Điều kiện thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành một trong hai vùng chuyên cây công nghiệp lớn nhất nước ta là A.. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vù
Trang 1Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
Câu 1 Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A Nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ
B Giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia
C Giáp Biển Đông
D Giáp với vùng Đông Nam Bộ
Câu 2 Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là
Câu 3 Đâu là đặc điểm cơ bản làm cho Tây Nguyên khác hẳn các vùng kinh tế khác trong cả nước?
A Phần lớn diện tích là đất feralit
B Không tiếp giáp với biển
C Có biên giới chung với Campuchia
D Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao
Câu 4 Địa hình và khí hậu của Tây Nguyên thuận lợi cho phát triển
A các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới
B các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới
C các loại cây có nguồn gốc ôn đới
D các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
Câu 5 Điều kiện thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành một trong hai vùng chuyên cây công nghiệp
lớn nhất nước ta là
A có đất ba dan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung trên diện tích rộng
B nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước tăng nhanh, chính sách đầu tư của nhà nước
C Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp
D Người dân có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp
Câu 6 Đất badan màu mỡ, phân bố tập trung thành những vùng rộng lớn ở Tây Nguyên là điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành
A các vùng chăn nuôi gia súc lớn
B các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm
C các vườn cây ăn quả nhiệt đới
D các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm
Câu 7 Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây
công nghiệp lâu năm là
A giàu chất dinh dưỡng
B có tầng phong hóa sâu
C tập trung với những mặt bằng rộng lớn
D phân bố chủ yếu ở các cao nguyên 400 - 500 m
Câu 8 Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là
A sự phân hóa theo mùa B diễn biến thất thường
C sự phân hóa theo độ cao D khô nóng quanh năm
Câu 9 Sự đa dạng trong cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là do
A diện tích đất badan rộng lớn
B khí hậu mang tính chất cận xích đạo
Trang 2C truyền thống canh tác lâu đời của dân cư
D địa hình cao nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng
Câu 10 Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước?
Câu 11 Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là
Câu 12 Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ về cây
A cà phê B cao su C chè D dừa
Câu 13 Nguyên nhân chính để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ hai ở nước ta là do
A có diện tích đất badan màu mỡ B khí hậu có hai mùa mưa khô rõ rệt
C có nhiều nông trường lớn D khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
Câu 14 Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Tây Nguyên là
A Gia Lai B Kon Tum C Đắk Lắk D Đắk Nông
Câu 15 Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên là
A địa hình cao nguyên xếp tầng khá bằng phẳng B đất badan màu mỡ
C chính sách phát triển và kinh nghiệm sản xuất D khí hậu nhiệt đới
Câu 16 Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất nước ta?
A Gia Lai B Kon Tum C Đắk Nông D Lâm Đồng
Câu 17 Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng cà phê, hồ tiêu, Tây Nguyên còn phát triển rộng
rãi mô hình
A kinh tế hộ gia đình B kinh tế vườn
C kinh tế hợp tác xã D kinh tế trang trại
Câu 18 Ý nghĩa xã hội trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A thu hút dân cư và lao động từ vùng khác đến
B cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
C góp phần giữ cân bằng sinh thái môi trường
D sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên nhiên nhiên
Câu 19 Giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở
Tây Nguyên là
A đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp
B khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại
C mở rộng diện tích, đi đôi với nâng cao năng suất
D tăng cường lực lượng lao động nhất là lao động có tay nghề
Câu 20 Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên cần
A đi đôi với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến
B đi đôi với xây dựng các công trình thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô
C đi đôi với việc xây dựng mạng lưới giao thông để vận chuyển sản phẩm
D đi đôi với việc bảo vệ vốn rừng và phát triển thuỷ lợi
Câu 21 Phương hướng nào sau đây là không khoa học đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu
năm ở Tây Nguyên?
A Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
B Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp
C Mở rộng nhanh chóng diện tích cây cà phê
Trang 3D Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Câu 22 Để sử dụng hợp lí tài nguyên, hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp
thì giải pháp quan trọng cần thực hiện ở Tây Nguyên là
A đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp
B hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp
C xây dựng các công trình thủy lợi quy mô lớn
D đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
Câu 23 Tây Nguyên được coi là “kho vàng xanh” của nước ta vì
A có nhiều vườn quốc gia nhất cả nước
B có diện tích rừng, sản lượng gỗ và độ che phủ rừng lớn nhất cả nước
C diện tích rừng tăng nhanh trong những năm gần đây
D trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều chim, thú có giá trị
Câu 24 Giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ tài nguyên rừng ở Tây nguyên là
A đẩy mạnh việc trồng và chế biến cây công nghiệp
B nghiêm cấm việc khai thác rừng và chế biến gỗ
C đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho người dân
D nghiêm cấm việc xuất khẩu gỗ tròn, đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương
Câu 25 Nhà máy thuỷ điện Yaly được xây dựng trên sông
A Đồng Nai B Xê Xan C Xrê Pôk D Sông Ba
Câu 26 Trữ năng thủy điện của Tây Nguyên tập trung chủ yếu trên các sông
A Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai B Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc
C Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng D Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc
Câu 27 Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là
Câu 31 Hệ thống sông có nhiều bậc thang thuỷ điện đã và đang được xây dựng nhất ở Tây Nguyên là
A Xê Xan B Xrê Pôk C Đồng Nai D Đa Nhim
Câu 28 Việc xây dựng các hồ thủy điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa lớn trong việc
A bảo vệ tài nguyên rừng
B phân bố lại dân cư và lao động trong vùng
C giải quyết nước tưới vào mùa khô
D mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Câu 29 Việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc
A phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản
B khai thác và chế biến bột nhôm từ quặng bôxit
C phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm
D khai thác và nuôi trồng thủy sản
Câu 30 Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp giữa Trung du và miền
núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là do
A khác biệt về truyền thống canh tác
B khác biệt về địa hình
C khác biệt về thị trường tiêu thụ
D khác biệt về khí hậu
Trang 4Bài 39:
VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1: Đông Nam Bộ có đặc điểm vị trí là
A nằm ở phía đông nam nước ta tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
B tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, biển Đông và Lào
C tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, biển Đông và Campuchia
D tiếp giáp với Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, biển Đông và Campuchia
Câu 2: Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào trong các vùng kinh tế sau?
A Đồng bằng sông Cửu Long C Bắc Trung Bộ
Câu 3: Đông Nam Bộ gồm có những tỉnh, thành phố nào sau đây?
A Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
B Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
C Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
D Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 4: Địa phương nào sau đây không nằm trong vùng Đông Nam Bộ?
A Tây Ninh B Bình Dương C Bình Phước D Bình Định
Câu 5: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Đông Nam Bộ là
A có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm
B có cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển
C dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu
D có diện tích nhỏ và quy mô dân số trung bình
Câu 6: Nền kinh tế Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao là vì:
A Có vị trí địa lí thuận lợi
B Nguồn lao động lành nghề, trình độ cao
C Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, chính sách phát triển phù hợp
D Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội
Câu 7: Vấn đề nào được coi là tiêu biểu trong sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
B Thu hút các nguồn đầu tư ở trong và ngoài nước
C Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
D Khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội
Câu 8: Vấn đề quan tâm nhất khi thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của Đông Nam Bộ là gì?
A Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
B Bảo vệ môi trường tự nhiên
C Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
D Khai thác tổng hợp lãnh thổ
Câu 9: Vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết để thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong
ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ là gì?
A Đáp ứng nhu cầu lớn về năng lượng
Trang 5B Đảm bảo nhu cầu lớn về nguồn nguyên liệu
C Tăng cường và nâng cao trình độ người lao động
D Mở rộng thị trường tiêu thụ
Câu 10: Trong cơ cấu công nghiệp của Đông Nam Bộ, có vai trò và vị trí nổi bật là các ngành nào?
A Các ngành công nghiệp nặng
B Các ngành công nghiệp nhẹ
C Các ngành công nghệ cao
D Các ngành công nghiệp chế biến
Câu 11: Những ngành công nghiệp nào được Đông Nam Bộ xác định là ngành công nghệ cao để đẩy
mạnh phát triển?
A Luyện kim, điện tử - tin học, chế tạo máy, hóa chất, cơ khí chính xác
B Luyện kim, điện tử - tin học, chế tạo máy, hóa dầu, hóa dược phẩm
C Luyện kim, điện tử - tin học, chế tạo máy, hóa chất, hóa dược phẩm
D Luyện kim, điện tử - tin học, nhiệt điện, hóa chất, hóa dược phẩm
Câu 12: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho ngành công nghiệp, Đông Nam Bộ đã giải quyết bằng cách
nào?
A Sử dụng điện lưới quốc gia và phát triển nguồn điện
B Xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai
C Xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu và khí
D Sử dụng điện của các vùng xung quanh
Câu 13: Trên hệ thống sông Đồng Nai, Đông Nam Bộ đã xây dựng được những nhà máy thủy điện nào?
A Trị An, Thác Mơ, Đại Ninh
B Trị An, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4
C Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn
D Trị An, Đrây Hlinh, Hàm Thuận – Đa Mi
Câu 14: Đông Nam Bộ xây dựng được những nhà máy nhiệt điện nào?
A Trà Nóc, Bà Rịa
B Phú Mỹ, Cà Mau
C Phú Mỹ, Trà Nóc
D Phú Mỹ, Bà Rịa
Câu 15: Nhà máy thủy điện nào có công suất lớn nhất vùng Đông Nam Bộ?
Câu 16: Nhà máy nhiện điện nào có công suất lớn nhất vùng Đông Nam Bộ?
Câu 17: Sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ không được tách rời hoạt động kinh tế nào?
A Hợp tác khoa học kĩ thuật với các vùng khác trong cả nước
B Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài
C Đảm bảo được đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất
D Nâng cao chất lượng sản phẩm
Câu 18: Trong quá trình phát triển công nghiệp, Đông Nam Bộ quan tâm tới vấn đề gì?
A Luôn quan tâm tới vấn đề môi trường và tránh làm tổn hại tới ngành thủy sản mà vùng có nhiều tiềm năng
B Luôn quan tâm tới vấn đề môi trường và suy thoái môi trường tự nhiên
Trang 6C Luôn quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí và khói bụi
D Luôn quan tâm tới vấn đề môi trường và tránh làm tổn hại tới ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng
Câu 19: Trong cơ cấu nền kinh tế vùng Đông Nam Bộ, ngành dịch vụ của vùng có đặc điểm gì?
A Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng
B Các ngành dịch vụ tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động
C Các ngành dịch vụ ngày càng phát triển mạnh
D Các ngành dịch vụ đã hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất khác
Câu 20: Các hoạt động dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ ngày càng phát triển đa dạng, bao gồm:
A Dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, hàng hải và du lịch
B Dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin liên lạc và du lịch
C Dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải và du lịch
D Dịch vụ thương mại, ngân hàng thương mại, thông tin, hàng hải và du lịch
Câu 21: So với các vùng khác trong cả nước, ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ có đặc điểm:
A Dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ
B Có cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng, gồm nhiều ngành
C Ngành tài chính ngân hàng và du lịch phát triển nhanh
D Ngành thông tin liên liên lạc, ngành tài chính ngân hàng phát triển nhanh
Câu 22: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của ngành nông, lâm nghiệp vùng Đông Nam
Bộ là gì?
A Vấn đề giống cây trồng
B Vấn đề thủy lợi
C Vấn đề phân bón, thuốc trừ sâu
D Vấn đề phương thức canh tác
Câu 23: Công trình thủy lợi nào lớn nhất nước ta được xây dựng ở Đông Nam Bộ?
A Kênh Vĩnh Tế
B Dự án thủy lợi Phước Hòa
C Công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng
D Hồ thủy điện Trị An
Câu 24: Đối với ngành nông, lâm nghiệp Đông Nam Bộ, dự án thủy lợi Phước Hòa khi đi vào hoạt động
sẽ có vai trò gì?
A Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất
B Chia một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, đáp ứng nhu cầu về nước cho sản xuất công nghiệp
C Giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp, cung cấp nước sạch cho ngành thủy sản
D Làm tăng diện tích đất trồng, tăng hệ số sử dụng đất hàng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm cho vùng cũng khá hơn
Câu 25: Điều kiện nào giúp cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều có thể phát triển mạnh ở vùng
Đông Nam Bộ?
A Có khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới
B Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
C Có diện tích đất badan và đất xám rộng
Trang 7D Nông nghiệp là ngành truyền thống của vùng
Câu 26: Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp của Đông Nam Bộ là gì?
A Ngành công nghiệp chế biến chưa được phát triển mạnh
B Thiếu lao động lành nghề và diện tích đất đang bị thu hẹp
C Mùa khô kéo dài gây thiếu nước
D Chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm cây công nghiệp
Câu 27: Vì sao sản lượng cao su của Đông Nam Bộ không ngừng tăng lên?
A Thị trường ngày càng được mở rộng
B Diện tích trồng cao su không ngừng tăng lên trong những năm gần đây
C Đưa vào trồng những giống cao su có năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới
D Tăng cường thâm canh và sử dụng nhiều phân bón trong sản xuất
Câu 28: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta về sản phẩm cây công nghiệp nào?
Câu 29: Xét về diện tích, các cây công nghiệp của Đông Nam Bộ được sắp xếp lần lượt là?
A Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều
B Cao su, Hồ tiêu, Cà phê, Điều
C Cà phê, Hồ tiêu, Điều, Cao su
D Hồ tiêu, Điều, Cà phê, Cao su
Câu 30: Trong các cây công nghiệp ngắn ngày của Đông Nam Bộ, chiếm vị trí hàng đầu là các cây nào?
A Mía, Lạc B Mía, Đậu tương C Đậu tương, Lạc D Lạc, Cói
Câu 31: Tại sao rừng của Đông Nam Bộ cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt?
A Để giữ được diện tích rừng hiện có, cung cấp các loại lâm sản cho con người
B Để bảo vệ các nguồn gen động thực vật
C Để tránh mất nước ở các hồ chứa và giữ được mực nước ngầm
D Để phát triển ngành du lịch sinh thái có nhiều tiềm năng của vùng
Câu 32: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ là gì ?
A Trình độ thâm canh C Đặc điểm tài nguyên đất
B Khí hậu và địa hình D lực lượng lao động
Câu 33: Vùng biển và bờ biển của Đông Nam Bộ có điều kiện để phát triển được tổng hợp những ngành
kinh tế biển nào?
A Khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác dầu khí vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển
B Khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoảng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển
C Khai thác thủy sản biển, khai thác khoảng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và công nghiệp đóng tàu
D Khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác và chế biến thủy hải sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển
Câu 34: Địa điểm nào của Đông Nam Bộ vừa là nơi nghỉ mát lý tưởng, vừa là cơ sở dịch vụ lớn về khai
thác dầu khí ?
Trang 8Câu 35: Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí có vai trò gì
đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ ?
A Thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam
Bộ
B Thúc đẩy sự phát triển của ngành hóa chất và sự phát triển của cơ cấu nền kinh tế
C Tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế
D Tạo điều kiện và thu hút nhiều hơn vốn đầu tư ở cả trong và ngoài nước
Câu 36: Trong quá trình phát triển ngành công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu
khí, Đông Nam Bộ cần phải chú ý tới vấn đề gì ?
A Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nếu xảy ra các sự cố tràn dầu, tai nạn tàu thuyền khi
đi lại trên biển
B Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
C Đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển và khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa
D Phải xử lý nước thải, rác thải ra môi trường đặc biệt là việc rửa tàu sau khi vận chuyển dầu mỏ
Câu 37: Trong các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 – 120 nghìn tỉ đồng, trung tâm nào là
của Đông Nam Bộ?
A Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
B Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
C Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
D Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
Câu 38: Nhận định nào không chính xác về vùng Đông Nam Bộ?
A Dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp
B Dẫn đầu cả nước về số dự án và tổng số vốn đăng ký FDI
C Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
D Có số dân đông nhất nước ta