1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

26 câu hỏi ôn tập kinh doanh quốc tế 4 tín chỉ có đáp án

39 892 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 442 KB

Nội dung

Facebook.com/DethiNEU 1. Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp 2. Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo) 3. Các chủ thể liên quan đến KDQT 4. DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ) 5. Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!) 6. Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN 7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa. Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT. 8. Văn hóa định hướng nhóm: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh 9. Văn hóa định hướng cá nhân: đặc trưng, ý nghĩa đối với kinh doanh 10. Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị đối với các DN KDQT 11. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro chính trị đối với DN KDQT: các bước và các công cụ áp dụng 12. Đặc điểm của các dòng luật chính trên thế giới: Thông luật, dân luật, thần luật. 13. Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng đối với DN KDQT (Giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an toàn, trách nhiệm sản phẩm) 14. Liên hệ tình hình rủi ro chính trị đối với: i) các DN nước ngoài trên thị trường Việt Nam; ii) đối với các DN Việt Nam trên thị trường Mỹ 15. Liên hệ thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 16. Liên hệ thực trạng vấn đề an toàn sản phẩm ở Việt Nam 17. Các đặc trưng và ưu, nhược điểm của các hệ thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp. 18. Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia. 19. Chu kỳ kinh tế: đặc trưng của các pha trong chu kỳ kinh tế và tác động đến doanh nghiệp. 20. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế 21. Lý thuyết H-O: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế 22. Lý thuyết Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia của các ngành công nghiệp: nội dung và khả năng giải thích thực tiễn thương mại quốc tế 23. Tự do hoá thương mại và Bảo hộ mậu dịch: nội dung, các lập luận ủng hộ và phản bác. 24. Tác động của FDI đối với: i) nước tiếp nhận đầu tư; ii) nước đầu tư 25. Can thiệp của chính phủ (nước tiếp nhận – nước đầu tư) vào FDI: nguyên nhân và các biện pháp can thiệp 26. Các lý thuyết giải thích FDI: lý thuyết vòng đời sản phẩm, lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết về các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, lý thuyết chiết trung. Facebook.com/DethiNEU Câu 1: Khái niệm, bản chất của KDQT (dưới góc độ chung và góc độ doanh nghiệp), các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của doanh nghiệp) Kinh doanh quốc tế: là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay nhiều quốc gia. Các phương thức tham gia KDQT chủ yếu của Doanh nghiệp - Hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương: + Nhập khẩu: là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các Chính phủ , tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau + Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang các quốc gia khác để bán +Gia công quốc tế: là phương thức gia công quốc tế trong đó bên đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để nhận về được 1 thù lao ( phí gia công theo thỏa thuận) + Tái xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu những hang hóa trước đây là nhập khẩu và chưa qua chế biến của nước tái xuất. tái xuất là phương thức giao dịch buôn bán mà người bên tái xuất kho nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dung trong nước mà chỉ tạm thời nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lời Các loại hình tái xuât: • Xuất khẩu tại chỗ • Chuyển khẩu - Nhóm các hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng: + Hợp đồng cấp giấy phép: là hợp đồng thông qua đó một công ty (DN, ng cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một DN khác trong một thời gian nhất định và người được cấp giấy phép phải trả cho người câó giấy phép một số tiền nhất định + Hợp đồng đại lý độc quyền: là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó alf ng đưa ra đặc quyền trao và cho phép ng nhận đặc quyền sử dụng tên cty rồi trao cho họ nhãn hiệu mẫu mã và tiếp tục thực hiên sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh của đối tác, ngc lại cty nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty + Hợp đồng quản lý: là hợp đồng qua đó một doanh nghiệp thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với một doanh nghiệp khác quốc tịch bằng việc đưa những nhân viên quản lý của mình để hỗ trợ cho DN kia thực hiện các chức năng quản lý + Hợp đồng theo đơn đặt hàng: là loại hợp đồng thhường diễn ra với các dự án vô cùng lớn, đa dạng, chi tiết với những bộ phận rất phức tạp cho nên các vấn đề về vốn, công nghệ và quản lý, họ ko tự đảm nhận được mà pahỉ kí hợp đồng theo đơn đặt hàng từng khâu từng gia đoạn cảu dự án đó. + Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: là nhứng hợp đồng đc áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xd cơ sở hạ tầng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn ra xây dựng công trình, kinh daonh trong 1 khaongr thời gian nhất định sau đó chuyển giao lại cho nước sỏ tại trong tình trạng công trình còn đang hoạt động tốt mà nước sở tại ko phải bồi hoàn tài sản cho bên nước ngoài + Hợp đồng phân chia sản phẩm: là loại hợp đồng mà hai bên hoặc nhiều bên ký kết với nhau góp vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu đc sẽ đc chia cho bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận - Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng nhau góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư nào đó nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Nói cách khác, đầu tư nước ngoài là quá trình di chuyển vốn giữa các quốc gia nhằm tìm kiếm lợi ích thông qua các hoạt động sử dụng vốn ở nước ngoài. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh củ dự án + Đầu tư gián tiếp: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay. Facebook.com/DethiNEU Câu 2: Các động cơ chủ yếu thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia KDQT (lực đẩy – lực kéo) Có 2 nguyên nhân chính là tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực: - Tăng doanh số bán hàng: (lực đẩy) Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi 1 công ty đối mặt với 2 vấn đề: Cơ hội tăng daonh số bán hàng quốc tế hoặc năng lức sản xuất dư thừa + Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế: Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác các cơ hội bán hàng quốc tế Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu nhâọ bấp bênh. Cac công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bừng các bổ sung doanh số BHQT. Đbiệt các công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng KH ở nền VH khác có thái độ tiếp nhận SP của mình và có thể mua chúng. + Tận dụng công suất sản xuất dư thừa: Đôi khi các công ty sản xuất lượng hàng hóa quá mức thị trươg tiêu thụ. Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bị dư thừa nhưng nếu DN khám phá ra được nhu cầu tiêu thu qtế thì có thể phân bổ chi phí SX cho số lượng nhiều hơn SP làm ra. Vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi SP và tăng đc lợi nhuận. - Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài: (lực kéo) Các nguồn lực ở đây phải kể tới đầu tiên là tài nguyên thiên nhiên- những SP do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về mặt kinh tế hoặc công nghệ, đbiệt là rừng. Chẳng hạn Nhật là 1 nước có mật độ dsố cao TNTN thì ít, Vì vậy hoạt động của cty sx giấy lớn nhất của Nhật Bản là Nippon Seishi không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào nhập khẩu bột gỗ, công ty này còn nắm quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn và các cơ sở chế biến gỗ ở Australia, Canada, Mỹ. Các thị trường lao động cũng là nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế. Một phương pháp được áp dụng nhiều là tổ chức sx ở các nước có chi phí thấp để duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế Để có sức hấp dẫn, 1 qgia phải có mức chi phí thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và 1 môi trg với mức ổn định về kinh tế,chính trị và xh có thể chấp nhận đc. Câu 3: Các chủ thể liên quan đến KDQT Các chủ thế liên quan tới hoạt động KDQT: doanh nghiệp, người tiêu dùng, tổ chức tài chính tiền tệ, chính phủ. Về phía doanh nghiệp Các công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình. Công ty quốc tế là một công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc tế.Vì vậy sự khác nhau của các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia vào kinh doanh quốc tế.Chẳng hạn, mặc dù một công ty nhập khẩu chỉ mua hàng từ các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhưng nó vẫn được coi là một công ty quốc tế. Tương tự, một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng được gọi là công ty quốc tế, hay còn gọi là công ty đa quốc gia (MNC)- một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia. Như vậy. mặc dù tất cả các công ty có liên quan đến một hay một vài khía cạnh nào đó của thương mại hay của đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là công ty đa quốc gia. - Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ: Các công ty nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy các công y nhỏ tham ia vào hoạt động xuất khẩu nhiều hơn và tăng nhanh chóng, sự đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tê đối với các DN nhỏ. Trong khi kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép các công ty lớn thâm nhập thi trường thì với mạng điện tử lại là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả với các DN nhỏ - Các công ty đa quốc gia: là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.Các công Facebook.com/DethiNEU ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ. Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC. Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau: Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ. Câu 4: DN nhỏ và KDQT (cơ hội, điều kiện, khả năng và cách thức tham gia KDQT của các DN nhỏ) Cơ hội: - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động và phát triển trong một môi trường pháp lý, cơ chế đang được tích cực hoàn thiện theo hướng thông thoáng, gia tăng nhiều ưu đãi. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phần nào đã khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế như các doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng những hỗ trợ cụ thể về cải tiến quá trình chế tác, quản lý kinh doanh các hoạt động sản xuất thủ công thông qua dự án ” nghiên cứu phát triển ngành thủ công phục vụ công nghiệp hoá ở nông thôn Việt nam ” do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng cơ quan hợp tác quốc tế nhật bản ( JICA) thực hiện…. - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã bước đầu tạo dựng được thế và lực trong kinh doanh nội địa; và từng bước tham gia vào thị trường quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ của nước ngoài. Gần đây, Việt nam được đánh giá là quốc gia có môi trường kinh doanh an toàn nhất ở châu Á – đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hợp tác với nước ngoài. Điều kiện: Thứ nhất, hệ thống pháp luật cần phải được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng: cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác… Thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp, ban hành Luật Khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, phát triển thị trường lao động và có chính sách thích hợp đối với thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng quyền thuê và tuyển dụng lao động. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành các hoạt động đào tạo, dạy nghề nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Nhà nước có thể cấp lại một phần hay toàn bộ số tiền thuế thu nhập mà các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã nộp vào ngân sách để dùng vào đầu tư phát triển. Xem xét sửa thuế thu nhập đối với người Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ Facebook.com/DethiNEU cấu lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Chuyển việc yêu cầu các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trích lập quỹ phúc lợi, trợ cấp mất việc làm sang tham gia Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Thị trường bất động sản và chính sách đất đai phải xây dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh. Hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bảo đảm cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp tư nhân trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp… Thứ ba, phát triển thị trường tài chính, tăng sự hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ về tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết, nhất là các loại này mới được thành lập.Về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ này cần đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là cần thiết, không nên áp dụng chính sách này một cách tràn lan, phân tán. Việc hỗ trợ của Nhà nước có thể thực hiện thông qua hai hình thức: thành lập Công ty đầu tư tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển nhượng; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh một phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các khoản vay tại các tổ chức tín dụng thông qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng và chia sẻ rủi ro khi xảy ra bất khả kháng không trả được nợ vay… Việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng là hướng cơ bản để giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Trong đó, vấn đề trước mắt là phải làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu để áp dụng một hệ thống giám sát từ xa đối với thị trường tài chính theo các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Xây dựng thêm loại hình tổ chức tín dụng mới để hỗ trợ lẫn nhau và nên chuyển Quĩ tín dụng nhân dân trung ương thành Ngân hàng Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh.Khuyến khích việc phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán và về những dịch vụ liên quan đến tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có chính sách hỗ trợ về thông tin, đào tạo nhằm hình thành hệ thống thông tin về kinh tế – tài chính doanh nghiệp trong phạm vi cả nước… Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn và hỗ trợ về nghiệp vụ, về phương pháp quản lý,.… công bố công khai những thông tin về các định hướng đầu tư phát triển của từng ngành, vùng và lãnh thổ; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu chi phí kinh doanh. Cần qui hoạch đô thị, xây dựng các cụm công nghiệp, quy mô nhỏ ở một số thành phố nhằm đảm bảo được sự ổn định về địa bàn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, cần có sự cải cách về đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế… Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh, thay đổi sản phẩm và xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật. Để xuất khẩu có hiệu quả, cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xuất khẩu, cũng như gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia vào các hợp đồng xuất khẩu, không phân biệt mặt hàng xuất khẩu; mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu cần chú ý đến thương hiệu sản phẩm… Thứ năm, nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa . Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ…. có vai trò to lớn trong việc xúc tiến thương mại, giao lưu, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn.Ở Việt Nam, cũng có một số hiệp hội ngành hàng, tổ chức chuyên môn đã tích cực hoạt động nhưng hiệu quả và vai trò còn hạn chế. Các hiệp hội, các câu lạc bộ chuyên ngành cần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc tổ chức sinh hoạt, giao lưu, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển . Thứ sáu, tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đã xuất hiện những doanh nhân Việt Nam thành công trên thương trường quốc tế, tuy nhiên con số này không phải là nhiều và phát triển còn mang tính tự phát, trình độ kinh doanh quốc tế còn thấp. Những kinh nghiệm từ sự thành công của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc trong lĩnh vực này cần được chọn lọc và áp dụng. Facebook.com/DethiNEU Câu 5: Khái niệm, các cấp độ của toàn cầu hóa (TCH), các nhân tố thúc đẩy TCH (không chỉ nêu mà cần lý giải các nhân tố này thúc đẩy quá trình TCH thị trường và TCH sản xuất như thế nào!) => Toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất. Các cấp độ a. Toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ tiến trình liên tục hội nhập và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhằm tạo nên một thị trường toàn cầu • Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa thị trường chỉ ra sự ra đời của một thị trường toàn cầu, với những mặt hàng tiêu chuẩn hóa và những công ty quy mô toàn cầu để phục vụ thị trường này. • Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa thị trường nhằm chỉ ra quá trình liên kết giữa các nền kinh tế quốc gia và sự lệ thuộc ngày càng tăng giữa những người mua, người sản xuất nhà cung cấp và chính phủ tại các quốc gia trên toàn thế giới. b. Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất Khi mà toàn cầu hóa thị trường diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về hoạt động sản xuất cũng phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới: - Với công nghệ cho phép sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất được coi là rẻ nhất thì sẽ hình thành rất nhiều trung tâm sản xuất của thế giới (công xưởng của thế giới) - Các quốc gia đang phát triển tự xây dựng lên các định hướng để hội nhập vào nền sản xuất chung của thế giới: Để toàn cầu hóa cần phải cso các liên kết kinh tế: Các loại hình liên kết kinh tế hiên nay bao gồm: + Khu vực mậu dịch tự do: các nc thanh viên trong kkhu vực áp dụng 1 biểu thuế quan thống nhất hay các nc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa dịch vụ di chuyển tự do giữa các nc + Đồng minh thuế quan: đây là hình thức liên kết cao hơn, nó không chỉ laoị bỏ các hạn chế thuế quan giữa các nc thành viên mà còn thiết lập biểu thuế quan chung cho các nc ngoài liên minh + Thị trường chung: ngoài việc áp dụng các biện pháp giống đồng minh thuế quan, các nước tham gia thị trường chung cho phép vốn, lao động đc tự do di chuyển thông qua việc hình thành 1 thị trường thống nhất. + Liên minh tiền tệ: là hình thức chủ yếu của liên kết kinh tế trên lĩnh vực tiền tệ, các nc tham gia liên kết phải phối hợp các chính sách tiền tệ với nhau, thực thi 1 chính sach tiền tệ chung trong toàn khối, thống nhất đồng tiền trong toàn khối + Liên minh kinh tế: đây là liên kết có trình độ cao nhất hiện nay, Hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, vốn đc di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên. Các nước thực hiện 1 chính sách thuế quan với nc ngoài liên minh, thực hiện các chính sách kinh tế tài chính thống nhất hình thành cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực Các nhân tố thúc đẩy TCH Có 2 nhân tố chính: - Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư: • Hiệp định GATT là 1 hiệp định quốc tế có chức năng thiết lập những quy tắc cụ thể đối với thương mại quốc tế nhằm mở cửa các thị trường quốc gia thông qua việc cắt giảm thuế quan và các trở ngại phi thuế quan • Thuế suất TB đối với thương mại hàng hóa sẽ giảm hơn nữa • Trợ cấp (trợ giá) đối với nôg sản được giảm đáng kể • Quyền sở hữu trí tuệ đc định nghĩa ró ràng và thưucj hiện bảo hộ đối với bản quyền, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ và bằng sáng chế • Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đc thành lập với chức năg tăng cường hiệu lực của Hiệp đinh GATT • Các khối thương mại đc sáng lập làm tăng tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế nhanh hơn nhiêì tốc độ tăng trưởng của sx trên toàn thế giới - Sự phát triển của công nghệ thông tin Facebook.com/DethiNEU Trong khi việc giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư kích thích quá trình toàn cầu hóa thì sự phát triển của công nghệ thông tin đang thúc đẩy mạnh hơn quá trình đó • Các công ty sử sụng mạng toàn cầu, mạng nội bộ, mạng mở rộng để tiếp cận các hoạt động sản xuấtf và các hoạt động phân phối quốc tê • Nhiều hoạt động kinh doanh như quản lý lao động, lập kế hoạch sx, truyền tải dữ liệu … trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn • Làm tăng khẳ năng cạnh tranh của các công ty nhỏ thông qua việc giảm chi phí tiếp cân thi trường quốc tế Ngoài ra còn có các nhân tố khác như: - Sự phát triển của giao thông vận tải Những tiến bộ trong phương thức vận tải cũng đang giúp cho quá trnhf toàn cầu hóa thi trường và hoạt động sản xuất.Tiến bộ trong vận tải hàng không cho phép các nhà quản trị đi lại nhanh chóng và rẻ hơn tới các địa điểm ở các nước khác.Sự ra đời cuẩ tầu chở hàng khổng lồ có thể chuyên chở được một lượng hàng hóa cực lớn đã giảm bớt chi phí vận tải đươg biển. Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất Thực tiển của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, điều này được thể hiện rõ ở các quốc gia phát triển. Cùng với nó các quốc gia đang phát triển cũng đã kết hợp bước chuyển nông nghiệp lên công nghiệp kết hợp những bước nháy tắt để rút ngắn quá trình xây dựng những cơ sở của nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của kinh tế tri thức dự trên các công nghệ có hàm lượng khoa hoc kỹ thuật cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuận lợi cho sự đẩy nhanh xu thế toàn cầu hoá, ví dụ như: các công nghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian. Công nghệ thông tin đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mở của, giao lưu hội nhập. Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giãu các quốc gia.Điều này đã đẩy quốc tế hoá nền kinh tế lên một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cac quốc gia dù muốn hay không dều chịu tác động của của quá trình toàn cầu hoá và đương nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay không thế không tham gia quá trình toàn cầu hoá, tức là hội nhập quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thi trường Qua trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển của kinh tế thi trường. Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc tế hoá, thể hiện trên hai khía cạnh chính: Thứ nhất, kính tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất không bó hẹp trong phạm vi cua từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, như vậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, gắn các quố gia vào sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai, nền kinh tế thi trường phát triển của các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho sử lý các mối quan hệ, đó là cơ chế thị trường. Có thể nói, ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất với cơ chế vận hành : cơ chế thi trường. Kinh tế thi trườngcàng phát triển thì sự giao thoa thâm nhập lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng qui mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhâu giữa các quốc gia mà còn thể hiện ở sự phát triển theo chiều sâu. Đó là sự bùng nổ phát triển của thi trường tài chính gắn liền với sự xuất hiện của một loạt công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Thi trường sản phẩm hàng hoá cũng gia tăng mạnh mẽ thể hiện ở qui mô chưa từng có của khối luqongj giao dich thương mại và ở sự phát triển của các dang giao dịch mới như thương mại dịch vụ và điện tử. Như vậy có thể thấy sư phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường chínhlà cơ sở, điều kiệncho quá trình quốc tế hoá. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới ngày nayđèu dựa trên cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụcủa kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sản xuất và lưu chuyểncác yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy, Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh bước vào thời kì hoà bình hợp tác và phát triển. Facebook.com/DethiNEU Trong vài thập niên trở lại đây nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ nhưng kéo theo đó là những vấn đề mang tính chất toàn cầunhư sự phân hoá giàu nghèo, sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh Những vấn đề này liên quan đến mọi quốc gia, có tác động trên phạm vi toàn thế giới, nó quyết định sự phát triển tồn vong của toà thể cộng đồng nhân loại. Do đó khi giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu phải có sự nỗ lực của mọi quốc gia, sự liên kết sức lực của cả cộng đồng. Bản thân mỗi quốc gia cho dù tiềm lực mạnh đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Đây chính là cơ sở khách quan qui định , thúc đẩy cho việc tiến tới thống nhất những qui phạm chung cho quá trình phát triển kinh tế. Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến sự tâp trung sản xuất và dẫn đến độc quyên. Trong lịch sử của nền sản xuất thế giớivào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21 này dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuậtđã đưa lại sự phát triển chưa từng có của các công ti xuyên quốc gia. Đến nay có gần khoảng 60000 công ti xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 nền thưong mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thế giới. Với sức mạnh như vậy các công ti xuyên quốc gia không những có ưu thế trong phân phối tài nguyên trên phạm vi thế giới giúp cho việc thúc đẩy phân công lao động quốc tếđi vào chi tiết hoá mà còn thông qua việc toàn cầu hoá sản xuất và kinh doanh để đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ti xuyên quốc gia trên địa phận toàn cầu đã tạo ra mạng lưói liên kết kinh tế quốc tế.Các quốc gia có thể tham gia ngay vào dây chuyền sản xuất quốc tế và cũng vì vậy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau gia tăng. Các công ty xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất lớn trong việc tăng mức xuất khẩu, gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nứoc ngoài vào các nước đang phát triển đẩy mạnh tiến trinhf hội nhập của nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới nói chung. Như vậy sự phát triển và xâm nhập ngày càng mạnh của các công ty xuyên quốc gia vào các nền kinh tế dân tộc đã góp phần xoá bỏ sự ngăn cách biệt lập trong phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dân tộc từng bước thamm gia, thích ứng với các chuẩn mực của nền kinh tế quốc tế đồng thời nó cũng đem lại nét mới từ những bản sắc riêng, bổ sung vào nền kinh tế toàn cầu làmm gia tăng tính đa dạng của nó. Sự hình thành và phát triển của các định chế toàn cầu và khu vực. Các định chế toàn cầu ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế.Sự tồn tại và hoạt động của các định chế toàn cầu và khu vực lại góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của xu thế toàn cầu hoá. Trong các tổ chức kinh tế- thương mại-tài chính toàn cầu và khu vực có ảnh hưỏng lớn tới quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá phải kể đến WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực khác như EU, NAFTA, APEC Với các mục tiêu chức năng của mình các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế, điều phối và quản lí các hoạt động này. Cho dèu tính hiệu quả của các tổ chức này còn đựoc đánh giá khác nhau xuất phát từ quan điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận sự cần thiết và vai trò của chúng, thậm chí đang đặt ra yêu cầu về hoàn thiệncơ cấu tổ chức, đổi mới nguyên tắc hoạt động của chúng. Tác động của các tổ chức toàn cầu và đặc biệt là các tổ chức khu vực đến xu thế toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở hai điểm chính: -Thứ nhất, việc tham gia vào các tổ chức này cho phép các quốc gia đựoc hưỏng những ưu đãi của hoạt động kinh doanh khu vực; thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến đến những chuẩn mực chung trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở các thoã thuận hợp tác song phương và đa phươngđã làm tăng lên sự gắn bó tuỳ thuộc lân nhau giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc trong nội bộ tổ chức. -Thứ hai, hoạt động của các tổ chức này từ thấp đến cao sẽ đẩy đến hình thành một thị trường thống nhất trong khu vực buộc các quốc gia tham gia phải có lịch trình hội nhập tích cực để hoà đồng vào khu vực. Nói tóm lại các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Facebook.com/DethiNEU Vai trò của chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển. Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì việc đóng cửa đất nước không giao lưu thông thương với nước ngoài của các quốc gia đã làm cho lưu thông quốc tế bị hạn chế nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh.Nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ haithì các quốc gia phát triển đã nhận thấy vấn đề cần phải tự do háo thương mại, giảm các hàng rào thuế quan nhằm bành trướng thế lực ra bên ngoài. Và cho đến naythì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hoá và tự do hoá mở ra không gian mới cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá. Đặc biệt trong quá trình cải cách nhiều quốc gia đã chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu buộc các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế không chỉ phải dựa vào nhu cầu bên trong mà phải căn cứ vào nhu cầu thị trường thế giới, sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu chuẩn mực của thị trường quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, cho nhập các thành tựu công nghệ, thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp. Như vậy với chiến lược hướng về xuất khẩu, trên thực tế đã đẩy đến xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế dựa trên thế mạnh của từng nền kinh tế đân tộc. Ngoài những nhân tố đã nêu trên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá trong những năm gần đây chúng ta còn có thể kể đến một số nhân tố khác xem như xung lực đẩy mạnh thêm cho xu thế toàn cầu hoá. Đó là sự phát triển về dân chủ, văn hoá Câu 6: Lý giải sự cần thiết về tầm nhìn chiến lược toàn cầu đối với các DN Các công ty không còn có thể chỉ chú ý đến thị trường nội địa của mình, cho dù nó lớn đến đâu đi nữa.Nhiều ngành toàn cần và những công ty dẫn đầu ngành đó đã đạt được chi phí thấp hơn và mức độ nhận biết nhãn hiệu cao hơn.Các biện pháp bảo hộ chỉ có thể làm chậm lại mức độ xâm nhập của hàng hoá siêu hạng.Nên cách phòng thủ tốt nhất của công ty là tấn công toàn cầu trên cơ sở đúng đắn. Trong khi đó kinh doanh toàn cầu cũng có rất nhiều rủi ro, bởi vì tỷ giá hối đoái thăng giáng, chính phủ không ổn định, có các hàng rào bảo hộ mậu dịch, chi phí thích nghi sản phẩm và thông tin lớn và một số yếu tố khác. Mặt khác, chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng ưu thế tương đối trong nhiều ngành sẽ chuyển dịch từ những nước có chi phí cao sang những nước chi phí thấp, nên các công ty không thể cứ ở lại trong nước và hy vọng có thể giữ được các thị trường của mình. Do những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của Kinh doanh quốc tế, các công ty cần thường xuyên đưa ra những quyết định kinh doanh quốc tế đúng đắn. Muốn làm được điều đó, DN cần phải có một tầm nhìn chiến lược toàn cầu Câu 7. Khái niệm, đặc trưng và các nhân tố cấu thành văn hóa.Vai trò của văn hóa đối với DN KDQT. Khái niệm: Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo. Nó được bảo tồn và chuyền hóa cho những thế hệ nối tiếp theo sau. Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị , tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên  Giá trị (Values): những gì (có tính trừu tượng) mà một nhóm người nào đó cho rằng là tốt, là đúng và mong muốn đạt được.  Chuẩn mực (Norms): Những quy tắc, hướng dẫn xã hội về hành vi phù hợp trong bối cảnh cụ thể Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội.Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. => Đặc trưng của văn hóa: • Tính dân tộc • Tính ổn định Facebook.com/DethiNEU • Tính cộng đồng • Tính phổ biến • Tính đặc thù • Tính học hỏi • Tính kế thừa • Tính tiến hóa Các nhân tố cấu thành nên văn hóa: Bao gồm: Thẩm mỹ, các giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, niềm tin, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên 1. Thẩm mỹ: là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc. 2. Giá trị và thái độ: - Giá trị: là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm con người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm - Thái độ: là những đánh giá tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một hiện tượng nào đó  Thái độ đối với thời gian  Thái độ đối với công việc và sự thành công  Thái độ đối với sự thay đổi văn hóa 3. Tập quán và phong tục - Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất. Có 2 loại phong tục : phong tục phổ thôg và phong tục dân gian + Phong tục dân gian thường là cách cư xử bắt đầu tư nhiều thế hệ trc đã taoọ thành thông lệ trong 1 nhóm ng đồng nhất + Phong tục phổ thông: là cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm - Tập quán: Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi mang tính tự động hoá. tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách tự phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá trình giáo dục có định hướng rõ rệt. 4. Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tao tảng của một nền văn hóa bao gồm các nhóm xã hội các thể chế hệ thống xã hội mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn nhân lực xã hội được phân bổ - Các nhóm xã hội: con người trong tất cả các nên văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã hội rất đa dạng. Hai nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính +Gia đình: • Gia đình hạt nhân: hình thành trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi nhất của một con người gồm cha mẹ anh chị em xuất hiện ở Úc, Canada, Mỹ và các chây Âu • Gia đình mở rộng hình thành trên cơ sở mở rộng gia đình hạt nhận trong đó sẽ bao gồm cả ông bà cha mẹ cô dì chú bác cháu chắt và người thân thích như con dâu con rể. xuất hiện nhiều ở Châu Á, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh + Giới tính: đc nhận biết qua các hành vi và thái độ về mặt xã hội đề cập đến vấn đề là nữ hay nam, chẳng hạn như phong cách ăn mặc và sở thích hoạt động. - Địa vị xã hội Thường được xác định bởi 1 hay nhiều trong 3 yếu tố sau: tính thừa kế gia đình, thu nhập và nghề nghiệp. ở hầu hết các xh thì những tầng lớp cao nhất thường do những ng có uy thế, quan chức chính phủ và doanh nhân kinh doanh hàng đầu nắm giữ. Các nhà khoa học bác sĩ và nhiều giới khác có có trình độ đại học chiến thứ bậc TB trong xh. DƯới các tầng lớp đó là lđộng có giáo dục trung học và đào tạo nghề cho các [...]... v kinh t, xó hi Chu k kinh t khin cho k hoch kinh doanh ca khu vc t nhõn v k hoch kinh t ca nh nc gp khú khn Vic lmv lm phỏt cng thng bin ng theo chu k kinh t c bit l trong nhng pha suy thoỏi, nn kinh t v xó hi phi gỏnh chu nhng tn tht, chi phớ khng l Vỡ th, chng chu k l nhim v c nh nc t ra Cõu 19: Chu kỡ kinh t: c trng cỏc pha trong chu kỡ kinh t v tỏc ng ti doanh nghip Chu kỡ kinh t (hay chu kỡ kinh. .. bình đẳng lớn - Tng trng kinh t vng chc - Gim ô nhiễm không khí và nguồn nớc mà xã hội phải gánh chịu - Phõn phi cụng bng thụng qua cụng c v chớnh sỏch hiu qu nht - Phát huy mọi tiềm năng sẵn có của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, - Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh - Hạn chế độc quyền v những thăng trầm ca sự khủng hoảng kinh tế C H thng kinh t th trng 1,Khỏi nim L nn kinh t m phn ln cỏc ngun... khong 80% dõn s Cõu 17: Cỏc c trng v u, nhc im ca cỏc h thng kinh t th trng, kinh t ch huy v kinh t hn hp A H thng kinh t k hoch húa tp trung 1,Khỏi nim : Mt nn kinh t k hoch húa tp trung l mt h thng kinh t trong ú t ai, nh xng v cỏc ngun lc kinh t khỏc ca quc gia l thuc s hu nh nc 2,Cỏc c trng c bn: + Th nht: - Nn kinh t k hoch húa tp trung l nn kinh t ch cú hai thnh phn s hu Facebook.com/DethiNEU v t... thiu cho nh u t Thụng qua vic hp tỏc vi doanh nghip nc ngoi hay cnh tranh vi doanh nghip nc ngoi v tip thu c k thut cụng ngh hin i hay tip thu c kinh nghim qun lý kinh doanh ca h To iu kin to vic lm, tng tc tng trng ca i tng b vn cng nh tng kim ngch xut khu v tng trng kinh t, qua ú nõng cao i sng nhõn dõn Khuyn khớch doanh nghip trong nc tng nng lc kinh doanh, ci tin cụng ngh mi nõng cao nng sut... giỏ 2.c im Nn kinh t th trng ũi hi phi cú 3 iu kin: t do la chn, t do kinh doanh, giỏ c linh hot - T do la chn: cho phộp cỏ nhõn tip cn vi cỏc la chn mua tựy ý, chớnh ph rt ớt hn ch v ỏp t lờn kh nng t quyt nh mua ca ngi tiờu dựng v h c t do chn la - T do kinh doanh: cho phộp cỏc doanh nghip t quyt nh s sn xut loi hng húa dch v no, tham gia vo th trng no; t do gia nhp vo cỏc ngnh ngh kinh doanh khỏc nhau,... thu + Th hai: Nn kinh t hai thnh phn chu s qun lý tp trung ca Nh nc thụng qua k hoch húa l khõu trung tõm Cỏc c quan can thip sõu vo mi hot ng sn xut, kinh doanh ca doanh nghip nhng li khụng chu trỏch nhim gỡ v vt cht v phỏp lý i vi cỏc quyt nh ca mỡnh Nhng thit hi vt cht do cỏc quyt nh sai lm gõy ra thỡ ngõn sỏch nh nc phi gỏnh chu Cỏc doanh nghip khụng c quyn t ch trong sn xut kinh doanh, ng thi cng... nhng ngnh ớt nhy cm trc chu k kinh t ú l nhng ngnh sn xut nhng hng húa m doanh s v li nhun ớt nhy cm nht vi trng thỏi ca nn kinh t Cỏc ngnh phũng th bao gm cỏc nh sn xut v ch bin lng thc thc phm, cỏc hóng dc, v cỏc cụng ty tin ớch cụng cng Nhng ngnh ny s hot ng tt hn so vi nhng ngnh khỏc khi nn kinh t bc vo suy thoỏi Tựy thuc tng ngnh m nh hng ca chu kỡ kinh t ti cỏc doanh nghip trong cỏc ngnh l khỏc... nn kinh t ang pha hng thnh (hay cũn gi l pha bựng n) Kt thỳc pha hng thnh li bt u pha suy thoỏi mi im ngot t pha hng thnh sang pha suy thoỏi mi gi l nh ca chu k kinh t nh hng ca chu k kinh t: Chu k kinh t l nhng bin ng khụng mang tớnh quy lut Khụng cú hai chu k kinh t no hon ton ging nhau v cng cha cú cụng thc hay phng phỏp no d bỏochớnh xỏc thi gian, thi im ca cỏc chu k kinh t Chớnh vỡ vy chu k kinh. .. ỏp t mt mc giỏ nht nh 3, u im v nhc im + u im: To ra mụi trng kinh doanh t do, dõn ch trong kinh t bo v li ớch ngi tiờu dựng To ra lc lng sn xut cho xó hi, to s d tha hng hoỏ cho phộp tho món nhu cu mc ti a To c hi cho sỏng to, tỡm cỏch ci tin li lm vic v rỳt ra nhng bi hc kinh nghim To c ch o to, tuyn chn, s dng ngi qun lớ kinh doanh hiu qu, nng ng o thi cỏc nh qun lớ kộm hiu qu + Nhc im: ... th trng v bn thõn B H thng kinh t hn hp 1 Khỏi nim L mt h thng kinh t trong ú: t ai, nh xng v nhng ngun lc kinh t khỏc c phõn chia ngang bng hn gia quyn s hu chớnh ph v t nhõn Cỏc nn kinh t hn hp c tp trung bi cỏc kt hp khỏc nhau, gia th trng v qun lý k hoch húa tp trung, gia s hu t nhõn hay cụng cng cỏc ngun lc ca quc gia 2 c im Chớnh ph s hu cỏc ngun lc ớt hn trong nn kinh t k hoch húa tp trung . nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc. thống kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và kinh tế hỗn hợp. 18. Nội dung và ưu nhược điểm của các chỉ tiêu thu nhập và chỉ số HDI trong việc phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc. nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác các cơ hội bán hàng quốc tế Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu nhâọ bấp bênh. Cac công

Ngày đăng: 22/12/2014, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w