Ngần 6Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?. Số lượng cá thể phân bố trong 1 khoảng không gian của quần thể b.. Ngần Câu khó 15 Hãy lựa chọn từ để điề
Trang 1BÀI 37 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
( 4câu dễ+ 3 câu trung bình + 1 câu khó)GV: NGUY ỄN TH Ị NG ẦN
CÂU DỄ:
1) Đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể gồm:
a 4 đặc trưng b 6 đặc trưng c 7 đặc trưng d 5 đặc trưng
Đáp án: a
Ng Ngần
2)Các đặc trưng cơ bản của quần thể là:
a Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi
b Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể
c Tỷ lệ giới tính, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể và thành phần nhóm tuổi
d Tỷ lệ giới tính, mật độ cá thể và thành phần nhóm tuổi
Đáp án c
Ng Ngần
3) Các kiểu phân bố của quần thể là:
a Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều,
b Phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên
c Phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm
d Phân bố theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên
Đáp án d
Ng Ngần
4)Mật độ cá thể của quần thể là:
a Số lượng cá thể trên 1 đơn vị thể tích
b Số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích
c Số lượng cá thể trên 1 1 mét khối
d Số lượng cá thể trên 1 mét vuông
Đáp án b.
Ng Ngần
Câu trung bình
5) Tỷ lệ này thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốnhư: điều kiện sống của môi trường, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh dưỡng Đây là tỷ lệ:
a Giới tính b thành phần nhóm tuổi
c Sự phân bố cá thể d mật độ cá thể
Đáp án a
Ng Ngần
6)Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
a Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
b Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường
c Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
d Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống
Đáp án c.
Ng Ngần
7)Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là:
a.Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau
Trang 2b.Thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau
c Thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng loài
d Các cá thể không hỗ trợ nhau
Đáp án b.
Ng Ngần
Câu khó
8)Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả( cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
a Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn
b Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể bé bị chết
c Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và có thể bị chết
d nhiều cá thể bé do thiếu thức ăn bị chết
Đáp án c.
Ng Ngần
BÀI 38:CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ ( TIẾP)
( 3 câu dễ+ 3 câu trung bình+ 1 câu khó)
Câu dễ:
9)Kích thước của quần thể là :
a Số lượng cá thể phân bố trong 1 khoảng không gian của quần thể
b Số lượng cá thể phân bố trong một thời gian nhất định
c Số lượng cá thể phân bố trên một đơn vị diện tích
d Số lượng cá thể phân bố trong một đơn vị thể tích
Đáp án a
Ng Ngần
10)Kích thước của quần thể phụ thuộc vào các nhân tố:
a Mức độ sinh sản,
b Mức độ sinh sản, mức độ tử vong,
c Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư
d Mức độ sinh sản, mức độ tử vong,mức độ di cư và xuất cư
Đáp án c
Ng.Ngần
11)Kích thước tối thểu của quần thể là:
a Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể duy trì và phát triển
b Số lượng cá thể tương đối ổn định
c Số lượng cá thể ít nhất nhưng quần thể không duy trì được
d Số lượng cá thể ổn định mà quần thể có thể duy trì phát triển
Đáp án a
Ng Ngần
Câu trung bình
12) Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S là sự tăng trưởng của:
a Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi
b Tăng trưởng của quần thể giảm
Trang 3c Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn
d Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường có thể bị giới hạn
Đáp án c
Ng Ngần
13) Đường cong tăng trưởng thực tế hình chữ J là sự tăng trưởng của :
a Quần thể trong điều kiện môi trường hòan toàn thuận lợi
b Tiềm năng sinh học của các cá thể cao
c Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn
d Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường
không bị giới hạn
Đáp án d
Ng Ngần
14) Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm:
a.Chất lượng môi trường giảm sút,
b.Chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người
c Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người
d.Chất lượng môi trường không giảm sút, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người
Đáp án b.
Ng Ngần
Câu khó
15) Hãy lựa chọn từ để điền vào chỗ trống (1),(2),(3) để hòan thành nội dung câu sau:
Nguyên nhân về số lượng cá thể trong quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học là do:
Số lượng cá thể trong quần thể tăng nhanh, khai thác ngày càng nhiều nguồn sống
do đó thiếu hụt nguồn sống dẫn đến các cá thể………(1)…gay gắt gìành nguồn
sống.Trong điều kiện sống khó khăn đó, sức sinh sản của quần thể……(2)…và mức độ
tử vong tăng lên, từ đó quần thể tiến tới giai đoạn ………(3)…Trên đường cong tăng trưởng thực tế
a Cạnh tranh , giảm, không ổn định
b Tranh giành , giảm, ổn định
c Cạnh tranh , tăng, ổn định
d Cạnh tranh , giảm, ổn định
Đáp án d.
Ng Ngần
Bài 39:Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
A.Câu dễ
1.Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật là:
a.Sự tăng số lượng cá thể b.Sự giảm số lượng cá thể
c.Sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể d.Sự tăng và giảm số lượng cá thể
2.Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là :
a.Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
Trang 4b.Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
c.Biến động xảy ra do sự tác động của con người
d.Cả a,b và c
3 Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là :
a.Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
b.Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
c.Biến động xảy ra do sự tác động của con người
d.Cả a,b và c
B.Câu trung bình
1.Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì:
2.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm là:
a.Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt
b.Dòng nước lạnh làm cá cơm chết hàng loạt
c.Thiếu thức ăn làm cá cơm chết hàng loạt
d.Tác động của con người làm cá cơm chết hàng loạt
3.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể Thỏ ở Ôxtrâylia là:
a.Số lượng tăng giảm bất thường do thiếu thức ăn
b.Số lượng tăng giảm bất thường do khí hậu thay đổi
c.Số lượng tăng giảm bất thường do động đất
d.Số lượng tăng giảm bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy
C.Câu khó
1.Vì sao nói : Trong tự nhiên ,quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng:
a.Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường,tới mức độ sinh sản của cá thể
b Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường,tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
c.Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường,tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
d.Vì mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể
Bài 40:Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Câu dễ:
1.Quần xã sinh vật là:
a.Một tập hợp các cá thể sinh vật thuộc cùng 1 loài ,cùng sống trong một không
gian và thời gian nhất định
b.Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng 1 loài ,cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định
c.Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau ,cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định
Trang 5d.Một tập hợp các cá thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định
2.Thành phần loài được thể hiện qua :
a.Số lượng các loài trong quần xã b.Số lượng cá thể của mỗi loài
c.Loài ưu thế và loài đặc trưng d.Cả a,b và c
3.Quan hệ hỗ trợ gồm:
a.Quan hệ cộng sinh ,hội sinh và cạnh tranh
b.Quan hệ cộng sinh , cạnh tranh và kí sinh
c.Quan hệ cộng sinh và hợp tác
d.Quan hệ cộng sinh ,hội sinh và hợp tác
Câu trung bình
1.Một quần xã ổn định thường có:
a.Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
b Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
c.Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài nhỏ
d.Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài nhỏ
2.Loài đặc trưng là loài :
a.Chỉ có ở một quần xã nào đó và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác
b.Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều ,sinh khối lớn
c.Có ở nhiều quần xã khác nhau đóng vai trò rất quan trọng
d.Cả a,b và c đều đúng
3.Quan hệ cạnh tranh có đặc điểm:
a.Các loài tranh giành nhau nguồn sống như thức ăn ,nơi ở…
b.Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác ,lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài
đó
c.Một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì
d.Tất cả các loài tham gia đều có lợi
Câu khó
1.Trong các mối quan hệ sau mối quan hệ nào là quan hệ cộng sinh:
a.Lươn biển và cá nhỏ
b.Cá ép sống bám trên cá lớn
c.hải quỳ và cua
d.Bò ăn cỏ
BÀI 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
( 3 câu dễ +3 câu TB+ 3 câu khó)GV NGUY ỄN TH Ị NG ẦN
Câu trung bình:
1) các loại tháp sinh thái là:
a Tháp số lượng, tháp chất lượng, tháp năng lượng
b Tháp sinh khối, tháp số lượng, , tháp năng lượng
c Tháp số lượng, tháp sinh thái, tháp năng lượng
d.Tháp số lượng, tháp sinh thái, tháp nhiệt lượng
Đáp án b.
Ng Ngần
Trang 62) K/N chuỗi thức ăn:
a một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài
là 1 mắt xích của chuỗi Trong 1 chuỗi , 1 mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt
b một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài không có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là 1 mắt xích của chuỗi Trong 1 chuỗi , 1 mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt
c một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài
là 1 mắt xích của chuỗi Trong 1 chuỗi , 1 mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía trước vừa
bị mắt xích phía sau ăn thịt
d một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài
là 1 mắt xích tiêu thụ
Đáp án a
Ng Ngần
3)Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã Trong 1 lưới thức ăn 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào……… mà còn tham gia vào đồng thời ……… khác, hình thành nên nhiều mắt ……… Tất cả chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành ………
Thứ tự các từ điền vào chỗ trống là:
a Một chuỗi thức ăn, nhiều chuỗi thức ăn, một lưới thức ăn, mắt xích chung
b nhiều chuỗi thức ăn, 1 chuỗi thức ăn, nhiều chuỗi thức ăn, mắt xích chung
c Mắt xích chung, nhiều chuỗi thức ăn, 1 chuỗi thức ăn, 1 lưới thức ăn
d Một chuỗi thức ăn, nhiều chuỗi thức ăn, mắt xích chung, một lưới thức ăn
Đáp án d
Ng Ngần
Câu trung bình
4)Trong một lưới thức ăn :
a Tất cả các loài có các mức dinh dưỡng khác nhau hợp thành 1 bậc dinh dưỡng
b Tất cả các loài có cùng bậc dinh dưỡng hợp thành 1 bậc dinh dưỡng
c Tất cả các loài có mức dinh dưỡng khác nhau đều được xếp thành 1 hoặc 2 bậc dinh dưỡng
d Có thể xếp các loài có cùng mức dinh dưỡng thành 2 bậc dinh dưỡng khác nhau
Đáp án b
Ng Ngần
5) Trong 1 lưới thức ăn có thể xếp các bậc dinh dưỡng như sau:
a ĐVKXS - thực vật nổi - cá nhỏ- cá lớn
b Thực vật nổi – ĐVKXS - cá lớn - cá nhỏ
c Thực vật nổi - cá nhỏ - ĐVKXS - cá lớn
d ĐVKXS - cá nhỏ - thực vật nổi - cá lớn
Đáp án a
Ng Ngần
Trang 76) Trong 3 loại tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng.Loại tháp hòan thiện nhất là:
a.Tháp số lượng b Tháp sinh thái
c Tháp năng lượng d Cả tháp năng lượng và tháp sinh thái
Câu khó
7)Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
a Các loài trong chuỗi thức ăn
b Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
c Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và tòan bộ quần xã
d Quan hệ giữa các loài trong quần xã
Đáp án c
Ng Ngần
8) Các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên( quần xã đồng cỏ) xắp xếp thứ tự nào sau là đúng:
a.Cây cỏ, cây bụi sâu ăn lá cây, rệp, chuột diều hâu chim sâu, rắn vi khuẩn, nấm, mối, giun đất
b.Sâu ăn lá cây, rệp, chuột cây cỏ, cây bụi chim sâu, rắndiều hâu vi khuẩn, nấm, mối, giun đất
c.Cây cỏ, cây bụi chim sâu, rắndiều hâu sâu ăn lá cây, rệp, chuột vi khuẩn, nấm, mối, giun đất
d.Cây cỏ, cây bụi sâu ăn lá cây, rệp, chuột chim sâu, rắndiều hâu vi khuẩn, nấm, mối, giun đất
Đáp án d
Ng Ngần
9) Các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã nhân tạo( quần xã đồng lúa)
Cây lúa ; sâu đục thân lúa, rệp, chuột; chim sâu, rắn;diều hâu; vi khuẩn,nấm, giun đất
Sinh vật tiêu thụ cao nhất là:
a Diều hâu b Chim sâu, rắn c Vi khuẩn, nấm, giun đất d cây lúa
Đáp án a
Ng Ngần
BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
( 2 câu dễ + 3 câu TB + 2 câu khó) gv Nguyễn Thị Ngần Câu dễ
10) Chu trình sinh địa hóa là :
a Chu trình trao đổi chất trong tự nhiên, theo con đường từ MT trong sinh vật qua các bậc dinh dưỡng MT
b.Chu trình trao đổi chất trong tự nhiên, theo con đường từ MT ngoài sinh vật qua các bậc dinh dưỡng MT
c Chu trình trao đổi chất trong tự nhiên, theo con đường từ MT ngoài sinh vật MT
Trang 8d Chu trình trao đổi chất trong tự nhiên, theo con đường từ MT ngoài qua các bậc dinh dưỡng sinh vật MT
Đáp án b.
Ng Ngần
11) một chu trình sinh địa hóa gồm các phần theo thứ tự :
a Tuần hòan vật chất trong tự nhiên,tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
b Tổng hợp các chất, tuần hòan vật chất trong tự nhiên,lắng đọng và phân giải 1 phần vật chất trong đất, nước
c Tổng hợp các chất, tuần hòan vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất, nước
d Tổng hợp các chất, , phân giải và lắng đọng 1 phần vật chất trong đất,
nước,tuần hòan vật chất trong tự nhiên
Đáp án c
Ng Ngần
Câu trung bình
12) Cácbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật dưới dạng :
a CO2 b.CO c các hợp chất vô cơ d.các hợp chất hữu cơ
Đáp a
Ng Ngần
13) Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối như :
a Amôn( NH4 +) b.Nitrat ( NO3-)
c Nitrit (NO2-) d.Amôn( NH4 +), Nitrat ( NO3-)
Đáp án d
Ng Ngần
14) Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động:
a Phân giải chất hữư cơ của vi khuẩn, nấm
b Phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn
c Hoạt động phản nitrat của vi khuẩn
d phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm và hoạt động phản nitrat của vi khuẩn
Đáp án d
Ng Ngần
Câu khó
15)Sinh quyến là:
a Một hệ thống sinh thái khổng lồ
b Một hệ thống sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất
c Một hệ thống sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất
d.Bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất
Đáp án c
Ng Ngần
Trang 916) Các khu vực sinh học trong sinh quyển :
a Sinh quyển dày khoảng 20Km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét ( địa quyển), lớp không khí cao 6-7 km( thuộc khí quyển), và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11km( thuộc thủy quyển)
b.Sinh quyển dày khoảng 20Km, bao gồm các lớp đất dày khoảng 6-7 km( địa quyển), lớp không khí cao vài chục mét( thuộc khí quyển), và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11km( thuộc thủy quyển)
c Sinh quyển dày khoảng 20Km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét ( địa quyển), lớp không khí cao 10-11 km( thuộc khí quyển), và lớp nước đại dương có
độ sâu tới 6-7km( thuộc thủy quyển)
d Sinh quyển dày khoảng 20Km, bao gồm các lớp đất dày khoảng 10-11km ( địa quyển), lớp không khí cao 6-7 km( thuộc khí quyển), và lớp nước đại dương có độ sâu tới vài chục mét( thuộc thủy quyển)
Đáp án a
Ng Ngần