệu quả kinh tế thị trường được đo bằng hiệu quảPareto Hiệu quả Pareto là một thuật ngữ dùng để chỉ hiệu quả kinh tế mang tên nhàtoán học- kinh tế học Vilfredo Domaso Pareto Theo nguyên lý Pareto, một sự dichuyển làm cho hoàn cảnh của người này tốt lên mà không làm cho hoàn cảnh củangười khác bị tồi đi được gọi là một hoàn thiện Pareto Do đó một thị trường cạnhtranh hoàn hảo sẽ dẫn đến hiệu quả Pareto (một sự di chuyển làm cho hoàn cảnh củangười này tốt lên mà không làm hoàn cảnh người khác bị tồi đi được gọi là một hoànthiện Pareto) nhưng trong thực tế, nền kinh tế hoạt động một cách không hoàn hảo,nên sự phân bố các nguồn lực không dẫn đến hiệu quả Pareto Đây là lý do để nhànước can thiệp vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả Sự can thiệp của nhà nước chỉđạt hiệu quả kinh tế khi đem lại phúc lợi xã hội cao hơn Nhà nước có thể sử dụng mộttập hợp các chính sách để tạo nên một hoàn thiện Pareto, làm tăng hiệu quả kinh tế vàtăng phúc lợi xã hội Các chính sách trợ giúp của chính phủ cho tiến bộ kho học mớihay để truyền bá các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng là những hoàn thiện Pareto.

c) Tính hữu dụng của chính sách

Tính hữu dụng của chính sách phản ánh mức độ vấn đề chính sách đã được giảiquyết đến đâu Đánh giá hữu dụng của chính sách trả lời cho câu hỏi: việc đạt đượccác kết quả đã giải quyết được vấn đề ở mức độ nào Qúa trình hoạch định chính sách

đó là quá trình để cho ra đời một chính sách kể từ khi lựa chọn được vấn đề chínhsách Mục đích là phải lựa chọn được bộ chính sách với những kết luận khoa học vềtính khả thi của phương án chính sách được lựa chọn ban hành để đạt được mục tiêu

đề ra, và giải quyết được vấn đề đó ở mức độ thế nào Mục tiêu chính sách được lựachọn để khẳng định được tính hữu dụng của chính sách đó hay không đối với yêu cầucủa vấn đề chính sách và phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước.Vìmục tiêu của chính sách thể hiện tính hữu dụng của chính sách hay không được coi làcốt lõi của chính sách Nó hướng mọi nội dung của chính sách vào việc thực hiện ý chícủa chủ thể hoạch định

Như vậy, tính hữu dụng của chính sách là cơ sở cho sự lựa chọn chính sáchđược đánh giá là sự phù hợp giữa nội dung của chính sách đề ra với các điều kiệnkinh tế- xã hội mà chính sách đó được thiết kế ra Nếu chính sách đó phản ảnh đượcchính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với

Trang 35

các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu của quản lý trong lĩnh vực đó sẽgóp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đó phát triển, giải quyết được những vấn đề mà

nó đặt ra

Tính hữu dụng này của chính sách gắn liền với toàn bộ quá trình hoạch định,ban hành, thực thi và đánh giá chính sách thuế Vì vậy, các tiêu thức đánh giá tính hữudụng của chính sách thuế cũng được xem xét trên góc độ nội dung các văn bản quyđịnh của chính sách, quá trình thực hiện chính sách và hiệu quả của chính sách trongđời sống kinh tế, xã hội

Ví dụ như một chương trình nâng cao khả năng tiếp cận với hệ thống giáo dụcphổ thông đối với các dân tộc thiểu số cũng sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra nếu khôngquan tâm đến các yếu tố như khó khăn về ngôn ngữ, chương trình giảng dạy phù hợp,công tác đào tạo cũng như chế độ đối với giáo viên và cơ sở vật chất cần thiết

d) Tính công bằng

Tính công bằng của chính sách thể hiện ở chỗ, các chi phí và lợi ích có đượcphân bổ công bằng giữa những cá nhân và các nhóm người khác hay không Côngbằng bao gồm công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang Công bằngtheo chiều dọc là sự đối xử khác nhau đối với những người khác nhau, đối xử vớingười giàu khác với người nghèo Do đó, một chương trình sẽ tăng tính công bằng nếu

nó tiến hành chuyển dịch nguồn lực từ những người giàu hơn sang những người nghèohơn Công bằng theo chiều ngang là sự đối xử như nhau đối với những người nhưnhau Điều này có nghĩa là những người có kết quả hoạt động như nhau, không phânbiệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, màu da đều được đối xử như nhau

Một trong những khiếm khuyết đáng kể của nền kinh tế thị trường nó luôn tạo

ra sự bất bình đẳng trong xã hội, theo simon kuzntes trong lịch sử phát triển kinh tế,

mỗi quốc gia trải qua ba hoạt động khác nhau của sự bất bình đẳng Thứ nhất, giai

đoạn đầu, khi kinh tế chưa phát triển, thu nhập và phân phối tương đối đồng đều,

tương đối công bằng, nhưng đó là công bằng trong nghèo khổ Thứ hai, khi nền kinh

tế thị trường phát triển, sự bất bình đẳng trong thu nhập và phân phối tăng lên Tại

những thời điểm tăng trưởng càng nhanh thì sự bất bình đẳng càng gia tăng Thứ ba,

khi nền kinh tế phát triển cao, bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập sẽ giảm dần

Việc nhà nước thực hiện công bằng đến đâu là tùy thuộc vào sự đúng đắn vàhợp lý của chính sách đề ra Tuy nhiên dù nhà nước tác động tích cực như thế nàotrong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì cũng không thể đạt được sựbình đẳng tuyệt đối Vì vậy, sự công bằng ở đây chỉ được hiểu một cách tương đối

Trang 36

Việc thực hiện nguyên tắc công bằng, bất chấp chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinhdoanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển chung của cộng đồng Côngbằng trong chính sách của nhà nước chủ yếu là tạo ra những co hội ngang nhau chocác đối tượng khác nhau.

e) Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách

Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách trả lời cho câu hỏi: việc thực thichính sách đề ra có đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng củachính sách hay không Trên thực tế, có nhiều chính sách của chính phủ đề ra nhưngkhông đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của nhóm đối tượng chính sách

Chính sách ưu đãi xã hội của một số nước có số lượng đối tượng hưởng thụ khálớn do điều kiện lịch sử để lại

f) Tính thích đáng của chính sách

Tính thích đáng của chính sách trả lời cho câu hỏi: các kết quả mong muốn kếthợp giữa tính hiệu quả và tính công bằng như nào Thông thường, khi đề ra và thực thimột chính sách, người ta thường gặp sự mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và yêu cầucông bằng xã hội, phần lớn, các chính sách của nhà nước phải cân nhắc cả hai mặt:công bằng và hiệu quả Trong các chính sách, một số thuộc về hoàn thiện Pareto, một

số khác thuộc về phân phối lại thu nhập Vấn đề đặt ra là phải hy sinh bao nhiêu phúclợi của nhóm dân cư này để đổi lấy việc gia tăng phúc lợi của nhóm dân cư khác Do

đó phải đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng trong mối quan hệ giữatính hiệu quả và tính công bằng Thông thường, sự can thiệp của chính phủ nhằm tạo

ra sự công bằng trong xã hội sẽ được đánh đổi bằng một sự kém hiệu quả về mặt kinh

tế Khi định ra chính sách, cần lưu ý về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, cũngnhư đến các hậu quả do sự đánh đổi đó gây ra

Mối quan hệ giữa tính hiệu quả và tính công bằng được thể hiện trong mốitương quan giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của chính sách, cũng như trongmối tương quan giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội

Việc đánh giá một chính sách theo các tiêu chí nói trên, cho phép đưa ra nhữngnhận định về giá trị của chính sách đó Đây là những căn cứ quan trọng để các nhàphân tích chính sách phán xét về các hành vi được tiến hành trong suốt quy trình chínhsách Tìm ra những khiếm khuyết cần hoàn thiện Có thể nói, đánh giá chính sách cungcấp cho các nhà hoạch định những chính sách căn cứ để lựa chọn chính sách, điềuchỉnh, bổ sung Hoàn thiện chính sách, tiếp tục duy trì hay chấm dứt chính sách đó

Trang 37

1.1.3 Vai trò của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa quyết định những định hướnghoạt động xuất khẩu dài hạn, là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động hỗ trợxuất khẩu hàng hóa tầm cỡ một quốc gia Thiếu vắng chính sách nhà nước hỗ trợxuất khẩu hàng hóa hoặc chính sách không được thiết lập rõ ràng, không có luận cứ

sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu mất phương hướng, chỉ thấy trước mắt, không gắnđược với dài hạn

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là một bộ phận quan trọng của chính sáchkinh tế của một quốc gia Trước hết nó hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa củaquốc gia đó, từ đó phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hỗ trợ mạnh

mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước Nó góp phầnthúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ cụ thể, domục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ là khác nhau chonên mục tiêu của chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phải thay đổi cho phù hợp, tạođiều kiện giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển và xâm nhập thị trường thế giới

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò hỗ trợ phát triển và mở rộng thị trường ra nước ngoài: Đối với mỗi một hoạt động sản xuất kinh doanh của

đơn vị, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì điều kiện để tồn tại và phát triểnđầu tiên đó là thị trường, thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sựthành bại, sự ổn định, tồn tại hay phát triển thịnh vượng, hay thua lỗ phá sản của mỗidoanh nghiệp xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm làđiều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Chính sách hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập và mởrộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế vàmậu dịch quốc tế

Chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa hỗ trợ những khó khăn về tài chính: Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có vốn tài chính Khả năng về

vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều hạn chế, sự thiếu vốn đã và đang diễn

ra trên bình diện khá rộng , quy mô vốn tự có của các doanh nghiệp còn nhỏ, hạn hẹp,không đủ sức tài trợ cho các hoạt động kinh doanh có chất lượng và hiệu quả, đặc biệtđối với các doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển quy mô và đổi mới chất lượngthiết bị, công nghệ sản phẩm Đồng thời điều kiện và khả năng tiếp cận các nguồn vốntrên thị trường tín dụng còn hạn chế và gặp khó khăn lớn

Trang 38

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa có vai trò hỗ trợ khả năng tiếp cận thông tin kinh tế, thị trường quốc tế: Hệ thống thông tin kinh tế và khả năng tiếp cận

thông tin, nhất là những thông tin về thị trường, giá cả, công nghệ, sản phẩm là hết sứcquan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Hệ thốngthông tin của Lào hiện nay mặc dù so với trước đã được phổ biến khá rộng rãi songnhìn chung tính chất thương mại , kịp thời, chính xác và đầy đủ của hệ thống thông tinchưa đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện thị trường

và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Kích thích tăng trưởng kinh tế: Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu trước hết thúc

đẩy gia tăng sản lượng và đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.Đặc trưng chung của các nước bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa là tăng năng suất laođộng và tốc độ tăng trưởng thấp Do đó vấn đề là cần tìm ra những yếu tố kích thíchtăng trưởng kinh tế nhanh hơn Chính sách hỗ trợ xuất khẩu sẽ mang lại những lợi ích,

từ đó khuyến khích làm gia tăng nhanh hơn sản lượng hàng hóa của các ngành kinh tếhướng đến xuất khẩu ( do hỗ trợ xuất khẩu làm giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiệnthuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa ), góp phần làm tăng tổng sản phẩm xãhội, thúc đẩy kinh tế trong nước, tăng trưởng Mặt khác, chính sách hỗ trợ xuất khẩukhông chỉ giúp tăng trưởng các ngành sản xuất hàng xuất khẩu mà còn cả các ngànhkhác Sự phát triển của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ làm tăng nhu cầu sảnxuất đối với các ngành có liên quan khác trong nền kinh tế Sản xuất trong nước pháttriển làm tăng thu nhập dân cư dẫn tới cầu tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên, và kíchthích các ngành kinh tế trong nước phát triển Hơn nữa sự phát triển của các ngành sảnxuất trong nước sẽ góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp,đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chính sách hỗ trợ xuất khẩu bên cạnh

việc khuyến khích khai thác tiềm năng sẵn có, tăng kim ngạnh xuất khẩu còn gián tiếpkhuyến khích hình thành các ngành công nghiệp mới, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đối với nền kinh tế đangtrong quá trình công nghiệp hóa, số lượng mặt hàng có thể xuất khẩu, cũng như khảnăng tạo ra các mặt hàng mới Chính vì vậy để giảm bớt những khó khăn này, nhànước cần thực thi các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộngcác mặt hàng xuất khẩu

Đối với các ngành công nghiệp còn non trẻ, bước đầu quy mô còn nhỏ bé, năng

Trang 39

lực cạnh tranh còn yếu kém thì những chính sách hỗ trợ xuất khẩu từng bước góp phầnkhởi động và phát triển các ngành đó.

Hỗ trợ xuất khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông, tìm được nhữngthị trường tiêu thụ tiềm năng Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh nhờ đó mà cán cânthương mại giảm dần mức thâm hụt, cán cân thanh toán được cải thiện, góp phần giữvững ổn định tỷ giá Hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường được thực hiệnthường xuyên, liên tục góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế và ổn định thịtrường

Đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước: Mục đích lớn nhất của việc thực hiện các

chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu là nhằm thúc đẩy xuất khẩu Hỗ trợ xuất khẩumột phần giúp các doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn khi thực hiện các hợp đồngxuất khẩu như thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường, cũng như khuyến khích cácdoanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu Vấn đề vốn và thông tin thị trường xuất khẩu có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Có vốn thì mới thựchiện được các hợp đồng xuất khẩu nhất là những hợp đồng có giá trị lớn Thông quacác chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp được đảm bảo có đủ vốn, đồng thời cũng giúp

họ an tâm hơn (thông qua các hình thức bảo lãnh xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu) khibán chịu hàng hóa Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng và thúc đẩyhoạt động xuất khẩu tăng trưởng Ngoài ra, hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ qua miễngiảm thuế cũng tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăngcường khả năng xuất khẩu

Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trên trường quốc tế: Các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu làm giảm giá cả hàng hóa trên thị

trường xuất khẩu và tiêu cực của nó Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa cần thể hiệnđược vai trò của mình trong việc sử dụng các công cụ biện pháp để hạn chế nhữngbiểu hiện không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển trong sảnxuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thông qua chính sách thuế, chính sách tíndụng, hay các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa khác như sau:làm tăng khả năngcạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhờ đó giúp các doanh nghiệp Lào có thể cạnhtranh với các doanh nghiệp nước khác trên thế giới Việc miễn giảm thuế làm giảmmột cách trực tiếp giá cả hàng hóa Những hỗ trợ về mặt kỹ thuật giúp cải thiện chấtlượng hàng hóa Điều này là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vì trongcuộc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu ngày càng gay gắt thì hàng hóa có chấtlượng cao hơn sẽ dần chiếm ưu thế trên thị trường cũng như nhận được sự ủng hộcủa người tiêu dùng

Trang 40

1.2 Các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia

Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu định hướng cho hoạt động xuất khẩu phùhợp với mong muốn mà nhà nước theo đuổi Mục tiêu của chính sách nhà nước hỗ trợxuất khẩu hàng hóa là khuyến khích hoạt động xuất khẩu phát triển cũng có nghĩa làhoạt động xuất khẩu sẽ nhận được những ưu đãi của nhà nước như việc quan tâm, tạođiều kiện thuận lợi và giúp đỡ hoạt động xuất khẩu phát triển với các mục tiêu, cácbiện pháp của chính sách có vai trò định hướng cho hoạt động xuất khẩu

Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa cần tạo lập được một môitrường pháp lý thuận lợi, điều đó thể hiện trong sự thống nhất cao độ giữa các mục tiêuthực hiện và sự phong phú đa dạng của các biện pháp thực thi chính sách Chính sáchnhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa cần góp phần phát huy những mặt tốt của nềnkinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó Chính sách nhà nước

hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa cần thề hiện được vai trò của mình trong trong việc sử dụngcác công cụ các biện pháp để hạn chế những biểu hiện không lành mạnh trong sản xuấtkinh doanh hàng xuất khẩu dẫn đến hạn chế sự phát triển của xuất khẩu hàng hóa củaquốc gia đó thông qua các chính sách thuế, chính sách tín dụng, hay các chính sách ưuđãi đặc biệt như:

1.2.1 Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

a Mục tiêu chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa:

Là một chính sách kinh tế, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu được nhiềuquốc gia sử dụng nhằm hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanhhàng xuất khẩu Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàngxuất khẩu trong nước về vốn để sản xuất kinh doanh, trong đó có các mức hỗ trợ vềthời gian hay lãi suất vay vốn Không chỉ ưu đãi về vốn, tín dụng xuất khẩu hiện naycòn bao hàm cả những hỗ trợ về bảo hiểm, bảo lãnh xuất khẩu, tạo điều kiện chodoanh nghiệp trong nước có lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường quốc tế.Điều đặc biệt, hiện nay để đáp ứng yêu cầu hội nhập và có những hình thức hỗ trợ đadạng hơn, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vềvốn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu trong nước Chínhsách hỗ trợ của các quốc gia còn hỗ trợ vay vốn cho các tổ chức nước ngoài nhập khẩuhàng hóa của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước Đây là hình thức hỗ trợ gián tiếpnằm trong chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa

Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia trước hết nhằm

Ngày đăng: 18/05/2018, 23:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số B2004-40-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2005
5. Bộ Công thương (2011), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 “Hội thảo khoa học quốc gia” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học quốc gia
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2011
7. Dự án VIE/61/94 (2004), “Hỗ trợ xúc tiến Thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam: Mục tiêu, kết quả và hoạt động”, bài trình bày tại Hội thảo Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam: Mục tiêu, kết quả và hoạt động ngày 15 tháng 9, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ xúc tiến Thương mại và phát triển xuất khẩu ởViệt Nam: Mục tiêu, kết quả và hoạt động
Tác giả: Dự án VIE/61/94
Năm: 2004
8. Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai đồng chủ biên (2012), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tếquốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai đồng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
9. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2013), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế thương mại
Tác giả: Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân
Nhà XB: NXBĐại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2013
11. Đặng Minh Đức (2008), Chính sách cạnh tranh của EU. Một số tác động đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, “Đề tài khoa học cấp nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài khoa học cấp nhà nước
Tác giả: Đặng Minh Đức
Năm: 2008
12. Đinh Văn Thành (2010), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, Mã số 2007 – 78 – 012 – Viện nghiên cứu Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuấtkhẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Tác giả: Đinh Văn Thành
Năm: 2010
13. Đinh văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, nhà xuất bản Lao động-Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trongthương mại quốc tế
Tác giả: Đinh văn Thành
Nhà XB: nhà xuất bản Lao động-Xã hội
Năm: 2006
14. Đinh Văn Thành (2006), “Tìm hướng đi cho xuất khẩu cao su tự nhiênViệt Nam”, Tạp chí Thương mại (12/2006), tr. 7-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hướng đi cho xuất khẩu cao su tự nhiênViệt Nam”,"Tạp chí Thương mại
Tác giả: Đinh Văn Thành
Năm: 2006
15. Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2006), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại” NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị doanhnghiệp thương mại
Tác giả: Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2006
16. Hiệp hội chè Việt Nam (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam, tài liệu hội thảo tháng 12/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng sứccạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam
Tác giả: Hiệp hội chè Việt Nam
Năm: 2003
17. Lê Hữu Thành (2009), Luận án tiến sỹ: “Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuấtkhẩu chủ lực Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại
Tác giả: Lê Hữu Thành
Năm: 2009
18. Lê Thị Anh Vân (2005), “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Lê Thị Anh Vân
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2005
21. Nguyên Anh Minh (2006), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam, “Luận án tiến sỹ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận ántiến sỹ
Tác giả: Nguyên Anh Minh
Năm: 2006
22. Nguyễn Hồng Phúc (2005), Hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu tại Quỹ hỗ trợ phát triển: Thực trạng và giải pháp, “Chuyên đề nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Hồng Phúc
Năm: 2005
23. Nguyễn Thanh Hà (2003) “Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong giai đoạn 2010”, Luận án tiến sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hànghóa của Việt Nam sang các nước khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tronggiai đoạn 2010
27. Nguyễn Duy Bột (2004), “Một số vấn đề thương mại quôc tế và phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam” NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thương mại quôc tế và phát triển thịtrường xuất khẩu của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Bột
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
28. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc giai đoạn 1992-2010, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc giaiđoạn 1992-2010
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: Nhà Xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2004
30. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếquốc Dân
Năm: 2009
32. Phạm Công Đoàn (2003), “Định hướng và những giải pháp cho xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới”, tạp chí Thương mại, số 48/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng và những giải pháp cho xuất khẩu nôngsản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới
Tác giả: Phạm Công Đoàn
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w