Đề thi học sinh giỏi tỉnh Quảng Nam - 2009

1 1.3K 10
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Quảng Nam - 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH QUẢNG NAM MÔN VẬT LÝ- NĂM HỌC 2008-2009 Thời gian : 150 phút Bài 1 : Lúc 6 giờ 10 phút, Bảo bắt đầu rời nhà, đi xe đạp ( với vận tốc không đổi ) đến trường học thì mẹ Bảo cũng rời nhà đi bộ đến nhà máy trên cùng một con đường. Khi đang đi giữa chừng, Bảo phải quay lại gặp mẹ để xin chữ ký vào sổ liên lạc, rồi sau đó tiếp tục đi đến trường. Bảo đến trường vào lúc 6 giờ 50 phút, đồng thời thấy rằng thời gian từ khi rời nhà đến lúc bắt đầu quay lại đúng bằng thời gian từ lúc gặp mẹ đến khi tới trường (bỏ qua thời gian quay xe và thời gian xin chữ ký). Biết rằng vận tốc của mẹ Bảo bằng 4km/h và khoảng cách từ nhà đến trường học bằng 4km. 1. Tìm vận tốc đi xe đạp của Bảo 2. Nếu vẫn đi xe đạp với vận tốc như trên, nhưng Bảo phải quay lại đến nhà mới gặp được bố để xin chữ kí, thì Bảo sẽ đi đến trường vào lúc mấy giờ. Bài 2 : Treo hai quả cầu bằng sắt A và B có cùng kích thước vào một đòn bẩy như hình vẽ 1, người ta thấy hệ thống cân bằng. 1. So sánh khối lượng của A và B A B 2. Nếu nhúng ngập cả A và B vào trong nước thì đòn bẩy nghiêng về phía nào ? Vì sao ? Hình 1 Bài 3 : Cho mạch điện như hình vẽ 2. Khi đặt vào hai C điểm A,B một hiệu điện thế không đổi U thì số chỉ các V 1 V 2 A 1 vôn kế V 1 ,V 3 ,V 5 theo thứ tự là 2,4V, V, 3V. Gọi số chỉ các ampe kế A 1 , A 2 , A 3 tương ứng là I 1 ,I 2 , I 3 thì A V 3 V 4 A2 B I 1 = I 2 = I 3 . Hỏi nếu đặt vào hai điểm C,D một hiệu D điện thế U như trên thì số chỉ các vôn kế là bao nhiêu? V 5 A 3 Cho rằng các ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể. Hinh 2 Bài 4: Người ta đặt một điểm sáng S ở ngay trục chính của một thấu kính mỏng. Khi S ở trước thấu kính một đoạn 6cm thì có ảnh là S ’ 1 . Nếu dời S ra sau thấu kính một đoạn 12cm thìcó ảnh S ’ 2 trùng với vị trí ảnh lúc đầu. Dùng phép vẽ hình để tìm tiêu cự thấu kính này. Bài 5: Một bình hình trụ A đựng nước đá đến độ cao h 1 = 10cm, một bình hình trụ B có cùng tiết diệnvới bình A đựng nước đến độ cao h 2 = 15cm ở nhiệt độ 20 0 C. Người ta rót nhanh hết nước ở bình B sang bình A. Khi có cân bằng nhiệt, mực nước trong bình A giảm đi Δh = 0,4cm so với lúc vừa rót xong. 1. Mực nước trong bình A giảm đi chứng tỏ điều gì ? 2. Xác định nhiệt độ trong bình khi có cân bằng nhiệt 3. Tìm nhiệt độ ban đầu của nước đá trong bình A. Cho biết khối lượng riêng của nước, nước đá lần lượt là D 1 = 900kg/m 3 , D 2 = 1000kg/m 3 ; Nhiệt dung riêng của nước đá, nước lần lượt là c 1 = 2000J/kg.K, c 2 = 4200J/kgK; nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,4.10 5 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường ngoài. ĐỀ CHÍNH THỨC . ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH QUẢNG NAM MÔN VẬT L - NĂM HỌC 200 8-2 009 Thời gian : 150 phút Bài 1 : Lúc 6 giờ 10. 10 phút, Bảo bắt đầu rời nhà, đi xe đạp ( với vận tốc không đổi ) đến trường học thì mẹ Bảo cũng rời nhà đi bộ đến nhà máy trên cùng một con đường. Khi đang

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan