Nỗi niềm chua xót, đau đớn xé lòng khi Thúy Kiều đành trao tình duyên đẹp như mơ của mình với chàng Kim cho Thúy Vân.. Đó không phải là những rung động bình thường nữa mà là tình yêu sâu
Trang 1TRAO DUYÊN
Đoạn 1: Kiều cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng ( trao duyện + kỉ vật)
Nguyễn Du, hiệu Thanh Hiên, tự Tố Như, là danh nhân văn hóa thế giới,
là một đại thi hào dân tộc với trái tim nhạy cảm và tấm lòng nhân ái bao la
và có cái nhìn nhân đạo rất sâu sắc Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó phải kể đến tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” Tác phẩm nói
về cuộc sống thăng trầm, chua xót của người con gái “hồng nhan bạc mệnh” Thúy Kiều Đoạn trích “Trao duyên” là tấm bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều Nỗi niềm chua xót, đau đớn xé lòng khi Thúy Kiều đành trao tình duyên đẹp như mơ của mình với chàng Kim cho Thúy Vân ……
Thúy Kiều, một cô gái tài sắc “ mười phân vẹn mười”, vẻ đẹp tài sắc của nàng vượt lên trên cả tuyệt đỉnh “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
“thông minh vốn sẵn tính trời” Một nàng Kiều như vậy xứng đáng để hưởng hạnh phúc, được người đời trân trọng, yêu thương Nhưng rồi, tai họa ập đến, gia đình Kiều bị bọn sai nha gây nên vụ oan sai, buộc nàng phải bán mình chuộc cha, để lại trong lòng nhiều day dứt vì phụ tình Kim Trọng Vì tình huống éo le như thế, Kiều đã trao lại tình duyên cho em gái Thúy Vân Trao duyên là một việc rất hi hữu và rất tế nhị Kiều rất sâu sắc, tinh tế , thông minh Thế nên nàng hiểu rất rõ tình cảnh của mình và những việc mình sẽ làm Rõ ràng, Thúy Kiều trao duyên là một bi kịch đầy nước mắt và đau thương
Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Tuy với thân làm chị, Kiều lại mời em ngồi lên trể để chị lạy, chị thưa Trong xã hội phong kiến, sự phân biệt giai cấp vô cùng sâu sắc Kiều làm vậy cho thấy nàng phải cậy nhờ Thúy Vân một việc vô cùng hệ trọng, một không khí trang trong, thiêng liêng Tác giả sử dụng những từ ngữ được lựa chọn rất kĩ: cậy, chịu “ Cậy” là nhờ vả một cách khẩn thiết và mang nhiều
sự tin tưởng “ Chịu” là sự nhân lời gắn với nhiều trách nhiệm, người nhận phải chịu nhiều thua thiệt điều này toát lên sự tinh tế trong tâm hồn, tính cách và sự khéo léo, tế nhị trong lời nói của Thúy Kiều cũng như ngòi bút của Nguyễn Du
Sau đó, Kiều lần lượt trình bày sự tình của mình Từ việc gặp nhau, yêu nhau, thể nguyện và những kỉ vật tình yêu giữa chàng Kim và nàng Kiều
Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Trang 2Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Chuyện tình yêu của Kim trọng và Thúy Kiều xuất phát tình cảm từ hai phía, không có sự ràng buộc, ép gả của bố mẹ Cuộc tình này như hoa sen nở rực
rỡ trong đầm bùn sình lầy, hôi tanh Chuyện tình đẹp như vậy, sâu nặng như vậy vốn là chuyện kín đáo, riêng tư giữa hai người Thế nhưng hôm nay, nàng Kiều lại phải san sẻ tình yêu của mình với người thứ ba Điều này đau đớn biết nhường nào Kiều trình bày với Vân về tình duyên dở dang của mình và nhờ Vân làm “keo loan” chắp mối duyên thừa của mình Sau đó, nàng kể với em chuyện tình yêu của mình Đó là tình yêu sâu nặng, tự do, trong sáng Thúy Kiều và Kim Trọng đã trải qua những tháng ngày mặn nồng, hạnh phúc Cùng nhau đánh đàn, ngâm thơ ,thề nguyện và biết bao kỉ niệm không gì đánh đổi được Trong lúc mọi thứ đang mặn nồng thì tai họa
ập đến Hiều và tính được đặt lên bàn cân so sánh khiến Kiều vô cùng đau khổ và khó đưa ra lựa chọn Nhưng cuối cùng, tình mẫu tử không thể nào dứt được, nàng chọn chữ “hiếu” và đành hi sinh tình yêu của mình Tác gải
sử dụng biện pháp tiểu đối ở câu : Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Từ ngữ được sử dụng như : ước, thề thấm đẫm tình yêu bền chặt, lâu dài Ngoài
ra, tác giả còn sử dụng biện pháp điệp ngữ “khi” từ ‘khi’ được kết hợp với yếu tố chỉ thời gian “ngày” và “đêm” Khoảng thời gian Kim-Kiều bên nhau sâu đậm đến nỗi cứ ngỡ như đã rất lâu rồi Đó không phải là những rung động bình thường nữa mà là tình yêu sâu đậm và thiêng liêng.Thúy kiều trình bày các chuỗi sự việc theo một trật tự rất phù hợp, đã gợi lên ở Vân sự cảm thông với hoàn cảnh éo le của chị
“ Giữa đường đứt gánh tương tư”- vì hạnh phúc gia đình, vì vận mẹnh cha
và em, kiều quyết định hi sinh hạnh phúc cá nhân Đó là lý tưởng đạo đức và cũng là phương diện hạnh phúc của nàng Dù chị có chết đi, sang thế giới bên kia, chị vẫn vui sướng biết bao về nghĩa cử của me, về tấm lòng “xót tình máu mủ” của em
Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Chỉ với một chữ “cười”, hai chữ “thơm lây” thôi cũng đủ cho ta thấy Thúy Kiều là thiếu nữ nhân hậu, lúc nào cũng nghĩ đến tình nghĩa thủy chung Lúc đau khổ đến tột cùng, lòng nàng vận trong sáng không một chút gợn, luôn luôn nghĩ tới hạnh phúc của người khác Tấm lòng ấy mang vẻ đẹp đôn hậu, đức hi sinh của Thúy Kiều Trong câu thơ này, Kiều đã chạm đến đỉnh điểm của sự đau đớn Rằng chị hiểu sự thua thiệt của em khi em nhận lời trao duyên này cảu chị Em sẽ đánh mất đi tình duyên và tuổi xuân cảu mình Đến đây, kiều khẩn khoản cầu xin Vân hãy thương xót cho mình, cầu xin Vân hãy vì tình máu mủ ruột thịt mà nhận lời Từng lời nói của Kiều đều
Trang 3thấu tình đạt lí, làm cho Vân không nghĩ đến sự khó xử của bản thân nữa mà
sẽ suy nghĩ rộng hơn cho chị và cho gia đình Kiều vừa cố gắng thuyết phục Vân cho Vân nhận lời, vừa hạn chế nhất nỗi đau cho Vân mà vẫn bày tỏ rõ ràng lòng biết ơn sâu sắc của mình Từ đó, ta thấy dược cách ăn nói, ứng xử khôn khéo, tinh tế của Kiều Nếu như phải đi đến lựa chọn cuối cùng, dù có phải chết thì nàng cũng vui lòng
Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên với tính cách, tâm hồn, phẩm chất cao đẹp Nàng là người con gái thông minh, sắc sảo, giàu lòng vị tha, yêu thương, suốt đời luôn nghĩ cho người khác mà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân Thế nhưng, đến khi trao kỉ vật tình yêu của nàng với chàng Kim thì trạng thái của Thúy Kiều lại có sự chuyển biến, nàng lúng túng, mất bình tĩnh, lời nói và hành động không khớp với nhau và không còn theo trình tự như trước
Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa Khi chạm đến kỉ vật, Kiều phải đối diện với biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp, bao nhiêu quá khứ êm đềm mà nàng cùng trải qua với chàng Kim Lập tức, tình cảm trong Kiều trở nên mãnh liệt, nó điều khiển cả lí trí làm cho nàng không còn khôn khéo nữa Chiếc vành và bức tờ mây là những vật giản dị, không có giá trị vật chất nhưng lại vô cùng giá trị về mặt tinh thần Nàng Kiều không kìm lòng được và nói ra những điều phi lí: Duyên này thì giữ vật này của chung Điều này nói lên một bi kịch bi thảm Kiều đang bấn loạn
và đau đớn vô cùng Quan hệ từ “dù” thường được dùng khi ta đưa ra những giả định mà ta không mong muốn điều này cũng rất phi lí Bởi vì mới trước
đó, Kiều đã hạ mình xuống, dưa em lên trên, nói khó để em nhận lời và bày
tỏ rằng mình vô cùng mãn nguyện và biết ơn Nói cách khác, thúy Vân và Kim Trong nên vợ nên chồng là mong muốn của Kiều thế mà giờ lại bảo:
Dù em nên vợ nên chồng Kiều vốn đã không bình tĩnh từ khi bắt đầu trao duyên cho Vân Kiều đã ngồi khóc trắng đêm khi nghĩ về thân phan6, tình duyên của mình Sự gằng xé đau đớn dược dồn vào cụm từ “của chung” và
từ “dù” Kiều đang rơi vào tâm trạng : Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng Kiều càng muốn cắt đứt tình cảm thì nàng càng thêm vương vấn, nhớ nhung Trong nàng, những kỉ niệm cứ ùa về lấn át mọi thứ Và sau khi trao duyên này thì Kiều tự cảm thấy mình rất đáng thương, bất hạnh Nàng tự thương hại mình và cho rằng mình là “người mệnh bạc”.Nàng cố gắng vớt vát, bám víu vào những kỉ niệm về phím đàn, về mảnh hương, về những đêm ngày mặn nồng về tình yêu đầu đời của mình Tất cả những gì đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất trong đời nàng, nay nàng Kiều phải dùng chính tay mình để cắt
Trang 4đứt, thật sự đau đơn biết nhường nào Sau khi trao duyên, Kiều dường như
đã chết đi
KB:… Sự cảm thông của nhà thơ vối những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội phong kiến thối nát chính là một trong những giá trị làm nên kiệt tác “Truyện Kiều”
TRAO DUYÊN
Đoạn 2: Dăn dò Thúy Vân, quay lại với nỗi đau thực tại và hướng tới Kim Trọng
Nguyễn Du, hiệu Thanh Hiên, tự Tố Như, là danh nhân văn hóa thế giới,
là một đại thi hào dân tộc với trái tim nhạy cảm và tấm lòng nhân ái bao la
và có cái nhìn nhân đạo rất sâu sắc Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó phải kể đến tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” Tác phẩm nói
về cuộc sống thăng trầm, chua xót của người con gái “hồng nhan bạc mệnh” Thúy Kiều Đoạn trích “Trao duyên” là tấm bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều Nỗi niềm chua xót, đau đớn xé lòng khi Thúy Kiều đành trao tình duyên đẹp như mơ của mình với chàng Kim cho Thúy Vân ……
Thúy Kiều, một cô gái tài sắc “ mười phân vẹn mười”, vẻ đẹp tài sắc của nàng vượt lên trên cả tuyệt đỉnh “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
“thông minh vốn sẵn tính trời”.Kiều gặp Kim Trọng, hai người đã thích nhau
từ cái nhìn đầu tiên Mối tình Kim-Kiều là một thiên diễm tình của” người quốc sắc, kẻ thiên tài” Nhưng rồi, tai họa ập đến, buộc nàng phải bán mình chuộc cha, phụ tình Kim Trọng và trao lại tình duyên cho em gái Thúy Vân
Vẻ đẹp của Thúy Kiều không chỉ là vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân, cũng không chỉ toàn tài hiếm có, cầm kì thi họa giỏi giang Vẻ đẹp của Kiều còn ở tấm lòng, ở trái tim, giúp nàng vượt qua mọi định kiến tàn nhẫn của XHPK Tuy nhiên, khi đụng đến kỉ vật, cảm xúc nàng trở nên mãnh liệt, lấn át cà lí trí Kiều vì quá đau khổ đã trở nên bấn loạn, không biết nói gì cũng không biết nên làm gì, chỉ thấy trong lòng đau đớn đến tột cùng.Kiều bỏ quên thực tại, bám víu lấy quá khứ và rồi nàng suy nghĩ đến tương lai sau này của Kim Trọng và Thúy Vân
Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Kiều suy nghĩ , tưởng tượng đến cuộc sống gia đình của Thúy Vân và Kim Trọng Họ sau này cũng sẽ trải qua những giây phút ấm êm, hạnh phúc như
Trang 5những khoảnh khắc Kiều từng trải qua Họ sẽ vừa đánh đàn, làm thơ vừa vui đùa, nói cười, trải qua giây phút mặn nồng, hạnh phúc Khi nghĩ về bản thân mình, Kiều liên tục sử dụng những từ ngữ liên quan đến cái chết như: người mệnh bạc, thịt nát xương tan,… cho thấy sau khi trao duyên, Kiều như đã chết, cuộc sống này không còn ý nghĩa gì nữa Nàng ám ảnh, đau đớn nghẹn lời Vào giây phút hạnh phúc của Thúy Vân và Kim trọng thì nàng Kiều sẽ quay trở về Bởi vì với Kiều, tình yêu này nàng trân trọng còn hơn cả sinh mạng mình, nay một tay cắt đứt làm sao không hối tiếc, không đau đơn Kể
cả khi chết đi, nàng vẫn sẽ gìn giữ tình yêu này cho đến cùng Qua tất cả, ta thấy tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng mãnh liệt, sâu nặng biết nhường nào
Vào đoạn thơ sau, Kiều nghĩ sâu hơn về tương lai mà mình đã chết nàng mong em hãy “rưới xin giọt nước” cho nàng vì nàng là “người chết oan”
Hồn còn mang năng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ dài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người chết oan
Kiều cho rằng dù nàng có chết đi thì vẫn áy náy về lời thề nguyện với Kim Trọng, sự phản bội này nàng sẽ mang nặng đến tận hồn kiếp sau Dù thân này có tan tác đi chăng nữa thì nàng vẫn giữ tình yêu trúc mai này.Sau khi trao duyên, mọi thứ như đã kết thúc Nàng Kiều phải chịu khủng hoảng lớn
về đời sống tâm hồn, xúc cảm
Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Kiều như đang tâm sự với Kim trọng, nàng nói về nỗi đau vô vọng của mình khi trao hết đi bao nhiêu là tình cảm mình trân trọng Kiều quay về thực tại Hình ảnh ẩn dụ “tâm gãy gương tan”để nói về mọi thứ đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất nay đã tan vỡ, không còn gì cả Nguyễn Du khéo léo lựa chọn từ ngữ rất giàu sức biểu đạt và không thể thay thế bằng một từ khác “Muôn vàn” là số lương rất nhiều, nhiều đến mức không thể đếm hết được “Ái ân” chỉ về tình cảm đôi Kim-Kiều, tình cảm này không đơn thuần là tình cảm trai gái thắm thiết mà trong đó còn rất nhiều ân nghĩa Hai vế cau tạo nên sự đối lập, “trâm gãy gương tan” trong thế đối lập với “muôn vàn ái ân” ta mới thấy hết được sự mất mát quá lớn của Kiều “Trâm”, “gương” là những thứ
vô cùng quí giá, bởi nó được tạo nên từ “muôn vàn ái ân”, bởi những điều vô cùng tuyệt vời Thế mà những thứ đó phút chốc đã tan vỡ kiều đau đớn, tiếc nuối, vô vọng biết nhường nào!
Đến đây, Kiều như quên đi tất cả sự vật xung quanh mình, quên đi tai họa, quên đi Thúy Vân Sau khi trọn vẹn nghĩa tình đôi bên, trong Kiều chỉ còn lại tình yêu và hình ảnh của Kim Trọng Nàng nói chuyện với Kim trọng trong tâm tư của nàng
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Trang 6Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Kiều khóc cho “tơ duyên ngắn ngủi”, khóc cho “trâm gãy gương tan”, đau đớn cam chịu số phân Tiếng than đau đơn, tuyệt vọng của nàng buông xuôi theo dòng lệ chảy Tình yêu thật tha thiết, sâu đậm nhưng quá ngắn ngủi.” Nước chảy hoa trôi” là thành ngữ nói về sự tuyệt vọng, phó mặc đời mình cho trời đất, mình không thể định đoạt được Một lần nữa, kiều nói về phận bạc, nói về sự chấm hết cho cuộc đời mình khi tình yêu tan vỡ “Phận bac”
là sự nhấn mạnh cho “mệnh bạc” được Kiều nói đến ở đoạn 1
Kết thúc bài thơ, Kiều kêu lên tiếng cầu cứu vô vọng, đau đớn đến đứt ruột như một lời thanh minh của nàng dành cho Kim Trọng
Ơi kim lang!Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Ở đoạn trên, Kiều gọi Kim Trọng là “tình quân” tức là người yêu Bây giờ, nàng lại gọi là Kim lang Đó là sự chuyển biến từ người yêu cho đến chồng
Dù đã trao duyên cho Thúy Vân nhưng nàng vẫn gọi kim trong là “Tình quân”, là “kim lang” Cách gọi này cho thấy dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm trong Kiều không bị xóa nhòa mà ngày càng mãnh liệt hơn da diết hơn Trong tiếng kêu xé lòng không chỉ nói lên ước nguyện được nên vợ nên chồng với chàng Kim, khao khát được cùng chàng xây dựng hạnh phúc gia đình của Kiều mà còn là con dao bén cắt đứt hoàn toàn mối tình đẹp như
mơ, cũng như toàn bộ hi vọng, giấc mộng đều chấm hết Dứt tình tại
đây.Nàng tự coi mình là kẻ phản bội, phản bội tình chàng, phản bội lời thề: thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây Nàng Kiều thật đáng thương, nàng đau đớn như thế, hi sinh lơn lao như thế mà không bao giờ nghĩ đến bản thân mình Nàng luôn sợ người khác phải thiệt thòi, phải mất mát, đau khổ , luôn dồn toàn sức lực để cho mọi người được hạnh phúc Đến đây, ta mới thấy rõ được vẻ đẹp trong sáng, bao dung của cuộc sống tâm hồn Thúy Kiều Đây cũng là tiếng kêu khép lại cuộc sống ôn nhu, là dấu chân đầu tiên trong kiếp
15 năm đoạn trường của Thúy Kiều
KB:……