1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÂU hỏi TRẮC NGHỆM về BIẾN đổi KHÍ hậu

4 7,5K 309

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,47 KB

Nội dung

Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 năm B.. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1tuần C.. Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vự

Trang 1

CÂU HỎI TRẮC NGHỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Câu 1 Khí hậu là gì?

A Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 năm

B Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1tuần

C Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong nhiều năm

D Trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực trong 1 tháng

Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó trong nhiều năm, thông thường là 30 năm

Câu 2 Từ xưa đến nay, khí hậu Trái Đất:

A không có thay đổi gì

B có thay đổi chút xíu theo thời gian

C đã thay đổi rất nhiều theo thời gian

D chỉ mới thay đổi kể từ hơn một trăm năm trở lại đây

Từ xưa tới nay, khí hậu Trái Đất đã có sự thay đổi rất nhiều theo thời gian, trải qua nhiều đợt núi lửa phun trào hay kỉ Băng hà, và đã từng ấm lên vào khoảng 10.000 năm trước rồi lại lạnh đi Tuy nhiên, với sự mở đầu của Cách mạng Công nghiệp năm 1870 trở lại đây, khí hậu Trái Đất ngày càng ấm lên một cách bất thường

Câu 3 Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là biểu hiện của BĐKH?

A Ô nhiễm môi trường

B Băng tan

C Nhiệt độ trái đất tăng lên

D Mực nước biển dâng lên

BĐKH ngày nay có biểu hiện là nhiệt độ trung bình tăng lên, băng tan, mực nước biển dâng, thiên tai và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…) ngày càng khó dự đoán hơn

Trang 2

Câu 4 Trái Đất đã nóng lên bao nhiêu độ trong vòng 137 năm qua?

A Gần 1 0 C

B 20C

C 30C

D 40C

Nhiệt độ đã tăng gần 1độ C trong vòng 137 năm qua, những khối băng khổng

lồ ở Nam Cực và Greenland đã tan chảy Băng tan khiến cho loài gấu trắng ở Bắc Cực mất đi thức ăn và nơi cư trú đã ăn thịt cả đồng loại và tấn công con người Băng tan làm cho nước đổ về các đại dương làm cho nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều vùng đất, cường độ các cơn bão sẽ dữ dội hơn từ 2-8%, sản lượng cây trồng giảm từ 10-30%, an ninh lương thực sẽ bị đe dọa

Câu 5 Nguyên nhân nào làm cho Trái Đất nóng lên?

A Do bức xạ Mặt Trời

B Do gia tăng mật độ khí nhà kính

C Do bão Mặt Trời

D Do gia tăng mật độ không khí

Trong khí quyển tồn tại nhiều loại khí đặc biệt có khả năng giữ nhiệt như: H2O, CO2, CH4, CFC, HCFC và O3 trong tầng đối lưu Lớp khí này có tác dụng như 1 chiếc chăn ấm có độ dày vừa phải giúp giữ nhiệt cho TĐ ở 1 khoảng thích hợp, nhờ đó mà sự sống có thể phát triển và sinh sôi Việc gia tăng mật độ khí nhà kính trong khí quyển trong hơn 100 năm qua đã làm nhiệt độ TĐ tăng lên nhanh chóng.

Câu 6 Vì sao nước biển dâng lên?

A Do mưa nhiều

B Do băng tan

C Do nước biển dãn nở

Trang 3

D Do băng tan và nước biển dãn nở khi nhiệt độ trung bình tăng

Nhiệt độ Trái đất tăng làm cho Băng ở 2 cực tan chảy, nước đổ về các đại dương làm thay đổi cả hoàn lưu dòng chảy, nước biển dâng cao trung bình 19cm

đã nhấn chìm quần đảo marshall, 15% diện tích Bawngladet, 5-10% diện tích ĐB sông Cửu Long

Câu 7 Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là

A do cháy rừng

B do núi lửa phun trào

C do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng

D do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên

Kể từ sau cách mạng công nghiệp năm 1870, nhiều phát minh vượt bậc đã làm thay đổi cuộc sống của con người, và cũng kể từ đó, chúng ta đã làm thay đổi môi trường 1 cách nhanh chóng Con người đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên cùng với việc phá rừng đã làm gia tăng nhanh chóng khí nhà kính trong khí quyển.

Câu 8 Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP 21” là gì?

A Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C

C Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C

D Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C

2 0 C chính là mục tiêu chính của “thỏa thuận COP21” đã được kí kết tại hội nghị thượng đỉnh COP21 tại Pari/2015 2 0 C nghe có vẻ không nhiều, bởi nhiệt độ

1 ngày có thể dao động hàng chục 0 C Nhưng mục tiêu của COP21 là nhiệt độ toàn cầu Chỉ cần 2 0 C cũng có thể đưa Trái Đất vào 1 kiểu khí hậu hoàn toàn khác và

để lại những hệ quả khôn lường.

Câu 9 Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?

A Năng lượng từ than

Trang 4

B Năng lượng từ thủy điện

C Năng lượng từ Mặt Trời

D Năng lượng từ dầu mỏ

Câu 10 Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?

A Ô tô

B Xe đạp

C Tàu hỏa

D Xe buýt

Giờ đây mỗi người cần là một phần của giải pháp, bằng những hành động rất nhỏ của mỗi chúng ta như: sử dụng các dạng năng lượng và vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm điện, trồng cây, bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường… cũng đã góp phần giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính, góp phần giảm thiểu hậu quả của BĐKH đang diễn ra

Ngày đăng: 15/05/2018, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w