1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chuyên đề quản lý y tế tuyến cơ sở

22 376 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện, xã là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Đây là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở mà hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả người dân, kể cả khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới. Tuy nhiên hệ thống y tế cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức về sự chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng ngày càng cao. Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đầu tư cho y tế cơ sở cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Trang 1

MỤC LỤC

Các từ ngữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu đồ

1 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm y tế 7

II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TTYT

4.7

Công tác cải cách hành chính và áp dụng các ứng dụng công

Trang 3

UBND: Ủy ban nhân dân.

HĐND: Hội đồng nhân dân

TTYT: Trung tâm y tế

BHYT: bảo hiểm y tế

DS KHHGĐ: Dân số kế hoạch hóa gia đình

CNTT: Công nghệ thông tin

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Trình độ chuyên môn

Bảng 2: Trình độ lý luận chính trị

Bảng 3: Quản lý nhà nước

Trang 5

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện, xã là xương sống của hệ thống y tế ViệtNam Đây là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sócsức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng trong chămsóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở màhoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chămsóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp Cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả người dân, kể

cả khu vực miền núi, biên giới, hải đảo

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả mọingười dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ítngười, biên giới Tuy nhiên hệ thống y tế cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, tháchthức về sự chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng ngày càng cao Chất lượngnguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnhngày càng cao của nhân dân Đầu tư cho y tế cơ sở cả về cơ sở hạ tầng và trangthiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, biêngiới, hải đảo

Mạng lưới y tế cơ sở còn nhiều khó khăn, thách thức như khả năng đápứng về dịch vụ y tế còn hạn chế trong bối cảnh các bệnh không lây nhiễm tăngnhanh, tai nạn thương tích, dịch bệnh diễn biến phức tạp Cách tổ chức còn cồngkềnh, quá nhiều đầu mối ở tuyến huyện thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhân lực vàchồng chéo trong quản lý Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơichưa đáp ứng nhu cầu, việc thu hút các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn giỏi

về công tác tại tuyến cơ sở còn gặp khó khăn do chính sách đãi ngộ chưa thỏađáng Chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càngtăng của người dân dẫn đến tình trạng vượt tuyến gây quá tải các BV tuyến cuối

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển hệthống y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã, do vậy so với trước đây, mạng lưới y

tế tuyến xã đã có những cải thiện đáng kể Tuy nhiên, trong thực tế, do nhữngnguyên nhân khác nhau nên y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như:

Mô hình tổ chức y tế tuyến xã chưa ổn định và phù hợp; cán bộ y tế thiếu về sốlượng, yếu về chất lượng; khả năng đáp ứng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dâncòn hạn chế; tình trạng thiếu nguồn lực, thiếu chủ động trong phòng chống một

số bệnh dịch diễn ra phổ biến

Bên cạnh đó, kết quả điều tra mức sống và y tế hộ gia đình nhiều năm quacho thấy, tỷ lệ khám chữa bệnh nội, ngoại trú tại trạm y tế tuyến xã của cả nướcchưa cao

Trước nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân, cần phảiđầu tư phát triển y tế cơ sở đáp ứng với tình hình hiện nay và phù hợp với cácvùng, miền Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về y tế cơ sở qua các giai đoạn,song, trong giai đoạn chuyển đổi mô hình quản lý trạm y tế xã, từ phòng y tếhuyện về trung tâm y tế huyện vẫn còn ít nghiên cứu đánh giá toàn diện về

Trang 6

Trung tâm y tế và trạm y tế xã trong cả nước cũng như xây dựng giải pháp nângcao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã phù hợp với nhiệm vụ chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân

Thực trạng chi tiết tổ chức và hoạt động của TTYT huyện Quản Bạ rasao? Hiệu quả của các hoạt động như thế nào? Còn có những khó khăn, tồn tạinào cần giải quyết? Các câu hỏi đó cần được trả lời Vì những lý do trên nên em

chọn ra vấn đề: "Thực trạng tổ chức và hoạt động tại trung tâm y tế huyện

Quản Bạ ,tỉnh Hà Giang Khó khăn và giải pháp"

Mục tiêu của chuyên đề:

1 Mô tả được thực trạng tổ chức và hoạt động của trung tâm y tế huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang năm 2017.

2 Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động cho Trung tâm y tế huyện Quản Bạ

Trang 7

Chương 2 NỘI DUNG

I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm y tế

1.1 Vị trí pháp lý

Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản

lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý Nhà nước của UBND huyện và sựchỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên khoa, chuyên ngành tuyến tỉnh.[9]

1.2.1 Trung tâm Y tế huyện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước

1.3 Trung tâm Y tế huyện có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụchuyên môn kỹ thuật về Y tế dự phòng, phòng chống sốt rét, SDD, HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, truyền thông giáo dục sức khỏe và quản lý toàn diện hoạt động Y tế tuyến xã trên địa bàn huyện

1.4 Trung tâm Y tế huyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

1.2 Chức năng và nhiệm vụ [9]

1.2.1 Xây dựng các kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn kỹthuật về Y tế dự phòng, phòng chống sốt rét, SDD, HIV/AIDS, phòng chống cácbệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyềnthông giáo dục sức khỏe trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trênđịa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

1.2.2 Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dựphòng đối với các Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện

1.2.3 Triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với cácđơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông,giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng

1.2.4 Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹthuật cho công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đàotạo, đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo

Trang 8

1.2.7 Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chămsóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị

dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm

1.2.8 Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộclĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn huyện

1.2.9 Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vàquản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật

1.2.10 Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.1.2.11 Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơquan nhà nước có thẩm quyền giao

1.2.12 Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật vàphân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện

1.2.13 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tìnhhình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Y tế

1.2.14 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao

và theo quy định của pháp luật

2 Thực trạng Y tế cơ sở Việt Nam

Hệ thống các cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc vànâng cao sức khỏe nhân dân trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển,nhu cầu của người dân ngày càng tăng, cơ cấu bệnh tật thay đổi, biến đổi khíhậu, già hóa dân số: Thiếu các cơ sở chăm sóc sức khỏe người già, các bệnhkhông lây nhiễm, các cơ sở nghiên cứu y sinh học… Việc thực hiện mô hìnhtrung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và mô hình trung tâm y tế huyện 2 chức năngcòn chậm nên vẫn còn nhiều đầu mối, thiếu thống nhất, nhất là ở tuyến cơ sởdẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, chi phí hành chính tăng và hiệu quảhoạt động chưa cao.[ 1]

Theo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tếthôn, bản, xã/phường, thị trấn, quận/huyện, thị xã Trong đó, trạm y tếxã/phường, trung tâm y tế và bệnh viện quận/huyện là những đơn vị y tế trựctiếp triển khai công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám, chữa bệnh chongười dân

Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của y tế cơ sở vẫn cònnhiều bất cập Cán bộ y tế tuyến xã còn yếu về chuyên môn, khả năng phát hiệnbệnh sớm còn hạn chế Những lớp tập huấn đã được mở chủ yếu do các chươngtrình, dự án và chỉ tập trung trong một giai đoạn nhất định Nhiều cán bộ vềcông tác tại trạm y tế 5 - 7 năm nhưng vẫn chưa được đào tạo lại và ít được cậpnhật kiến thức mới Bên cạnh đó, y tế cơ sở còn đang phải đối mặt với tình trạng

cơ sở vật chất xuống cấp, nhất là các trạm y tế Theo thống kê, cả nước cókhoảng 11.000 xã thì có gần 3.200 trạm y tế xã cần xây mới và 3.597 trạm y tếcần nâng cấp, sửa chữa… Trung bình các trạm y tế chỉ cung cấp được 52,2%

Trang 9

trong số 108 dịch vụ kỹ thuật cho phép, chủ yếu là do thiếu cán bộ hoặc cán bộchưa được đào tạo (52,7%), không có trang thiết bị, thiết bị cũ/hỏng (45,8%).

Bộ Y tế cho biết, hệ thống y tế địa phương hiện có nhiều khó khăn trongtách nhập Từ năm 1998, khi mới hình thành tổ chức, hệ thống y tế địa phươnghoạt động tương đối tốt Tuy nhiên, sau một thời gian tách ra hoạt động riêngvướng phải nhiều khó khăn, chồng chéo và không hiệu quả Theo thống kê, tạituyến tỉnh hiện có từ 5 đến 9, thậm chí có địa phương có tới hơn 10 đơn vị làmcông tác phòng, chống các dịch bệnh, như: Trung tâm y tế dự phòng; trung tâmphòng, chống HIV/AIDS; trung tâm phòng, chống các bệnh xã hội… Nhiều đầumối dẫn đến dàn trải về nguồn lực đầu tư cũng như con người Tuyến huyệncũng nằm trong tình trạng tương tự, ngoài phòng y tế, trực thuộc UBND huyện,

cả nước vẫn còn 450 huyện trong tổng số 715 huyện có cả bệnh viện và trungtâm y tế Trong khi đó, vấn đề nhân lực trình độ cao là bác sỹ thì đang là bàitoán nan giải cho các đơn vị y tế này…[10]

Khắc phục bất cập đó, từ cuối năm 2015, liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đãban hành và áp dụng Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV (Thông tư51), cố gắng hoàn thiện hệ thống y tế địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực,hiệu quả, bảo đảm mục tiêu của chương trình cải cách hành chính Nếu thựchiện đúng tinh thần của Thông tư 51 sẽ tạo sự thống nhất trong quản lý hệ thống

y tế địa phương trong cả nước, giảm được các đầu mối, giảm số lượng cán bộlàm công tác quản lý…; phù hợp xu hướng phát triển chung của các nước trongkhu vực và thế giới Ở tuyến tỉnh, nếu sáp nhập các đơn vị có cùng chức năng,thành lập mô hình trung tâm kiểm soát bệnh tật thì sẽ giảm 315 đơn vị đầu mốivới 1.260 cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa kể các đầu mối hành chính, tài chính.Còn tại tuyến huyện, nếu sáp nhập các đơn vị tại 450 huyện thì sẽ giảm được

450 đầu mối tổ chức với 1.800 cán bộ lãnh đạo, quản lý Nếu giảm về số cán bộquản lý thì sẽ tăng được số người làm công tác chuyên môn Và khi tập trung vềmột đầu mối, việc điều tiết các nguồn lực đầu tư cho phòng, chống dịch bệnh sẽ

dễ dàng, thuận lợi hơn [10]

II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TTYT HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG

* Vài nét về huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: Phía Bắc và phía Tây giáp

tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Minh;phía Nam giáp huyện Vị Xuyên Địa hình phân bố phức tạp (Vùng núi cao, vùngnúi thấp, thung lũng, casto) Gồm 12 xã và 1 thị trấn, dân số của toàn huyện là51.352 người (2016), mật độ dân số: 85 người/km2 Là nơi cư trú của 14 dântộc, trong đó gần 60% là dân tộc Mông, khoảng 14% là dân tộc Dao, dân tộcTày chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác Đường giao thông đi lại khó khăn

1 Cơ cấu tổ chức, nhân lực

Trung tâm Y tế huyện Quản Bạ được thành lập theo Quyết định số3402/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Hà Giang V/v thành lậptrung tâm Y tế dự phòng huyện trực thuộc Sở Y tế Hà Giang

Trang 10

Trung tâm Y tế huyện xếp hạng III, gồm 11 trạm Y tế xã, thị trấn qui mô

33 giường bệnh, hiện tại thực kê 33 giường

1.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức Trung tâm y tế gồm 2 phòng 5 khoa theo Quyết định số177/QĐ-SYT ngày 03/5/2007 V/v kiện toàn tổ chức bộ máy trung tâm Y tế dựphòng huyện Quản Bạ trực thuộc Sở Y tế Hà Giang

Trang 11

* Tổng số cán bộ của TTYT huyện: 36 cán bộ CC,VC.

Trong đó: Bác sỹ: 10, Y sỹ: 10, NHS: 03, Dược sỹ: 03, Điều dưỡng:03, KTV:

Trang 12

11 Trạm y tế xã đã có cơ sở hạ tầng kiên cố, đáp ứng theo quy định trong

Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã Tuy nhiên một số nhà trạm và công trình phụ trợ

đã xuống cấp, thiếu nước sinh hoạt

3 Trang thiết bị

3.1 Trung tâm y tế

- 01 máy siêu âm tại khoa CSSKSS

- Cơ bản đủ trang thiết bị, vật tư phòng chống dịch bệnh: Máy phun 06;bình phun thủ công: 8 bình;

- Trang thiết bị còn thiếu: Máy xét nghiệm máu, máy xét nghiệm nướctiểu

- Thiếu trang thiết bị CNTT, mạng Internet phục vụ công tác triển khaiphần mềm Y tế xã phường liên thông, hệ thống GĐBHYT

- Một số trang thiết bị khác đã cũ, hỏng

3.2 Trạm y tế xã:

- 11/11 trạm y tế cơ bản có đủ trang thiết bị theo quy định Bộ tiêu chíQuốc gia về y tế xã Tuy nhiên nhiều trang thiết bị đã cũ, hỏng sửa chữa nhiềulần: Tủ lạnh bảo quản vacxin

- Số trạm y tế xã có máy siêu âm: 07

- Số trạm y tế có máy xét nghiệm nước tiểu: 07

- Số trạm y tế có máy test đường huyết: 11

4 Các hoạt động

4.1 Công tác chỉ đạo điều hành

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội(Lĩnh vực y tế), Ban Giám đốc Trung tâm Y tế đã tăng cường công tác chỉ đạo cáctrạm Y tế trực thuộc triển khai nhiều hoạt động và đưa ra các giải pháp nhằm tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, phấnđấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giao, tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọngtâm, như sau:

- Ban hành các văn bản: kế hoạch hoạt động công tác y tế; kế hoạch tuyêntruyền cải cách hành chính; kế hoạch luân phiên có thời hạn với người hành nghềtại cơ sở khám chữa bệnh; ban hành quy chế dân chủ; kiện toàn đội cơ động phòng

Trang 13

chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm; giao chỉ tiêu y tế cho 11 trạm y tế xã, thịtrấn, 02 PKĐK khu vực; phân công cán bộ phụ trách các tiêu chí quốc gia về y

tế v.v

- Xây dựng kế hoạch và phân công cho các đồng chí trưởng, phó cáckhoa, phòng, cán bộ phụ trách các chương trình y tế quốc gia thành lập các đoàncông tác kiểm tra tại 13/13 xã, thị trấn trong các lĩnh vực khám chữa bệnh, y tế

dự phòng, dược và trang thiết bị y tế, Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã, An toàn vềsinh thực phẩm

- Chỉ đạo các khoa, phòng, các trạm y tế xã, thị trấn tập trung triển khai thựchiện Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị

- Tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam ; Chỉ đạo các Trạm Y tếtrực thuộc Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

- Tổ chức các Hội nghị Tổng kết năm, sơ kết 6 tháng đầu năm; Hội nghị cán bộ

CC, VC Hoàn thành việc giao chỉ tiêu và giám sát thực hiện chỉ tiêu kế hoạch côngtác y tế

- Ban hành các kế hoạch, công văn chỉ đạo các Trạm Y tế chủ động côngtác phòng chống dịch bệnh, phòng chống ngộ độc thực phẩm Tiến hành kiểm tra

vệ sinh an toàn thực phẩm, phân công cán bộ trực tại trạm, thường trực cấp cứutrong các dịp nghỉ lễ, tết

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công tác luân phiên cán bộ y tế tuyếnhuyện về hỗ trợ tuyến xã, luân phiên bác sỹ có kỹ thuật siêu âm giữa các xã; Chỉđạo và đẩy mạnh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về Y

tế xã giai đoạn 2011-2020

- Phối hợp và làm việc với UBND các xã về công tác tổ chức, cán bộ y tế tại

cơ sở, công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện Bộ tiêu chí QG

4.2 Công tác khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế huyện đã tăng cường chỉ đạo các trạm Y tế xã, thị trấnnâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc phục vụ người bệnh, đặc biệtquan tâm tới các đối tượng thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đốitượng chính sách xã hội khác; nâng cao y đức và thái độ phục vụ người bệnh

4.3 Công tác phòng chống dịch bệnh

Tiếp nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và Sở

Y tế Hà giang TTYT huyện đã lập kế hoạch và triển khai công tác phòng,chống dịch bệnh trên địa bàn huyện, TTYT luôn xác định công tác phòng chốngdịch bệnh là nhiệm trọng tâm thường xuyên cử cán bộ đi kiểm tra, giám sát côngtác phòng chống dịch bệnh và duy trì chế độ báo cáo theo quy định

4.4 Công tác thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

- 9/11 trạm y tế được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

Ngày đăng: 13/05/2018, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Trường đại học y dược Thái Nguyên, Bộ môn y xã hội học, “Chính sách và quản lý y tế - tài liệu sau đại học”, Thái Nguyên, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và quản lý y tế - tài liệu sau đại học
1. Bộ y tế, Báo cáoTổng kết công tác năm 2016 và Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017 Khác
3. Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ Quy định về Y tế xã, phường, thị trấn Khác
4. Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Về việc ban hành Quy định phân cấp công tác quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang Khác
5. Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
6. Quyết định số 1823/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc Giao chỉ tiêu số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP tỉnh Hà Giang năm 2016 Khác
7. Thông tư Liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khác
8. Thông tư số 37/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế V/v hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, thành phố trực thuộc trung ương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w