Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.. 2.Phân loại : Dựa vào đặc điểm của giai đoạn
Trang 1SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật
I, Lý thuyết:
1 Khái niệm:
Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước tế bào
Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
2.Phân loại :
Dựa vào đặc điểm của giai đoạn hậu phôi, người ta phân chia phát triển thành 2 kiểu : phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái (bao gồm phát triểnqua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn)
-Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình
thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành Phát triển không qua biến thái có ở đa số các động vật có xương sống : gà, chó, thỏ, heo…
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng,
cấu tạo và sinh lí rất khác biệt so với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian ấu trùng dần biến đổi thành con trưởng thành Kiểu phát triển này có ở: ong, muỗi, ếch, ruồi…
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát
triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởngthành Kiểu phát triển này có ở: châu chấu, ve sầu, cua, gián…
Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của mỗi cá thể
Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật
Trang 2Phát triển là quá trình bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Quá trình phát triển của động vật bắt đầu từ khi hợp tử phân bào cho đến giai đoạn trưởng thành và chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hội phôi
a, Giai đoạn phôi
giai đoạn phôi gốm nhiều giai đoạn nhỏ kế tiếp nhau: giai đoạn phôi phân cắt (hợp
tử phân cắt tạo than nhiều tế bào giống nhau), giai đoạn phôi nang (các tế bào phôi bao lấy xoang trung tâm), giai đoạn phôi vị (phôi gồm 2 hoặc 3 lá phôi), giai đoạn mầm cơ quan (các tế bào biệt hóa tạo ra các mô, các cơ quan khác nhau)
b, Giai đoạn hậu phôi
Giai đoạn hậu phôi là giai đoạn phát triển của con non (mới sinh ra hoặc nở từ trứng ra) thành con trưởng thành Giai đoạn hậu phôi có thế trải qua biến thái hoặc không qua biến thái
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái và cấu tạo của động vật sau khi sinh
ra hoặc nở ra từ trứng ra
3 CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có+ Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển
+ Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau
+ Hoocmôn sinh trưởng phát triển
A Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon sinh trưởng và phát triển
Trang 3Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen
Bảng 1 : Các loại hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người
Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí
Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng
kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương
Tiroxin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch
Trang 4Ơstrogen Buồng trứng Kích thích sinh trưởng và phát triển
mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hoá tế bào để hìnhthành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
Testosteron Tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển
mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hoá tế bào để hìnhthành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển
cơ bắp
B Động vật không xương sống:
Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí
Ecđison Tuyến trước ngực + Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.Juvenin Thể allata + Gây lột xác ở sâu bướm
Trang 5+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng
và bướm
4 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài:
Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn
Ví dụ như: Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật
Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì.
2.Nhiệt độ
Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng
Trang 6Hình 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô
độ môi trường là 16-18oC thì cá rô phi ngừng lớn và ngằng đẻ
Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú
1.Cải tạo giống:
Chọn lóc nhân tạo: Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trongthời gian ngắn nhất
Lai giống: lai giữa giống địa phương và các giống nhập ngoại để tạo ra các giống vừa có năng suất cao, vừa thích nghi tốt điều kiện môi trường địa phương
Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôi…tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương
Trang 72.Cải thiện môi trường:
Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
Biện pháp:
+ Có chế độ ăn thích hợp với động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau (khi mang thai, con non, )
Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức
ăn, vệ sinh chuồng trại…)
+ Chuẩn bị chuống trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tắm cho động vật để động không mắc bệnh và không tốn năng lượng cho điều hòa thân nhiệt khi trời nóng
+ Tiêm phòng các bện thường gặp cho vật nuôi
3.Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình:
Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình:
+ Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao,
+ Tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai
+ Bảo vệ môi trường, hạn chế làm ô nhiễm môi trường
+ Chống lạm dụng các chất kích thích, ma túy, rượu bia, thuốc lá,
Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh…); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em
Trang 8- Động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái như: lợn, bò, trâu, gà, vịt, cá chép,
- Động vật có sinh trưởng và phái triển qua biến thái hoàn toàn như: cánh cam, bọ rùa, nhái, cóc,
- Động vật có sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn như: bọ ngựa, cào cào,
Bài 3: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt
và động vật biến nhiệt như thế nào?
Trả lời:
Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rétt) làm thân nhiệt của động
vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn giảm Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại - Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rétt), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn, nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân
do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét
Câu 4: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
Câu 5: Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Trả lời:
Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn,nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp
Trang 9Câu 6: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi
đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
Trả lời:
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể
Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn
Câu 7: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm
cơ thể thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lí?
Trả lời:
- Vào thời kì dậy thì của nam vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nam
− Vào thời kì dậy thì ở nữ, vàng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích
buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh
Câu 9: Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường, chúng có những biểu hiộn như mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên ?
Trả lời:
Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽkhông chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinhdục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục) Ngoài ra hoocmontestosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắpdẫn đến béo
Trang 10Câu 11: Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những hoocmôn nào ?
Trả lời:
Dậy thì là một giai đoạn trong cuộc đời mà một trẻ nam hoặc một trẻ nữ trưởngthành về mặt sinh dục Nhưng thay đổi về mặt thể chất và tâm lí xảy ra trong độtuổi 10-14 đối trẻ nữ và 12-16 đối với trẻ nam
Đối với trẻ nam: bể giọng, mọc lông và râu, cơ thể săn chắc hơn,cơ quan sinh dục phát triển và sản xuất tinh trùng Sở dĩ có sự xuất hiện các đặc điểm này là do tác động của hoocmon Testosterone
Đối với trẻ nữ: ngực phát triển, hông và đùi, lông vùng kín và lông nách phát triển, buồng trứng sản xuất trứng, xuất hiện kinh nguyệt Hoocmon FSH và LH tác động lên buồng trứng sinh ra các hoocmon giới tính estrogen và progesterone dẫn đến sự xuất hiện các đặc điểm dậy thì của nữ
Câu 11: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó
bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng ?
Trả lời:
Do bướm trưởng thành chỉ có enzim tiêu hóa sacarozo, và cần năng lượng ít nên bướm chỉ hút mật hoa Sâu bướm có đầy đủ hệ enzim nhưng lại thiếu enzim tiêu hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp vì vậy sâu bướm cần ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Câu 12: Sự biến thái ở bướm có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
Trả lời:
Vào mùa xuân hè, khi thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, lá non mơn mởncũng là lúc các loài sâu bướm phát triển rộ để tận dụng nguồn thức ăn này Sang tiếtthu đông sâu bướm lại kết kén, hoá nhộng để né tránh điều kiện thời tiết khắcnghiệt, vừa để tập trung chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho sự “cựa mình”, biến đổithành bướm trưởng thành Ở giai đoạn bướm trưởng thành, dạng sống này lại tìmđến thân cây hút nhựa hay các bông hoa để hút mật Như vậy trong quá trình tiếnhoá, vòng đời của bướm đã thuận hoá với quy luật chuyển mùa của tự nhiên Điềunày giúp chúng tận dụng được nguồn sống, giảm thiểu rủi ro, nhờ đó mà ngày càng
thích nghi với những thay đổi thường xuyên của điều kiện ngoại cảnh
Trang 11Câu 13: Tại sao khi nuôi cá rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau một năm, khi cá đạt khối lượng 1,5 – 1,8 kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ hai
để có sản lượng cao hơn ?
Trả lời:
Cá rô phi chỉ nên thu hoạch sau một năm, khi khối lượng của mỗi cá thể đạt 1,5 –
1,8 kg vì đây là thời điểm cá rô phi chạm ngưỡng tối đa về tốc độ sinh trưởng Saugiai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của cá sẽ giảm xuống nên nếu tiếp tục nuôi sangnăm thứ hai, mặc dù cho năng suất cao hơn nhưng so với việc bị thâm hụt do chiphí cho thức ăn, công chăm sóc… thì hiệu quả kinh tế mà nó mang lại vẫn thấp
hơn hẳn
Câu 14: Hãy nêu một số biện pháp kĩ thuật giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển, góp phần tăng năng suất ở vật nuôi
Trả lời:
Để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, chúng ta có thể áp dụng một
số biện pháp kĩ thuật sau :
- Cải tạo giống thông qua việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, laigiống, công nghệ phôi…
- Cải thiện môi trường sống của động vật bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ,đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè ; tắm nắng cho gia súc non ; xây dựngchế độ dinh dưỡng hợp lí…
Câu 15: Hãy cho biết nguyên nhân và cơ chế làm phát sinh hiện tượng người
bé nhỏ, người khổng lồ
Trả lời:
- Người bé nhỏ là hậu quả do tuyến yên tiết quá ít hoocmôn sinh trưởng(GH) vào giai đoạn trẻ em còn người khổng lồ là hậu quả do tuyến yêntiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em
- Nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường vào giai đoạn trẻ
em thì sẽ làm giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tếbào, đặc biệt là tế bào xương Kết quả là trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn(người bé nhỏ) Ngược lại, nếu hoocmôn này được tiết quá nhiều vàogiai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào,tăng số lượng và kích thước tế bào, đặc biệt là tế bào xương Kết quả là
cơ thể phát triển quá mức và trở thành người khổng lồ
Trang 12A- Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật
2 Các mô phân sinh:
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây
Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên,
Trang 13mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).
Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân
Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm
+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân) Mô phân sinh lóng chỉ
Bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau
Phân loại Có ở nhóm thực vật Vị trí phân bố Chức năng
2- lá mầm
-Chồi đỉnh, nách -Đỉnh rễ
-Giúp thân, rễ tăng chiều dài
MPS bên -2 lá mầm -Ở thân, rễ -Giúp thân, rễ tăng
đường kính MPS lóng -1 lá mầm -Mắt của thân -Giúp tăng chiều dài
của thân
Trang 143.Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:
Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm Sinh trưởng theo chiều
dài (hoặc cao)của thân, rễ.
Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân
Cây hai lá mầm