Từ đó hàng năm Bác Hồ đều có thư gửi cho thiếu niên nhi đồng.. Đó là 6 lời khuyên của bác Hồ với thiếu niên nhi đồng.. Đứng trước mỗi lới khuyên về Tổ quốc, đồng bào, lao động, kỷ luật,
Trang 1LI ̣CH SỬ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH
5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các em Bác nói, thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy Vậy 5 điều Bác dạy thiếu nhi có xuất xứ như thế nào?
1/ Thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 11/1949 là giai đoạn hình thành 6 điều khuyên của Bác Hồ: Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945 coi như là tuyên ngôn đầu tiên về công tác thiếu niên nhi đồng của bác Hồ Từ đó hàng năm Bác Hồ đều có thư gửi cho thiếu niên nhi đồng Cuối năm 1946 Bác Hồ đi Pháp về viết thư gửi các cháu thiếu nhi (đăng trên báo Cứu Quốc ngày 24/10/1946) Bác khuyên các cháu:
1 Phải siêng học
2 Phải giữ sạch sẽ
3 Phải giữ kỷ luật
4 Phải làm theo đời sống mới
5 Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ, anh em
(Sơn Tùng - "Hoa râm bụt" NXB - Thanh niên 1999, trang 134-135)
Tháng 11/1949, trong lá thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi, Bác Hồ nêu rõ: "Cách dạy trẻ,
cần làm cho chúng biết yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật,
biết vệ sinh, học văn hóa" (Hồ Chí Minh về giáo dục TN" NXB - Thanh niên - 1980,
trang 91) Đó là 6 lời khuyên của bác Hồ với thiếu niên nhi đồng Đứng trước mỗi lới khuyên về Tổ quốc, đồng bào, lao động, kỷ luật, vệ sinh, văn hóa Bác Hồ dùng những từ
khác nhau "Yêu, thương, chuộng, giữ, biết, học"
2/ Thời gian từ tháng 11/1949 đến Trung thu 1955 là giai đoạn thực hiện 6 điều khuyên của
Bác Hồ và hình thành 5 yêu: Thực hiện nội dung thư Bác Hồ gửi cán ộ phụ trách thiếu nhi,
thiếu niên nhi đồng cả nước học tập và làm theo 6 điều khuyên của Bác Hồ Ngày
31/10/1955 trong thư gửi giáo sư, học sinh, cán bộ, thanh niên và nhi đồng, Bác Hồ viết: "
Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động,
yêu khoa học, trọng của công" (Hồ Chí Minh bàn về giáo dục" - NXB Giáo dục 1962 -
trang 133) hay (Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng, rất vẻ vang" - NXB Giáo dục 1969 trang 33) Dịp cuối năm 1955, khi sang thăm Trung Quốc, Bác Hồ có viết thư cho thiếu nhi Trung quốc thi đua học tập và thực hiện 5 yêu với thiếu nhi Việt Nam
Nội dung 5 yêu là:"Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của
công" (Chỉ thị số 15 ngày 24/10/1955 của Ban thường vụ TW Đoàn)
Trang 23/ Thời gian từ Trung thu 1955 đến tháng 5/1961 giai đoạn thực hiện 5 yêu, 2 tính tốt và chuyển sang thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: Cùng với 5 yêu Bác Hồ dạy, trong giai đoạn àny thiếu niên nhi đồng còn thực hiện 4 tính tốt đó là: mạnh dạn, hoạt bát, chất phác, thật thà
(về sau rút gọn lại 2 tính tốt là thật thà, dũng cảm) Tháng 3/ 1961, trong bài nói với đồng
bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Bác Hồ căn dặn:" Các cháu thiếu niên nhi đồng phải
làm cho được 5 tốt là: Đoàn kết tốt, học tâ ̣p tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt, vệ sinh tốt"
(Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên NXB Thanh niên, 1980, trang 184) Ngày 15/5/1961 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội TNTP Việt Nam Bác Hồ giao cho TW Đoàn
và Bộ Giáo dục chuẩn bị nội dung để Bác viết thư gửi các cháu thiếu niên nhi đồng và Bác yêu cầu chuyển đến Bác tất cả những lá thư của Bác gửi thiếu niên nhi đồng từ trước đến nay Suy nghĩ và cân nhác kỹ cuối cùng Bác căn dặn 5 điều:
1 Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2 Học tập tốt, lao động tốt
3 Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4 Giữ gìn vệ sinh
5 Thật thà, dũng cảm
(Làm theo lời Bác Hồ dạy, NXB Kim Đồng, 1966, trang 55)
Trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
"Yêu Tổ quốc,yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
(Chữ "thật tốt" và chữ "khiêm tốn" được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ)
Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy
5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ
Trang 3Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các
em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà
ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào
Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây” Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang Văn minh chiến thắng bạo tàn Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”
Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo