Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong 18 câu thơ đầu chi tiết từng từ ngữ, cho các bạn đọc, chủ yếu là học sinh lớp 10 tham khảo. Các bạn đang ôn thi học kì 2 môn ngữ văn rất nên đọc bài này. Chúc các bạn tiếp thu tốt bài làm của mình.
Trang 1Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua 18 câu thơ đầu của đoạn trích
“Trao duyên ” của Nguyễn Du
Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “đại thi hào dân tộc” Gắn liền vời tên tuổi của ông là tác phẩm “Truyện Kiều” Cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm chịu nhiều đau thương, khổ cực, một trong số đó là nỗi đau trao duyên Nỗi đau đó được thể hiện trong đoạn trích trao duyên 18 câu thơ đầu của đoạn trích miêu tả rất rõ tâm trạng của Kiều khi trao duyên
Truyện Kiều là một sáng tạo của Nguyễn Du dựa trên tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) Tác phẩm vừa kể về cuộc đời đầy sóng gió vất vả của nhân vật chính là Kiều, đồng thời cho thấy xã hội đương thời đầy bất công cũng như sự đồng cảm của tác giả cho những con người đáng thương trong xã hội Đoạn trích trao duyên (từ câu 723 đến câu 756) là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về quê chịu tang chú ở Liêu Dương Gia đình Thúy Kiều bị thằng bán tơ vu oan giá họa Bọn sai nha nhân cơ hội đó bịa nên vụ án oan sai nhằm ăn đút lót Tài sản gia đình đều bị vơ vét hết, Thúy Kiều đành phải chấp nhận hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán thân mình đề lấy tiền cứu cha và em khỏi những trận đòn tra khảo dã man Việc bán thân thu xếp đã xong xuôi, đêm trước khi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã thức trắng đêm suy nghĩ về phận mình và tình yêu, cuối cùng Kiều quyết định nhờ em gái mình
là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng
Trao duyên là một việc rất khó nói, cho dù là nói với em gái mình cũng vậy Hơn nữa mối tình giữa Kiều và Trọng rất sâu sắc, khó có thể thay đổi Nay nhờ Vân kết duyên với Kim Trọng, Kiều sợ Vân không nhận lời nên đã mở đầu lời trao duyên bằng hai câu thơ rất đặc biệt:
Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Đọc nhan đề là “Trao duyên” nhưng mở đầu bài thơ lại khiến khó hiểu “Cậy em em có chịu lời”: như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ người ta tiếp tục mối duyên dang dở của mình Tuy Kiều là chị của Vân nhưng khi nói với Vân thì Kiều dùng những từ như: “cậy”, “chịu” cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa tha thiết trông cậy, vừa như bắt buộc nài ép Tác giả không dùng từ “nhờ” hay “mượn” hay
“phiền” mà dùng từ “cậy” vì nó vừa mang tính nhờ vả vừa thể hiện sự tin cậy, hi vọng Ngoài ra, từ “cậy”, “chịu” là hai từ mang thanh trắc làm cho câu nói của Kiều thêm sức nặng Tiếp đó các từ “lạy”, “thưa” cho thấy Kiều tiếp tục nài ép, vừa tạo không khí trang trọng phù hợp đề nói về “tình chị duyên em” Kiều đã sử dụng lễ nghi để nài ép em mình
Trang 2Các từ “cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa” cũng thể hiện vấn đề mà Kiều sắp nói với Vân rất quan trọng, khó nói Tất cả những lời nói và hành động của Kiều đã tạo nên không khí trang trọng phù hợp để trao duyên, cũng cho thấy tâm trạng lo lắng, ngập ngừng của Kiều khi nói với Vân Đồng thời thể hiện sự khéo léo của Kiều cũng như khả năng dùng từ điêu luyện của tác giả Nguyễn Du
Tiếp đó, Kiều giao phó, ủy thác trách nhiệm cho em về duyên tình dang dở của mình:
“Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
“Gánh tương tư” ở đây tức là mối tình giữa Kiều và Trọng, một mối tình vô cùng sâu nặng
“Giữa đường đứt gánh” là thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột của tình yêu Tơ duyên là của chị, nay trao cho em nó đã là “tơ thừa” Cách nói này cho thấy với Kiều, Thúy Vân lấy Kim Trọng là một thiệt thòi cho Vân “Keo loan” để chỉ sự kết nối của tình yêu Từ “mặc”
sử dụng ở đây không phải mặc kệ em, em muốn làm gì cũng được mà là Kiều giao phó trách nhiệm cho Vân, tin tưởng ở Vân Câu thơ cho thấy nỗi day dứt của Kiều khi phải trao duyên, cũng cho thấy sự tin tưởng của Kiều khi giao phó cho Vân
Tiếp theo, Kiều kể lại tóm tắt mối tình của mình với Kim Trọng:
Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Điệp từ “khi” nhấn mạnh cho mối tình của Kim Kiều rất sâu nặng, bền chặt Với nghệ thuật liệt kê: “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” diễn tả những kỉ niệm tình yêu ngọt ngào, tươi đẹp và đi trước thời đại của Kiều và Trọng Hai người đã tự trao kỉ vật và uống chén rượu thề nguyền khi chưa được phụ mẫu hai bên cho phép Càng cho thấy tình cảm của Kiều Trọng vượt lên khó khăn đương thời Tuy nhiên, tình yêu đó không được suôn sẻ
“Sóng gió bất kì” là khi KT phải về quê chịu tang chú, còn gia đình Kiều thì bị mắc oan
“Sóng gió” đã đẩy Kiều phải lựa chọn một trong hai giữa “hiếu” và “tình” “Hiếu” chính là cứu gia đình, còn “tình” là tình yêu của mình Và Kiều đã chọn chữ Hiếu, còn về chữ tình, Kiều nhờ vào em Kiều đã rất đau lòng, dằn vặt nội tâm mình khi đưa ra quyết định này Kiều kể ra cho Vân nghe để Vân hiểu cho nỗi đau của mình, để thuyết phục Vân Bốn câu thơ ngắn gọn kể lại tóm tắt mối tình Kiều Trọng cho thấy sự day dứt, tiếc nuối, xót xa, đau đớn của Kiều khi phải hi sinh tình yêu đầu để “bán mình chuộc cha”
Trang 3Nỗi lòng đã được bày tỏ, nhưng vẫn sợ Vân không đồng ý, Kiều dùng thêm lí lẽ để thuyết phục em:
“Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
“Ngày xuân ” là hình ảnh ẩn dụ chỉ độ tuổi còn trẻ Kiều nói với Vân là em còn trẻ chưa thể hi sinh cho chữ hiếu được, em hãy xây dựng hạnh phúc cho mình trước còn chữ hiếu hãy để chị lo “Tình máu mủ” là tình cảm giữa những người cùng huyết thống, cụ thể ở đây là tình cảm chị em ruột thịt Kiều nhắc đến tình máu mủ ở đây để tác động mạnh mẽ Vân và thuyết phục Vân nghe theo lời chị “thay lời nước non” “Thịt nát xương mòn” là thành ngữ chỉ cái chết đau đớn Nếu như Vân đồng ý thì Kiều có chết, có về nơi “chín suối” thì Kiều vẫn “ngậm cười” vẫn mãn nguyện, biết ơn em, “thơm lây” bởi việc nghĩa
em đã làm Qua bốn câu thơ này ta thấy có sự đối lập trong lời nói của Kiều Lúc thì coi duyên của mình với Kim Trọng là tơ thừa, tầm thường lúc thì nói mối duyên đó là “lời nước non” , cho thấy Kiều vừa cảm thông cho Vân, vừa khẳng định đó là tình yêu lớn lao, cao cả Thể thơ lục bát đã giúp cho ND dễ dàng khắc họa sự dằn vặt đau đớn khi phải hi sinh chữ tình để vẹn chữ hiếu của Thúy Kiều
Sau khi đã thuyết phục em, trao duyên cho em, thấy em đã cảm thông, Thúy Kiều đã bắt đầu trao kỉ vật tình yêu cho em:
“Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”
Kiều từ từ trao cho vân “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”
“Chiếc vành” là kỉ vật đầu tiên mà Trọng trao cho Kiều khi Kiều đồng ý “Tờ mây” là tờ
có trang trí hình mây hoặc thư từ qua lại giữa Kiều và Trọng Đó là những kỉ vật tuy đơn
sơ, giản dị nhưng gợi lên một tình yêu trong sáng, sâu sắc, chung thủy, mặn nồng Mà giờ đây, những kỉ vật đó trở thành “của chung” giữa ba người Kiều Vân Trọng Kiều rất xót xa, đau đớn khi dùng từ “của chung” Tuy đã trao duyên nhưng tình cảm Kiều còn muốn giữ Điều này cho thấy, tình yêu giữa Kiều và Trọng rất mãnh liệt, sâu sắc và thủy chung Hai
từ “ngày xưa” cũng cho thấy sự xót xa, nuối tiếc của Kiều khi phải hi sinh tình yêu Bởi lẽ, tình yêu đẹp đẽ vừa mới đây mà giờ đây chỉ là quá khứ xa xôi Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ “Dù em nên vợ nên chồng” Trao duyên, trao kỉ vật cho em rồi, nhưng kiều vẫn đặt ra
Trang 4giả thuyết như vẫn còn điều gì đó chưa ổn, chưa yên Qua cụm từ “xót người mệnh bạc” ta thấy Kiều tự nhận mình là người mệnh bạc, và nhắc nhở Vân, trong những ngày tháng vui
vẻ với chồng thì đừng quên chị Trong nội tâm Kiều như đang giằng xé, đau đớn, càng tâm
sự với vân Kiều càng đau lòng hơn:
“Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
Nàng đã không còn vui vẻ, tươi cười như ngày nào, nàng nhận ra số phận của mình, số phận tài hoa bạc mệnh Vì tình cảm không thể chấm dứt mà cứ dai dẳng, nên Kiều lại tiếp tục nhắc đến những kỉ vật “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” và “chút của tin” Đây không chỉ là những kỉ vật tượng trưng cho tình yêu của hai người mà chúng còn gợi sự xót
xa, đau lòng trong Kiều
Nhìn lại mười tám câu thơ đầu của đoạn trích, vốn là cuộc đối thoại giữa Kiều và Vân nhưng rồi lại diễn ra như một màn độc thoại Thúy Vân hầu như không lên tiếng Nàng im lặng chịu lời Điều này cho thấy lời nói của Kiều quá sắc sảo Ở trong một hoàn cảnh đau đớn như vậy, mà Kiều vẫn có thể dằn nỗi đau xuống để sắp xếp, nói với Vân Với mười tám câu thơ đầu, Nguyễn Du đã chọn lọc các từ ngữ, kết hợp với việc sử dụng thể thơ lục bát, đã cho người đọc hiểu được tâm trạng đau khổ, xót xa, luyến tiếc và
sự dằn vặt nội tâm của Kiều khi trao duyên Từ đó cũng thể hiện được sự đồng cảm của tác giả dành cho nhân vật chính (Kiều)