1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

18 317 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 39,97 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1. Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao2 1.1. Tiểu sử2 1.2. Con người2 2. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao3 3. Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 86 3.1. Đề tài nông dân, nông thôn trong sáng tác của Nam Cao6 3.1.1. Bao quát bức tranh nông thôn qua tác phẩm của Nam Cao6 3.1.2. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ, bần cùng7 3.1.3. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân phẩm cao quý hạng người “dưới đáy”9 3.2. Đề tài tiểu tư sản10 4. Một vài đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao14 4.1.Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí14 4.2.Sự hài hào giữa chất triết lí với chất trữ tình16 5. Kết luận17   1. Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao 1.1. Tiểu sử Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1917 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (cũ), nay là xã Nhân Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của tên huyện và tổng. Trong gia đình nông dân nghèo, đông con, Nam Cao là người duy nhất được học hành tử tế những tưởng thành chỗ dựa cho mọi người về sau. Nhưng cuộc sống đói nghèo và bệnh tật đã đeo đuổi Nam Cao từ khi ông còn nhỏ. Năm 1935, sau kì thi Thành chung bị trượt, Nam cao vào Sài Gòn kiếm sống mang trong mình nhiều ước mơ và dự định lớn lao. Nhưng bệnh tật vẫn không buông tha Nam Cao, buộc ông phải trở lại quê. Ở Sài Gòn trở về, Nam Cao tự học lại và thi đỗ Thành chung. Có một thời ông làm giáo khổ trường tư ở Hà Nội.

Trang 1

MỤC LỤC

1 Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao 2

1.1 Tiểu sử 2

1.2 Con người 2

2 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao 3

3 Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8 6

3.1 Đề tài nông dân, nông thôn trong sáng tác của Nam Cao 6

3.1.1 Bao quát bức tranh nông thôn qua tác phẩm của Nam Cao 6

3.1.2 Hình ảnh người nông dân nghèo khổ, bần cùng 7

3.1.3 Vẻ đẹp tâm hồn, nhân phẩm cao quý hạng người “dưới đáy” 9

3.2 Đề tài tiểu tư sản 10

4 Một vài đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao 14

4.1.Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí 14

4.2.Sự hài hào giữa chất triết lí với chất trữ tình 16

5 Kết luận 17

Trang 2

1 Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao

1.1 Tiểu sử

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1917 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (cũ), nay là xã Nhân Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của tên huyện và tổng

Trong gia đình nông dân nghèo, đông con, Nam Cao là người duy nhất được học hành tử tế những tưởng thành chỗ dựa cho mọi người về sau Nhưng cuộc sống đói nghèo

và bệnh tật đã đeo đuổi Nam Cao từ khi ông còn nhỏ Năm 1935, sau kì thi Thành chung

bị trượt, Nam cao vào Sài Gòn kiếm sống mang trong mình nhiều ước mơ và dự định lớn lao Nhưng bệnh tật vẫn không buông tha Nam Cao, buộc ông phải trở lại quê Ở Sài Gòn trở về, Nam Cao tự học lại và thi đỗ Thành chung Có một thời ông làm giáo khổ trường

tư ở Hà Nội

Năm 1941, Nhật xâm lược Đông Dương, trường ông phải đóng cửa Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn, dạy thuê Cuối cùng không thể tồn tại được ở chốn đô thành, Nam Cao đành về quê ăn bám vợ

Năm 1943, Nam Cao gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc cùng một số nhà văn như

Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi

Năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân, sau đó được bầu làm Chủ tịch xã

Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc tham gia công tác kháng chiến Ông vừa biên tập cho báo Cứu quốc Việt Bắc vừa làm cán bộ thông tin tuyên truyền Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới Tháng 11 – 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu

1.2 Con người

Nói tới Nam Cao, chúng ta nhớ ngay đến một con người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, có ý thức gắn bó thủy chung với nhân dân, với những người nghèo khổ, trước hết là những người thân trong gia đình Về gia đình, ông suốt đời luôn day dứt với cảm nhận chịu ơn, mắc nợ, mắc tội với những người thân trong gia đình Đó là bà ngoại ở góa từ năm 22 tuổi, một đời vất vả nuôi cháu Đó là người mẹ hiền lành, lam lũ, người vợ chịu

Trang 3

thương chịu khó Hình ảnh những con người ấy nhiều lần trở đi trở lại trong các trang viết của Nam Cao

Tình cảm gắn bó với gia đình ở Nam Cao gắn liền cùng tấm lòng ân nghĩa với quê hương Lớn lên ở làng quê và nhiều năm về sống ở đó sau bước đường lưu lạc, Nam Cao hiểu và yêu những người nông dân nghèo khổ Những con người ấy bề ngoài mộc mạc, có khi thô lỗ nhưng bên trong lại mang nhiều phẩm chất đáng quý

Một đặc điểm nổi bật nữa của con người Nam Cao liên quan đến phong cách nghệ thuật của nhà văn: người trí thức tiểu tư sản này có đời sống tâm hồn không mấy khi bình lặng, yên ổn Trong nội tâm Nam Cao thường xuyên diễn ra sự dằn vặt, sự đấu tranh để đè nén những ham muốn, dục vọng thấp hèn, để vượt mình và vươn tới cuộc sống có ý nghĩa Nam Cao là người hay bị hối hận dày vò, luôn luôn có những dằn vặt nội tâm, dám thành thực và dũng cảm phơi bày mình trên trang giấy Điều này khiến ông viết nhật kí Nhật kí Nam Cao thiên về hướng nội - tự soi xét, tự kiểm điểm dưới ánh sáng của lương tri, của cái thiện Cuộc đấu tranh nội tâm phản ánh đậm nét vào phần lớn tác phẩm Nam Cao viết về đề tài trí thức tiểu tư sản Các nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nam Cao ít khi

có cuộc sống bình thản, khuôn mặt dường như lúc nào cũng cau có, đăm chiêu, day dứt và hối hận

2 Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Nam Cao (1915 – 1951) không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán Quan điểm này tuy không được phát biểu trực tiếp dưới dạng chính luận, nhưng đã thể hiện rải rác trong các sáng tác của ông

2.1 Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “Sống” và

“Viết” Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát li thi vị

hóa hiện thực, ông đã sáng tác những bài thơ, truyện tình tâm lí, dễ dãi Nhưng vốn là một nghệ sĩ chân chính, giàu tính thương yêu quần chúng lao khổ, Nam Cao đã sớm nhận ra thứ văn chương thơm tho đó xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực

chân chính: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than” Theo

Trang 4

Nam Cao, người cầm bút chân chính không được “trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…”

2.2 Tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống mà còn phải

có giá trị nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau

đớn, vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…” (Đời thừa).

2.3 Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt đông nghiêm túc, công phu Đòi

hỏi người cầm bút phải có lương tâm, Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn

“Sự cẩu thả bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa).

2.4 Chủ trương văn học phải miêu tả được hiện thực, phải diễn tả được tiếng lòng đau khổ của quần chúng, Nam Cao cũng không tán thành loại sáng tác “tả chân”,

hời hợt “Chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội” Ông chủ chương nghệ thuật là một lĩnh

vực hoạt động đòi hỏi khám phá, đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng Qua nhân vật

Hộ trong “Đời thừa”, Nam Cao đã khẳng định “Văn chương không cần đến những người

thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có…”

Sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến, Nam Cao say sưa trong mọi công tác, không nề hà lớn nhỏ với ý nghĩ dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, dân tộc lên trên hết

Kháng chiến bùng nổ, nhà văn “muốn vứt tất cả đi để cầm lấy súng” như một người công dân yêu nước thật sự Nam Cao nhủ “sống đã rồi hãy viết” và hăng hái lao mình vào

phục vụ kháng chiến (Phân tích thêm quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn

Đôi mắt) Trước sau nhà văn vẫn trung thành với một ý nghĩ “góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” Đó là một thái

độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sĩ chân chính lúc đó

* Những quan điểm nghệ thuật

- Lên án văn chương lãng mạn thoát li, thi vị hóa hiện thực, chống lại quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thực bộ mặt của đời sống xã hội

+ Bộ mặt tàn bạo, thối nát của bọn thống trị (Chí Phèo).

Trang 5

+ Đời sống khổ cực lầm than của những người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa,

tuyệt vọng (Chí Phèo, Lão Hạc…).

+ Những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo (Trăng sang, Đời thừa…).

- Tác phẩm của Nam Cao chứa chan tinh thần nhân đạo

+ Các tác phẩm của Nam Cao lên án đanh thép những thủ đoạn bóc lột, những hành vi tội

ác của giai cấp thống trị, những thành kiến tồi tệ của xã hội

+ Nam Cao bênh vực, khẳng định nhân phẩm của những người lao động ngay cả khi họ

có hình hài xấu xí hoặc bị hủy hoại cả nhân tính lẫn thân hình (Chí Phèo).

+ Ông ca ngợi những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ đầy tính vị tha của con người (Trăng sáng, Đời thừa).

- Nam Cao luôn tìm tòi, khám phá, sang tạo những sản phẩm tinh thần độc đáo cả

về nội dung lẫn cách biểu hiện Ông đã tìm được những vấn đề mới mẻ ở ngay những đề tài vốn quen thuộc

+ Ở đề tài nông dân, mặc dù sau Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, nhưng Nam Cao vẫn đặt ra một vấn đề hoàn toàn mới Đó là vấn đề lưu manh hóa một bộ phận nông dân trước Cách mạng

+ Ở đề tài trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt chú ý đến những tấn bi kịch tinh thần của họ

- Tác phẩm của Nam Cao là những sản phẩm mẫu mực của một quá trình lao động

rất nghiêm túc, công phu Các tác phẩm của ông như Lão Hạc, Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt mãi mãi là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà.

* Đánh giá chung:

Giữa những xu hướng văn chương thoát li thi vị hóa đời sống hiện thực và chạy theo những thị hiếu tầm thường của một số ít độc giả trước đây, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao vừa đúng đắn, vừa tiến bộ, vừa có ý nghĩa chiến đấu rõ rệt

Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính chất nhân văn và tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế được

Trang 6

3 Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8

Nam Cao được xem là đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở chặng đường phát triển cuối cùng Từ các trang viết của ông, bộ mặt xã hội thực dân nửa phong kiến vào những năm cuối của chế độ thuộc địa hiện lên thật sinh động với

nhiều hình tượng nhân vật gây ấn tượng sâu sắc Trước cách mạng tháng 8 sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai chủ đề chính: về xã hội nông thôn, người nông dân và về tầng lớp tri thức tiểu tư sản.

Người trí thức nghèo: Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời trước 1945, những "giáo khổ trường tư", những nhà

văn nghèo, những viên chức nhỏ Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống

và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh

thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa" Phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt,

phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời nói lên khao khát một lẽ sống lớn, có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người

Người nông dân nghèo: Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn

Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm; càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp, hắt hủi, bất công, lăng nhục tàn nhẫn; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm

và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cà nhân hình, nhân tính của người nông dân; Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945

3.1 Đề tài nông dân, nông thôn trong sáng tác của Nam Cao

3.1.1 Bao quát bức tranh nông thôn qua tác phẩm của Nam Cao

Với đề tài nông dân, nông thôn, Nam cao là người đến muộn Khi đó đã có nhiều tác phẩm thành công, đã có những cây bút lừng lững Một mặt Nam Cao được kế thừa, được học hỏi thành tựu của những người đi trước Song mặt khác làm sao có thu hoạch mới trên mảnh đất đã từng có nhiều người cày xới là thử thách đặt ra đồi với ông Nam

Cao không muốn dẫm lên bước chân người trước, ông có ý thức “phải khơi nguồn chưa

Trang 7

ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Bằng cái nhìn hiện thực sắc sảo, bằng tài nghệ

thuật độc đáo, nhà văn đã vượt lên tình huống thử thách này

Bức tranh nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao khá đặc biệt Ở đây không phải không có những cảnh thơ mộng, đẹp đẽ: dòng sông trong mát, những vườn chuối vườn trầu trên vùng bãi đất, những đêm trăng, gió thổi rười rượi… nhưng các cảnh ấy không nhiều Bao trùm lên toàn bộ thôn quê trong tác phẩm của Nam Cao là không khí xơ xác, hoang vắng và nghèo đói đến rợn người Ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố cuộc sống nông thôn khá náo động, om sòm Các nhà văn hay tả những âm thanh hoặc dồn dập đe dọa, dữ dằn hoặc kê than thảm thiết Trái lại ngòi bút của Nam Cao, đường làng, ngõ xóm vắng vẻ Mọi sinh hoạt thu gọn trong các mái nhà Nông thôn hoang vắng, im ắng đến mức có buổi trưa người ta nghe tiếng vặn mình của thớ gỗ trên sàn nhà Nếu có sự ồn ào thì cũng chỉ diễn ra trong chốc lát đó là sự ồn ào của những tiếng rạch mặt ăn vạ, đâm chém và la làng Chính trên nền cảnh tĩnh lặng này càng nổi lên tiếng chửi tức tối của Chí Phèo hay giọng hờ con của những người đàn bà góa Nhân vật nông dân của Nam Cao rất ít nói to, chỉ thì thầm tâm sự với nhau mà thường toàn những chuyện

buồn (Bố con Dần trong Một Đám Cưới, Lang Rận và mụ Lợi trong Lang Rận) Nam Cao

hay diễn tả độc thoại nội tâm Nhiều nhân vật nông dân của ông thường ngồi ngẫm nghĩ

về thân phận mình (Từ Ngày Mẹ Chết, Điếu Văn…)

Bức tranh nông thôn trong sáng tác của Nam Cao phản ánh đúng bộ mặt của nông thôn Việt Nam những năm cuối cùng của chế độ thuộc địa: bị bòn rút, vơ vét hết cho chiến tranh, đang đi tới nạn đói khủng khiếp những năm 1945 Đây là đoạn văn trong

truyện ngắn Quái Dị: “Nhà cửa lưa thưa Toàn những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng nhưng xấu lắm: mía đốt như lau hoặc khẳng khiu như chân gà, chuối lè tè như những cây rau diếp ngồng, dĩ chỉ đến cây khoai, cây ráy cũng không lên được Người xấu

xí rách rưới Còn số trẻ con bụng ỏng mắt toét ngoài đường sẵn lắm”

3.1.2 Hình ảnh người nông dân nghèo khổ, bần cùng

Trên bối cảnh nông thôn tiêu điều, xơ xác, ngòi bút Nam Cao đã diễn tả thấm thía tình trạng nghèo túng, số phận bi thảm của người nông dân Phần lớn nhân vật nông dân của ông là con người ở bậc thang xã hội cuối cùng, cuộc đời không thể nào khổ hơn được nữa Họ bị hoàn cảnh xã hội vùi dập, bị chà đạp về cả thể xác lẫn nhân phẩm Các gia

Trang 8

đình nông dân trong tác phẩm Nam Cao ít khi được trọn vẹn mà mang những nỗi đau mất mát, li tán (vợ góa, con côi, gà trống nuôi con ) Có nhiều nhân vật nông dân của Nam Cao phải bỏ làng đi tha hương cầu thực Họ cũng đâu gặp được may mắn, rồi cũng bỏ thân nơi đất khách quê người

Trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm miêu tả thấm thía tình cảnh của nạn đói Thời bấy giờ cùng với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan Nam Cao đã đóng góp những trang văn diễn tả sâu sắc tình cảnh nạn đói - một sự thực ám ảnh, đeo đẳng thường xuyên người dân lao động ở một nước nô lệ, nghèo nàn, lạc hậu, lại đang bị vơ vét bóc lột đến cùng kiệt Vì đói, bệnh tật mà anh Đĩ Chuột tìm cách tự tử để giải thoát, đỡ gánh nặng

cho vợ con (Nghèo) Vì đói mà mà bà cái Tí chết tức tưởi bởi được một bữa ăn quá no (Một bữa no) Thân phận của cái Dần (Một đám cưới) cũng bị đẩy xuống tột cùng, thể

hiện rõ nhất qua cái đám cưới cũng vì đói nghèo Sinh ra trong cảnh nghèo khó, từ bé Dần

đã phải đi ở cho nhà địa chủ Mẹ mất, mới 15 tuổi Dần đã phải quán xuyến công việc nhà

giúp bố “Nhưng ông trời hình như không muốn bố con Dần ngóc đầu lên Cuộc sống ngày một khó khăn thêm Gạo kém, thóc cao Ngô khoai cũng khó chuốc được mà ăn”.

Đến nước này, bố Dần nhận lời gả Dần cho một nhà cũng nghèo ở xóm bên, thu xếp gửi hai đứa con nhỏ để lên rừng kiếm ăn Từ đây một đám cưới chạy đói đã diễn ra Đám cưới Dần đã mang màu sắc của đám tang, đã báo hiệu sự li tán Cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy nhiều nhân vật nông dân của Nam Cao như một định mệnh Ngòi bút của Nam Cao không hay bao quát hiện thực nông thôn trên bình diện rộng, cũng ít khi đi vào những cảnh đời cụ thể, gần gũi, khai thác cái hằng ngày Nhưng những chuyện cụ thể ấy lại mang được bản chất cuộc sống, lại mang tính khái quát sâu sắc Một xã hội nông thôn kiệt quệ, ngột ngạt và bức bối được Nam Cao thể hiện qua cái chết thảm thương của người nông dân

Đi vào số phận người nông dân dưới đáy cùng xã hội ở thời kì ngột ngạt, đen tối, nhiều tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh sinh động quá trình bần cùng hóa của họ Đặc biệt quá trình bần cùng hóa này thường được Nam Cao gắn liền với sự đe dọa lưu manh hóa Hoàn cảnh xã hội đảo điên có sức tàn phá khốc liệt Con người bị đẩy vào bước đường cùng, bị chà đạp cả thể xác lân nhân phẩm Điều làm Nam Cao đau khổ và khai thác nhiều nhất ở các nhân vật nông thôn là nhân phẩm bị xúc phạm: tâm hồn thui chột,

Trang 9

tính cách méo mó, ngay đến bộ mặt cũng không còn nguyên vẹn Nam Cao ít khi miêu tả

bộ mặt nhân vật nhưng thường là những bộ mặt xấu xí, gớm ghiếc, biến dạng (Lang Rận, Thị Nở, Chí Phèo ) Bản thân bộ mặt đó đã có ý nghĩa tố cáo Chẳng phải ngẫu nhiên mà

Chí Phèo dõng dạc đòi quyền lương thiện đồng thời cũng đòi lại bộ mặt của mình trước kia, Truyện ngắn Chí Phèo đã kết tinh những thành công của Nam Cao trên đề tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác văn xuôi trước Cách mạng Hiện tượng Chí Phèo vô cùng độc đáo nhưng không phải là ngẫu nhiên, cá biệt Thông qua số phận bi thảm của Chí Phèo, tác phẩm này đã khái quát một cách sâu sắc quy luật hủy hoại con người ghê gớm của xã hội thực dân nửa phong kiến Cái gì đã đẩy Chí vào con đường tội lỗi? Ai đã biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại? Nam Cao đã tố cáo mãnh liệt bản chất của

xã hội cũ Phải chăng câu chuyện tha hóa của Chí Phèo có ý nghĩ nhắc nhở cảnh tỉnh cho người đọc ở nhiều thời Sức phê phán, ý nghĩ điển hình lớn lao của của hình tượng Chí Phèo ở chỗ đó

3.1.3 Vẻ đẹp tâm hồn, nhân phẩm cao quý hạng người “dưới đáy”

Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài viết về Nam Cao ở báo Văn nghệ số ra ngày

18 tháng 7 năm 1987 có nhận xét: “Cả cuộc đời cầm bút của Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào nhân cách Cái sự săn đuổi chính mình và các nhân vật của mình đầy róng riết cũng chính là sự săn đuổi cái nhân cách của con người ta nói chung”.

Mọi vấn đề xã hội, mọi số phận con người đều được Nam Cao gắn với câu chuyện nhân cách trong tình cảm xót thương, trân trọng và sự đòi hỏi cao ở con người Tính nhất quán và tầm lớn lao của tư tưởng nghệ thuật Nam Cao chính ở chỗ đó Miêu tả người nông dân, Nam Cao không chỉ nhằm vạch ra tình cảnh bần cùng hóa, nghèo đói thê thảm

ở phương diện vật chất mà chú ý đến vấn đề nhân phẩm bị chà đạp, tinh thần bị hủy hoại

Câu chuyện cái đói được Nam Cao nhìn thành câu chuyện của nhân cách Vấn đề cái ăn đôi lắm khi được ông diễn tả thấm thía là miếng nhục Một bữa no là câu chuyện về cái

chết cay đắng, nhục nhã của một bà lão đem nhân phẩm để đổi lấy miếng ăn Tư cách là câu chuyện về anh cu Lộ vì hoàn cảnh xô đẩy, vì tham lam mà mất đi tư cách Nhân vật ông bố trong Trẻ con không được ăn thịt chó là kẻ tham ăn đến khô cằn cả tâm hồn, đáng khinh bỉ về nhân cách,

Trang 10

Soi ngắm nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ, Nam Cao đã xót xa chỉ ra rằng hoàn cảnh nghiệt ngã lắm khi biến họ thành những kẻ thô lỗ cục cằn, độc ác, làm tâm hồn cằn cỗi, u mê Song điều đáng nói là trong khi miêu tả một cách “tàn nhẫn” những nét tiêu cực của người nông dân, về căn bản, ông vẫn đứng vững trên lập trường nhân đạo, vẫn mang tấm lòng yêu thương thắm thiết, nâng niu, trân trọng Trước Cách mạng, ít có nhà văn thấu hiểu và diễn tả tinh tế, cảm động nỗi đau khổ, dày vò về tinh thần cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những con người khốn khổ, tội nghiệp như Nam Cao

Các truyện Trẻ con không được ăn thịt chó, Từ ngày mẹ chết, Trẻ con không biết đói có

những chi tiết thật thấm thía khi thể hiện lòng thương yêu, đức hi sinh cao quý của những người mẹ nghèo Cuộc đời Dì Hảo là câu chuyện về đức tính hi sinh, nhẫn nhục, vừa tội

nghiệp vừa thật đáng khâm phục Truyện ngắn Một đám cưới như bài ca thiết tha về, cảm

động về tình cảm gia đình, tình cảm bố con ở những người nghèo khổ nhưng bao giờ cũng biết nghĩ về nhau, sống cho nhau Trong các nhân vật của Nam Cao, lão Hạc là hình tượng cao quý hiếm thấy Bên trong cái thân hình bé nhỏ, gương mặt nhăn nheo, bên trong vẻ lẩm cẩm là lòng nhân hậu bao la, một ý thức làm người, tự trọng đáng kính trọng

Miêu tả hạng người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, Nam Cao vẫn thể hiện cái nhìn ưu ái, xót thương, trân trọng Điểm sâu sắc trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao là biết phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của của người nông dân ngay trong khi họ bọc rạch nát bộ mặt người, bị giết chết cả tâm hồn Chính điều ấy đã làm nên

giá tri kiệt tác Chí Phèo Chí Phèo cũng như nhiều nhân vật của Nam Cao, thường được

đặt trong tình thế cheo leo đặc biệt, đứng trước bờ vực thẳm Họ có chao đảo, ngả nghiêng, thậm chí có kẻ đã sa ngã, đã trượt dài trên con đường lưu manh hóa, nhưng cuối cùng họ đã đứng vững trên mảnh đất con người, lại trở về với nhân cách con người Nếu

có chết họ cũng chết trên tư thế làm người Điều ấy chứng tỏ bản lĩnh của ngòi bút Nam Cao và niềm tin sâu sắc của nhà văn về nhân phẩm con người

3.2 Đề tài tiểu tư sản

Viết về tầng lớp tiểu tư sản,Nam Cao không chỉ miêu tả sinh động tình cảm bấp bênh đói cơm rách áo mà chủ yếu đi sâu khám phá bi kịch tinh thần xót xa, đau đớn của

Ngày đăng: 06/05/2018, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w