1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu xử lý tình huống trong đấu thầu về Tư cách hợp lệ

23 1,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 38,93 KB

Nội dung

Tài liệu ôn thi chứng chỉ đấu thầu về xử lý tình huống trong đấu thầu. Đây là tài liệu đã chọn lọc từ bộ đề cương của Bộ kế hoạch và Đầu tư công bố. Anh em nào đang luyện thi chứng chỉ đấu thầu thì tải về xem nhé. rất hay và cực kỳ chất lượng.

Trang 1

Trong hồ sơ mời thầu của gói thầu xây lắp yêu cầu nhà thầu nộp 01 bản gốc và 04 bản chụp hồ sơ dự thầu Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên

và nộp hồ sơ dự thầu gồm 01 bản gốc và 04 bản chụp theo đúng yêu cầu của hồ

sơ mời thầu Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu A, tổ chuyên gia phát hiện bản chụp danh sách đóng bảo hiếm xã hội của nhân sự chủ chốt của nhà thầu A đóng kèm trong 02/04 bản chụp hồ sơ dự thầu bị lỗi, sai khác so với bản gốc (nội dung tại bản gốc và 02 bản chụp còn lại của hồ sơ

dự thầu rõ ràng, đầy đủ và không có sự sai khác) Do vậy, tố chuyên gia loại nhà thầu với lý do bản gốc và 02 bản chụp có sự sai khác dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác với kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đối kết quả lựa chọn nhà thầu.

Như vậy, việc loại nhà thầu của tổ chuyên gia như nêu trên có phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu hay không và phân tích?

Trả lời: Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định sau khi mở

thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu Trường hợp HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực

và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm Đối với các nội dung đề xuất

về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Mục 17 Chương I của Mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu.

Theo đó, việc đánh giá, làm rõ HSDT được thực hiện theo quy định nêu trên Trong quá trình đánh giá HSDT, trường hợp cần thiết bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu gốc để so sánh, xác thực thông tin so với bản chụp tài liệu mà nhà thầu đã cung cấp trong HSDT Việc nhà thầu không cung cấp tài liệu gốc và bên mời thầu chấp thuận đề nghị này của nhà thầu là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, có thể dẫn đến vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (nhà thầu cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu).

Trang 2

Trường hợp này có sự sai khác giữa HSDT giữa bản gốc và bản chụp thì việc đánh giá HSDT của nhà thầu sẽ được đánh giá trên bản gốc của HSDT đã nộp Đây không phải lý do để loại nhà thầu Việc loại nhà thầu của tổ chuyên gia như nêu trên là không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu Do đó đối với tình huống trên HSDT của nhà thầu vẫn được tiếp tục đánh giá mà không bị loại vì sự sai khác giữa bản sao và bản chụp HSDT.

Trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp Y tổ chức lựa chọn nhà thầu năm 2017, tại mục yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm có quy định:

“Từ năm 2014 đến nay, nhà thầu phải đã hoàn thành tối thiểu 03 hợp đồng thỉ công xây dựng công trình có tinh chất và quy mô tương tự gói thầu này vói tư cách là nhà thầu chính, nhà thầu phụ hoặc thành viên của liên danh; môi hợp đồng có giá trị tối thiểu 8 tỷ đồng”.

Công ty A và công ty B cùng tham dự gói thầu này Công ty B đã từng là công ty con của công ty A (Công ty B thành lập ngày 06/01/2010) Tháng 01/2016, công ty A rút hoàn toàn vốn ra khỏi Công ty B (từ đó Công ty B không còn là công ty con của công ty A và hoàn toàn độc lập với công ty A).

Năm 2014, khi tham dự thầu gói thầu xây lắp công trình X, nhà thầu A đề xuất trong hồ sơ dự thầu: Công ty B đảm nhận thực hiện 90% giá trị hợp đồng, Công ty A đảm nhận thực hiện 10% giá trị hợp đồng Sau khi trúng thầu, nhà thầu đã thực hiện theo đúng đề xuất trong hồ sơ dự thầu; giá trị họp đồng là 10

tỷ đồng Công trình X đã được nghiệm thu bảo đảm tiến độ, chất lượng (công trình này có tinh chất tương tự như Công trình Y).

Khi tham dự thầu gói thầu Y, trong hồ sơ dự thầu của công ty A và công ty

B đều kê khai mình đã thực hiện công trình X và đáp ứng về quy mô của họp đồng tương tự.

Vậy, trong trường hợp này, kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của nhà thầu A và nhà thầu B được xác định như thế nào?

Trả lời: Theo khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) quy

định: Việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu Trong trường hợp này Công ty A và Công ty B cùng kê khai năng lực HĐ tương tự của gói thầu xây lắp công trình X trong HSDT của mình khi tham dự thầu gói thầu Y Khi đánh giá phần năng lực của từng nhà thầu tổ chuyên gia sẽ đánh giá trên tỷ lệ % giá trị HĐ trên hợp đồng của gói thầu xây lắp công trình X

để xét năng lực kinh nghiệm thực hiện HĐ tương tự của nhà thầu A và nhà thầu B Trong trường hợp này thì nhà thầu B thực hiện 90% giá trị HĐ tương đương giá

Trang 3

trị là 9 tỷ đồng nhà thầu A thực hiện 10% giá trị HD tương đương giá trị là 1 tỷ đồng.

Trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu ghi:

“Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng sổ tiền là 38.415.888.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ, bổn trăm mười lăm triệu, tám trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn)

Giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu là: 38.415.888.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ, bổn trăm mươi lăm triệu tám trăm tám mươi tám nghìn đồng chẵn).

Vậy, đơn dự thầu trong hồ sơ đề xuất tài chính như nêu trên có được coi

là hợp lệ hay không, tại sao?

Điểm b, Khoản 2, Điều 30 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định HSĐXTC hợp lệ phải có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT); giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp.

Trường hợp phần giá trị ghi bằng chữ trong đơn dự thầu viết sai so với nội dung bằng số và nội dung bằng số phù hợp với giá dự thầu ghi trong biểu tổng hợp chi phí thì HSDT vẫn được xem xét tiếp Đây không được coi là lý do loại nhà thầu.

Trong thỏa thuận liên danh giữa Công ty A và Công ty B, các thành viên

đã thống nhất tên gọi của liên danh là “Liên danh A-B” và thành viên đứng đầu liên danh là Công ty A đại diện liên danh ký đơn dự thầu.

Tuy nhiên, trong đơn dự thầu lại chỉ thể hiện tên nhà thầu tham dự thầu

là “Nhà thầu A” Tố chuyên gia kết luận đơn dự thầu không hợp lệ do không ghi đúng tên nhà thầu (Liên danh A-B) và nhà thầu bị loại.

Vậy, việc đánh giá như nêu trên của tổ chuyên gia có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc

đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu

Trang 4

giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, HSDT hợp lệ phải có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, BMT Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh Ngoài ra, việc xác định các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung (gọi chung là sai sót) cơ bản được hướng dẫn tại Chương I các Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/ TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với tình huống vừa nêu, việc đánh giá HSDT, trong đó bao gồm kiểm tra tính hợp lệ của đơn dự thầu, phải căn cứ các quy định nêu trên Trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh nhà thầu ghi tên là Liên danh Công ty A - Công ty B nhưng HSDT chỉ ghi tên nhà thầu là nhà thầu Công ty A không thể hiện được bản chất liên danh của hai nhà thầu thành viên Do vậy, HSDT của liên danh này không phù hợp với quy định của luật đấu thầu nên đơn dự thầu được coi là không hợp lệ Việc tổ chuyên gia kết luật đơn dự thầu không hợp lệ do không ghi đúng tên nhà thầu (Liên danh A-B) và nhà thầu bị loại là phù hợp với quy định của pháp luật đầu thầu.

Trong quá trình tố chức đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phát hiện trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu A có đính kèm theo 01 thư giảm giá với tỷ lệ giảm giá là 5% giá dự thầu của nhà thầu này Thư giảm giá và nội dung giảm giá của nhà thầu A không được công khai trong lễ mở thầu Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật Bên mời thầu đã báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý tình huống theo hướng chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A với lý do mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu Vậy, việc chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A như nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không và giải thích?

Trả lời: Căn cứ Điểm b, Khoản 3, Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Bên mời

thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời

Trang 5

thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ

dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh

tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;

Trường hợp này Bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét giải quyết xử lý tình huống theo hướng chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A với lý do mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu là không phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu.

Trong phần đánh giá về tư cách hợp lệ nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn tỉnh A có đưa ra tiêu chí đánh giá“nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải trên hệ thống trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh A hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng » Vậy, Hồ sơ mời thầu nêu trên có phù hợp hay không, phân tích lý do phù hợp/không phù hợp?

Trả lời: Khoản 1, Điều 5, Luật đấu thầu thì Nhà thầu là tổ chức có tư cách

hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp.

- Hạch toán tài chính độc lập.

- Không đang trong quá tình giải thể, không bị kết luật đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

- Có tên trong danh sách ngắn đối với các trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn

- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Và khoản 2, điều 12, Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về việc lập HSMT nêu rõ: Trong HSMT không được nêu bất kỳ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng

Trang 6

Theo đó nếu HSMT quy định: ‘Nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải trên hệ thống trang thông tin điện tử Sở xây dựng tỉnh A hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ xây dựng’ thì sẽ làm hạn chế sự tham gia của các thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng… trái với quy định của pháp luật về đấu thầu Không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả.

Có thể thấy tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ nêu trong Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn tỉnh A đưa ra không phù hợp với tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ của luật đấu thầu Cho nên Hồ sơ mời thầu nêu trên không hợp lệ

Hồ sơ mời thầy gói thầy xây lắp X tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước quy định:

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu ≥ 90 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu;

- Thời điểm đóng thầu: 09h00’ ngày 01/8/2017;

- Thời điểm mở thầu: 10h00’ ngày 01/8/2017

Đến trước thời điểm đóng thầu có 06 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, thông tin về thời gian có hiệu lực của các bảo lãnh dự thầu được công khai tại lễ mở thầu lần lượt như sau:

1 Bảo lãnh dự thầu của nhà thầu A: có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày

Trả lời: Như chúng ta đã biết, khi tham dự một cuộc đấu thầu rộng rãi, nhà thầu phải

thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mình trong thời gian xác định theo yêu cầu của HSMT

Trường hợp nhà thầu thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp Thư bảo lãnh của ngân hàng (Bên bảo lãnh) thì thư bảo lãnh này là một loại ― Giấy tờ có giá trị Theo đó, trong thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (BLDT), nếu nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả BLDT thì Bên bảo lãnh phải có trách nhiệm chuyển ngay cho Bên mời thầu (Bên thụ hưởng) một khoản tiền hay các khoản tiền không vượtquá tổng số tiền ghi trong Thư BLDT với điều kiện Bên bảo lãnh nhận được thông báo của Bênthụ hưởng trước thời điểm hết hạn hiệu lực của BLDT

Theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu thì một trong các điều kiện để ký kết hợp đồng là HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực Thực tế, hành vi vi phạm quy định củapháp luật về đấu thầu của nhà thầu dẫn đến không được hoàn trả BLDT thường diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng Do đó, việc Bên thụ hưởng yêu cầu Bên bảo lãnh chuyển cho Bên

Trang 7

thụ hưởng số tiền ghi trong Thư BLDT thông thường sẽ diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng, tức là trước thời điểm HSDT hết hiệu lực

Khoản 42, Điều 4; Khoản 4, Điều 11 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13quy định thời gian

có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu

Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 1 ngày Thời gian

có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lựccủa hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày

Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một trong các nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu

Đối chiếu với BLDT của nhà thầu A: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày 01/08/2017 (từ 00h00’ ngày 01/08/2017 cộng thêm 90 ngày tức là tới 24h00’ ngày 29/10/2017 (theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu A là phù hợp

Đối chiếu với BLDT của nhà thầu B: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực

từ 09h00’ ngày 01/08/2017 (ngày có thời điểm đóng thầu) đến hết 24h00’ ngày 29/10/2017 (theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu B là phù hợp

Đối chiếu với BLDT của nhà thầu C: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực

có hiệu lực từ 09h00’ ngày 01/08/2017 đến 09h00’ ngày 29/10/2017 (chưa hết ngày cuối cùng

có hiệu lực của BLDT) là chưa phù hợp vì tại thời điểm 14h00’ ngày 29/10/2017 thì BLDT mà ngân hàng cấp cho nhà thầu này vẫn còn hiệu lực nhưng Bên mời thầu lại không thể thu được

số tiền ghi trong thư bảo lãnh nếu phát hiện nhà thầu vi phạm

Tương tự như nhà thầu C, đối chiếu với BLDT của nhà thầu D và F: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực từ 8h00’ ngày 1/8/2017 đến 17h00’ ngày 29/10/2017 (với nhà thầu D) và có hiệu lực từ 10h00’ ngày 1/8/2017 (sau thời điểm đóng thầu) đến 24h00’ ngày 29/10/2018 (theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu D và F là không phù hợp

Với BLDT của nhà thầu E: BLDT có hiệu lực trong vòng 90 ngày có hiệu lực từ ngày

01/08/2017 (được hiểu là từ 0h00’ ngày có thời điểm đóng thầu là ngày 01/08/2017) đến ngày 29/10/2017 (được hiểu là 24h00’ ngày 29/10/2017 theo quy định như trên) nên BLDT của nhà thầu E là phù hợp

Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và được cấp chứng thư số theo quy định từ tháng 3 năm 2015 Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 7 năm 2017 khi nhà thầu A tham dự thầu gói thầu xây lắp Y thì chứng thư số của nhà thầu hết hiệu lực trước thời điếm đóng thầu do nhà thầu

A chưa nộp phí duy trì Vậy, Nhà thầu A có đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ hay không và giải thích?

Trả lời:

Trang 8

Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp X có giá gói thầu 4,5 tỷ đồng vào năm

2017 Hồ sơ mời thầu quy định một trong những tiêu chí đê đánh giá nhà thầu có tư cách hợp lệ là:

“nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh

nghiệp”

Vậy, Nhà thầu A (có tổng nguồn vốn là 55 tỷ đồng vào năm 2016, 50 tỷ đồng vào năm

2015 và số lao động bình quân năm là 150 người) có được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ nêu trên hay không, tại sao?

Trả lời: Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu

-Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệpđược thực hiện theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Theo đó, doanhnghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của phápluật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổngnguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) Doanhnghiệp nhỏ thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn

từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người

Như vậy Nhà thầu A có Tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng nhưng đáp ứng tiêu chí về lao độngbình quân năm (nhỏ hơn 200 người) nên đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham dự góithầu xây lắp trên vì vậy Nhà thầu A là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ của HSMT trên

Gói thầu Xây lắp 01 thuộc Dự án X do liên danh Công ty A và Công ty B thi công Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty A đã hoàn thành công việc theo phân công trong thỏa thuận liên danh, Công ty B không hoàn thành phần việc của mình, để ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng Gói thầu

Hợp đồng bị chủ đầu tư tuyên bố không hoàn thành và thực hiện chấm dứt trong năm

2015 Hiện tại, chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu Gói thầu xây lắp số 05 cùng thuộc Dự án và Công ty A tham dự thầu với tư cách nhà thầu độc lập

Trong trường hợp này, Công ty A có bị coi là vi phạm tiêu chí ―lịch sử không hoàn thành hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu (HSMT) hay không?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại các mẫu HSMT xây lắp ban hành kèm Thông tư số 03/2015/

TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung đánh giá năng lực,kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm tiêu chí lịch sử không hoàn thành hợp đồng Theo đó,

Trang 9

trong một số năm (thông thường từ 03 - 05 năm) gần năm có thời điểm đóng thầu, nhàthầu phải bảo đảm không có hợp đồng không hoàn thành

Về vai trò của Công ty A trong liên danh Công ty A - Công ty B, theo quy định của LuậtĐấu thầu (Điều 4 Khoản 35), khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều lànhà thầu chính Trường hợp nhà thầu trúng thầu thì khi ký kết hợp đồng, các thành viênliên danh là một bên của hợp đồng

Về vấn đề không hoàn thành hợp đồng, khi nhà thầu liên danh A + B đã bị chủ đầu tư kếtluận không hoàn thành hợp đồng thì tất cả thành viên liên danh đều bị coi là vi phạm tiêuchí này khi tham gia đấu thầu gói thầu tiếp theo vì: (i) các thành viên liên danh đều là nhàthầu chính khi tham gia đấu thầu theo quy định tại Khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu, tất cảnhà thầu chính tham gia đấu thầu đều phải chịu trách nhiệm nếu không hoàn thành hợpđồng theo quy định của hợp đồng; (ii) các thành viên liên danh đều phải chịu trách nhiệmchung, trách nhiệm riêng theo văn bản thỏa thuận liên danh nêu tại Khoản 3 Điều 5 LuậtĐấu thầu; (iii) văn bản thỏa thuận liên danh thể hiện sự ràng buộc không thể tách rời củacác thành viên để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng, do vậy, việc không hoànthành hợp đồng của nhà thầu liên danh không thể coi là hành vi vi phạm của riêng mộtthành viên nào đó trong liên danh

Tóm lại, khi một nhà thầu liên danh với nhà thầu khác để tham dự thầu thì mặc dù nhàthầu đó hoàn thành tốt công việc theo phân công trong nội bộ liên danh nhưng cuối cùng

vì lý do nào đó, liên danh vẫn bị tuyên bố không hoàn thành hợp đồng thì tất cả các nhàthầu trong liên danh đều bị coi là có hợp đồng không hoàn thành, giảm đi cơ hội khi tham

dự thầu các gói thầu tiếp theo

Bên mời thầu – Ban Quản lý dự án X tổ chức lựa chọn nhà thầu Gói thầu mua sắm thiết bị Y, áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng Gói thầu mua sắm thiết bị Y có thời điểm đóng thầu, mở thầu nằm trong khoảng thời gian Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát

Thời gian đóng, mở thầu và các mốc thời gian liên quan đến hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu trong trường hợp nêu trên được tính như thế nào?

Trả lời: Việc xử lý kỹ thuật trong trường hợp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gặp sự

cố ngoài khả năng kiểm soát được quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chínhquy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu quamạng (TT07)

Theo đó, Khoản 2 Điều 16 TT07 quy định, trường hợp Hệ thống mạng đấu thầu quốc giatạm ngừng cung cấp dịch vụ tại thời điểm đóng thầu, mở thầu thì thời điểm đóng thầu,

mở thầu mới sẽ được lùi đến sau 3 giờ kể từ thời điểm Hệ thống tiếp tục cung cấp dịch vụtheo thông báo của Tổ chức vận hành Hệ thống

Hiện tại, Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có trách nhiệm thông báocho các đơn vị có gói thầu đang đóng thầu, mở thầu biết ngay sau khi Hệ thống hoạt độngtrở lại bình thường qua tổng đài hỗ trợ người dùng 1900 6126

Trang 10

Điều 16 TT07 cũng quy định, nếu thời điểm đóng thầu, mở thầu mới vượt quá thời gianlàm việc trong ngày thì thời gian đóng thầu, mở thầu sẽ được gia hạn đến 09 giờ sáng củangày làm việc tiếp theo

Nếu thời điểm đóng thầu, mở thầu cách sau thời điểm thông báo Hệ thống mạng đấu thầuquốc gia tiếp tục cung cấp dịch vụ không quá 03 giờ thì thời điểm đóng thầu, mở thầumới sẽ được kéo dài thêm 03 giờ

Khoản 3 Điều 16 TT07 quy định, trường hợp phải gia hạn thời điểm đóng thầu vì lý

do Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tạm ngừng cung cấp dịch vụ, các nhà thầu khôngcần gia hạn thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu nếu các thời hạn hiệulực này đã đáp ứng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu

Ban Quản lý dự án X (bên mời thầu) tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, áp dụng đấu thầu điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (dưới đây viết tắt là Hệ thống) Bên mời thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) và đang trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) Tổ chuyên gia phát hiện HSMT tải lên Hệ thống thiếu Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và Chương V - Phạm vi cung cấp, do đó HSDT của các nhà thầu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra ban đầu và nếu lựa chọn nhà thầu trong trường hợp này sẽ không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án

Trong trường hợp này, Bên mời thầu phải xử lý như thế nào để phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu?

Trả lời: Thông tư số 07/2016/TT-BKHĐT ngày 29/6/2016 của Bộ KH&ĐT (TT07/2016)

có quy định về tính hợp lệ của HSMT, hồ sơ yêu cầu, HSDT, hồ sơ đề xuất mua sắmhàng hóa đối với đấu thầu qua mạng Theo đó, tại Khoản 1 Điều 7 TT07/2016 quy định:

―Các thông tin và các file đính kèm của HSMT, hồ sơ yêu cầu được coi là có giá trịpháp lý khi được bên mời thầu đăng tải thành công trên Hệ thống thông qua chứng thư sốcủa bên mời thầu Bên mời thầu chịu trách nhiệm về tính chính xác giữa nội dung HSMT,

hồ sơ yêu cầu đăng tải trên Hệ thống và nội dung HSMT, hồ sơ yêu cầu được chủ đầu tưphê duyệt‖

Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC (TT07/2015) quyđịnh: ―Thông tin không hợp lệ trong việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu trên

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thông tin do bên mời thầu tự đăng tải trên Hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia không tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu‖

Đối với trường hợp nêu trên, gói thầu được tổ chức đấu thầu trên Hệ thống mạng đấuthầu quốc gia, nhưng HSMT tải lên Hệ thống thiếu Chương III - Tiêu chuẩn đánh giáHSDT và Chương V - Phạm vi cung cấp, theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 TT07/2015

và Khoản 1 Điều 7 TT07/2016 thì HSMT gói thầu nêu trên được coi là không hợp lệ,không đủ cơ sở để lựa chọn nhà thầu

Về giải pháp xử lý tình huống nêu trên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Đấu thầu

2013, hủy thầu được áp dụng trong trường hợp HSMT không tuân thủ quy định của phápluật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu

tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án

Trang 11

Còn tại Điều 18 Luật Đấu thầu 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phápluật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 luật nàyphải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật

Để khắc phục sai sót trong tình huống nêu trên, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền

để người có thẩm quyền ban hành quyết định hủy thầu Ngoài việc khắc phục sai sót, chủ đầu tư lưu ý cần nghiêm túc nhắc nhở bên mời thầu rà soát kỹ trong việc lập HSMT, rà soát trước khi đăng tải HSMT lên Hệ thống cho các gói thầu tiếp theo

Ban Quản lý dự án tỉnh X mời thầu Gói thầu Xây lắp Tại trang 33 của hồ sơ mời thầu (HSMT) gói thầu này, mục Chỉ dẫn nhà thầu 20.1 đưa ra quy định: ―Số lượng bản chụp HSDT là 3 bản Trường hợp sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDT Nhưng

ở trang 36 của HSMT (mục điều kiện tiên quyết) thì yêu cầu nhà thầu phải nộp 4 bản chụp HSDT 2 trong số 3 nhà thầu tham dự thầu đã nộp 4 bản chụp HSDT, nhà thầu còn lại chỉ nộp 3 bản chụp HSDT (nhà thầu A)

Liệu nhà thầu A có bị loại vì chỉ nộp 3 bản chụp HSDT? Cách xử lý tình huống của bên mời thầu như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá

HSDT cần tuân thủ theo quy định tại Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu củaHSMT

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Điểm 1.2 Mục 1 Kiểm tra

và đánh giá tính hợp lệ của HSDT thuộc Chương III Tiêu chuẩn đánh giá HSDT củaThông tư số 03/2015/TT-BKH ngày 6/5/2015 quy định về việc kiểm tra và đánh giá tínhhợp lệ của HSDT Theo đó, Tổ chuyên gia sẽ kiểm tra việc có bản gốc HSDT hay không.Việc thiếu số lượng bản chụp HSDT không bị đánh giá là HSDT không hợp lệ, do đókhông loại nhà thầu vì việc nộp không đủ số lượng bản chụp HSDT

Do đó, đối với tình huống nêu trên, các nhà thầu nộp thiếu số lượng HSDT vẫn được tiếptục đánh giá mà không bị loại vì thiếu số lượng bản chụp HSDT

Mặt khác, theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số

63/2014/NĐCP và Thông tư số 03/2015/TT-BKH ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập HSMT gói thầu xây lắp thì không được quy định vềđiều kiện tiên quyết đối với bản chụp HSDT Việc Ban Quản lý dự án tỉnh X đưa yêu cầu

về số lượng bản chụp HSDT vào mục điều kiện tiên quyết trong HSMT là không phù hợp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm

dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu (HSMT), hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (HSDT), hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày Như vậy,

trường hợp nhà thầu chào hiệu lực bảo đảm dự thầu bằng hiệu lực HSDT thì cần được xem xét như thế nào?

Tổ chuyên gia đang đánh giá HSDT một gói thầu thuộc dự án điện lực HSMT quy định HSDT của nhà thầu phải có hiệu lực tối thiểu 40 ngày kể từ ngày có thời điểm

Ngày đăng: 18/05/2018, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w