1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn tập kinh tế đất

22 581 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 359,23 KB

Nội dung

KINH TẾ ĐẤTCAO HIỆU58CQLDDCHƢƠNG 1 : ĐẠI CƢƠNG VỀ KINH TẾ ĐẤTCâu 1 : Hãy phân tích chức năng, vai trò và đặc điểm của đất đai trong sản xuất vậtchất và phát triển kinh tế xã hội.Chức năng :Chức năng sản xuất :+Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người. Qua quá trình sảnxuất, đất cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm, sinh vật khác nhau chocon người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và cácloại thủy sản.Chức năng môi trường sống :+Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua cung cấp môitrường sống cho sinh vật và di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thểsống cả trên đất và dưới mặt đất.Chức năng cân bằng sinh thái :+Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành 1 thể cân bằngnăng lượng trái đất sự phản xạ, hấp thụ và chuyenr đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trờicủa tuần hoàn khí quyển địa cầu.

Trang 1

KINH TẾ ĐẤT-CAO HIỆU-58C-QLDD

CHƯƠNG 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ ĐẤT Câu 1 : Hãy phân tích chức năng, vai trò và đặc điểm của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế - xã hội

*Chức năng :

-Chức năng sản xuất :

+Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người Qua quá trình sản xuất, đất cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm, sinh vật khác nhau cho con người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy sản

-Chức năng môi trường sống :

+Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua cung cấp môi trường sống cho sinh vật và di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên đất và dưới mặt đất

-Chức năng cân bằng sinh thái :

+Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành 1 thể cân bằng năng lượng trái đất - sự phản xạ, hấp thụ và chuyenr đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời của tuần hoàn khí quyển địa cầu

-Chức năng lưu trữ và cung cấp nguồn nước :

+Đất đai là kho lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu kỳ tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất lớn

-Chức năng dự trữ tài nguyên khoáng sản :

+Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người -Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử :

+Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hóa của loài người Là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả việc sử dụng đất trong quá khứ -Chức năng không gian sống :

Trang 2

+Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi tính hình thái, tính chất của các chất độc hại

-Chức năng mang sự sống :

+Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của đông vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên

*Vai trò :

-Đất đai là 1 tư liệu sản xuất :

+Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (làm môi trường để tác động như : xây dựng, nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất ), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi làm việc, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc )

Đặc điểm tạo

thành

-Xuất hiện, tồn tại ngoài ý thức và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động

-Chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất của

xã hội, dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất

-Là kết quả của lao động, do con người tạo ra

Tính không

đồng nhất

-Không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hóa trong đất

-Đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn

Tính không

thay thế

-Không thể thay thế -Có thể thay thế bằng tư liệu

sản xuất hoàn thiện hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn Tính cố định

-Bị hỏng dần, lợi ích giảm

và bị loại khỏi quá trình sản xuất

Trang 3

-Vai trò của đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế :

+Trong các ngành phi nông nghiệp : Đất giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và địa điểm để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất đối với ngành khai khoáng Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm độ phì nhiêu của đất, hàm lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên sẵn có trong đất

+Trong nông nghiêp : Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn thức ăn cho cây trồng Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được Ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động : Đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất : như cày bừa, bón phân nhằm thay đổi chất lượng đất đai Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, tức là quá trình biến ruộng đất kém màu mỡ thành ruộng đất màu mỡ hơn Trong quá trình này ruộng đất đóng vai trò như là đối tượng lao động Mặt khác, đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trông nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển Như vậy, đất gần như trở thành 1 công cụ sản xuất Năng suất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất

*Đặc điểm :

-Đất đai không thể sinh sản nhưng có khả năng tái tạo :

+Đất đai có vị trí cố định và không thể di chuyển được, với 1 số lượng có hạn trên phạm

vi toàn cầu và phạm vi từng quốc gia

+Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất +Đất đai không thể sinh sản trong quá trình sản xuất

+Độ phì là 1 thuộc tính tự nhiên của đất và là yếu tố quyết định chất lượng đất Thể hiện khả năng cung cấp nước, thức ăn cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng : khả năng phục hồi, tái tạo của đất thông qua tự nhiên hoặc dưới tác động của con người -Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt gắn liền với hoạt động của con người :

+Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai thác triệt để đất đai vì lợi ích

Trang 4

của mình Những tác động đó có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất, tác động để cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất đai

-Đặc điểm về lịch sử vấn đề sơ hữu đất đai :

Sở hữu nhà nước : người sử dụng phải nộp địa tô, sản vật, lao dịch, binh dịch

+Ruộng làng xã : giao cho xã quản lý -> phân cho từng hộ nông dân cấy Người sử dụng phải nộp địa tô tùy thuộc vào phân hạng đất

+Ruộng quốc khố : thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước trực tiếp quản lý Được thu từ các trang trại, đồn điền, khai hoang Hoa lợi được sử dụng để cứu tế, xây dựng lăng tầm, đền đài Lực lượng lao động chủ yếu là tù nhân

+Ruộng phong cấp : vua ban thưởng cho các quan lại, quý tộc hay người có công với nước, với triều đình Kèm theo nông dân canh tác

Sở hữ tư nhân : địa chủ hoặc nông dân tự khai thác

-Tính đa dạng và phong phú của đất đai :

+Do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bố cố định trên vùng lãnh thổ nhất định gắn liền với điều kiện hình thành đất

+Do yếu cầu, đặc điểm, mục đích sử dụng các loại đất khác nhau Đòi hỏi con người khi

sử dụng đất phải khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất 1 cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất trên mỗi vùng lãnh thổ

+Phải xây dụng 1 quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng lãnh thổ

Câu 2 : Hãy phân tích 1 số vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng đất

-Là những mối quan hệ giữa việc sử dụng tài nguyên đất với hiệu quả và tính bền vững -Khi dân số còn ít, trình độ thấp, nhu cầu thấp, khai thác đất ít, hiệu quả thấp, sự bền vững tài nguyên đất được đảm bảo

-Khi dân số tăng, trình độ cao, nhu cầu tăng, tài nguyên đất bị khai thác nhiều, triệt để hơn, năng suất và hiệu quả cao, tài nguyên bị bóc lột nhiều hơn, quy luật sinh thái và tự nhiên bị xâm phạm, tính bền vững tài nguyên đất kém hơn

-Vì vậy, cùng số lượng đất, diện tích đất yêu cầu số lượng sản phẩm tăng lên, xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu và các loại hình sử dụng tài nguyên đất

Trang 5

-Khi dân số ít, chủ yếu là nhu cầu cơ bản, sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp

là chủ yếu

-Khi dân số đông, nhu cầu cao, đa dạng xuất hiện nhu cầu ngoài cơ bản, sử dụng đất ngoài nông nghiệp còn cho mục đích phi nông nghiệp tăng không ngừng, gây ra cạnh tranh giữa đất cho nông nghiệp với các nhu cầu đất khác Vì vậy, phải quan tâm giải quyết vấn đề giảm quỹ đất nông nghiệp và tăng đất phi nông nghiệp trong quá trình phát triển

Câu 3 : Trình bày khái niệm kinh tế về đất, kinh tế đất, địa tô Vận dụng lý thuyết

về địa tô vào chính sách quản lý đất đai của Việt Nam

-Đất đai là tài nguyên thiên nhiên : đất đai là 1 tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất C.Mác viết rằng : " Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp "

-Đất đai là yếu tố của sản xuất :

+Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất

+Là phương tiện, công cụ của quá trình sản xuất

+Là nền tảng để sản xuất trên đó

-Đất đai là 1 loại hàng hóa : được quan tâm về giá cả, cung cầu về đất đai, quan hệ mua bán phức tạp, có hệ thống luật pháp xử lý riêng để quản lý hoạt động và sử dụng đất tuân theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị

-Đất đai là 1 loại tài sản :

Trang 6

+Đất đai có thể được chuyển nhượng bằng tiền Luật đất đai cho phép người có quyền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất Điều này chính là sự thừa nhận đất đai là 1 tài sản

+Đất đai được coi là tài sản thế chấp Mỗi các nhân, tổ chức có thể sử dụng đất đai thông qua " giấy chứng nhận quyền sử dụng đất " để thế chấp, cầm cố

+Đất đai được tính vào tài sản của doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa

-Đất đai được coi là 1 loại vốn : Nó kết tinh thành quả của lao động, giá trị ngày càng cao

do đất khan hiếm dần, nó là nguồn dự trữ của cải, bảo hiểm cho vốn tài chính được đưa ra thế chấp

b) Kinh tế đất : là 1 môn khoa học kinh tế nhằm nghiên cứu các mối quan hệ về mặt

kinh tế giữa con người với con người đối với việc sử dụng tài nguyên đất đai và các yếu

tố liên quan đến quá trình sử dụng đất

c) Địa tô : là 1 phạm trù kinh tế gắn liền với chế độ sở hữu đất đai, đó là quyền sở hữu

ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập cho người sở hữu ruộng đất Khoản tiền mà nhà tư bản phải trả cho chủ ruộng, trên thực tế dù nhiều hay ít đều được gọi là địa tô

*Các loại địa tô :

-Địa tô chênh lệch : là những phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất tốt và trung bình, là chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình Nhà tư bản kinh doanh sẽ dùng lợi nhuận siêu ngạch đó để trả địa tô cho chủ ruộng đất Điều đó cho phép chủ tư bản vẫn thu được lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và vẫn có địa tô để trả cho chủ ruộng

+Địa tô chênh lệch I : là lợi nhuận thu được khi sử dụng 2 lượng tư bản và lao động ngang nhau trên cùng 1 diện tích đất đai như nhau

+Địa tô chênh lệch II : dựa trên cơ sở đầu tư thâm canh của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, tức là những khoản đầu tư liên tiếp nhau trên cùng 1 thửa đất mà có

-Địa tô tuyệt đối : là giá trị thặng dư khác nhau trong việc sử dụng đất đai ứng với tỷ suất giá trị thặng dư như nhau trong ngành sản xuất khác nhau do có cấu tạo hữu cơ tư bản khác nhau

Trang 7

-Địa tô lao dịch : là hình thức địa tô đầu tiên và đơn giản nhất Là hình thái ban đầu của giá trị thặng dư và kết hợp với giá trị thặng dư Đó là thời gian lao động mà người canh tác ruộng đất phải làm việc trên lãnh địa của địa chủ mà không được trả công

-Địa tô sản phẩm : Khi xã hội phát triển và chuyển sang chế độ phong kiến, người sử dụng ruộng đất không còn làm việc trực tiếp cho chủ đất nữa mà thuê đất của chủ đất và nộp sản phẩm cho chủ đất dưới hình thức địa tô Hình thức địa tô này được gọi là địa tô sản phẩm Địa tô sản phẩm chính là sản phẩm thặng dư mà người sử dụng ruộng đất phải trả cho người sở hữu ruộng đất dưới dạng địa tô

-Địa tô bằng tiền : là 1 biến hình của địa tô sản phẩm Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người sử dụng ruộng đất trả giá trị sản phẩm cho người sở hữu ruộng đất, chứ không phải nộp chính sản phẩm ấy Nền sản xuất hàng hóa phát triển, phần sản phẩm thặng dư mà người sử dụng ruộng đất phải trả cho chủ đất bằng giá trị sản phẩm Đó là cơ sở của địa

tô tư bản chủ nghĩa

*Vận dụng lý thuyết về địa tô vào chính sách quản lý đất đai của Việt Nam :

-Thứ nhất, việc khẳng định " Đất nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ

sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất " Luật đất đai cho thấy tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai nhằm sử dụng tài nguyên 1 cách hiệu quả Để bổ sung nguồn ngân sách và thông qua ngân sách thực hiện 1

số chính sách phát triển nông nghiệp thì những người thuê đất phải đóng thuế cho Nhà nước Khoản thuế này cũng giống như địa tô là khoản tiền mà người sử dụng đất phải trả cho người sở hữu đất

-Thứ hai, các quy định được thể hiện trong Luật đất đai đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo

lý luận về địa tô vào thực tiễn quản lý đất đai của Việt Nam Theo đó Luật đất đai của Việt Nam đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người dân khi sử dụng đất : Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả, phải làm đầy

đủ thủ tục địa chính, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

+Nhà nước khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, cải tạo đất nhằm tăng địa tô chênh lệch 1 và địa tô chênh lệch 2

+Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyenr quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất

-Thứ ba, Địa tô không chỉ được vận dụng trong Luật đất đai mà còn được vận dụng rất nhiều trong thuế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Thuế nông nghiệp ở đây không hề

Trang 8

thể hiện bóc lột đối với nông dân mà đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi nông dân Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước

-Thứ tư, bên cạnh nghiên cứu việc thuê đất để phát triển nông nghiệp thì 1 điều mà chúng

ta, những người kinh doanh trong tương lai không thể không quan tâm đến : Đó là việc thuê đất để kinh doanh Hiện nay, 1 số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra 1 công ty thì họ phải thuê đất của nhà nước, với việc thuê đất này họ phải trả cho nhà nước 1 số tiền tương đương với diện tích cũng như vị trí của nơi được thuê

Câu 4 : Phân tích tính kinh tế của quyền sở hữu và quyền sử dụng đất

*Quyền sử dụng tài sản đất có tính loại trừ và cạnh trạnh :

-Tính loại trừ được thể hiện thông qua giá cả, nếu như 1 tổ chức hay 1 cá nhân chỉ có thể

có được quyền sử dụng đất bằng cách trả tiền cho chủ sử dụng của mảnh đất đó

-Tính cạnh tranh : 1 mảnh đất chỉ có 1 chủ sử dụng, đương nhiên người khác sẽ không thể có quyền sử dụng nó

Trang 9

*Đồ thị gồm 2 thông số : lao động là đại lượng thay đổi, đất đai là đại lượng cố định -Đường cong AV là năng suất lao động, biến đổi theo mỗi đơn vị lao động sử dụng, phản ánh lượng đầu ra trên 1 đơn vị lao động, sử dụng ít lao động thì năng suất lao động cao và ngược lại

-Đường VMPL (giá trị sản phẩm biên của lao động) là giá trị sản phẩm tăng lên khi tăng thêm 1 đơn vị lao động

-Đoạn OB : Chi phí cơ hội về lao động

-Nếu không giao quyền sử dụng đất : Tất cả lao động các gia đình cùng sử dụng đất tới điểm D, năng suất lao động bằng chi phí cơ hội của lao động, tương đương với lượng lao động là L2

-Khi đất được trao quyền sử dụng đất (đất có chủ) họ chỉ thuê 1 số lượng lao động tốt nhất đến điểm C (giá trị sản phẩm biên lớn bằng chi phí cơ hội của lao động), tương đương với lượng lao động L1 < L2 Khi đó OL1 = OB, tam giác ABC là tiền thu sản phẩm tăng thêm do đất đã được trao quyền sở hữu hay quyền sử dụng

-Khi không giao quyền sử dụng đất, đường VMPL đi xuống điểm E (giá trị sản phẩm cận biên âm), đường giá trị sản phẩm cận biên (VMPL) nằm phía dưới đường chi phí cơ hội của lao động hay giá trị sản phẩm do 1 đơn vị lao động sử dụng làm ra nhỏ hơn chi phí để thuê đơn vị lao động đó Vì thế, diện tích tam giác CDE là phần bị lỗ do sử dụng nhiều lao động đến L2 (diện tích tam giác ABC = diện tích tam giác CDE)

-Kết luận :

+Khoản lỗ do sử dụng nhiều lao động bằng khoản lãi khi đất được trao quyền, nếu quyền

sở hữu hoặc sử dụng đất quy định không hoàn thiện, không thực hiện 1 cách rõ ràng thì chi phí lao động tăng thêm không được đền bù lại

+Nhiều người cùng khai thác tài nguyên thì tài nguyên sẽ bị cạn kiệt

+Nhiều người cùng lạm dụng khai thác đất đai thì đất đai nhanh bị thoái hóa

+Không để đất không có chủ, phải trao quyền sử dụng đất cụ thể, lâu dài

Trang 10

Câu 5 : Trình bày khái niệm và đặc điểm của thị trường quyền sử dụng đất

*Yếu tố cầu thành thị trường quyền sử dụng đất :

-Chủ thể thị trường : là chủ thể pháp nhân kinh tế có lợi ích kinh tế độc lập, có quyền quyết định 1 cách độc lập về các hoạt động kinh doanh của mình, có quyền nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật Trong nền kinh tế thị trường XHCN, chủ thể thị trường bao gồm : tổ chức kinh tế, cá nhân, các đoàn thể xã hội và các pháp nhân khác -Khách thể thị trường : là sản phẩm hữu hình hoặc vô hình được trao đổi thông qua thị trường, sản phẩm có thể tồn tại trên thực tế hoặc có trong tương lai

-Giới trung gian thị trường : là các môi giới, cầu nối hữu hình hoặc vô hình liên kết giữa các chủ thể thị trường

*Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường QSDD :

-Trình độ phát triển sản xuất hàng hóa

-Chế độ sở hữu ruộng đất

-Chế độ quản lý đất đai

-Nhu cầu về đất đai

*Đặc điểm của thị trường quyền sử dụng đất :

 Quyền quyết định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất

 Quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất +Do đất đai là tài nguyên ngày càng khan hiếm, tính khan hiếm không thể tái tạo được của đất là cho cung của đất không đổi Nhưng nhu cầu về đất đai ngày càng tăng làm cho thị trường trở thành thị trường cung độc quyền

Trang 11

+Đất đai có vị trí cố định và không thể tái tạo được, nên dù có những ảnh hưởng lớn của những yếu tố trong khu vực hoặc những thay đổi về cơ hội đầu tư làm giá đất tăng hoặc giảm quá mức nhưng người ta cũng không thể chuyển đất đến nơi theo ý muốn

-Tính kế hoạch : Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như :

+Quyền quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

+Điều tiết các kế hoạch đối với thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng

+Căn cứ và quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sẽ quyết định được khả năng cung về đất cho thị trường đất đai trong khoảng thời gian xác định

Câu 6 : Trình bày khái quát về thị trường đất đai ở Việt Nam

-Đất đai Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, thị trường đất đai chưa được thừa nhận và hoạt động, những yếu tố và biểu hiện của thị trường mang đặc thù riêng, đất ít người đông, nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước

-Nhà nước giao đất và thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài, các quyền khác trên đất -Tạo hành lang pháp lý và điều kiện hoạt động của chuyển nhượng, chuyển đổi đất -Các hoạt động chuyển nhượng mạnh trên đất đô thị, đất ở, đất nông nghiệp, đất nông thôn chưa mạnh

Ngày đăng: 17/05/2018, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w