Đề bài: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao và chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình.. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao Nam Cao
Trang 1Đề bài: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao và chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài
I Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao (1915 – 1951) không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán Quan điểm này tuy không được phát biểu trực tiếp dưới dạng chính luận, nhưng đã thể hiện rải rác trong các sáng tác của ông
1 Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “Sống” và “Viết” Ban
đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát li thi vị hóa hiện thực, ông
đã sáng tác những bài thơ, truyện tình tâm lí, dễ dãi Nhưng vốn là một nghệ sĩ chân chính, giàu tính thương yêu quần chúng lao khổ, Nam Cao đã sớm nhận ra thứ văn chương thơm tho đó xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh Và ông đã đoạn tuyệt
với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chân chính: “ Chao ôi! Nghệ thuật không cần
phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than” Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính không được “trốn
tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…”
2 Nam Cao chủ trương văn học không phải là chưa đựng nội dung nhân đạo Tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc: “
Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…” (Đời thừa).
3 Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt đông nghiêm túc, công phu Đòi hỏi người
cầm bút phải có lương tâm, Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn “ Sự cẩu thả bất
cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”
(Đời thừa)
4 Chủ trương văn học phải miêu tả được hiện thực, phải diễn tả được tiếng long đau khổ
của quần chúng, Nam Cao cũng không tán thành loại sáng tác “tả chân”, hời hợt “Chỉ tả được
cái bề ngoài của xã hội” Ông chủ chương nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi khám
phá, đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng Qua nhân vật Hộ trong “Đời thừa”, Nam Cao đã khẳng định “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa
cho: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có…”
Trang 2Sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến, Nam Cao say sưa trong mọi công tác, không nề hà lớn nhỏ với ý nghĩ dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, dân tộc lên trên hết Kháng
chiến bùng nổ, nhà văn “muốn vứt tất cả đi để cầm lấy súng” như một người công dân yêu nước
thật sự Nam Cao nhủ “sông đã rồi hãy viết” và hăng hái lao mình vòa phục vụ kháng chiến
(Phân tích thêm quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt”) Trước sau nhà văn vẫn trung thành với một ý nghĩ “góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa
soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” Đó là một thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sĩ
chân chính lúc đó
II Những quan điểm nghệ thuật
1 Lên án văn chương lãng mạn thoát li, thi vị hóa hiện thực, chống lại quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thực bộ mặt của đời sống xã hội
- Bộ mặt tàn bạo, thối nát của bọn thống trị (Chí Phèo)
- Đời sống khổ cực lầm than của những người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, tuyệt vọng (Chí Phèo, Lão Hạc…)
- Những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo (Trăng sang, Đời thừa…)
2 Tác phẩm của Nam Cao chứa chan tinh thần nhân đạo
- Các tác phẩm của Nam Cao lên án đanh thép những thủ đoạn bóc lột, những hành vi tội
ác của giai cấp thống trị, những thành kiến tồi tệ của xã hội
- Nam Cao bênh vực, khẳng định nhân phẩm của những người lao động ngay cả khi họ có hình hài xấu xí hoặc bị hủy hoại cả nhân tính lẫn thân hình (Chí Phèo)
- Ông ca ngợi những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ đầy tính vị tha của con người (Trăng sang, Đời thừa)
3 Nam Cao luôn tìm tòi, khám phá, sang tạo những sản phẩm tinh thần độc đáo cả về nội dung lẫn cách biểu hiện Ông đã tìm được những vấn đề mới mẻ ở ngay những đề tài vốn quen thuộc
- Ở đề tài nông dân, mặc dù sau Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, nhưng Nam Cao vẫn đặt
ra một vấn đề hoàn toàn mới Đó là vấn đề lưu manh hóa một bộ phận nông dân trước Cách mạng
- Ở đề tài trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt chú ý đến những tấn bi kịch tinh thần của họ
4 Tác phẩm của Nam Cao là những sản phẩm mẫu mực của một quá trình lao động rất
nghiêm túc, công phu Các tác phẩm của ông như “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Sống
mòn”, “Đôi mắt” mãi mãi là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà.
III Kết luận (đánh giá chung)
1 Giữa những xu hướng văn chương thoát li thi vị hóa đời sống hiện thực và chạy theo những thị hiếu tầm thường của một số ít độc giả trước đây, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao vừa đúng đắn, vừa tiến bộ, vừa có ý nghĩa chiến đấu rõ rệt
Trang 32 Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính chất nhân văn và tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế được
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh Nguồn: Hocmai.vn