Nguyễn Bính: Cây đàn độc huyền trong dàn thi ca 1930 - 1945 Có lẽ ở vào thời điểm của 60 năm trước đây có rất ít, rất rất ít những nhà thơ có sự tiếp nối truyền thống văn hoá dân gian đến mức nhuần nhuỵ sống động, mộc mạc đến thế . NguyễnBính là một hiện tượng đặc biệt và độc đáo trên thi đàn nước ta giai đoạn 1930-1945. Ông như cây đàn độc huyền cất lên lảnh lót một giai điệu riêng không thể nào pha trộn trong làng thơ ca thuở ấy. Thơ ông mới mẻ, đầy sức lôi cuốn song lại thuần khiết đến độ tinh khiết, khồng hề biết đến sự lai tạp. Và có lẽ, ông cũng là thi nhân đứng đầu về phổ cập thơ sâu rộng trong quần chúng mến mộ đón chào với tất cả sự yêu thương, nồng nhiệt, chân tình và đằm thắm của giai đoạn này. Sinh thời, NguyễnBính là người có thiên phú về thơ. Những bài thơ thuộc loại đầu tay như "Mưa xuân", "Cô hái mơ", "Lỡ bước sang ngang" . của ông đã được dư luận hết sức chú ý. Khi tập thơ "Tâm hồn tôi" được Tự lực văn đoàn trao giải năm 1937, (lúc ông 19 tuổi), tên tuổi của ông bắt đầu toả sáng bên cạnh một vài cây bút đặcsắc khác của phong trào Thơ mới: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận . Có điều, cây bút ấy đi theo một bè riêng, cần cù, nhẫn nại cầy xới và tiếp nối dòng thơ truyền thống. Ông là một trong số không nhiều các nhà thơ lầm lũi ngược dòng trở về nguồn cội, đôn hậu, hồn nhiên đến mộc mạc, thuỷ chung và là điển hình nhất của chất quê thuần phác, lắng đọng và tinh kết lại, toả sáng nơi đầu ngọn bút. Cũng chính bởi lẽ này mà đương thời có một lượng độc giả, đặc biệt là những trí thức Tây học không "mê" thơNguyễn Bính, điều đó cũng dễ hiểu. Kênh giao tiếp của thơNguyễnBính không mở hướng tiếp cận với cái gọi là Âu hoá thời thượng của lúc bấy giờ. Cũng bởi lẽ này, cái lẽ "đồng thanh tương ứng" mà NguyễnBính gần gũi với tác giả "Chợ Tết", "Đường về quê mẹ" (Đoàn Văn Cừ), "Bức tranh quê" (Anh Thơ) thậm chí theo dõi hồi ức nhiều thi hữu thân thiết với NguyễnBính lúc ấy "tiết lộ" thì NguyễnBính còn say mê đến mức si mê, mộng mơ đeo đuổi nữ sĩ Anh Thơ nữa. Không gian nghệ thuật trong thơNguyễnBính chiếm toàn bộ mảng nông thôn. Đó là cuộc sống làng quê Việt Nam, dẫu đã chịu sự tác động của nền văn minh công nghiệp, có bị phôi pha chút ít, trên đại thể vẫn còn giữ được cơ bản cái sắc hương còn "đào hoa phong nhuỵ" của vùng đồng bằng Bắc Bộ những thập kỷ 30, đầu 40. Cảnh làng quê Việt Nam vào xuân được phác hoạ qua một đôi nét đơn sơ, song thân thuộc, gần gũi và rất điển hình: Bữa ấy mùa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ . Trên cái nền ấy hiện ra cô gái quê bình dị, trong trắng và an phận với chuyện tằm tang, canh cửi: Em là con gái trong khung cửi. Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như cây lụa trắng. Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Còn nữa những dậu mồng tơi, những ao bèo, vườn chanh, giếng thơi, giàn trầu, hàng cau, ao rau cần, giàn đỗ ván, những vườn chè, những thôn Đoài, thôn Đông với đầy ắp, với ngồn ngộn sức sống chân quê. Có lẽ ở vào thời điểm của 60 năm trước đây có rất ít, rất rất ít những nhà thơ có sự tiếp nối truyền thống văn hoá dân gian đến mức nhuần nhuỵ sống động, mộc mạc đến thế. Nào là những sáng giăng, dàn giầu, bệnh của giời - những ngôn từ ấy hôm nay đã đi vào lịch sử như một chứng nhân cho sự hiện đại hoá của tiếng Việt. Xét trên phương diện âm hưởng dân gian của thi ca, thì NguyễnBính là người gần gũi đến mức chung một mã số với bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương hơn cả. Hai tâm hồn thơ dào dạt ấy, cách nhau một không - thời gian khoảng hai thế kỷ song lại rất tương đồng, tương hợp; và cũng là hai ca độc đáo hiếm hoi trong suốt chặng đường dài vận động và phát triển của hồn thơ dân tộc 10 thế kỷ. Song sức sống, sự trường tồn của thơ đâu phải chỉ thuần tuý hiển hiện trên cái vỏ của ngôn từ, của âm hưởng? Điều quan trọng hơn, và là căn bản nhất làm nên tầm vóc của một tác gia chính là chiều sâu tư tưởng, ở tầm khái quát hiện thực với những khái quát hiện thực với những khát vọng thẩm mỹ mang đậm dấu ấn nhân bản, khiến những dòng được viết ra dưới ngòi bút của nhà thơ, phải là những dòng sáng lấp lánh, đủ sức hội nhập được trong lòng nó hai sức mạnh dân tộc và thời đại. NguyễnBính chính là nhà thơ như thế. Kiên nhẫn, bền bỉ, thuỷ chung thâm canh trên vùng thẩm mỹ nông thôn, thực chất thơ ông đã tiếp cận với dân tộc. Điều đó thật dễ hiểu. Một đất nước nông nghiệp lạc hậu, khá tiêu biểu cho phương Đông như Việt Nam hồi ấy có tới 90% dân số là nông dân. NguyễnBính viết về nông thôn, tạo dựng một bộ mặt nông thôn tương đối toàn diện trong thơ, khiến thơ ông gần như là cuốn bách khoa toàn thư, đồng thời hướng tới lượng độc giả đông đảo tuyệt đối của dân tộc. Đó là mảnh đất màu mỡ bậc nhất của văn chương Việt Nam thuở ấy và vẫn còn tiếp tục là mảnh đất màu mỡ bậc nhất của văn chương hôm nay. Điều thứ hai và cũng là điều quan trọng hơn nữa là ở tính nhân bản - nhân loại sâu xa, mạnh mẽ trong thơ ông. Dù viết về đề tài cụ thể nào, bao giờ NguyễnBính cũng trở về với nhân bản. Thơ ông không chỉ bộc lộ cái tôi thân phận, số phận nhỏ bé, mỏng manh đơn chiếc của một con người, một cá thể, mà luôn vươn tới một sự khái quát cao, rất cao về một tầng lớp, một thế hệ, một giai cấp, đặt chúng vận động trong mối quan hệ đa chiều, khăng khít, liên thông của dòng chảy cuộc đời. Cái gì khiến bài thơ "Lỡ bước sang ngang" đạt tới sự phổ cập sâu rộng trong làng dân tộc ở những năm 1930-1940? Phải chăng tiếng thét sẽ lòng của người chị - người con gái bạc mệnh, một lần lên xe hoa trong bài thơ ấy cũng chính là cái nét điển hình nhất, khái quát nhất cho cái bi kịch, đại bi kịch của những người con gái nông thôn bị ép buộc, bị gả bán, bị phong tục và lễ giáo tước đoạt mất hạnh phúc, và nhân phẩm, quyền sống quyền làm người? Thế hệ các bà mẹ, các chị ngày xưa, dù người biết chữ, hay người không biết chữ, đều thuộc đến nhập tâm bài thơ "Lỡ bước sang ngang". Họ khóc thương người con gái trong thơ, hay khóc thương cho cuộc đời bạc mệnh, bạc thân của chính mình: Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã ngang sông đắm đò. Ở nước ta, có lẽ sau truyện Kiều, đến lượt "Lỡ bước sang ngang" là một thi phẩm được phổ biến sâu rộng. Nói NguyễnBính là nhà thơ của chân quê, song thực chất phải nói ông là nhà thơ của tình yêu chân quê mới thật chính xác. Tình yêu là đề tài đậm nét nhất trong thơ ông, đến nỗi toàn bộ 7 tập thơ ông viết trước 1945 như: "Lỡ bước sang ngang" (1940); Tâm hồn tôi (1940); "Hương cố nhân" (1941); "Một nghìn cửa sổ" (1941); "Người con gái ở lầu hoa" (1942); "Mây tần" (1942); "Mười hai bến nước" (1942), rút cuộc lại đều có thể thu gọn trong một chữ Yêu. Con người thơ đa tài và đa tình ấy, luôn mang trong trái tim mình một tình yêu cháy bỏng. Vì thế, có người đã nhận xét "thơ NguyễnBính đầy những tương tư". Đề tài vĩnh cửu có tầm nhân loại này, chiếm một khối lượng áp đảo trong thơ ông, làm nên vẻ đẹp lung linh riêng, đằm thắm, đắm đuối, nồng nàn, là phần đóng góp quan trọng bậc nhất của ông với làng thơ, đến mức nếu thiếu vắng nó, thơ ông sẽ trở nên nhợt nhạt và không còn sinh khí nữa, thậm chí chúng ta sẽ không còn một nhà thơ tài hoa cự phách NguyễnBính nữa. Nghiên cứu thơNguyễnBính giai đoạn 1930-1945 về cơ bản là phải rất chú trọng đến cái sự dan díu, giăng mắc này của nhà thơ. Cái hay, có thể là rất hay đến mức đặcsắc và độc đáo của thơNguyễnBính là thơ ông không chỉ dừng lại ở sự mô tả hiện thực của ngoại vật, của tâm tưởng mà bao giờ cũng gắng vươn tới cái siêu thực-một cái siêu vừa tỉnh táo lại vừa hư ảo song lại có tính khái quát hiện thực, nâng hiện thực hướng tới một tầm cao của nhận thức tâm linh. Thơ ông là sự đan quyện, hoà hợp tài hoa của hai yếu tố thực và siêu. Trong bài "Chân quê", anh chàng tình nhân, sau khi đã ra đến "mãi con đê đầu làng" để đón người yêu đi tỉnh trở về, đã thực sự khổ sở, day dứt trước cái ma lực thị thành đang từng bước làm biến đổi cô gái quê, chí ít là ở ngoại hình: Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi Xót xa đến bàng hoàng, đến ngỡ ngàng, chàng trai chỉ còn biết hạ mình, đau đớn. Nói ra sợ mất lòng em. Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa. Tương tự, cũng tâm thái ấy, trong bài "Đêm cuối cùng", anh con trai si tình nọ lại thảng thốt khi thấy người yêu mình xem diễn Nhị Độ Mai một cách quá hồn nhiên vô tư giữa các chàng trai lạ, đến nỗi không kìm nén được, chàng trai đành trách: Sao em lại đứng với người đi xem? Trách đấy, mà cũng là yêu quá đấy thôi, là ghen quá đấy thôi! Khi bài "Chân quê" kết thúc bằng hai câu thơ: Hôm qua em đi tỉnh về. Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều …Thực chất đã vươn tới cái siêu, đã khái quát lên thành một nhận xét có tính quy luật. Sự không cưỡng lại được của nông thôn trước sức tấn công và cám dỗ của nền văn minh công nghiệp thành thị. Mọi vẻ dường như bình yên, tĩnh lặng, êm đềm nơi thôn dã đang từng giờ từng phút tích tụ trong lòng nó những mâu thuẫn nội tại. Nhất định cái thời điểm bùng nổ để biến đổi ấy sẽ đến. Trước NguyễnBính chừng 30 năm, thi hào Tú Xương cũng đã từng chứng kiến cảnh đời dâu bể như thế, cũng đành thở dài bất lực như thế. Dẫu không là người cùng thời song trên bình diện cảm hứng tâm trạng, thơ của hai ông có phần giống nhau. Điều khác nhau căn bản là ở chỗ: Tú Xương là nhà thơ của thành thị, còn NguyễnBính là thi sĩ của chân quê. . lượng độc giả, đặc biệt là những trí thức Tây học không "mê" thơ Nguyễn Bính, điều đó cũng dễ hiểu. Kênh giao tiếp của thơ Nguyễn Bính không mở. với Nguyễn Bính lúc ấy "tiết lộ" thì Nguyễn Bính còn say mê đến mức si mê, mộng mơ đeo đuổi nữ sĩ Anh Thơ nữa. Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn