Bài tập Thảo luận nhóm Kinh tế vĩ mô cho các nhà hoạch định chính sách. Câu 1: Trắc nghiệm 1. Để đối phó khả năng suy giảm kinh tế từ cuối năm 2008, Chính phủ Việt Nam chủ trương: A. Dùng 6 tỷ USD để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. B. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc. C. Giảm lãi suất cơ bản. D. Tất cả các câu trên đều đúng. E. Câu A và C 2. Nếu hàm sản xuất Y = F(K,L) có hiệu suất không đổi theo qui mô thì: A. y = f(k), trong đó y là sản lượng trên một lao động và k là lượng tư bản trên một lao động. B. F(zK,zL) = zY C. F(K/L,1) = Y/L D. Tất cả các câu trên đều đúng. 3. Mô hình Solow giả thiết: A. Tổng đầu tư chiếm một tỉ lệ cố định so với thu nhập. B. Nếu thu nhập cố định, thì tổng đầu tư sẽ bằng không. C. Khấu hao luôn lớn hơn đầu tư ròng. D. Khấu hao luôn nhỏ hơn đầu tư ròng. 4. Trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá thả nổi, việc tăng chi tiêu chính phủ, thì ban đầu lãi suất có xu hướng tăng và do đó: A. lấn át một phần đầu tư tư nhân, nhưng đầu tư giảm ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ. B. lấn át đầu tư một khối lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ. C. thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ. D. thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ. 5. Trong mô hình tiêu dung hai thời kỳ của Fisher nếu Yd 1 = 20,000, Yd 2 = 15,000 và lãi suất (r) là 0,50 (50%), thì mức tiêu dùng tối đa có thể trong thời kỳ 1 là: A. 20,000 B. 25,000 C. 30,000 D. 35,000 6. Theo giả thuyết vòng đời, thời điểm nào trong đời người, một cá nhân có mức của cải lớn nhất vào thời điểm: A. sinh ra. B. chết. C. nghỉ hưu. D. cha mẹ mất. 7. Theo giả thiết thu nhập thường xuyên, điều nào nào sau đây có thể xảy ra nếu Quốc hội thông qua việc giảm thuế tạm thời? A. Người tiêu dùng sẽ xem năm đó như là một năm tốt đẹp và sẽ tăng tiết kiệm gần bằng lượng thuế giảm đi. B. Người tiêu dùng sẽ tăng tiêu dùng đúng bằng lượng thuế giảm đi. C. Việc giảm thuế sẽ có tác động mạnh đối với tổng cầu. D. Cả B và C đều đúng. 8. Trong hàm sản xuất Cobb-Douglas, giá thuê tư bản cân bằng tăng khi: A. Lượng tư bản tăng mạnh do đầu tư bùng nổ. B. Lượng lao động làm trong doanh nghiệp tăng. C. Công nghệ phát triển. D. Tất cả các câu trên đều đúng. E. Câu B và C. 9. Theo lý thuyết danh mục đầu tư về cầu tiền, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu tiền: A. Lợi tức thực tế dự kiến của trái phiếu B. Sự tiện lợi của tiền trong các giao dịch C. Tỉ lệ lạm phát dự kiến D. Tất cả các câu trên. E. Câu A và C. 10. Theo mô hình Baumol-Tobin, lượng cầu về tiền thực tế sẽ tăng nếu: A. Chi phí đến ngân hàng tăng. B. Tỉ lệ lạm phát tăng C. Lãi suất giảm D. Tất cả các câu trên. E. Câu A và C. 11. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tỉ lệ lạm phát của Việt Nam tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 là: a. 27,90 % b. 28,32 % c. 22,97% d. 21,87 % e. 19,89% 12. Trong trường hợp dân số và công nghệ không thay đổi, mức tư bản bình quân một công nhân tại trạng thái dừng sẽ tăng bất kỳ khi nào: A. lượng đầu tư bình quân một công nhân giảm. B. tỉ lệ khấu hao tăng. C. tỉ lệ tiết kiệm tăng. D. Tất cả các câu trên đúng. 13. Theo mô hình Solow, nếu một nền kinh tế ở trạng thái dừng với lực lượng lao động và công nghệ không thay đổi trong đó sản phẩm cận biên của tư bản thấp hơn tỉ lệ khấu hao: A. Nền kinh tế đang ở trạng thái dừng. B. Mức tiêu dùng trên một lao động sẽ nhỏ hơn so với trạng thái dừng tương ứng với tỉ lệ tiết kiệm thấp hơn. C. Mức tiêu dùng trên một lao động sẽ cao hơn so với trạng thái dừng tương ứng với tỉ lệ tiết kiệm thấp hơn. D. Cần giảm tỉ lệ khấu hao để đạt được trạng thái vàng. 14. Đường IS dịch chuyển sang phải nếu: A. niềm tin của người tiêu dùng vào tương lai được cải thiện. B. các doanh nghiệp trở nên lạc quan hơn về nền kinh kinh tế và quyết định đầu tư nhiều hơn ở mỗi mức lãi suất. C. chính phủ tăng trợ cấp cho các hộ gia đình. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 15. Nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền trong khi chính phủ tăng thuế thu nhập, thì: A. lãi suất nhất định sẽ tăng. B. lãi suất nhất định sẽ giảm. C. thu nhập có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. D. thu nhập nhất định sẽ giảm. E. Câu B và C đúng. 16. Keynes cho rằng APC: A. Cố định. B. Tăng khu thu nhập tăng. C. Giảm khu thu nhập tăng. D. Lớn hơn xu hướng tiêu dùng cận biên. E. C và D đúng. 17. Ràng buộc ngân sách của các hộ gia đình trong mô hình hai thời kỳ có thể viết như sau: A. C 1 + C 2 = Yd 1 + Yd 2 . B. C 1 + C 2 /(1 + r) = Yd 1 + Yd 2 /(1 + r). C. C 2 + C 1 (1 + r) = Yd 2 + Yd 1 (1 + r). D. C 1 /(1 + r) + C 2 = Yd 1 /(1 + r) + Yd 2 . E. Cả B và C đúng. 18. Theo giả thiết thu nhập thường xuyên, một người có thu nhập biến động mạnh sẽ: A. có xu hướng tiêu dùng bình quân cao hơn trong những năm có thu nhập cao hơn. B. có xu hướng tiêu dùng bình quân cao hơn trong những năm có thu nhập thấp hơn. C. có xu hướng tiêu dùng cận biên không đổi qua các năm. D. Không bao giờ có tiết kiệm. 19. Một sự kiện làm tăng sản phẩm cận biên của tư bản sẽ: A. Dịch hàm đầu tư sang trái. B. Dịch hàm đầu tư sang phải. C. Làm tăng chi phí thực tế của tư bản. D. Làm tăng tỉ lệ khấu hao. 20. Theo Mô hình Baumol-Tobin các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu tiền: A. Lợi tức của cổ phiếu B. Chi tiêu C. Chi phí đến ngân hàng. D. Tất cả các yếu tố trên. E. Câu B và C. 21. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính bình quân CPI của Việt Nam cả năm 2008 tăng so với so với cả năm 2007 là: a. 27,90 % b. 28,32 % c. 22,97% d. 21,87 % e. 19,89% 22. Xét một nền kinh tế không có tăng trưởng lao động và thay đổi công nghệ. Theo mô hình Solow, nếu tỉ lệ tiết kiệm tăng thì: A. Nền kinh tế sẽ liên tục tăng trưởng nhanh hơn. B. Tỉ lệ tư bản so với lao động sẽ liên tục tăng. C. Nền kinh tế sẽ liên tục có tăng trưởng cho đến khi đạt trạng thái dừng mới. D. Tỉ lệ tư bản so với lao động cuối cùng sẽ giảm. 23. Theo mô hình Solow, nếu một nền kinh tế ở trạng thái dừng với lực lượng lao động và công nghệ không thay đổi trong đó tư bản đang ở mức cao hơn so với trạng thái vàng: A. Nếu giảm tỉ lệ tiết kiệm, cả sản lượng, tiêu dùng, đầu tư và khấu hao đều giảm. B. Nếu giảm tỉ lệ tiết kiệm, sản lượng và đầu tư sẽ giảm, trong khi tiêu dùng và khấu hao sẽ tăng. C. Nếu giảm tỉ lệ tiết kiệm, sản lượng và đầu tư sẽ giảm, trong khi tiêu dùng và khấu hao ban đầu sẽ tăng và sau đó lại giảm, nhưng cuối cùng vẫn cao hơn mức ban đầu. D. Nếu giảm tỉ lệ tiết kiệm, sản lượng và đầu tư và khấu hao sẽ giảm, trong khi tiêu dùng ban đầu sẽ tăng và sau đó lại giảm, nhưng cuối cùng vẫn cao hơn mức ban đầu. 24. Trong mô hình IS-LM khi chính phủ tăng thuế thu nhập, ở trạng thái cân bằng ngắn hạn: (1) lãi suất sẽ giảm; (2) sản lượng sẽ giảm; và (3) đầu tư sẽ tăng. A. Cả (1), (2), và (3) đúng. B. (1) và (2) đúng C. (1) và (3) đúng D. Chỉ (2) đúng 25. Trong một nền kinh tế nhỏ, mở với tỷ giá thả nổi, chính sách tài khoá hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát tổng cầu bởi vì: A. chính sách tiền tệ sẽ điều chỉnh để triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của chính sách tài khoá. B. tỷ giá hối đoái sẽ không thay đổi. C. xuất khẩu ròng sẽ thay đổi theo chiều hướng ngược lại để triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng ban đầu của chính sách tài khoá đến chi tiêu chính phủ hay tiêu dùng. D. tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sẽ tăng cùng tốc độ với lãi suất. 26. Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá hối đoái thả nổi. Nếu đường IS và LM cắt nhau tại mức lãi suất cao hơn lãi suất thế giới: A. các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách chuyển vốn vào trong nước, làm đồng nội tệ giảm giá và dịch chuyển đường IS sang trái. B. các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách chuyển vốn vào trong nước, làm đồng nội tệ lên giá và dịch chuyển đường IS sang trái. C. các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút vốn, làm đồng nội tệ giảm giá và dịch chuyển đường LM sang phải. D. các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút vốn, làm đồng nội tệ lên giá và dịch chuyển đường LM sang phải. 27. Với một nền kinh tế nhỏ, mở: A. trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không. B. trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không. C. trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không. D. trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tiền tệ thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tiền tệ làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tài khoá thì không. 28. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp có thể trở nên bất lợi hơn khi: A. Mọi người tin rằng lạm phát sẽ tăng tốc. B. Nền kinh tế trải qua một cú sốc cung bất lợi. C. Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng. D. Tất cả các câu trên. E. Câu A và B. 29. Ràng buộc ngân sách của các hộ gia đình trong mô hình hai thời kỳ có thể viết như sau: A. C 1 + C 2 = Yd 1 + Yd 2 . B. C 1 + C 2 /(1 + r) = Yd 1 + Yd 2 /(1 + r). C. C 2 + C 1 (1 + r) = Yd 2 + Yd 1 (1 + r). D. C 1 /(1 + r) + C 2 = Yd 1 /(1 + r) + Yd 2 . E. Cả B và C đúng. 30. Theo mô hình Baumol-Tobin, lượng cầu về tiền thực tế sẽ giảm nếu: A. Chi phí đến ngân hàng giảm. B. Tỉ lệ lạm phát giảm C. Lãi suất giảm D. Chi tiêu giảm. E. Câu A và D. 31. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2008 là: a. 7,8% b. 8,5% c. 8,2% d. 6,2% e. 8,4% 32. Xét một nền kinh tế không có thay đổi công nghệ ban đầu ở trạng thái dừng. Theo mô hình Solow, nếu tỉ lệ tiết kiệm tăng, thì tỉ lệ tăng trưởng của mức tư bản trên một lao động sẽ: A. tăng và tiếp tục tăng. B. tăng và sau đó giảm. C. giảm và sau đó tăng. D. giảm và tiếp tục giảm. 33. Theo mô hình Solow, nếu một nền kinh tế ở trạng thái dừng với tỉ lệ tiết kiệm thấp hơn mức tương ứng với trạng thái vàng: A. ở một trạng thái dừng với tỉ lệ tiết kiệm cao hơn cả sản lượng và mức khấu hao trên một lao động đều tăng, nhưng mức khấu hao tăng nhiều hơn. B. ở một trạng thái dừng với tỉ lệ tiết kiệm cao hơn cả sản lượng và mức khấu hao trên một lao động đều tăng, nhưng mức khấu hao tăng ít hơn. C. ở một trạng thái dừng với tỉ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ có sản lượng trên một lao động cao hơn và mức khấu hao trên một lao động thấp hơn. D. ở một trạng thái dừng với tỉ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ có sản lượng trên một lao động thấp hơn và mức khấu hao trên một lao động cao hơn. 34. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế độc lập với thu nhập, khi chính phủ tăng trợ cấp 100 cho các hộ gia đình, với mỗi mức lãi suất cho trước đường IS sẽ dịch chuyển sang phải một lượng bằng: A. 100 B. 200 C. 300 D. 400 E. 500 35. Nếu hàm đầu tư có dạng: I = c -d.r và hàm cầu tiền thực tế có dạng: MD = α.Y - β.r, thì chính sách tiền tệ sẽ tương đối hiệu quả trong việc kiểm soát tổng cầu khi d: A. lớn và β nhỏ. B. nhỏ và β nhỏ. C. nhỏ và β lớn. D. lớn và β lớn. 36. Nếu Ngân hàng Trung ương giảm cung tiền và chính phủ muốn duy trì tổng cầu ở mức ban đầu, chính phủ cần: A. giảm chi tiêu chính phủ. B. tăng thuế. C. yêu cầu NHTƯ bán trái phiếu trên thị trường mở. D. tăng thuế và chi tiêu chính phủ cùng một lượng. E. giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ cùng một lượng. 37. Trong một nền kinh tế nhỏ, mở với tỷ giá cố định, nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền: A. thu nhập quốc dân sẽ không bị ảnh hưởng. B. sự gia tăng ban đầu của cung tiền sẽ bị triệt tiêu nếu Ngân hàng Trung ương duy trì tỷ giá cố định. C. đường LM ban đầu dịch chuyển sang phải, sau đó lại dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 38. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ đúng khi: A. Trong ngắn hạn B. Tổng cầu thay đổi C. Kỳ vọng về lạm phát không thay đổi D. Tất cả các câu trên E. Câu A và B. 39. Theo giả thiết thu nhập thường xuyên, một người có thu nhập biến động mạnh sẽ: A. có MPC không đổi qua các năm. B. có APC không đổi qua các năm. C. có APC cao hơn trong những năm có thu nhập thấp hơn. D. có APC cao hơn trong những năm có thu nhập cao hơn. 40. Theo mô hình gia tốc về đầu tư, đầu tư: A. cao khi lãi suất thực tế thấp. B. tương đối ổn định tại tất cả các thời điểm. C. cao khi sản lượng tăng trưởng nhanh. D. cao khi lợi nhuận của doanh nghiệp cao. Bài tập chương Tăng trưởng Bài 1: Hãy sử dụng mô hình tăng trưởng Solow để giải thích các biện pháp mà chính phủ có thể sử dụng để tăng mức thu nhập bình quân đầu người? Hãy minh họa bằng đồ thị. Bài 2: Xét một nền kinh tế có hàm sản xuất Y = 4(K) 1/4 (EL) 3/4 . Giả thiết rằng tư bản sử dụng trong 10 năm, hàng năm lực lượng lao động tăng 4%, tiến bộ công nghệ làm tăng hiệu quả lao động 6% và tiết kiệm chiếm 40% thu nhập. 1. Xây dựng hàm sản xuất biểu thị mức sản lượng trên một lao động hiệu quả y = f(k). 2. Hãy tính mức sản lượng và tiêu dùng tính trên một lao động hiệu quả tại trạng thái dừng. 3. Hãy tính tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của mức sản lượng trên một lao động và tổng sản lượng tại trạng thái dừng. 4. Hãy tính tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của mức sản lượng trên một lao động và tổng sản lượng tại trạng thái dừng. Bài 3: Hãy sử dụng mô hình tăng trưởng Solow để giải thích tác động của việc giảm tỉ lệ tiết kiệm đến mức tư bản bình quân một lao động, sản lượng và tiêu dùng bình quân một lao động tại trạng thái dừng trong một nền kinh tế có lực lượng lao động và công nghệ không thay đổi. Theo mô hình Solow chính phủ nên thực hiện chính sách như vậy trong bối cảnh nào? Hãy minh họa bằng đồ thị. Bài tập IS- LM Bài 1 Thị trường hàng hoá và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Hàm tiêu dùng: C = 160 + 0,75(Y- T) Đầu tư: I = 200 Thuế : T = 120 Chi tiêu chính phủ: G = 100 Cầu tiền thực tế: MD = 0,2Y – 10r Cung tiền danh nghĩa: M S = 400 Mức giá : P = 2 3.1.Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và tiêu dùng tại trạng thái cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa. 3.2. Giả sử Chính phủ giảm thuế 50 đơn vị. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và tiêu dùng tại trạng thái cân bằng mới? Vẽ đồ thị minh họa. 3.3. Để đạt được sản lượng cân bằng ở câu 3.2, thay vì giảm thuế, chính phủ cần tăng chi tiêu thêm bao nhiêu? Bài 2 Thị trường hàng hoá và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng: C = 150 + 0,6(Y - T) Đầu tư: I = 200 – 8r Chi tiêu chính phủ: G = 230 Thuế ròng : T = 200 Cung tiền danh nghĩa:MS = 800 Cầu tiền thực tế: MDr = 0,5 Y – 10r Mức giá: P = 2 1.Xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng. Vẽ đồ thị minh hoạ. 2.Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 50. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng mới? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ. 3. Có xảy ra thoái lui đầu tư không? hãy chỉ ra mức thoái lui đầu tư nếu có. Bài 3 Thị trường hàng hoá và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng: C = 98 + 0,8(Y - T) Đầu tư: I = 100 – 20r Chi tiêu chính phủ: G = 50 Thuế ròng : T = 60 Cung tiền danh nghĩa:MS = 160 Cầu tiền thực tế: MD = 0,2Y – 20r Mức giá: P = 2 3.1. Xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng. Vẽ đồ thị minh hoạ. 3.2. Giả sử chính phủ giảm thuế bớt đi 20. Hãy xác định mức thu nhập, lãi suất và đầu tư tại trạng thái cân bằng mới? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ. 3.3. Thay vì giảm thuế, ngân hàng trung ương cần thay đổi cung tiền bao nhiêu để đạt mức sản lượng cân bằng ở câu 2? Hãy vẽ đồ thị minh hoạ. Bài tập Mô hình Mundell- Fleming Bài 1: Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, vốn luân chuyển hoàn hảo ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Nếu muốn ổn định sản lượng, theo anh (hay chị) ngân hàng trung ương nên thả nổi hay cố định tỉ giá hối đoái với giả thiết các cú sốc tác động đến nền kinh tế đều làm thay đổi tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị. Bài 2. Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, vốn luân chuyển hoàn hảo với tỉ giá hối đoái thả nổi. Giả sử hiện tại nền kinh tế đang nằm tại điểm A. Bằng lập luận và đồ thị hãy giải thích quá trình điều chỉnh của nền kinh tế đến trạng thái cân bằng. Bài 3: Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, vốn luân chuyển hoàn hảo với tỉ giá hối đoái cố định. Giả sử hiện tại nền kinh tế đang nằm tại điểm B. Bằng lập luận và đồ thị hãy giải thích quá trình điều chỉnh của nền kinh tế đến trạng thái cân bằng. Bài 5 Giả sử phương trình đường LM của một nền kinh tế nhỏ và mở cửa với điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi là: Y=200r-200+(M/P), trong khi phương trình đường IS là: Y=400+3G-2T+3NX-200r. Hàm NX: NX=200- 100e, e là tỷ giá hối đoái đồng nội tệ. Mức giá được cố định ở mức bằng 1. Lãi suất Thế giới là r*=2.5 (%). 3.1. Từ phương trình đường LM, hãy tìm mức cân bằng của Y trong nền kinh tế nhỏ mở cửa, nếu M =100. 3.2. Lấy giá trị Y ở câu 3.1 , nếu G=100, T=100, mức cân bằng của NX phải là bao nhiêu? 3.3. Nếu giá trị NX ở câu 3.2 đạt được, tỷ giá hối đoái cân bằng cần đạt được e là bao nhiêu? B • C • LM 0 IS 0 r r* • A CM Y A • C • LM 0 IS 0 r r* • B CM Y . Bài tập Thảo luận nhóm Kinh tế vĩ mô cho các nhà hoạch định chính sách. Câu 1: Trắc nghiệm 1. Để đối phó khả năng suy giảm kinh tế từ cuối năm 2008, Chính phủ Vi ̣t Nam chủ trương: A tốc độ tăng GDP thực tế của Vi t Nam năm 2008 là: a. 7,8% b. 8,5% c. 8,2% d. 6,2% e. 8,4% 32. Xét một nền kinh tế không có thay đổi công nghệ ban đầu ở trạng thái dừng. Theo mô hình Solow, nếu. một nền kinh tế nhỏ, mở: A. trong hệ thống tỷ giá thả nổi, vi c mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi vi c mở rộng tài khoá thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, vi c mở