1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Nội trú

18 557 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho Học sinh Nội trú thông qua các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, đổi mới giờ chào cờ, ngoại khóa....giúp cho các em học sinh trong môi trường Nội trú được trau dồi thêm nhiều kỹ năng để giúp cuộc sống của các em thêm tự tin và hạnh phúc.

Trang 1

B NỘI DUNG BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

I Thông tin chung về sáng kiến

1 Tên sáng kiến: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho Đội viên Liên đội

trường PTDTNT THCS Văn Lãng

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục học sinh trường PTDTNT THCS Văn Lãng

3 Tác giả:

Họ và tên: Hà Mai Hương

Ngày tháng/năm sinh: 24/05/1988

Chức vụ, đơn vị công tác: TPT Đội trường PTDTNT THCS huyện Văn Lãng Điện thoại: DĐ 0967579636 Cố định:

4 Đồng tác giả (nếu có): Không

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Không có

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)

Tên đơn vị: Trường PTDTNT THCS huyện Văn Lãng

Địa chỉ: Thôn Thâm Mè xã Hoàng Việt huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn Điện thoại: 02053880390

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: học sinh ở môi trường nội

trú, máy tính, máy chiếu

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 2016-2017

II Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng: (Mô tả các giải pháp

truyền thống đã biết; ưu, khuyết điểm của giải pháp đã, đang áp dụng tại cơ quan đơn vị).

Khối Tổng số lớp

Học sinh

Hộ nghèo T.Số D TộcTày Nùng Nữ Nữ dân tộcTày Nùng

Trang 2

9 2 52 11 41 37 8 29 9

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông

Người càng có nhiều KNS sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn; làm chủ được bản thân, chắc chắn rằng họ sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường dễ bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống

Học sinh trường PTDTNT-THCS huyện Văn Lãng, ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc vũng sâu vùng xa, trong

đó có nhiều em từ các thôn bản khó khăn như thôn Nà Quan xã Hoàng Việt, hay các xã đặc biệt khó khăn như Nam La, xã Bắc La, xã Trùng Khánh… đến học tập

và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh Những vấn đề này đối với các em học sinh trường Nội trú là rất cần thiết Nhưng để giả quyết những vấn đề lớn, các em cần làm tốt được những kỹ năng sống cơ bản trước đã Đó là những vấn đề về cách ăn uống, sinh hoạt cá nhân

và tập thể trong môi trường Nội trú bắt đầu từ những việc gấp chăn màn, để giầy

Trang 3

dép cho đến cách giao tiếp, ứng sử với thầy cô giáo và các bạn sao cho hòa nhã, thân thiện là những điều các em phải học đầu tiên Tuy nhiên, việc thực hiện những

kỹ năng sống của các em trong môi trường tập thể nội trú vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ

do việc sống xa gia đình, bố mẹ và người thân khi tuổi đời còn nhỏ Phải tự lập khi

ý thức về cuộc sống, về cách sống còn chưa được vững chắc hơn nữa cuộc sống của các em trước đó đều ở những vùng sâu, vùng xa vùng hẻo lánh, ít người và có vùng còn đặc biệt khó khăn Vì vậy, việc giúp đỡ các em thực hiện tốt những công việc tưởng trừng như đơn giản nhưng lại phức tạp với các em là những điều vô cùng cần thiết

Từ thực tế trên tôi đã lựa chọn Sáng kiên kinh nghiệm với chủ đề: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS Văn Lãng thông qua các hoạt động trải nghiệm

Những giải pháp đã đang áp dụng:

Trong những năm gần đây việc giáo dục KNS đã được các trường trong toàn huyện chú trọng và thực hiện với một số nội dung và giải pháp sau:

- Triển khai và thực hiện Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" (THTT-HSTC) được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai trong toàn ngành; giao cho Tổng phụ trách Đội phụ trách việc đôn đốc, giám sát thực hiện của học sinh

- Trong năm học 2015-2016, đã triển khai và thực hiện giảng dạy bộ môn Kỹ năng sống trong nhà trường

- Nhà trường đã chỉ đạo Đội TNTPHCM tuyên truyên đến các em một số chuyên đề liên quan đến việc giáo dục tâm sinh lý lứa tuổi, kết hợp với Tổ tư vấn tâm lý giáo dục, tháo gỡ những khó khăn mà học sinh mắc phải về tâm lý, tình cảm

Ưu điểm của biện pháp đã áp dụng

Trang 4

Với những giải pháp đã và đang áp dụng nêu trên, việc giáo dục GTS, KNS

đã có những kết quả khả quan:

Phong trào thi đua thực hiện nề nếp của Đội đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy trò, cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện phong trào

Việc học tập bộ môn Kỹ năng sống đã đã góp phần nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh trong việc giáo dục, rèn luyện và lĩnh hội các kỹ năng sống

cơ bản, giúp các em có nhận thức và quan tâm hơn đến việc rèn luyện KNS cho mình Đồng thời cũng góp phần vào việc rèn luyện và noi theo tấm gương bác Hồ được các em đội viên chú trọng và thực hiện được tốt hơn

Số lượng Đội viên vi phạm nội quy có giảm, những vụ việc vi phạm nội quy nghiêm trọng của học sinh không tái diễn và không phổ biến thêm những hành vi đạo đức chưa tốt trong tập thể

Những hạn chế: của biện pháp đã áp dụng

Tuy nhiên, từ đầu năm học 2016-2017 tôi nhận thấy ở các em học sinh vẫn còn thiếu khá nhiều kỹ năng như việc tự chăm sóc bản thân khi bị ốm, việc sắp xếp

đồ dùng ngăn nắp, trong mối quan hệ với bạn bè từ lời ăn tiếng nói cũng còn những hạn chế cần được hướng dẫn chỉ bảo thêm Trong giao tiếp với thầy cô và người lớn nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trình bày quan điểm hoặc thể hiện bản thân trong các hoạt động tập thể; việc nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” ở các em còn hạn chế …Vẫn còn học sinh vi phạm nội quy nhiều lần Việc thực hiện giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh chưa được thực hiện thống nhất đồng bộ, sự chủ động, sáng tạo của giáo viên còn thụ động, hạn chế.Dạy học bộ môn KNS còn chưa hiệu quả, tài liệu phục vụ dạy học còn thiếu và do các em học sinh chưa được

áp dụng trong thực tế nhiều mà chỉ dựa trên sách vở

Trang 5

Nội dung tuyên truyền dàn trải không trọng tâm và còn mang cảm tính, nội dung tuyên truyền chủ yếu đọc – nghe Thực hiện trong giờ chào cờ nên thiếu thời gian để học sinh có thể ghi nhớ và thẩm thấu nôi dung giáo dục Còn gây sự quá tải

vì trong 45 phút học sinh vừa nghe nhận xét tuần, nghe triển khai kế hoạch tuần tới, chưa kể những công văn cần triển khai thực hiện trong tuần

Những nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến vẫn còn những hạn chế trên là bởi: Giáo viên Tổng phụ trách Đội chỉ đạo học sinh thực hiện Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" chưa thường xuyên, liên tục sự kiểm tra giám sát, nhận xét đánh còn chung chung; kế hoạch chỉ đạo của ban giám hiệu chưa cụ thể, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng dẫn đến việc giáo viên còn ỷ lại, việc kiểm tra chưa sát sao dẫn đến giáo viên thực hiện còn hình thức.Việc xác định mục tiêu giáo dục GTS, KNS còn chung chung chưa định hình được việc giáo dục được thực hiện trong hoạt động nào, bộ phận nào thực hiện

Học sinh còn thụ động, thiếu kinh nghiệm sống nên gặp tình huống cụ thể còn lúng túng, xử lí thiếu linh hoạt Đây chính là nguyên nhân để tôi chọn đề tài giáo dục kỹ năng sống cho Đội viên trường nội trú thông qua các hoạt động trải nghiệm

III Mô tả sáng kiến

3.1 Tính mới, tính sáng tạo: Trong phần này phải chỉ ro hơn được là tính mới so với tính cũ là mới ở khâu nào? hay cách các kĩ năng nào mới so với kĩ năng

đã được thực hiện trước đây chứ ko pjair nêu tại sao lại chọn tính mới

Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở cần phải được giáo dục một số giá trị sống , rèn luyện kỹ năng sống Giáo dục giá trị sống, rèn luyện

kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những

Trang 6

giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,…Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết

Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ;

kỹ năng rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe ; kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác ; kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; suy nghỉ và hành động tích cực ; học tập tích cực…

Để giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết về các kỹ năng sống cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách, lãnh đạo trường…Cần phải tiến hành những công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phải cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời Các hoạt động cụ thể như

+ Đổi mới giờ chào cờ : Học sinh xây dựng các chương trình đổi mới giờ chào cờ thay vì phê bình và tuyên dương Giaos viên TPT Đội cần hướng dẫn các

em phát huy tính sáng tạo của mình để tạo nên các chương trình Đổi mới giờ chào

cờ như : Múa hát tập thể, Múa hát sân trường, Kể các câu truyện dân gian dân tộc Tày, Nùng…Đóng kịch những văn bản đã học trong sách Ngữ văn, biểu diễn đàn tính, hát then…

+ Tổ chức các đội tự quản của học sinh : Các Chi đội tổ chức bầu các em Đội viên ưu tú vào đội Tự quản, đội Xung kích giúp giờ tự học được nghiêm túc và trật

tự hơn

Trang 7

+ Thực hiện các hoạt động trải nghiệm theo từng tháng gắn với các chủ điểm của Đội TNTPHCM Thăm quan học tập kinh nghiệm ở những đơn vị khavs có phong trào Đội, phong trào quản sinh Nội trú mạnh, sôi nổi ví dụ như Trường Nội trú Bình gia v.v

Để xây dựng được những tính mới, tính sáng tạo trong chuyên đề này cần:

3.1.1 Tổ chức tập huấn cho các anh chị Phụ trách Chi đội trong nhà trường về:

+ Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh

+ Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh THCS

+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết

+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…

+ Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống mẫu trong tháng 9 và 10/2016 sau đó mỗi tháng

thực hiện một lần trong tiết sinh hoạt dưới cờ

- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ: - Kỹ năng tự bảo vệ - Kỹ năng trình bày - Kỹ năng thuyết trình thuyết phục - Kỹ năng quản lý thời gian - Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc

- Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kĩ năng như đã nêu ở phần trên

- Gắn việc rèn luyện kĩ năng với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học…

- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể

3.1.2 Giải pháp: Tạo môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm lý lứa tuổi.

Trang 8

a Tạo lập mối quan hệ thân thiện thấu hiểu tâm sinh lý học sinh

Như đã biết, học sinh ở giai đoạn thanh thiếu niên tuy các em đã phát triển tương đối hoàn thiện về sinh lí, nhưng tâm lý của các em vẫn chưa được phát triển toàn diện, cảm xúc của các em vẫn chưa ổn định, dễ kích động, khả năng tự kiềm chế kém, tự nhận thức về bản thân chưa rõ ràng, thiếu kinh nghiệm xã hội Điều này yêu cầu nhà trường không chỉ là nơi cung cấp tri thức cho các em mà còn là nơi bồi dưỡng, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh

Theo đó, cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, nhà trường PTDTNT THCS huyện Văn Lãng còn phải tăng cường giáo dục sức khỏe tinh thần học đường cho học sinh Về kiến thức này, ngay từ đầu năm học tôi đã phân công cho giáo viên dạy bộ môn Sinh học và nhân viên y tế lên lớp tập huấn trong buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng thời định hướng những cách xử lí, ứng xử với một số những lỗi

vi phạm của học sinh để các giáo viên khỏi lúng túng và có cách giải quyết đúng hướng, hết sức tránh việc tạo áp lực cho học sinh dẫn đến sự hoang mang tột độ rồi các em nghĩ quẩn bỏ đi khỏi trường hoặc quyên sinh Đối với học sinh đầu cấp, trong tuần học đầu nhà trường có nhiều hoạt động cho các em làm quen với nề nếp

và học tập nội quy của nhà trường qua các buổi sinh hoạt tập thể và hoạt động

“Làm quen”; các em tự giới thiệu về mình và hoàn cảnh gia đình trước lớp học, từ hoạt động đó GVCN nắm bắt thông tin của học sinh để có kế hoạch chủ nhiệm sát với đối tượng học sinh Nhà trường thường xuyên tổ chức lồng ghép giáo dục kiến thức về tâm lý, dạy pháp luật, việc thực hiện pháp luật cho các em, giúp học sinh học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình Nhà trường cũng đã tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề phòng chống bạo lực học đường, sưu tầm những bài giảng của các chuyên gia tư vấn tâm lí và các bài diễn thuyết hay có tính giáo dục về đạo làm người của các giảng sư

Mặt khác, nhà trường tăng cường công tác quản lý an toàn trường học, thành lập một đội chuyên trách gồm có Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh và

Trang 9

học sinh, hoàn thiện những nội quy, quy tắc ứng xử và các quy định có liên quan Mời công an huyện đến trường chia sẻ cho học sinh kiến thức về pháp luật cũng như cảnh báo cho học sinh về hậu quả hành vi bạo lực Nhà trường tiến hành xây dựng hồ sơ tâm lý đối với những học sinh có “truyền thống” gây ra hành vi bạo lực cũng như những học sinh có nguy cơ bạo lực cao Đối với những học sinh vi phạm nội quy an toàn trường học, nhà trường cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh,

đề cao tính răn đe, tạo cơ hội cho học sinh sửa sai và hoàn thiện nhân cách bản thân theo hướng tích cực, đồng thời cũng nên khen thưởng những những lớp, cá nhân có thành tích trong công tác đảm bảo an toàn trường học, phòng ngừa và can thiệp bạo lực học đường

Bên cạnh việc chú ý nâng cao thành tích học tập cho học sinh, nhà trường cũng đã chú ý đến đời sống văn hóa, tinh thần của các em, cho các em có cơ hội để thư giãn và giải tỏa những căng thẳng trong học tập Ví dụ, tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại, trò chơi dân gian, thành lập các câu lạc

bộ Hát then, câu lạc bộ Võ vivonam…làm chuyển hướng sự chú ý của học sinh đến với những thói quen lành mạnh, tạo ra động cơ học tập tích cực, làm phong phú đời sống tinh thần của nhà trường và tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện mình, thực hành kỹ năng làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau

b.Công tác liên hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình, xây dựng không khí gia đình hạnh phúc

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi của tình yêu thương , là nơi ta đã được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha và mẹ Bởi vậy, phương pháp giáo dục của gia đình, không khí gia đình, kết cấu gia đình và trình độ văn hóa của bố mẹ,…đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về hành vi đạo đức của học sinh Nhà trường đã tuyên truyền đến phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh

về việc làm thế nào để tạo dựng một không khí gia đình hạnh phúc, thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của trẻ về mặt tinh thần, tình cảm , tăng cường chia sẻ,

Trang 10

nói chuyện với các em để thấu hiểu con em mình Động viên giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh học sinh về phương pháp giáo dục học sinh để thuận tiện trong việc kết hợp giáo dục các em Trong năm học này,

để tiện trong việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình, nhà trường đã thống nhất với phụ huynh thiết lập sổ liên lạc điện tử, từ đó việc cập nhật thông tin

về con em mình được thường xuyên và kịp thời hơn kể cả về điểm số và quá trình rèn luyện đạo đức

c Công tác tham mưu với đảng ủy, chính quyền địa phương- Cải thiện môi trường văn hóa xã hội.

Sống trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, những hoạt động văn hóa giải trí như phim ảnh, sách báo, truyện tranh, trò chơi online, mạng internet là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh, là nguyên nhân của những hành vi bạo lực học đường Việc kiểm soát, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của những yếu tố này là một vấn đề cần làm trong quá trình phòng ngừa những tác hại xấu đến sự hình thành nhân các của các em học sinh

Muốn ngăn chặn và xóa bỏ hành vi bạo lực học đường cùng những tác nhân ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách học sinh, nhà giáo cần nắm bắt được tình hình và giáo dục các em trước những nguy cơ của những loại văn hóa phẩm đồi trụy, trước những trò game bạo lực nguy hiểm, những nguy cơ tiềm ẩn của các trang mạng xã hội Facebook, zalo…có thể tác động xấu trở lại với bản thân các em nếu quá lạm dụng nó Để hạn chế việc các em tiếp xúc với những phương tiện mang nội dung đó, ngoài sự can thiệp của nhà nước và nhất là để bảo vệ con em và học sinh khỏi những nơi như quán Internet, những chiếc điện thoại thông minh kết nội mạng Wifi, 3G…là điều cần thiết Tại trường PTDTNT THCS huyện Văn Lãng việc phối kết hợp và vào cuộc của địa phương (thôn Thâm mè A, Thâm Mè B) rất tốt, trong việc hỗ trợ nhà trường nắm bắt và thông báo đến nhà trường đối tượng

Ngày đăng: 14/05/2018, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w