Là quá trình khởi xướng, xác định phương hướng mục tiêu lâu dài, lựa chọn chiến lược, tác động, ảnh hưởng, tìm kiếm sự tự nguyện tham gia của mọi người nhằm tập hợp, điều hòa, phối hợp c
Trang 1Câu hỏi ôn tập Khoa học lãnh đạo quản lýCâu 1: Nêu khái niệm và cho biết sự khác nhau (mối quan hệ) giữa quản lý và lãnh đạo? Bình luận câu nói: “Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”.
1 K/n và mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý.
Lãnh đạo là quá trình định hướng, tạo ảnh hưởng nhằm dẫn dắt hành vi của một nhómngười hoặc một tổ chức nhằm đi tới mục tiêu đã định
Bản chất của lãnh đạo là: tạo tầm nhìn, cảm hứng và gây ảnh hưởng
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượngquản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định
Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, đó là chủ thể quản lý và đối tượngquản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc
Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người
Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật kháchquan
Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin
Lãnh đạo và quản lý có chung:
Mục tiêu: hiện thực hóa mục tiêu của tổ chức
- Mục đích: cộng hưởng, cộng lực: huy động, phát huy được sự tham gia, cam kết vàcống hiến của người khác
- Bản chất: đạt được mục tiêu thông qua người khác
Đối tượng: mức độ tham gia, cam kết, và đóng góp vào mục tiêu, giá trị chung từ cácđối lượng quản lý, lãnh đạo
- Thước đo hiệu quả đầu ra: tính hiệu quả và tính đạo đức trong hành động
- Thách thức: nguy cơ khan hiếm nguồn lực, lệch trọng tâm, bất hợp tác và xung độttriền miên
- Nguy cơ sai lầm: sử dụng quyền lực không đúng cách
Là khả năng thúc đẩy, tác động, ảnh hưởng,
hướng dẫn, chỉ đạo người khác để đạt được
những mục tiêu đề ra
Là hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm
sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lựccủa người khác
Là quá trình khởi xướng, xác định phương
hướng mục tiêu lâu dài, lựa chọn chiến lược,
tác động, ảnh hưởng, tìm kiếm sự tự nguyện
tham gia của mọi người nhằm tập hợp, điều
hòa, phối hợp các mối quan hệ
Là phối hợp có hiệu quả hoạt động củanhững người cộng sự khác trong cùng một tổchức
Là khả năng gây ảnh hưởng, động viên, chỉ
dẫn, chỉ thị người khác hành động nhằm
thực hiện mục tiêu mong muốn
Hướng vào trật tự và sự nhất quán của tổchức (thông qua việc thực hiện chức năngquản lý)
Trang 2Là quá trình định hướng dài hạn cho các
chuỗi các tác động của chủ thể quản lý Là quá trình chủ thể quản lý tổ chức liên kếtvà tác động lên đối tượng quản lý để thực
hiện các định hướng tác động dài hạn
Tác động đến con người Tác động đến công việc
Nhà lãnh đạo đề ra phương hướng, viễn
cảnh, chủ trương, chiến lược
Nhà quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chứcthực hiên kế hoạch, kiểm tra, giám sát,…Bảng này tham khảo:
Mục đích Hiệu quả và tính đạo đức
Đổi mới và thích ứng: tìm kiếm đỉnhcao mới, con đường mới, cách thứcmới
Hiệu lực, hiệu quả
phương châm Lãnh bằng “đạo”: thông qua năng lựchình dung, chia sẻ và dẫn dắt tổ chức,
xã hội đi theo một tầm nhìn, conđường, cách thức mới; và thông quacác giá trị: những điều tốt đẹp cầnđược tôn vinh: đạo đức, niềm tin
Quản bằng “lý”: bằng sự logic,bằng tính hợp lý của vị trí chínhthức
Phương thức Định hướng và đổi mới Thực thi và duy trì
Đầu ra trực tiếp Năng lực tự lãnh đạo; nhu cầu phản
biện, tự chất vấn và thay đổi Sự tuân thủ và ý thức tự giác.
Tâm điểm Chiến lược
Con người: xây dựng năng lực vànăng lực tự lãnh đạo cho nhữngngười khác
Hệ thống: quy trình, thủ tục, tuânthủ mệnh lệnh
Công cụ Quyền lực từ khả năng ảnh hưởng cá
nhân, có thể bao quyền lực từ vị trí Quyền lực chủ yếu từ vị trí (địavị) trên cơ sở sự trao quyền chính
thức của tổ chức
Phương pháp Nhấn mạnh sự tự giác
Thông qua truyền cảm hứng
Nhấn mạnh vào kiểm soátThông qua tạo động lực
Trang 32 Quản lý vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học ?
Khoa học quản lý là hệ thống các tri thức lý luận bao gồm các khái niệm, phạm trù,các quy luật, các nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quản lý cần thiết
Nghệ thuật quản lý là việc sử dụng các phương pháp, các tiềm năng, các cơhội một cách khôn khéo, tài tình nhằm đạt được mục tiêu một cách tốt nhất Quản lý
là một nghệ thuật vì nó lệ thuộc khá lớn vào cá nhân nhà quản lý (thiên bẩm, tàinăng, cơ may, mối quan hệ…)
Quản lý là khoa học: nghiên cứu các mối quan hệ quản lý; có phương pháp luậnnghiên cứu (quan điểm triết học Mác Lênin, quan điểm hệ thống,…); sử dụng kết hợp kếtquả từ các ngành khoa học khác
Khoa học quản lý ngày càng phát triển và được khẳng định là một môn khoa học độclâp vì nó có cơ sở lý luận là những khái niệm, phạm trù, tính quy luật và quy luật kháchquan để từ đo những người nghiên cứu và các nhà quản lý thực tiễn nắm lấy, vận dụngnhằm đưa ra các quyết định phù hợp với điều kiện khách quan
Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật kháchquan, lý luận gắn với thực tiễn Chỉ có nắm vững khoa học thì người quản lý mới vững vàngtrong việc xác định mục tiêu, bước đi, nguyên tắc và phương pháp hành động trong tìnhhình hết sức phức tạp, đầy biến động và sóng gió của thực tiễn Cũng như người đi trongrừng sâu hay ngoài biển rộng phải có la bàn
Quan trọng hơn, khoa học quản lý cung cấp cho người quản lý phương pháp nhận thức
và phương pháp hành động một cách khách quan, khoa học
Ngoài ra, sử dụng kết hợp kết quả từ các ngành khoa học khác
Quản lý là nghệ thuật: linh hoạt sử dụng các kỹ năng, kiến thức của mình trong hoạt động quản lý; sáng tạo trong sản xuất kinh doanh; từ trái tim và năng lực của người quản lý.
Những hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành, phải xử lý tình huống khác nhaunên phụ thuộc tài nghệ của từng người, được gọi là nghệ thuật quản lý
Trang 4Đó là cách giải quyết công việc trong điều kiện thực tại của tình huống mà những kiếnthức quản lý và sách vở không thể chỉ ra hết được Nghệ thuật sử dụng phương pháp, công
cụ, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật giao tiếp ứng xử,…
Nghệ thuật do kinh nghiệm được tích lũy và còn do sự mẫn cảm, nhanh nhạy của từngngười quản lý Hơn nữa, nếu chỉ nắm kiến thức lý thuyết, không nhanh nhạy trước tìnhhuống bằng tài nghệ của mình thì sẽ dẫn tới giáo điều, bảo thủ, tự trói mình và bỏ lỡ thời cơtrong quản lý Trái lại, nếu chỉ có nghệ thuật bằng kinh nghiệm mà thiếu cơ sở khoa học,mặc dù trong một số tình huống có thể giải quyết tốt, đem lại kết quả nhưng về cơ bản vàlâu dài là thiếu vững chắc và sẽ gặp khó khăn khi những vấn đè cần giải quyết đã vượt rakhỏi tầm kinh nghiệm và do đó thành công và thất bại chỉ còn là sự may rủi
Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên khoa học làm nền tảng Khoa học và nghệ thuật quản lý không đối lập nhau, loại trừ nhau mà không ngừng bổ sung cho nhau Khoa học quản lý phát triển thì nghệ thuật quản lý cũng phát triển.
lý đề ra được các giải pháp quản lý có căn cứ, phù hợp với quy luật khách quantrong những vấn đề quản lý cụ thể
Tính khoa học của quản lý đòi hỏi các nhà quản lý trước hết phải nắm vữngnhững quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức Nắm vững quy luậtthực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý
Tính khoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng cácphương pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, biết sử dụng những thành tựu của khoahọc và kỹ thuật (như các phương pháp đo lường, định lượng, dự đoán, các phương
Trang 5pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý, lưu trữ, truyền thông, công nghệ thôngtin v.v ) vào trong công tác quản lý.
ý đồ
Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hìnhmuôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong quản lý Không phải mọi hiện tượngđều mang tính quy luật và cũng không phải mọi quy luật về tổ chức, quản lý đều đãđược nhận thức thành lý luận
Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản lý, suy chocùng quản lý là sự tác động tới con người với những nhu cầu và các mối quan hệ hếtsức đa dạng phong phú Những mối quan hệ của con người luôn đòi hỏi nhà quản lýphải xử lý khéo léo, linh hoạt, "nhu hay cương", 'cứng hay mềm" và điều đó khó cóthể trả lời hay áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp Mặt khác, tính nghệ thuậtcủa quản lý còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâm lý cá nhân của từng nhà quản lý,phụ thuộc vào cơ may, vận hội và rủi ro v.v
Câu 2: Trình bày nội dung, biểu hiện và những điểm cần chú ý khi vận dụng các nguyên tắc quản lý:
Các nguyên tắc quản lý là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơquan quản lý và các nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý
1 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượngquản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý
Khía cạnh tập trung trong nguyên tắc thể hiện sự thống nhất quản lý từ một trung tâm.Khía cạnh dân chủ thể hiện sự tôn trọng quyền chủ động sáng tạo của tập thể và cánhân người lao động trong hoạt động của tổ chức
Trang 6Nội dung của nguyên tắc:
◦ Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý
◦ Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thể hiện trong khuôn khổ tập trung
* Biểu hiện của tập trung: hệ thống pháp luật, công tác kế hoạch hóa, chế độ một thủ
trưởng
* Biểu hiện của dân chủ:
◦ Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong hệ thống quản lý;
◦ Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh doanh;
◦ Xây dựng hệ thống kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
◦ Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương
Bản chất của tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước:
- Thống nhất chặt chẽ về tổ chức;
- Thống nhất về ý chí và hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị, các thành viêntrong hệ thống (cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý)
- Mệnh lệnh từ trên xuống phải được thực hiện một cách nghiêm túc
- Biểu hiện của sự chỉ huy tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước là:
Quan hệ giữa chỉ huy và chấp hành; giữa chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới và sựphục tùng của cấp dưới đối với cấp trên; bộ phận phải chấp hành toàn thể, địa phương phảiphục tùng trung ương
Phương thức thực hiện sự chỉ huy tập trung thống nhất chủ yếu bằng hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật
Bản chất của dân chủ trong quản lý nhà nước :
Dân chủ trong quản lý là sự huy động trí lực của mọi người để tiến hành quản lý
Dân chủ trong quản lý thể hiện:
- Dân chủ hoá trước lúc ra quyết định
- Phi tập trung hoá quyền hạn của cấp trên, của thủ trưởng đối với cấp dưới
- Nghiệp vụ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động
- Hợp lý hoá và công khai hóa việc đầu tư kinh phí đối với cơ sở v.v
Chú ý khi sử dụng nguyên tắc:
Tránh tình trạng tự do vô chính phủ do dân chủ quá trớn Nhà quản lý phải có tính độclập, quyết đoán
Trang 7Tránh tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán do tập trung quá mức Nhà quản lýphải cởi mở và biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
2
2 Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích trong quản lý
Lợi ích vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người
Con người có những nhu cầu và lợi ích nhất định
Quản lý thực chất là quản lý con người
Quản lý phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tíchcực và sáng tạo của họ
Nguyên tắc phải kết hợp hài hòa các lợi ích có liên quan đến họat động của tổ chứctrên cơ sở đòi hỏi của các quy luật khách quan để tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động củacon người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Giải quyết tốt các mối quan hệ lợi ích trong quản lý tổ chức sẽ đảm bảo cho tổ chứchoạt động có hiệu quả
Biểu hiện của nguyên tắc
◦ Kết hợp các loại lợi ích
◦ Kết hợp lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần
◦ Kết hợp lợi ích trong tất cả các khâu từ quy hoạch, kế hoạch cho đến khâu phân phối
và tiêu dùng
◦ Sự hài hoà của hệ thống lợi ích biểu hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất vàlợi ích tinh thần; lợi ích kinh tế với lợi chính trị, xã hội, môi trường; lợi ích chung - lợi íchriêng; lợi ích toàn cục - lợi ích bộ phận; lợi ích trước mắt - lợi ích lâu dài v.v
◦ Sự hài hoà của các quan hệ lợi ích thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích củangười quản lý với người bị quản lý; giữa lợi ích của các chủ thể quản lý với nhau; giữa lợiích của các đối tượng quản lý với nhau; giữa lợi ích của tổ chức này với lợi ích của các tổchức khác và với lợi ích xã hội
Chăm lo đến lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của người lao động và tập thể
Trang 8Tránh để quan hệ lợi ích bị rối loạn
Giải quyết quan hệ lợi ích phải trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể
3 Nguyên tắc phối hợp toàn diện các phương pháp trong quản lý
Không có phương pháp vạn năng trong quản lý
Là nguyên tắc thể hiện sự vận dụng tổng hợp các phương pháp: tổ chức hành chính,kinh tế và tâm lý thành phương pháp chung để tác động đến đối tượng nhằm thực hiện mụctiêu quản lý
Đối tượng quản lý là con người, luôn chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ, cónhiều nhu cầu khác nhau và luôn thay đổi theo thời gian và không gian
Biểu hiện của nguyên tắc:
◦ Kết hợp các phương pháp tạo thành sức mạnh tổng hợp
◦ Giải quyết các quan hệ quản lý hợp lý, linh hoạt
◦ Hình thức thưởng phạt đa dạng, tùy từng tình huống
Chú ý khi sử dụng nguyên tắc:
◦ Nắm vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp
◦ Sử dụng phương pháp chủ đạo và bổ trợ dựa trên điều kiện hiện có và đối tượng
Câu 3: Tại sao nói: “Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý”?
Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, nhằm xâydựng quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời giannhất định của hệ thống quản lý
Kế hoạch hóa bao gồm toàn bộ quá trình từ xác định mục tiêu, các phương pháp,phương tiện để đạt mục tiêu đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiệnmục tiêu
Mục đích của chức năng này nhằm: đảm bảo khai thác một cách tối ưu nhất, chi phíthấp nhất các nguồn lực; đảm bảo cho các hoạt động triển khai theo trình tự thời gian xácđịnh; tạo khả năng chủ động ứng phó với các tình huống thay đổi của môi trường
Kết quả của kế hoạch hóa là một bản kế hoạch, một văn bản xác định những phươnghướng hành động mà tổ chức sẽ thực hiện Kế hoạch hóa chính là phương thức xử lý và giảiquyết các vấn đề có kế hoạch cụ thể từ trước
Là chức năng đặc biệt quan trọng của quy trình quản lý Nó có ý nghĩa tiên quyết đốivới hiệu quả của hoạt động quản lý Tất cả các nhà quản lý (cấp cao - trung - thấp) và tất cả
Trang 9các lĩnh vực quản lý đều phải thực hiện việc lập kế hoạch Do vậy, có thể cho rằng đây làmột chức năng mang tính phổ quát.
Việc lập kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với công việc quản lý Nó là chứcnăng cơ bản của mọi nhà quản lý
Vai trò: (chủ yếu là phần này)
- Là phương tiện để liên kết, phối hợp các bộ phận với nhau trong tổ chức;
- Là nhịp cầu nối giữa hiện tại và tương lai;
- Giúp các nhà quản trị đề ra các nhiệm vụ, thiết lập mục tiêu, tiêu chuẩn
- Hướng tới đạt mục tiêu vào các thời điểm khác nhau;
- Phát triển tinh thần làm việc tập thể;
- Giúp tổ chức có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường
+ Nếu không có kế hoạch thì tổ chức sẽ không phát triển ổn định và không ứng phólinh hoạt với những thay đổi của môi trường Chính sự thay đổi hay là bất định của môitrường làm cho việc lập kế hoạch trở nên tất yếu Bởi lẽ, tương lai ít khi chắc chắn, và tươnglai càng xa thì việc lập kế hoạch càng trở nên cần thiết
Vì thế, việc lập kế hoạch chính là cây cầu quan trọng hỗ trợ nhà quản lý ra được nhữngquyết định tối ưu hơn
+ Tuy vậy, ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì việc lập kế hoạch là vẫn cầnthiết vì các lý do: 1) Các nhà quản lý luôn phải tìm mọi cách tốt nhất để đạt mục tiêu; 2)Thuận lợi hơn cho các bộ phận triển khai và thực thi nhiệm vụ
+ Một kế hoạch tốt sẽ tạo cơ hội cho tổ chức có thể thay đổi
- Giúp các nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu
- Kế hoạch là cơ sở cho các chức năng khác của quản lý.
+ Các chức năng khác đều được thiết kế phù hợp với kế hoạch và nhằm thực hiện kếhoạch Từ những mục tiêu được xác định sẽ làm cơ sở cho việc xác định biên chế, phâncông công việc và giao quyền, lựa chọn phong cách lãnh đạo và phương thức kiểm tra thíchhợp
- Kế hoạch chỉ ra phương án tốt nhất để phối hợp các nguồn lực đạt mục tiêu.
+ Việc lập kế hoạch chu đáo sẽ đưa ra được phương án tối ưu nhất để thực hiện cácmục tiêu Nhờ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiết kiệm được thời gian.+ Việc lập kế hoạch sẽ cực tiểu hoá chi phí không cần thiết
- Tạo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức.
Trang 10+ Kế hoạch làm giảm bớt những hành động tuỳ tiện, tự phát, vô tổ chức và dễ đi chệchhướng mục tiêu.
+ Tập trung được các mục tiêu bộ phận vào mục tiêu chung Nó thay thế những hoạtđộng manh mún, không được phối hợp thành một hợp lực chung, thay thế những hoạt độngthất thường bằng những hoạt động đều đặn, thay thế những quyết định vội vàng bằng nhữngquyết định có cân nhắc kỹ lưỡng
- Là cơ sở cho chức năng kiểm tra.
+ Những yêu cầu của về mục tiêu và phương án hành động là căn cứ để xây dựngnhững tiêu chuẩn của công tác kiểm tra
Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống, hoạtđộng nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất
Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trongmục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thống
Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêucủa hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy
Chức năng tổ chức:
1.Thành lập các bộ phận, đơn vị đảm nhận những hoạt động cần thiết
2.Thiết kế và xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các
bộ phận nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức
Nội dung chức năng tổ chức:
Phân chia công việc tổng thể cần triển khai thành các công việc cụ thể và các ban
Gắn các nhiệm vụ và trách nhiệm với các công việc cụ thể
Phối hợp các nhiệm vụ khác nhau trong tổ chức
Nhóm các công việc thành các đơn vị
Thiết lập quan hệ giữa các cá nhân, nhóm, phòng ban
Thiết lập các tuyến quyền hạn chính thức
Trang 11 Phân bổ và triển khai các nguồn lực tổ chức
Chú ý khi tổ chức:
- Bố trí người phải phù hợp với công việc vì con người là yếu tố trung tâm của tổ chức
- Chi phí cho bộ máy một cách tối thiểu vì một tổ chức được coi là hiệu quả khi nóthực hiện được các mục tiêu với chi phí thấp nhất
Khi xây dựng tổ chức cần chú ý:
+ Phù hợp với mục tiêu và tầm quản lý: Việc xây dựng cơ cấu tổ chức phải dựa trên
thực trạng và phản ánh thực trạng của tổ chức
+ Tính cân đối: Việc phân chia các bộ phận, các chức năng phải đảm bảo tính hợp lý
về cả số lượng và chất lượng của các mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn Đồng thời,việc xây dựng cơ cấu cũng phải chú ý đến tính năng động, sáng tạo cao, có khả năng caonhất trong việc thực hiện mục tiêu đã xác định
+ Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng với bất kì tình huống thay
đổi nào xảy ra ở môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức
+ Tính hiệu quả: Cơ cấu tổ chức phải sử dụng chi phí thấp nhất về cả phương diện
kinh tế và nhân lực, giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra, tránh tình trạng kồng kềnh, tốnkém và hiệu quả thấp
Khi phân công công việc cần chú ý:
+ Chuyên môn hoá công việc
+ Phù hợp với năng lực và khả năng của con người và các nguồn lực vật chất, kỹ thuật hiện có
+ Hiệu quả, tiết kiệm chi phí duy trì hoạt động
+ Công việc có tính phong phú, hấp dẫn
+ Phát huy được tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của người lao động.v.v
Khi giao quyền cần chú ý:
+ Xác định các công việc được giao và giao phó quyền hạn tương ứng
+ Lựa chọn con người theo công việc
+ Duy trì các kênh thông tin rộng rãi
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra đúng đắn
+ Khen thưởng việc giao quyền có kết quả và việc tiếp nhận quyền hạn đượcgiao tốt của cấp dưới