1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bài thơ Vội vàng lớp 10

10 326 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 38,73 KB

Nội dung

Kiến thức trọng tâm Giúp học sinh: - Cảm nhận được lòng yêu đời, yêu cuộc sống bồng bột, mãnh liệt, quan niệm mới về thời gian tuổi trẻ và hạnh phúc của thi sĩ Xuân Diệu.. - Vị trí: Được

Trang 1

ĐỌC VĂN

VỘI VÀNG

Xuân Diệu

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức trọng tâm

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được lòng yêu đời, yêu cuộc sống bồng bột, mãnh liệt, quan niệm mới về thời gian tuổi trẻ và hạnh phúc của thi sĩ Xuân Diệu

- Thấy được sự kết hợp giữa mạch cảm xúc dạt dào và mạch lí luận sâu sắc trong tổ chức văn bản của bài thơ, cùng những sáng tác mới lạ trong hình thức thể hiện

- Biết quý trọng thời gian, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống, góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp

2 Kĩ năng

- Kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình

- Kỹ năng làm việc cá nhân sáng tạo

3 Thái độ

- Giúp học sinh hiểu được bản chất tích cực của quan niệm sống “vội vàng”, từ đó biết quý trọng cái phần “ngon” nhất của cuộc đời – tuổi trẻ và tình yêu – để sống có ý nghĩa

- Giáo dục học sinh cảm nhận được hồn thơ Xuân Diệu, những cách tân rõ rệt về mặt hình thức, tiêu biểu cho “một cuộc cách mạng” trong thi ca

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp phân tích, so sánh, giảng bình, đàm thoại gợi mở

- Nêu vấn đề, tổ chức tranh luận, đối thoại

- Phương pháp trình chiếu, thuyết trình

III/ CHUẨN BỊ

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Đọc SGK, SGV, TLTK

- Rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới

2 Chuẩn bị của học sinh

- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước

- Đọc SGK, SBT, TLTK để cũng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định tình hình lớp: 1 phút

2 Kiểm tra bài cũ: 5 phút

Câu hỏi kiểm tra:

Trang 2

Câu hỏi 1: Cái “ngông” của Tản Đà qua “Hầu trời”?

Câu hỏi 2: Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Hầu trời”?

3 Giảng bài mới :38 phút

Giới thiệu bài:

Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam; nhà thơ lớn của dân tộc Thơ Xuân Diệu là khúc hát nồng nàn tha thiết về tình đời, tình người được thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ Cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật phong phú, tuyệt diệu Đó không phải là một thiên đường trên mặt đất, một vũ trụ đầy sức sống, rất

đáng sống Đúng như nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng

giọng yêu đời thấm thía” Và có lẽ, bài Vội Vàng bộc lộ đầy đủ nhất nhận định trên về thơ

Xuân Diệu

Tiến trình bài dạy:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm

hiểu chung về cuộc đời cũng như sự

nghiệp văn học của tác gia, một số

nét về tác phẩm Hình thức tổ chức:

vấn đáp, thuyết trình Thời gian: 5

phút

GV: Gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn SGK

và trả lời câu hỏi

Hỏi: Từ phần tiểu dẫn SGK em hãy

khái quát những nét chính về cuộc đời

và phong cách thơ của Xuân Diệu?

GV: Nhấn mạnh ý cần trả lời và mở

rộng thêm

“Cha Đàng ngoài, mẹ ở Đàng

trong

Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ

Vượt đèo Ngang kiếm nơi cần chữ

Cha Đàng ngoài, mẹ ở Đàng trong

Hai phía Đèo Ngang: một mối tơ

hồng”

Xuân Diệu đã thừa hưởng từ người

cha mình – một ông đồ xứ Nghệ

-đức tính cần cù, chịu học để rồi cả

đời sáng tạo “tay siêng làm lụng mắt

hay kiếm tìm” “Quê mẹ gió nồm

thổi lên tươi mát”, ngọn gió biển

Quy Nhơn nồng nàn, tha thiết đã đem

đến hơi thở mãnh liệt trong thơ Xuân

I Tìm hiểu chung

1 Tác gia Xuân Diệu

a Cuộc đời:

- Xuân Diệu (1916 – 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha

- Quê: xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

- Vị trí: Được xem là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới

- Nét đặc sắc trong hồn thơ Xuân Diệu chính là yêu cuộc sống, khao khát được tận hưởng cuộc sống nhưng luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu sống

- Cảm hứng bao trùm trong thơ Xuân Diệu là rạo rực, say đắm, thiết tha đối với cuộc sống và hoài nghi chán nản lo âu

- Đặc sắc phong cách nghệ thuật: đúc kết được tinh hoa của thơ phương Đông và thơ phương Tây

- Hăng say hoạt động cách mạng và có những đóng góp to lớn

- Năm 1996, được nhà nước tặng Giải thưởng

Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Trang 3

Diệu “Mối tơ hồng” hai phía Đèo

Ngang giữa ông đồ xứ Nghệ và cô

hàng nước mắm vạn Gò Bồi đã để lại

cho đời một thi sĩ lớn

- Em hãy nêu khái quát về sự

nghiệp sáng tác của Xuân

Diệu

Hs trả lời

-GV: Lí giải lí do Xuân Diệu được

Hoài Thanh đánh giá là “nhà thơ

mới nhất trong các nhà thơ mới”

- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của

Xuân Diệu?

HS trả lời

GV nhận xét

- Bài thơ được in trong tập thơ

nào?

HS trả lời

Hoạt động 2

Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết

bài thơ Hình thức: vấn đáp, thuyết

trình… Thời gian: 30 phút.

- GV gọi HS đọc diễn cảm bài

thơ

GV nhận xét cách đọc Yêu cầu đọc

phù hợp với nội dung cảm xúc: sôi

nổi ở đoạn đầu, lắng xuống chậm rãi ở

b Sự nghiệp:

- Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau: thơ, văn xuôi, phê bình văn học…

- Trước cách mạng, Xuân Diệu được đánh giá là:

“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”

(Hoài Thanh), bởi nguồn cảm xúc dạt dào, sôi

nổi với quan niệm sống mới mẻ cùng những

cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ Sau cách mạng, ông hăng say thể hiện khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mũi Cà mau – Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thánh ca (1982).

+ Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

+ Các tập tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn

học: Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (hai tập) (1981, 1982), Công việc làm thơ (1984)

2 Tác phẩm Vội vàng

- Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1983)

- Vội vàng là thi phẩm đặc sắc nhất không chỉ

trong tập Thơ thơ mà còn là bài thơ hay nhất trong

cả cuộc đời sáng tác thơ của Xuân Diệu

II Đọc - hiểu văn bản

1 Đọc

Bố cục: 3 đoạn

- Từ đầu đến “như một cặp môi gần”: Bộc lộ

tình yêu trần thế say đắm thiết tha

- Tiếp theo đến “chẳng bao giờ nữa…”: Nỗi

băn khoăn, lo âu về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian

- Còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả

Trang 4

đoạn 2, gấp gáp ào ạt ở đoạn cuối.

Hỏi: Dựa vào mạch cảm xúc của bài

em hãy chia bố cục của bài thơ và nêu

nội dung của từng đoạn?

HS trả lời

Hỏi: Theo em cảm xúc chủ đạo xuyên

suốt bài thơ này là gì?

HS trả lời

Hỏi:

-Nội dung bốn câu thơ đầu là gì?

-Em có nhận xét gì về ước muốn của

tác giả?

- Tại sao tác giả lại có ước muốn kì lạ

đó?

- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của

4 câu thơ đầu? (về thể thơ, nhịp thơ)

Hs lần lượt trả lời các câu hỏi

GV nhấn mạnh: Xuân Diệu sợ thêi

gian tr«i ch¶y, muèn nÝu kÐo

thêi gian, muèn tËn hëng m·i

h¬ng vÞ cña cuéc sèng Muốn

“tắt nắng”, “buộc gió” là nhà thơ

muốn vĩnh viễn hóa cái đẹp vốn mong

manh, ngắn ngủi nhưng là sao có thể

đi ngược lại với quy luật của đất trời

Hỏi: Em hãy cho biết:

- Nội dung của bảy câu thơ tiếp

theo?

2 Phân tích

2.1Cảm xúc chủ đạo

Bài thơ là tiếng nói sôi nổi của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt Đằng sau những tình cảm, cảm xúc ấy có cả một quan niệm

về nhân sinh, vũ trụ mới mẻ chưa từng có trong thơ ca truyền thống

2.2 Đoạn 1: (11 câu đầu) Niềm say đắm với cuộc sống nơi trần thế

a) Bốn câu thơ đầu: Ước muốn của nhà thơ

Khởi đầu cho một mạch thơ đắm say, vội vàng, cuống quýt là ước muốn kì lạ của thi sĩ

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”

- NiÒm íc muèn k× l¹, v« lÝ:

+ t¾t n¾ng + buéc giã

=>Mục đích : Muốn “tắt nắng” là để cho màu không phai, muốn “buộc gió” lại cho hương mãi nồng nàn Nghĩa là muốn giữ lại vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng của hương sắc

-Nghệ thuật:

+ Thơ 5 chữ + Nhịp thơ nhanh, sôi nổi + Điệp từ “tôi muốn”

=> nhấn mạnh ước muốn táo bạo muốn níu giữ thời gian để tận hưởng hương sắc của đời Và chính ước muốn táo bạo đó

đã cho ta thấy tinh thần yêu đời, ham sống của nhà thơ

b Bảy câu thơ tiếp theo: Bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống nơi trần thế

Sở dĩ nhà thơ có ý muốn táo bạo, ngông cuồng ấy

là vì nhà thơ đang đứng trước mùa xuân, mà theo nhà thơ thì đó là một thiên đường trên mặt đất

“Của ong bướm này đây từng tháng mật ………

Tháng giêng ngon như cặp môi gần”

- Từ “của” với chức năng ngữ pháp là nối liền

bốn câu thơ trên với bảy câu thơ dưới thể hiện được sự liền mạch trong cảm hứng và hình tượng thơ

- Điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại từ đầu

Trang 5

-Tác dụng của việc lặp lại cụm từ

“Này đây”?

- Bức tranh trần thế tươi đẹp

được thể hiện qua những hình

ảnh nào?

Giải thích các hình ảnh:

+ “Ong bướm trong tuần tháng mật”?

+”Hoa của đồng nội xanh rì”?

+ “Yến anh trong khúc tình si”?

+”Ánh sáng chớp hang mi/ thần vui

hằng gõ cửa”?

GV nhấn mạnh: Với Xuân Diệu thời

gian của đời người hình như lúc nào

cũng là tuần trăng mật của lứa đôi

lúc nào cũng ngọt ngào lúc nào cũng

đầy mê đắm

- Em có nhận xét gì về bức tranh

thiên nhiên mà Xuân Diệu đã

vẽ ra trong 7 câu thơ này?

- Em có nhận xét gì về câu thơ:

“Tháng giêng ngon như một

cặp môi gần”

Gợi ý:

+ Tác giả sử dụng biện pháp

nghệ thuật gì?

+ Tại sao lại viết “Tháng giêng

ngon”

+ Phép so sánh ở đây có gì đặc

biệt?

- Qua đoạn này, Xuân Diệu

cho đến cuối đoạn thơ:

+ Gợi ra cảm giác hân hoan sung sướng, hạnh phúc vô cùng của nhà thơ

+ Cho thấy được sự giàu có, phong phú đến mức thừa thải, đến mức tuyệt vời, đến mức say đắm của hương sắc cuộc đời

+ Sự hiện hữu cuộc sống tươi đẹp trong cả không gian ngay ở đây ngay trong tầm tay và thời gian ngay lúc này

-Bức tranh chan chứa xuân tình:

+ “Ong bướm trong tuần tháng mật”: là mật ngọt của thiên nhiên hoa lá và còn gợi đến tuần trăng mật của đời người

+ “Hoa của đồng nội xanh rì/ lá của cành tơ phơ phất”: vẻ đẹp tràn trề sức sống nhưng hết sức yếu đuối mong manh khiến chúng ta mê đắm và trân trọng

+ “Của yến anh này đây khúc tình si” : biểu tượng của tình yêu của lứa đôi, tiếng hót của chim chóc bỗng trở thành khúc tình si mê đắm + ánh sáng chớp hàng mi – thần Vui gõ cửa: ánh dương tuyệt diệu hình như tỏa ra từ cái chớp mắt của hàng mi thiếu nữ để rồi nhà thơ đón mỗi sớm mai như đợi thần Vui đến gõ cửa

=> Cảnh sắc thiên nhiên được Xuân Diệu cảm nhận qua lăng kính tình yêu nên nó hiện ra như một thế giới đầy xuân tình, từ cây cỏ đến ong bướm đến chim muôn, tất cả đều đang độ non tơ, sung sức, tất cả đều hiện ra với dáng vẻ rạo rực

- Đoạn thơ được kết lại bằng một câu thơ với so sánh rất bất ngờ và thú vị:

“Tháng giêng ngon như cặp môi gần”

+ Câu thơ 8 chữ ngắt nhịp 3/5 trọng tâm câu thơ rơi vào từ “ngon” nó tô đậm và mang lại cảm giác tận hưởng bằng vị giác

+ Nhà thơ cụ thể hóa quan niệm thời gian bằng cảm giác “ngon” và so sánh nó với cảm xúc cảm giác của tình yêu, cách so sánh ấy diễn tả được cái cảm xúc trước mùa xuân thật ngọt ngào nồng nàn và say đắm

+ Cách so sánh táo bạo “như cặp môi gần” thấy được cuộc đời nó gần gũi nó hấp dẫn quá Và hơn thế nữa với định ngữ “gần” sau hai chữ “cặp môi” cho ta thấy cuộc đời không xa xôi tất cả đều kề cận gần gũi

 Có thể nói, Xuân Diệu đã khắc họa nên một hình ảnh mùa xuân, đó là một thiên đường trên mặt đất, thiên đường đó có hoa lá, yến anh nhưng đẹp nhất là con người với tuổi trẻ và tình

Trang 6

muốn thể hiện điều gì?

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Hỏi:

- Sau khi say sưa tận hưởng vẻ đẹp

trần thế cảm xúc nhà thơ thay đổi

như thế nào?

- Có gì đặc biệt trong hình thức

của câu thơ: “Tôi sung sướng

Nhưng vội vàng một nửa”?

Tác dụng của nó là gì?

- Quan niệm “Tôi không chờ

nắng hạ mới hoài xuân” cho ta

thấy điều gì ở Xuân Diệu?

- Người xưa quan niệm về thời gian

như thế nào?

GV mở rộng : trong « Cáo tật thị

chúng », Mãn Giác thiền sư viết:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

(Đừng tưởng xuân qua thì hoa rụng

hết không đêm qua sân trước một

cành mai đã nở)

Chính vì quan niệm về con người, vũ

trụ, thời gian như thế nên các nhà thơ

trung đại luôn luôn có một cách sống,

một tâm lý sống rất ung dung tự tại,

bình thản trong vòng luân hồi của vũ

trụ

-Quan niệm về thời gian của Xuân

Diệu có gì khác so với quan niệm của

người xưa?

HS trả lời

yêu

2.3 Đoạn 2 (19 câu giữa): Quan niệm tích cực về tình yêu, tuổi trẻ

a) Cách cảm nhận của nhà thơ về thời gian

- - Đang say sưa tận hưởng cảnh sắc của mùa xuân nhà thơ bỗng nhận ra sự trôi chảy của thời gian:

“Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa” + Nhịp thơ 3/5 và dấu (.) giữa dòng như một nốt lặng cho những xúc cảm trái ngược tương phản +Mới chỉ cảm nhận thấy vẻ đẹp của cuộc sống nơi thế gian thì ngay lập tức thi nhân đã ngừng lặng bởi một cảm giác “vội vàng một nửa” một nữa sung sướng một nữa vội vàng, vừa sung sướng vừa vội vàng, đây cũng chính là nét đặc sắc trong hồn thơ Xuân Diệu

-“ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

+ Nắng hạ hình ảnh của mùa hè, mùa hè chỉ đến khi mùa xuân qua đi nhưng chúng ta có thể thấy nhà thơ đang ở giữa mùa xuân

+ Không đợi đến mùa hạ mới nhớ xuân hoài xuân mà nhà thơ nuối tiếc mùa xuân ngay trong mùa xuân đó chính là do cảm quan vội vàng, do triết ý sống vội vàng của nhà thơ

=> Đang ngây ngất trong trong buổi chiều thu đẹp như mộng nhà thơ bỗng buồn vì nhận ra thời gian đang trôi qua để lại trong ta nổi cô đơn trống vắng

- Ngược dòng thời gian quay về với thơ ca trung đại ta thấy các nhà thơ thời kỳ nay quan niệm : + Con người tồn tại cùng với vũ trụ

+ Vũ trụ thì tuần hoàn vĩnh cửu

 Chính vì thế mà họ không sợ tuổi già, không

sợ cái chết

-Đến Xuân Diệu thì ông quan niệm về thời gian ông nhận thức rất rõ sự đối lập giữa thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ:

“Nói làm chi rằng xuân hãy tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Thời gian trôi qua là mất hẳn không thể lấy lại chính là quan niệm về thời gian của Xuân Diệu

Trang 7

GV: theo Xuân Diệu:

+ Thời gian của vũ trụ là một dòng

chảy vô thủy vô chung không bắt

đầu và không kết thúc

+ Thời gian của đời người thì trôi

theo dòng tuyến tính con người

sinh ra, lớn lên, già và chết

- Xuân Diệu có vô lí không khi

khẳng định “Xuân đương tới…

xuân sẽ già”? Biện pháp nghệ

thuật nào đã được tác giả sử

dụng trong hai câu thơ này?

-Tại sao tác giả lại bâng khuâng, tiếc

nuối?

HS trả lời

GV nhấn mạnh: Khi nhà thơ

đang ở ngay mùa xuân, ngay khi

đang tồn tại trước những ong

bướm, lá hoa, chim chóc một

bức tranh trần thế tuyệt đẹp thì

ông đã hình dung ra một thế giới

chẳng còn tôi

-Cảnh vật lúc này thay đổi ra sao? Vì

sao có sự thay đổi ấy?

- Với những cảm nhận về thời gian như trên cho nên nhà thơ đã phát hiện ra những điều mà thoạt nhìn ta cứ tưởng là vô lý

“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

+Xuân đương tới – xuân đương qua Xuân còn non – xuân sẽ già

• Cấu trúc kiểu câu định nghĩa được lặp lại hai lần làm tăng thêm sự khẳng định

• Hai động từ ‘tới” và “qua” mang ý nghĩa trái ngược nhau, “non” và “già” cũng là hai tính từ trái ngược nhau lại nằm ở hai vế có cấu trúc đẳng lập, đồng nhất như vậy liệu có là nghịch lý không

=>Không hề là nghịch lý bởi theo Xuân Diệu thời gian của ông là thời gian tuổi trẻ một đi không trở lại Vũ trụ có thể vĩnh hằng bất biến nhưng mùa xuân của đất trời có thể tuần hoang nhưng “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, thước

đo của thời gian là tuổi trẻ mà tuổi trẻ chẳng trở lại thì làm gì thời gian có thể tuần hoàn b) Những buâng khuâng tiếc nuối

Cảm nhận sự trôi chảy của thời gian, tác giả bắt đầu bâng khuâng , tiếc nuối:

- “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên buâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

+ Trời đất còn vì thời gian vũ trụ vĩnh hằng bất biến

+ Tôi chẳng còn mãi vì thời gian của tuổi trẻ tuyến tính một đi không trở lại

Chính vì thế mà ông tiếc cả đất trời và sự nuối tiếc ấy được thể hiện trong một dòng thơ mang rất đậm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu đó là:

- “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi” + “Tháng năm” ẩn dụ về thời gian

+ “Mùi” Thời gian có thể cảm nhận bằng khứu giác - mùi li biệt

+ “ Vị” đây là cảm nhận bằng vị giác vị chia phôi + Động từ “rớm” thời gian của Xuân Diệu như gợi đến những giọt lệ buồn trước sự chia phôi của thời gian của năm tháng

- Nhà thơ bắt đầu nói một cách cụ thể hơn

về một thế giới chẳng còn tôi ông cảm nhận tất cả mọi thứ đều đang “ than thầm tiễn biệt”

=>Như vậy thì ở đây nếu thời gian thấm

Trang 8

-Đoạn thơ này đã sử dụng những

biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác

dụng của chúng?

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- Câu thơ đầu đoạn “Ta muốn

ôm” thể hiện điều gì?

- HS trả lời câu hỏi

- Nhà thơ muốn “ôm” cái gì? Từ

đó nối lên điều gì về tác giả?

- Ở đoạn này tác giả đã sử dụng

những biện pháp nghệ thuật gì?

Gợi ý:

+Điệp ngữ “tôi muốn” thể hiện điều

gì?

+ Liệt kê những đôạn từ mạnh được

đẫm vị chia phôi và mùi li biệt thì không gian tất cả đều đang thầm tiễn biệt với một phần đời của mình

- Cảm giác chia ly chia biệt mất mát ấy thấm vào trong cảnh vật và lòng người

và tác giả viết:

“ Con gió sinh thì thào trong lá biếc Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa” + Xuân Diệu sử dụng biện pháp nhân hóa: con gió thì thào, hờn vì phải bay đi hay chim sợ độ phai tàn

+ Thiên nhiên giao tình náo nức bao nhiêu trong thời tươi thì đến đây, trong thời phai của biệt li lại ủ dột, muộn sầu bấy nhiêu

“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa ” 2.4 Đoạn 3 (9 câu cuối) Khát khao tận hưởng cuộc đời

Mở đầu đoạn cuối nhà thơ thốt lên:

“Ta muốn ôm”

+ Đây là câu thơ ngắn nhất trong toàn bộ bài thơ

+ Sự thay thế đại từ nhân xưng từ “tôi” sang ta: cái tôi của nhà thơ bây giờ như muốn hòa chung vào, muốn tạo ra một tầm vóc lớn lao

+ Từ “muốn ôm ” cụ thể hóa niềm khao khát của thi nhân

- Nhưng nhà thơ “ôm” cái gì:

“Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn” + Nhà thơ muốn ôm một thứ rất trừu tượng “ sự sống”

+ Nhà thơ muốn ôm, muốn chiếm lĩnh

“cả” sự sống không phải đã ngả chiều hôm mà cái sự sống chỉ mới bắt đầu mơn mởn

=> Ở hai câu thơ này nhà thơ đã thể hiện rất rõ ngay lập tức cảm quan chung, cảm hứng chủ đạo trông đoạn thơ này và cả bài thơ và thậm chí trong

cả đời thơ của ông đó là khao khất tận hưởng cuộc sống

- Điệp ngữ “tôi muốn” tạo ra âm hưởng dồn dập, trào dâng tái hiện lại

=>Tất cả thể hiện sự ham muốn tham lam của nhà thơ không muốn bỏ quên bất

cứ một hình ảnh nào, sự vật nào trong bức tranh đời tuyệt đẹp

- Các động từ mạnh: ôm – riết – say – thâu – cắn đây là phép tăng tiến thể hiện cơn

Trang 9

sử dụng trong đoạn và hiệu quả của

nó?

- Em hãy phân tích câu thơ “

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn

vào ngươi”?

Hoạt động 3:

Hướng dẫn HS tổng kết những kiến

thức cơ bản đã phân tích trong bài

về nội dung và nghệ thuật Hình

thức: vấn đáp, thuyết trình Thời gian:

5 phút

Hỏi:

- Nội dung bài thơ thể hiện điều gì?

HS trả lời

- Bài thơ có những đặc sắc gì về

nghệ thuật?

HS trả lời

lũ tình cảm trào dâng tột độ, đưa niềm hạnh phúc của nhà thơ lên đến đỉnh điểm

- Câu thơ cuối cùng có thể nói là đặc sắc nhất:

“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác

Nó thể hiện một cảm xúc ham muốn đang trào lên trong tâm hồn yêu đời của thi sĩ

3 TỔNG KẾT

1 Nội dung:

“Vội vàng” đã thể hiện một quan niệm mới

về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc: Thời gian một

đi không trở lại, tuổi trẻ là phần đẹp đẽ, quý giá

nhất của đời người không thắm lại bao giờ Vậy

nên cần sống “vội vàng” từng giây, từng phút,

tận hiến và tận hưởng cuộc sống này “Vội vàng” là tâm thế sống, cũng là triết lý sống của

thi sĩ

2 Nghệ thuật:

Bài thơ là sự đan xen của mạch lập thuyết

và cảm xúc dù “vui buồn đều nồng nàn tha thiết” Thể thơ tự do, nhịp điệu đa dạng, linh

hoạt, thủ pháp trùng điệp,… Tất cả được tổ chức thành một lời bộc bạch trực tiếp, nhiệt thành Đó là những thành công mới mẻ của bài thơ

4 Dặn dò học sinh:

- Học thuộc bài thơ, xem lại bài học, nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Làm bài luyện tập

- Đọc soạn: Nghĩa của câu (tiếp theo)

V RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Trang 10

Bình Định, ngày 08 tháng 5 năm 2013

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w