1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KINH TẾ DU LỊCH VAI TRÒ của DU LỊCH với KINH tế

30 264 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 67,01 KB

Nội dung

 Ngành du lịch là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, một ngành kinh tếtổng hợp, không biên giới, có tốc độ tăng trưởng nhanh,sử dụng nhiều laođộng sống, thu lợi trực tiếp từ việc bảo vệ

Trang 1

Ngành du lịch là một ngành công nghiệp mang lại thu nhập lớn cho ngànhkinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, là một trongnhững công cụ đắc lực để truyền bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thếgiới Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựngngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng như vậy là nhờ vào nguồntài nguyên du lịch phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên

du lịch nhân văn Trong những năm gần đây, luông đầu tư vào du lịch tại Việt Namkhông ngừng tăng, doanh thu mà ngành này mang lại tăng nhanh đáng kể Du lịchngày càng khẳng định được những vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế Đó

là những vai trò đối với kinh tế như góp phần tăng trưởng GDP,tạo công ăn việclàm,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế….Ngoài ra du lịch còn có những vai tròkhông nhỏ đối với môi trường và văn hóa xã hội Trong khuôn khổ bài tiểu luậnnày chúng em xin được phân tích, làm rõ một cách cụ thể,chi tiết về những vai tròcủa du lịch đối với nền kinh tế

Trang 2

PHẦN I-TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH

 Du lịch là hoạt động của con người liên quan đến các chuyến đi ra ngoàinơi cư trú thường xuyên để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

 Ngành du lịch là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, một ngành kinh tếtổng hợp, không biên giới, có tốc độ tăng trưởng nhanh,sử dụng nhiều laođộng sống, thu lợi trực tiếp từ việc bảo vệ và duy trì các giá trị của môitrường tự nhiên và nhân văn, phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, trình độphát triển của các quốc gia nguồn khách và quốc gia điểm đến cùng sựphát triển của các ngành liên quan

 Các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch: kinh doanh lữ hành, kinh doanhlưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách, phát triển khu du lịch,điểm

du lịch và các dịch vụ liên quan khác

 Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học,sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tácđộng từ các hoạt động sống của con người Đó là đất, nước,không khí,núi sông, biển cả, hệ động thực vật…Môi trường tự nhiên không chỉ cungcấp cho con người nơi để sinh sống mà còn cung cấp cho ta các loại tàinguyên khoáng sản phục vụ sản xuất,,các cảnh đẹp để con người vui chơigiải trí,làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người

 Văn hóa là tập hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo nên trong quá trình lịch sử, là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chấttinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua các hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác với môi trường tự nhiên xã hội

1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY

Trang 3

Theo đánh giá tổng quan về tình hình du lịch thế gới năm 2011 của cơ quan

du lịch của Tổ chức Liên hợp quốc (UNWTO) có trụ sở ở Tây Ban Nha thì dulịch thế giới năm 2012 vẫn còn ảm đạm Đó chính là hệ quả của suy thoái kinh

tế thế giới, thất nghiệp gia tăng, tiền lương giảm sút, vật giá leo thang, tỉ giáthay đổi,thiên tai, dịch bệnh, hoạt động khủng bố… Hội vận tải hàng khôngquốc tế cũng cho biết thua lỗ của ngành năm 2009 lên tới 9 tỉ USD, lượng dukhách giảm 8% Trong 3 năm từ năm 2009-2011, những thành phố xưa nay vốnrất hấp dẫn khách như New York, Lon Don, Sydney, Hong Kong…cũng rấtvắng khách

Trước tình hình đó, ngành du lịch các nước đã tích cực đẩy mạnh chiến dịchgiới

thiệu, đưa ra nhiều gói du lịch hấp dẫn và cạnh tranh Nhưng nhìn chung tìnhhình du lịch vẫn rất nan giải, đang dần phục hồi trở lại nhưng chưa thể sốngđộng trở lại như nhiều năm trước đây

Đối với khu vực châu Á,là khu vực phục hồi đầu tiên và cũng là khu vựctăng trưởng mạnh nhất trong năm 2010 Số lượng du khách quốc tế đến châu Áđạt một kỉ lục mới với 204 triệu lượt khách trong năm 2011, tăng hơn 181 triệulượt so với năm 2010

Ở châu Phi, khu vực này vẫn tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng trong năm2010,2011 nhờ vào động lực phát triển của ngành kinh tế và là chủ nhà của các

sự kiện lớn như cúp bóng đá thế giới tại Nam Phi

Đối với các nước ở Trung Đông gần như các điểm đến du khách đều tăng10% trở lên

Trang 4

Châu Âu thì có tốc độ phục hồi chậm hơn các khu vực khác do thiên taikhiến giao thông đường hàng không bị ngưng trệ trong một khoảng thời gian và

sự không ổn định của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến khu vực dùng đồng tiềnchung châu Âu Tuy nhiên, ngành kinh tế tại đây cũng tìm được đà phục hồitrong nửa cuối năm 2011 và một vài nước đạt được kết quả cao hơn kết quảtrung bình của khu vực

Khu vực châu Mĩ thì đã vực dậy được sau những ảnh hưởng do nền kinh tếBắc Mĩ gặp nhiều khó khăn Sự phục hồi của nền kinh tế Mĩ cũng như sự hộinhập khu vực ngày càng tăng ở Trung và Nam Mĩ và sức sống của nền kinh tế

Mĩ Latinh dã giúp cả khu vực phục hồi,trong đó tăng trưởng mạnh nhất là NamMĩ

Nhìn một cách tổng quát,du lịch mặc dù đang trầm lắng nhưng cũng đã cónhững dấu hiệu lạc quan hơn Ngành du lịch thế giới bắt đầu có sự khởi sắc và

là ngành có tốc độ phục hồi nhanh nhất so với các ngành kinh tế khác bởi lẽtham quan, thưởng thức phong cảnh, nghỉ ngơi thư giãn,…đang dần trở thànhnhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người cho dù thu nhập cánhân có thể bị giảm sút đi chút ít Ngày 17-9-2011 khi tham dự Hội chợ du lịchThiên Tân ở Trung Quốc, Tổng thư kí du lịch Liên hợp quốc- ngài Taleb Farid

đã cho biết:”Mười năm đầu của thế kỉ 21 là 10 năm phát triển của ngành dulịch, 10 năm tới ngành du lịch sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tếthế giới tăng trưởng và chỉ đứng sau các ngành dầu khí, sản phẩm hóa chất,công nghiệp ô tô Trong tình hình kinh tế pục hồi còn nhều yếu tố chưa xácđịnh, nhiều nước đã lấy ngành du lịch làm khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế”.Thế giới đang có nhiều bất ổn như suy thoái về môi trường sinh thái, hiệntượng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, mất cân bằng sinh thái…nhưng xu

Trang 5

thế phát triển du lịch của thế giới vẫn có những tiềm năng sáng sủa và nhiều hivọng Để nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về vai trò to lớn của dulịch, Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc đã lấy ngày 27-9 hàng năm làngày Du lịch thế giới Ngài Taleb- Tổng thư kí Tổ chức Du lịch thế giới chorằng,du lịch sẽ là động lực và là ngành đi đầu trong phát triển và sáng tạo nănglượng mới bền vững Nhiều khoản đầu tư đang được đổ vào để tái tạo nguồnnăng lượng hàng không hoặc các giải pháp năng lượng công nghệ đã được dùngtrong các khách sạn hàng đầu thế giới ,khẳng định năng lượng bền vững là lĩnhvực ưu tiên hàng đầu đối với ngành này Vì vậy thông điệp của ngày du lịchnăm 2012 đã khẳng định: năng lượng mới không chỉ là những sáng kiến, nhữngcam kết giúp bảo vệ môi trường mà còn là một cơ hội kinh tế giúp tạo ra hàngtriệu việc làm cho những người thuộc ngành du lịch, năng lượng và các ngànhkhác.

Tạp chí Forbes của Mĩ qua một nghiên cứu mới đây cho rằng hiện nay tronglĩnh vực du lịch thế giới có 10 xu hướng phát triển chủ yếu:

a Quan tâm tới môi trường xung quanh Theo các nghiên cứu, 43 triệu dukhách Mĩ quan tâm tới trạng thái môi trường xung quanh Khách du lịchđược mời tham quan những động vật sinh sống trong thiên nhiên hoang dã,nghỉ ngơi trong những căn nhà gỗ luôn tìm cách để ít gây tác hại đối vớithiên nhiên Các hãng cho thuê xe đã sắm những chiếc xe chạy bằng nhiênliệu sinh học Bên cạnh đó ở châu Âu hiện nay người ta đã cấm những chiếc

xe dung hệ thống thải khí đời cũ

b Khách sạn biệt thự: hình thức nghỉ ngơi trong các ngôi nhà biệt thự hoặckhách sạn nhiều sao cỡ lớn ngày càng phổ biến

Trang 6

c Du lịch bằng máy bay tư nhân: đối với những khách du lịch khá giả, cácchuyến bay thương mại đã trở thành quá khứ bởi họ quan tâm tới tiện nghihơn là giá cả các chuyến bay

d Lịch gia đình: việc đi nghỉ chung của các lứa tuổi khác nhau trong gia đìnhngày càng trở nên phổ biến hơn

e Thuê thuyền buồm: những du khách giàu có, khá giả có xu hướng thuênhững chiếc thuyền buồm sang trọng để có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn

và mang lại sự thích thú nhiều hơn

f Du lịch không mang theo con cái: phần lớn khách du lịch không muốn bịlàm phiền bởi sự có mặt của những người lạ kể cả con cái của họ

g Du lịch cùng đoàn tùy tùng: những chuyến du lịch có mang theo bảo mẫu,gia sư, thầy dạy yoga, nhân viên xoa bóp và đầu bếp không còn là chuyệncủa các ngôi sao

2012 Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2013 dự kiến số lượngkhách quốc tế đạt 7,2 triệu lượt, phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa và đến năm

2015 ngành du lịch sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nộidịa, doanh thu từ du lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD

Trang 7

PHẦN 2: NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

2 1 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH TẾ

Trong thời đại hiện nay, dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến cả cơ cấu

ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ

lớn với Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung Du lịch có vị tríkinh tế, chính trị, xã hội rất to lớn trong tổng thể nền kinh tế- xã hội của

mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu ,nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh Đặc biệt, du lịch đóng góp vai trò không nhỏ trong lĩnh vực kinh tế

2.1.1 DU LỊCH GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG GDP

Trang 8

Khi nhìn dưới góc độ kinh tế, du lịch luôn là một ngành có tínhtrường tồn và bền vững cao so với các ngành kinh tế khác Bởi lẽ, trong thếgiới ngày càng càng phát tiển với tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc, giaothông thuận tiện, phương tiện truyền thông tiện ích, chính biến , chiếntranh, khủng bố,… nhưng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, đầu tư, thươngmại,… giữa các quốc gia, vùng miền không những không dừng lại mà vẫntiếp tục gia tăng mạnh mẽ Điều này kéo theo các nhu cầu dịch vụ, sảnphẩm du lịch cũng gia tăng Trong khi, các nguồn tài nguyên khác như tựnhiên, nhân tao, tái tạo phục vụ cho các ngành kinh tế khác ngày càng suygiảm và có thể đứng trước nguy cơ cạn kiệt bởi nhu cầu khai thác, sản xuất,chế biến và tiêu thụ của con người và xã hội ngày càng phát triển.

Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn rangày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhậpGDP thế giới Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triểnnhanh nhất Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăngtrưởng không ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được

982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8% Dự báo du lich thế giới

sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷlượng khách trong năm 2013 vrà 1,8 tỷ lượt năm 2030

Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia gồm:

- Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu ( trên phạm vi quốc gia) của khách

du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa ( cả mục đích kinh doanh và nghỉ

dưỡng), chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa hoặc các khu vui chơi giải trí; thu nhập của các doanh nghiệp

lữ hành, khách san, các cơ sở lưu trú, vận chuyển( đường bô, đường không,đường thủy,…), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi gải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu du lịch văn hóa, thể thao giải trí

Trang 9

Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ để phuc vụ cho khách du lịch

- Đóng góp gián tiếp:

+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: vi dụ như đầu tư mua máy bay mới,xây dựng khách sạn mới,…

+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng

bá, hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phuc vụ an toàn an ninh, vệ sinh môi trường,…

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch Ví dụ như: chi phí mua

sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch

vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành,

- Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trêntoàn quốc , gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ,

năm 2022 Với những dự báo ấn tượng khả quan trên, có thể thấy ngành du lịch đang đứng trước một tương lại đầy hứa hẹn Đó là dấu hiệu đáng

mừng, tuy nhiên cũng còn đương đầu với không ít thách thức và khó khăn

Trang 10

phía trước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn và không chỉ giới hạn ở phạm vi cấp quốc gia mà còn lan tỏa trên khu vực Để

có thể phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hấp dẫn

và cạnh tranh cao, bên cạnh nỗ lực riêng của bản thân ngành du lịch, rất

cần có sự quan tâm đầu tư, hỗ trơ từ các cấp các ngành Trong đó cần phải

có sự đột phá ngay tù khâu nhận thức về du lịch, mọi quyết định phát triển

du lịch cần phải nâng lên thành quyết tâm và ý chí chính trị cấp quốc gia

Du lịch Việt Nam đã bước ra khỏi giai đoạn phát triển ban đầuvà đang tiến vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi bứt phá Toàn ngành du lịch, trực tiếp đối với các cấp quản lý nhà nước về du lịch, từ trung ương tới địa phương cần phải chủ động nghiên cứu, bám sát diễn biến của thi trường, nhạy bén hơn nữa với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hôi ở trongnước và quốc tế Nghiên cứu đề xuất áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quảng bá , xúc tiến du lịch, đặc biệt về tài khoản vệ tinh du lịch, qua đó

sẽ giúp công tác dự báo xu hướng thị trường và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và vai trò đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân Đồng thời đề xuất các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các kế

hoạch, quy hoạch du lịch phù hợp và khả thi, mang lại lợi ích thiết thực chodoanh nghiệp Với những định hướng cơ bản trên, nếu biết vận dụng và

thực thi tốt, chắc chắn sẽ tạo ra cơ sở bền vững để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, đạt mục tiêu đề ra

2.1.2 DU LỊCH GÓP PHẦN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

NGÀNH NGOẠI THƯƠNG

Sự phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế Xuất khẩu bằng con đường du

Trang 11

lịch đa số được gọi là xuấ khẩu tại chỗ như các mặt hàng ăn uống, rau quả, hàng lưu niệm Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi biến về nhiều

mặt Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hóa đó đem xuất khẩu theo con đường ngoại thương là giá bán buôn Tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế

2.1.3 DU LỊCH TẠO CƠ HỘI GIẢI PHÁP VIỆC LÀM

- Đối với Việt Nam, năm 2012, tổng lao động trong ngành du lịch tăng

1,4% tương đương 4.355.000 gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp sẽ tăngtrung bình 1,1% hàng năm và bình quân tăng 4.874.000 vào năm 2022 Về xuất khẩu du lịch tại chỗ trong năm 2012, tăng 5% và bình quân tăng 6% hàng năm, tới năm 2022 đạt 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia Về đầu tư du lịch trong năm 2012 sẽ tăng 0.5%, trong vòng 10 năm tới con số này sẽ đạt 7,7% trong tổng đầu tư toàn quốc Bên cạnh những con số ấn

tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu Cứ mỗi việc làm trong ngành

du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác Ngành du lịch cũng

sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế

- Trên thế giới, với sự phát triển nhanh chóng và do đặc thù là dịch vụ

nên ngành du lịch có hệ số sử dụng lao động rất cao Theo thống kê của

Singapore, để tạo ra 1 triệu USD ngành ngoại thương thuê 14 lao động,

trong khi đó du kịch cần 27 đến 33 lao động Sự phát triển nhanh chóng của

du lịch quốc tế tạo ra nhiều việc làm Ví dụ như chỉ riêng ngành khách sạn

đã tạo ra 11,3 triệu việc làm trên thế giới năm 1995 Theo WTO, lao động

Trang 12

trong ngành du lịch chiếm khoảng 7% lực lượng lao động trên thế giới

Năm 1997, ngành du lich trên thế giới có 252 triệu lao động ( chiếm 10,7%lao động của thế giới )

2.1.4 DU LỊCH THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ, TĂNG CƯỜNG VỊ TRÍ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA TRÊN CƠ SỞ PHỐI HỢP VỚI CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp có quy mô và gia đình chủ dịch vụ như taxi, cửahàng bán đồ lưu niệm, hay một nhà hàng nhỏ Ngành du lịch có thể liên kếtvới các doanh nghiệp địa phương phụ thuộc vào các yếu tố sau: loại hìnhhàng hóa và các nhà sản xuất mà các nhu cầu du lịch được liên kết; khảnăng của các nhà sản xuất địa phương đáp ứng nhu cầu; lịch sử phát triển

du lịch của vùng Ngày càng có nhiều du khách muốn tìm hiểu văn hóađích thực của vùng du lịch Nếu chúng ta có thể kích thích họ mua hàng lưuniệm sản xuất tại địa phương và ở khách sạn được trang bị bằng nhiều vậtliệu của địa phương thì du lịch sẽ là chiếc cầu nối và đóng góp đáng kể vàonền kinh tế khi du lịch phát triển, sự tiêu dùng của du khách sẽ làm cho sựphân phối tiền tệ và cơ hội tìm việc làm đồng đều hơn Hội đồng du lịch và

lữ hành quốc tế ước tính rằng du lịch tạo ra nguồn thu không chính thức cóthể bằng 100% nguồn thu chính thức ở các địa phương, tạo nên hiệu quảkinh tế liên đới trong du lịch Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thunhập của các doanh nghiệp du lịch

2.1.5 DU LỊCH LÀM THAY ĐỔI CẤU TRÚC KINH TẾ CỦA VÙNG

Ở các vùng có du lịch phát triển thì xuất hiện xu hướng nông dân rời

bỏ ruộng đồng để kiếm một công việc tốt hơn trong ngành du lịch; còn

ngược lại, ở các vùng du lịch kém phát triển thì chỉ có hai hoạt động để

phát triển kinh tế là canh nông – du lịch Khi du lịch phát triển, sự tranh

Trang 13

giành đất đai giữa hai ngành xảy ra Giá trị đất tăng do thay đổi mục đích

sử dụng Du lịch phát triển thì đòi hỏi cần có nhiều cơ sở hạ tầng để phục

vụ du lịch, cấc nhà đầu tư sẽ đua nhau mua đất xây dựng các nhà nghỉ,

khách sạn, các khu vui chơi, giải trí, khu resort,…

Ví dụ: khi DISNEY mua đất ở Florida, giá đất là 350 USD/acre ( 0.4 mẫu ).Năm năm sau, vùng đất xung quanh tăng giá lên 150.000 USD/acre ( tăng hơn 428 lần )

Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động, góp phần cân bằng cán cân

thanh toán quốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổngsản phẩm quốc dân của đất nước Kích thích đầu tư ngành du lịch đươc tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại dịch vụ khác nhau Vì thế,

sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng tầng ( nghệ

thuật, văn hóa, dân gian,…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ

kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và các doanh

nghiệp nhỏ Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng như hệ tống điện nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông,… chính là góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân cũng như du khách

2.1.6 DU LỊCH CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG PHỤC HỒI

KINH TẾ

- Khả năng phục hồi là yếu tố quan trọng khi đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn, thể hiện ở tính linh hoạt, khả năng thích ứng trong khi hoàncảnh thay đổi và khả năng phục hồi sau khủng hoảng Thực tế trong thập kỷqua, chúng ta có thể thấy lượng khách du lịch quốc tế chỉ giảm ba lần: năm

Trang 14

2001 ( giảm 0,4% ) sau sự kiện 11/9 năm, 2003 ( giảm 1,6% ) khi dịch

SARS hành hoành và năm 2009 ( giảm 3,8% ) khi xảy ra suy thoái kinh tế thế giới Điều quan trọng hơn là sau những thời điểm đó, nhu cầu du lịch tăng trưởng trở lại mạnh mẽ hơn

- Một ví dụ nữa cho thấy tầm quan trọng của du lịch Đó là: ngày

09/10/2009, Đại hội lần thứ 18 của tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đặt du lịch vào trung tâm của gói kích cầu kinh tế và chương trình cải cách dài hạn nhằm chuyểnsang nền kinh tế xanh Đại đội của UNWTO ở Astana, Kazakhsatn nhấn

mạnh tới vai trò quan trọng của du lịch trong phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, như tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại và phát triển cơ sở

hạ tầng Đại hội thông qua “ Tuyên bố Astana” kêu gọi các chính phủ hủy

bỏ các loại thuế đánh vào ngành du lịch trong hoàn cảnh kinh tế không ổn định hiện nay, tránh tạo thêm gánh nặng cho các nước nghèo, cản trở nỗ lựcphát triển du lịch công bằng của thế giới và làm méo mó thị trường

Có thể nói, nếu trong những thời điểm bình thường du lịch có vai tròquan trọng, thì trong thời điểm khủng hoảng du lịch có vai trò sống còn

- Với Việt Nam, dù ra đời từ năm 1960 nhưng du lịch Việt Nam chỉ thực

sự phát triển, đặc biệt trong khoảng 20 năm lại đây Từ chỗ chỉ đón khoảng 250.000 lượt khách quốc tế vào năm 1990, đến năm 2009, cả nước đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa với thu nhập từ du lịch đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng, thu hút khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm 41% tổng

số vốn đăng kí FDI vào Việt Nam Hiện du lịch đóng góp khoảng 5% GDP của quốc gia Từ năm 1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp trong lĩnh vực

du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 người lên đến 370.000 người, và lao

động gián tiếp trên khoảng 700.000 người Dự tính đến năm 2012, Việt

Nam thu hút khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế và 45 triệu lượt khách nội

Trang 15

địa; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vàoviệc phục hồi kinh tế của đất nước

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Du lịch là hoạt động luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên

du lịch như: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa,các công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác

có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch của con người Trongnhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạonhư công viên giải trí, bảo tàng, làng văn hóa,… trên cơ sở một hay tập hợpcác đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, mộtkhúc sông, một khu rừng Đó chính là những hệ quả tích cực của hoạtđộng du lịch đến môi trườg Trong suốt quá trình phát triển của ngành dulịch, du lịch và môi trường có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, tác độngqua lại và phụ thuộc lẫn nhau

- Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lí và bảo

vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường Biểu hiện rõ rệt nhất củahoạt đông du lịch là vấn đề bảo tồn môi trường Du lịch góp phần tích cựcvào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khurừng văn hóa-lịch sử-môi trường; tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử,kiến trúc mỹ thuật

Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ ở cấp độ quốc gia

105 khu đặc dụng trong đó có:

+ 11 vườn quốc gia: vườn quốc gia Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã…

+ 61 khu bảo tồn tự nhiên: khu bảo tồn Đồng Sơn-Kỳ Thượng, khu bảotồn Kẻ Gỗ…

Ngày đăng: 30/04/2018, 17:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w