Kiến thức: - Trẻ biết múa đúng các động tác kết hợp với lời bài hát.. CÁCH TIẾN HÀNHHoạt động 1 :Trò chơi “Nghe thấu đoán tài” - Cô giới thiệu tên trò chơi “Nghe thấu đoán tai” và yêu cầ
Trang 1I MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU:
1 Thái độ:
- Trẻ hưởng ứng tích cực vào hoạt động âm nhạc
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc theo giai điệu của bài hát
- Trẻ biết yêu quý và nhớ đến ngày tết cổ truyền của dân tộc
2 Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng múa nhịp nhàng theo lời ca của bài hát
- Phát triển kỹ năng tai nghe âm nhạc
- Rèn kỹ năng tập trung chú ý, phân biệt âm thanh, tiết tấu âm nhạc khi chơi trò chơi
3 Kiến thức:
- Trẻ biết múa đúng các động tác kết hợp với lời bài hát
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, nội dung và nhận ra giai điệu của bài hát
- Trẻ chơi được trò chơi âm nhạc
II CHUẨN BỊ:
1 Đồ dùng của cô:
- Máy vi tính, xắc xô, bài dạy P.P
- Nhạc bài hát “Cùng múa hát mừng xuân, Mùa xuân ơi”
2 Đồ dùng của trẻ:
- Bông hoa
- Xắc xô
Trang 2III CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 :Trò chơi “Nghe thấu đoán tài”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Nghe thấu đoán tai” và yêu cầu trẻ bằng đôi tai thính của mình các con hãy lắng nghe và cảm nhận xem đoạn nhạc sau đây có tên là gì ?
Do ai sáng tác ?
( Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài hát “Cùng múa hát mừng xuân” sáng tác Hoàng Hải)
- Cho trẻ trả lời tên bài hát, tên tác giả
Hoạt động 2: Dạy múa “ Cùng múa hát mừng xuân”
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Cùng múa hát mừng xuân” một lần theo nhạc
- Đàm thoại về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về điều gì ?
+ Khi nghe bài hát con cảm nhận giai điệu bài hát này như thế nào ?
+ Bài hát vui tươi, nhí nhảnh thì khi hát các con phải như thế nào ? (tươi cười)
- Cô khái quát lại nội dung bài hát: “Bài hát nói về các bạn nhỏ đang vui múa hát
để đón xuân về”
- Cô hỏi trẻ : Để bài hát thêm hay và sinh động con sẽ kết hợp với vận động nào với lời bài hát ?
- Cô thấy các con có rất nhiều ý tưởng để cho bài hát thêm sinh động hơn Nhưng hôm nay cô và cả lớp cùng thống nhất chọn động để kết hợp với lời bài hát “Cùng múa hát mừng xuân” là vận động múa
- Cô múa mẫu 2 lần
- Cho trẻ lớp hát múa cùng cô 2 lần
- Cho trẻ múa tổ, nhóm, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cô bao quát và sửa sai cho trẻ
Hoạt động 3: Nghe hát “Mùa xuân ơi”
- Cô đọc câu đố về mùa xuân
Mùa gì cho lá xanh cây
Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng?
(Mùa xuân) + Cho trẻ đoán mùa gì
- Cô dẫn dắt : Đúng rồi đấy đó là câu đố về mùa xuân và mùa xuân về các con sẽ thêm tuổi mới, mọi người vui mừng đón xuân, các con được đi chơi tết, được mặc những chiếc áo mới Và đó cũng là nội dung bài hát mùa xuân ơi của tác giả
Nguyễn Ngọc Thiện
- Cô hát lần 1: Cả lớp cùng hưởng ứng theo giai điệu bài hát
Trang 3+ Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
+ Bài hát nói về điều gì ?
+ Khi nghe bài hát này con nghe giai điệu như thế nào?
- Cô hát lần 2: Cả lớp vận động theo bài hát cùng cô
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Những bông hoa mùa xuân
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi : Chia lớp thành 3 đội, các đội sẽ lựa chọn và mở các bông hoa mà đội
mình yêu thích (đỏ, vàng, hồng) Mỗi bông hoa là 1 câu hỏi (yêu cầu), nhiệm vụ của 3 đội là phải lắng nghe thật kỷ để trả lời đúng các câu hỏi bằng cách lắc xắc xô
+ Luật chơi: Khi nào có tín hiệu mới lắc xắc xô Đội nào trả lời sai thì đội khác có
quyền trả lời, đội nào trả lời đúng sẽ được tặng 1 bông hoa, đội nào nhiều bông hoa nhất đội đó sẻ giành chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ nhận xét quá trình chơi
- Cho trẻ hát múa bài hát “ Cùng hát múa mừng xuân”