Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu Xuất phát từ nhận thức trên sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty TNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàng, em đã nhân thấy tầm quan t
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 7
3 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Kết cấu khóa luận 9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 10
1.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 10
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu 10
1.1.1.1 Khái niệm: 10
1.1.1.2 Đặc điểm: 10
1.1.2 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 10
1.1.3 Yêu cầu của công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp 11
1.1.4 Nhiệm vụ, thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan 11
1.1.4.1 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu: 11
1.1.4.2 Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan: 12
1.1.5 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 13
1.1.5.1 Phân loại nguyên vật liệu: 13
1.1.5.2 Đánh giá nguyên vật liệu: 14
1.2 Hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 19
1.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp: 23
1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương kê khai thường xuyên 23
1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26
1.4 Hình thức tổ chức sổ kế toán: 28
Trang 21.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung 28
1.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái 28
1.4.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 28
1.4.4 Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ 29
1.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính: 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀNG 30
2.1 Tổng quan về công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 30
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH cơ khí Việt Hoàng 32
2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm , tổ chức sản xuất của công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 34
2.1.4 Đánh giá khái quát một số chỉ tiêu cơ bản qua 3 năm gần đây của Công ty 36
2.1.5 Đặc điểm về công tác kế toán tại Công ty TNHH cơ khí Thương Mại Việt Hoàng 42
2.1.5.1 Các chính sách kế toán chung 42
2.1.5.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 45
2.2 Thực trạng và công tác tổ chức kế toán NVL, CCDC tại Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 47
2.2.1 Đặc điểm của NVL, CCDC: 47
2.2.2 Phân loại NVL, CCDC 49
2.2.2.1 Phân loại NVL, CCDC: 49
2.2.2.2 Cách mã hóa NVL, CCDC: 49
2.2.3 Đánh giá NVL, CCDC 50
2.2.3.1 Xác định giá thực tế NVL, CCDC nhập kho: 50
2.2.3.2 Xác định giá thực tế NVL, CCDC xuất kho: 50
2.2.4 Thủ tục nhập nhập, xuất kho: 51
2.2.4.1 Thủ tục nhập kho NVL, CCDC: 51
2.2.4.2 Thủ tục xuất kho NVL, CCDC: 66
2.2.5 Kế toán chi tiết NVL, CCDC 73
Trang 32.2.5.1 Chứng từ kế toán sử dụng: 76
2.2.5.2 Phương pháp kế toán chi tiết: 76
2.2.6 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀNG 86
3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vạt liệu tại công ty TNHH cơ khí TM Việt Hoàng 86
3.1.1 Ưu điểm 86
3.1.2 Những tồn tại: 88
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 89
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn hiện 89
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 89
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 90
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 90
3.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu: 90
3.3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 91
3.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp: 93
3.4.1 Đối với nhà nước 93
3.4.2 Đối với công ty 93
3.4.3 Điều kiện khác 94
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế 3 năm gần đây của Công ty 36
Bảng 2.2: Bảng trình bày Hệ số tự tài trợ và Hệ số nợ phải trả của Công ty 39
Bảng 2.3:Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) 41
Biểu 2.1: Hóa đơn mua hàng GTGT số 0001015 53
Biểu 2.2: Phiếu nhập kho 54
Biểu 2.3: Hóa đơn số GTGT0000 174 55
Biểu 2.4: Phiếu nhập kho 56
Biểu 2.5: Phiếu chi số 3412 57
Biểu 2.6: Biên bản kiểm nghiệm vật tư 58
Biểu 2.7: Phiếu nhập kho số 2896 59
Biểu 2.8: Hóa đơn số 0052820 60
Biểu 2.9: Biên bản giao nhận vật tư 61
Biểu 2.10: Biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa 62
Biểu 2.11: Phiếu nhập kho số 347 63
Biểu 2.12: Hóa đơn GTGT 64
Biểu 2.13: Biên bản giao nhận vật tư 65
Biểu 2.14: Phiếu xuất kho 68
Biểu 2.15: Giấy đề nghị vật tư 69
Biểu 2.16: Phiếu xuất kho số 2556 70
Biểu 2.17: Phiếu xuất kho số 242 71
Biểu 2.18: Phiếu xuất kho số PX0002 72
Biểu 2.19: Thẻ kho 75
Biểu 2.20: Thẻ kho vật tư quần áo BHLĐ 75
Biểu 2.21: Sổ chi tiết nguyên vật liệu 77
Biểu 2.22: Bảng báo cáo nhập xuất tồn 79
Biểu 2.23: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn CCDC 80
Biểu 2.24: Sổ nhật ký chung 82
Biểu 2.25: Sổ cái TK 152 83
Biểu 2.26: Sổ cái TK CCDC 85
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 21
Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển 22
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư 23
Sơ đồ 1.4: Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) 25
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 27
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 32
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng 34
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 43
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 45
Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán nhập kho 51
Sơ đồ 2.6: Quy trình nhập kho tại Công ty CP cơ giới và TM Thăng Long 52
Sơ đồ 2.7: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán xuất kho 66
Sơ đồ 2.8: Quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu 73
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ phương pháp ghi thẻ song song 74
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ta hiện nay, các tổchức kinh tế, doanh nghiệp có quyền tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình một cách độc lập tự chủ theo qui định của pháp luật Họ phải tự hạchtoán và đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận, và phát triển lợi nhuận
đó, từ đó nâng cao lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền kinh tế quốc gia phải được tiếptục đổi mới một cách toàn diện, nhằm tạo sự ổn định của môi trường kinh tế Tổng thểnọi dung và giải pháp tiền tệ, tài chính, không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tàichính, tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mà còn phải phải lý và sử dụng hiệu quả mọinguồn lực Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nước ta là thành viên của tổ chức thươngmại quốc tế WTO, để có sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngay
cả với các doanh nghiệp trong nước Để thực hiện điều đó, mỗi doanh nghiệp khôngngừng đổi mới, hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, cải tiến cơ sở vật chất kỹthuật, đầu tư cho việc cáp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao trình đọ độingũ cán bộ công nhân viên
Mục tiêu hàng dầu của các doanh nghiệp là đạt mức lợi nhuận tối đa với mứcchi phí tối thiêu Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất sảnphẩm luonn là mối quan tâm hàng đầu Tiết kiệm chi phí sản xuát luôn được coi là mộttrong những chìa khóa của sự tăng trưởng và phát triển Để làm được điều này cácdoanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố đầu vào, trong đó chi phí nguyên vật liệu
là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất Nguyên vật liệu là một bộphận quan trọng của hàng tồn kho, nó phản ánh tình hình sản xuất của doanh nghiệp cóđược tiến hành bình thường không Bên cạnh đó sự biến động của nguyên liệu ảnhhưởng tới giá thành của sản phẩm là lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này thể hiện ởchỗ nguyên vật liệu là đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm cho nên tiết kiệmchi phí nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành và tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanhnghiệp nói chung
Trang 8- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệutrong phạm vi công ty TNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàng.
3 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức trên sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán của
Công ty TNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàng, em đã nhân thấy tầm quan trọng to
lớn của nguyên vật liệu đối với sản xuất cũng như ý nghĩa của việc thực hiện tốt côngtác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh Được sự
hướng dẫn của thầy giáo TS Giáp Đăng Kha và các anh chị trong phòng kế toán của
công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài: “Hoàn thiện
tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàng”, cho khóa luận tốt nghiệp của mình với mục đích:
- Nghiên cứu làm rõ lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệpsản xuất nói chung
- Nghiên cứu là rõ thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công tyTNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàng Đồng thời vận dụng lý luận học tại trường kếthợp với thực tế công tác kế toán tại công ty mong tìm ra những biện pháp nhằm hoànthiện hơn nữa tác kế toán nguyên vật liệu
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng với các phân tích từ lý luận đếnthực tiễn kết hợp với quan sát, so sánh từ đó tổng hợp, cân đối rút ra nhận xét, kết luận
về đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập dữ liệu một cách chính xác
và đầy đủ nhất, có thể thu được những đánh giá chủ quan về thực trạng công tác kếtoán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng Mục đích của phương pháp này lànhằm xác định lại sự chính xác của thông tin khác ngoài phiếu điều tra
Đối tượng phỏng vấn là Kế toán trưởng và nhân viên kế toán Nội dung phỏngvấn là những câu hỏi liên quan đến kế toán nói chung và cụ thể về công tác bán hàngtại đơn vị
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng tài liệu có sẵntrong nghiên cứu, để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìn tổng quan về kếtoán NVL theo quy định của Nhà nước, có cơ sở để so sánh giữa lý luận và thực tiễn
Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều tài liệu, phải có khả năng
Trang 9đánh giá chất lượng của tài liệu và phân loại tài liệu thông tin mang lại hiệu quả.
5 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu khóa luận của em được chia làm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH cơ
khí Thương mại Việt Hoàng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
tại công ty TNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàng
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian hạn chế nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ củacác thầy cô giáo để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Trang 10CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu.
1.1.1.1 Khái niệm:
Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang
- Nguyên vật liệu để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấpdịch vụ
Nguyên vật liệu là: một bộ phận của hàng tồn kho, là một trong những yếu tố cơbản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quátrình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản xuất sản phẩm
1.1.1.2 Đặc điểm:
Nguyên vật liệu là đối tượng Lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiếttrong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mang những đặc điểm sau:
- Tham gia vào một Chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu thay đổi hoàn toàn hìnhthái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ, một lần vào chi phí sản xuất kinhdoanh
Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên liệuchiếm tỷ trọng khá lớn nên việc sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và đúng kế hoạchnguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thựchiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh
1.1.2 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh.
Nguyên liệu vật liệu chiếm vị trí hết sức quan trọng bởi nó là đối tượng laođộng và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấuthành nên thực thể sản phẩm Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vậtliệu là đối tượng không thể thiếu, nó giữ vay trò quyết định trong quá trình sản xuấtsản phẩm Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sảnxuất sản phẩm và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành
Do vậy tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm đảm
Trang 11bảo sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu hạ thấp chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung.
1.1.3 Yêu cầu của công tác quản lý NVL trong doanh nghiệp.
Bất cứ một nền kinh tế nào cũng chịu sự tác động của hai quy luật: Quy luậtkhan hiếm tài nguyên và quy luật nhu cầu không ngừng tăng lên, từ hai quy luật đódẫn đến sự tồn tại của quy luật sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nguyên vật liệu Trongnền kinh tế sản xuất hàng hoá việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu
là một yêu cầu tối ưu hoá quá trình sử dụng nguyên vật liệu nhằm đạt được những hiệuquả kinh tế cao nhất Thực chất của nó là sử dụng đúng công dụng, mục đích, đảm bảođúng định mức tiêu hao vật liệu cho từng chi tiết, sản phẩm tránh mất mát, hao hụt,giảm tới mức thấp nhất phế liệu, phế phẩm đồng thời tổ chức công tác tận thu phế liệu
Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt từ khâu thu mua, bảoquản sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu
Ở khâu thu mua: Quá trình thu mua phải đáp ứng đủ số lượng, đúng chủngloại
phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, giảm thiểu hao hụt và tìm nguồn thu mua phù hợp Đồngthời phải quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa
Ở khâu bảo quản: Doanh nghiệp cần phải xác định mức dự trữ tối đa, dự trữtối
thiểu để cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngưng trệ, gián đoạn do cung cấpkhông kịp thời hoặc ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều
Ở khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần phải sử dụng nguyên vật liệu đúng
mụcđích, thông dụng, tiết kiệm, hạ thấp mức tiêu hao, không ngừng tìm kiếm vật liệumới thay thế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất vìnhữngtiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép ta luôn có những vật liệu mới thay thế, có tínhnăng ƣu việt hơn so với những vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt Điềunày có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,tăng thu nhập và tích luỹ cho doanh nghiệp Vì vậy tình hình xuất dùng và sử dụngNVL trong sản xuất kinh doanh cần phải được phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời
1.1.4 Nhiệm vụ, thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan.
1.1.4.1 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu:
Để phát huy vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý nguyên vậtliệu trong các doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 12- Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyênvật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian cung cấp.
- Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu xuất dùng chocác đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật tư,phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật tư sai mục đích, lãngphí
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật tư, phát hiện kịpthời các loại ứ đọng kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thuhồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại
- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vậtliệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua dự trữ sử dụng vậtliệu
1.1.4.2 Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán liên quan:
- Thủ tục nhập kho:
Căn cứ vào giấy báo nhận hàng, nếu xét thấy cần thiết khi hàng về đến nơi, cóthể lập ban kiểm nhận vật tư thu mua cả về số lượng, chất lượng, quycách Ban kiểmnhận căn cứ vào kết quả thực tế ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư Sau đó, bộ phậncung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biênbản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho Thủ kho sẽ ghi số vật liệu thực nhập vào phiếunhập và thẻ kho rồi chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ Trường hợp phát hiệnthiếu, thừa, sai quy cách phẩm chất, thủ kho phải báo cáo cho cán bộ cung ứng biết vàtừng người giao lập biên bản
- Thủ tục xuất kho:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận sản xuất viết phiếu xin lãnhvật tư.Căn cứ vào phiếu xin lãnh vật tư kế toán viết phiếu xuất kho Căn cứ vào phiếu xuấtkho, thủ tục xuất vật tư và ghi vào phiếu xuất, số thực xuất ghi vào thẻ kho Sau khighi xong vào thẻ kho, thủ kho chuyển chứng từ cho phòng kế toán để ghi sổ
- Các chứng từ kế toán có liên quan:
Chứng từ kế toán sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán banhành theo TT 200/TT- BTC ngày 22/06/2014 của Bộ tài chính và các quyết định khác
có liên quan bao gồm:
Trang 13- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 08 - VT)
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn GTGT
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước,tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, kế toán có thể sử dụng thêm cácchứng từ kế toán hướng dẫn như:
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04 - VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 05 - VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 - VT)
1.1.5 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu:
1.1.5.1 Phân loại nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có công dụngkhác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau Mỗi loại có vai trò, công dụng,tính chất lý, hoá học khác nhau đối với quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm Do vậy đểthống nhất trong công tác quản lý nguyên vật liệu, kế toán tiến hành phân loại chúngtheo những tiêu thức sau:
Căn cứ vào vai trò, công dụng của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu được chiathành:
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm Cácdoanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau
- Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ cóthể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công
Trang 14Cách phân loại này là cơ sở để xác định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từngloại, từng thứ nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào mục đích sử dụng: nguyên vật liệu được chia thành:
+ Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh
- Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận giaobán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp
+ Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
- Nhượng bán
- Đem góp vốn liên doanh
- Đem biếu tặng
Căn cứ vào nguồn hình thành: nguyên vật liệu đuợc chia thành:
- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh,nhận biếu tặng
- Nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự sản xuất
Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sảnxuất, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho
1.1.5.2 Đánh giá nguyên vật liệu:
o Các nguyên tắc chi phối đến đánh giá nguyên vật liệu:
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của chúng theonhững nguyên tắc nhất định Có 3 nguyên tắc chi phối đến việc đánh giá nguyên vậtliệu:
- Nguyên tắc giá gốc (còn gọi là giá phí, giá thành, giá lịch sử):
Tất cả các loại tài sản và hàng tồn kho ở doanh nghiệp được phản ánh trong sổ kếtoán và báo cáo tài chính được ghi chép theo giá gốc Giá gốc bao gồm tất cả các chiphí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản và sẵn sàng đưa vào sửdụng
- Nguyên tắc nhất quán:Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụngphương pháp kế toán thống nhất trong suốt niên độ kế toán
- Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ánh đúng giá trị tài sản, cácnghiệp vụ làm tăng doanh thu và tăng vốn chỉ được ghi khi có chứng cứ chắc chắn (có
Trang 15chứng từ), chi phí và các khoản làm giảm doanh thu, vốn chủ sở hữu phải được ghichép ngay dù chưa có chứng từ chắc chắn Trên bảng cân đối kế toán, hàng tồn khophải được phản ánh theo giá trị có thể thực hiện được của nguyên vật liệu, công cụdụng cụ giảm do vật liệu bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất…thì đơn vị phải lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho.
o Đánh giá nguyên vật liệu giá vốn thực tế.
Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
được xác định như sau:
* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Trong đó:
- Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại,bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, chi phí mở L/C và các chi phí dịch vụ ngânhàng cho các thương vụ mua nguyên vật liệu từ các nguồn nhập khẩu hay trong nước
- Giá mua được xác định theo 2 trường hợp:
Đối với cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ thì giá NVL mua vào là giá mua thực tế không bao gồm thuế GTGT đầu vào
Giá trị thực tế
Giá trị NVLxuất kho tự giacông chế biên
Trang 16Đối với cơ sở SXKD không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp và cơ sở SXKD không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị vật liệumua vào là tổng giá thanh toán phải trả cho người bán( bao gồm thuếGTGT đầu vào).
* Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến:
* Đối với nguyên vật liệu nhận từ vốn góp liên doanh: Giá thực tế của nguyênvật liệu là giá do Hội đồng định giá
đánh giá lại và được chấp nhận
* Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng: Giá thực tế của nguyên vật liệu nhậpkho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường
Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho:
Tuỳ theo hoạt động của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của nhà quản lý cán bộ
kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
* Phương pháp giá bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳđược tínhtheo công thức:
Giá thực tế NVL tồn + nhập kho trong kỳ
Số lượng thực tế NVL tồn + nhập kho trong kỳCách 2:
Giá đơn vị bình
quân
sau mỗi lần nhập
Giá thực tế NVL trước + sau từng đợt nhập
Số lượng thực tế NVL trước + sau từng đợt nhập
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm.
Nhược điểm: theo phương pháp này chỉ đến cuối kỳ mới xác định được đơngiá
bình quân gia quyền vì vậy ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán Phươngpháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có tính ổn định về giá cả vật
tư, hàng hóa khi nhập kho
X Giá đơn vị bình
Trang 17Điều kiện áp dụng: thường áp dụng đối với doanh có tính ổn định về giá cảvật
tư hàng hóa khi nhập kho
*Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này thì số hàng nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết sốnhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất Cơ sở củaphương pháp này là giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng làm giá đểtính giáthực tế hàng xuất do vậy giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vậtliệu mua vào sau cùng
Ưu điểm: Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn địnhhoặc có xu
hướng giảm, thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, sốlần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều, phương pháp này cho phép kế toán cóthể tính giá NVL xuất kho kịp thời
Nhược điểm: Phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại không phùhợp với
những chi phí hiện tại, vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của vật tư, hàng hoá
đã được mua từ cách đó rất lâu
* Phương pháp nhập giá bán lẻ
Đây là phương pháp mới bổ sung theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồnkho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự
mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác
Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ
đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặthàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó Thông thường mỗi bộ phậnbán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng
Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn khocuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụ thểcủa từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán
Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ như cácđơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)
Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗimặt hàng lại có số lượng lớn Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốncủa hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều,
Trang 18lượng khách hàng đông Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biêntrên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu) Sau đó,căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán
và giá trị hàng còn tồn kho
Ngành kinh doanh bán lẻ như hệ thống các siêu thị đang phát triển mạnh mẽ.Mặc dù Chuẩn mực Việt Nam chưa có quy định cách tính giá gốc hàng tồn kho theophương pháp bán lẻ nhưng thực tế các siêu thị vẫn áp dụng vì các phương pháp khác
đã quy định trong Chuẩn mực không phù hợp để tính giá trị hàng tồn kho và giá vốnhàng bán của siêu thị Việc bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn kinh doanhbán lẻ tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế Các thông tin về doanh số củasiêu thị được xác định hàng ngày sẽ là căn cứ để xác định giá vốn và giá trị hàngtồn kho của siêu thị
* Phương pháp thực tế đích danh.
Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho tính theo giá thực tế của từng lô hàngnhập Áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên vật liệu có giá trị lớn và cóthể nhận diện được
Ưu điểm: Công tác tính giá nguyên vật liệu được thực hiện kịp thời vàthông qua
việc tính giá vật liệu, dụng cụ xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quảncủa từng lô NVL
- Đây là phương pháp có thể coi là lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắcphù hợp của hạch toán kế toán Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế
Nhược điểm: Áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉcó
thể áp dụng được khi hàng tồn kho có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, từngthứ riêng lẻ
o Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán:
Giá hạch toán là giá quy định thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và được sửdụng ổn định trong một thời gian dài, giá hạch toán của nguyên vật liệu có thể là giámua thực tế, giá kế hoạch, giá bán buôn…
Giá hạch toán được sử dụng để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập, xuất,tồn kho nguyên vật liệu làm giảm nhẹ công tác tính toán và tăng cường công tác kiểmtra của kế toán trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản khi sử dụng giá hạch toán để
Trang 19hạch toán chi tiết hang ngày thì cuối kỳ phải tính chuyển giá hạch toán thành giá thực
Giá hạch toánNVL xuất kho x Hệ số chênh lệchgiá
Hệ số giá nguyên vật liệu có thể tính theo từng nhóm hay từng thứ vật liệu vàviệc áp dụng phương pháp tính toán cần phải nhất quán trong các niên độ kế toán
Ưu điểm: Phản ánh kịp thời biến động của giá trị các loại nguyên vật liệutrong
quá trình sản xuất kinh doanh, giảm nhẹ công tác tính toán đặc biệt đối với doanhnghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu
Nhược điểm: Việc sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu chỉ đượcdùng
trong hạch toán chi tiết vật liệu và chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp hạch toán hangtồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng trong doanh nghiệp có nhiều chủngloại
nguyên vật liệu, giá cả biến động và việc nhập kho diễn ra thường xuyên
1.2 Hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp:
Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn vận dụngmột trong các phương pháp sau:
a Phương pháp thẻ song song:
Nội dung của phương pháp ghi thẻ song song:
Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồnnguyên
vật liệu về mặt số lượng Thẻ kho do phòng kế toán lập và lập cho từng loại nguyênvật liệu Sau ghi đã ghi đầy đủ các yếu tố của phần: tên, nhãn hiệu, quy cách, danhđiểm, định mức dự trữ…kế toán giao cho thủ kho
Thẻ kho phải được sắp xếp theo từng loại, từng nhóm và từng thứ tự để tiện choviệc quản lý
Trang 20Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu thủ kho tiếnhành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ rồi thực hiện việc nhập, xuất vàghi số thực nhập, thực xuất vào chứng từ Cuối ngày phân loại chứng từ rồi tính ra sốtồn kho và ghi vào thẻ kho, lập phiếu giao nhận chứng từ và luân chuyển cho phòng kếtoán.
Tại phòng kế toán: Kế toán NVL sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chéptình
hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về mặt số lượng lẫn giá trị Sổ chi tiếtđược mở cho từng loại nguyên vật liệu Khi nhận được các chứng từ nhập- xuấtnguyên vật liệu do thủ kho gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp phápcủa chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ sau đó kế toán phân loại chứng từ và ghi vào sổchi tiết nguyên vật liệu tính ra số tồn kho cuối ngày Cuối tháng, kế toán và thủ khotiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết nguyên vật liệu Ngoài ra kế toánchi tiết còn phải lập bảng tổng hợp Nhập -Xuất - Tồn để đối chiếu với kế toán tổnghợp
Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, đối chiếu với số liệu vàphát
hiện sai sót Đồng thời đảm bảo độ tin cậy cao của thông tin kế toán
Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu,số
lượng Mặt khác, việc kiểm tra đối chiếu thường tiến hành vào cuối tháng dovậy hạnchế chức năng của kế toán
Phạm vi áp dụng: Đối với doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu,khối
lượng nghiệp vụ xuất ít, không thường xuyên, trình độ kế toán hạn chế
Trang 21Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết NVL
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu
b Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho cho từng danh điểm vật tư và ghi theo chỉtiêu số
lượng tương tự như phương pháp ghi thẻ song song
Tại phòng kế toán: Kế toán NVL sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghichép
phản ánh tổng hợp số NVL luân chuyển trong tháng và số tồn kho cuối tháng của chỉtiêu số lượng và số tiền Sổ đối chiếu luân chuyển được mở và được dùng cho cả năm,mỗi thứ NVL được ghi một dòng trong sổ và ghi một lần vào cuối tháng
Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL vàtừng kho kế toán lập bảng kê nhập vật liệu, bảng kê xuất vật liệu, và dựa vào bảng kênày để ghi theo số lượng và giá trị vào sổ đối chiếu luân chuyển Dòng cộng cuối kỳcủa sổ đối chiếu luân chuyển được đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu (SổCái)
Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một
lầnvào cuối kỳ
Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòngkế
toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ đượctiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán
Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại NVL ít,không
có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày phương pháp nàythường ít áp dụng trong thực tế
Trang 22Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi tình hình biến động củatừng danh
điểm vật tư theo chỉ tiêu số lượng (tương tự như phương pháp ghi thẻ song song) Cuốitháng thủ kho căn cứ vào số lượng tồn trên từng thẻ kho ghi vào sổ số dư cột số lượng,mỗi một danh điểm vật tư được ghi một dòng trên sổsố dư Sau đó gửi sổ số dư vềphòng kế toán
Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chépcủa
thủ kho vào thẻ kho, ký xác nhận vào thẻ kho, sau đó mang chứng từ nhập - xuất vềphòng phân loại chứng từ để vào sổ giao nhận chứng từ nhập, sổ giao nhận chứng từxuất Cuối tháng căn cứ vào sổ giao nhận chứng từ nhập - xuất để vào bảng tổng hợpluỹ kế nhập - xuất - tồn kho
Cột giá trị trên bảng luỹ kế nhập xuất - tồn kho trên sổ số dư cho từng nhómtừng kho vật liệu tương ứng
Ưu điểm: Tránh được việc ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lượng và dãnđều
công việc ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn vào cuối kỳ
Nhược điểm: Việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán phức tạphơn.
Ngoài ra, kế toán muốn biết được lượng tồn của từng danh điểm vật tư ở từngthờiđiểm khác nhau bắt buộc phải xuống kho xem thẻ kho mới xác định được
Trang 23KẾ TOÁN tổng hợp
Bảng lũy
kế N-X-T
Phiếu giao nhận chứng
từ xuất
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với những
doanhnghiệp có nhiều danh điểm NVL và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuấtcủamỗi loại khá nhiều
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng
1.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp:
1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương kê khai thường xuyên
Phương pháp KKTX hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thườngxuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho các loại NVL trên các tàikhoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập xuất
* Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho
- Nhược điểm: Khối lượng công việc ghi chép nhiều
Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng cho các đơn vị sản xuất và các đơn
vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn Trên thực tế phương pháp nàyđược áp dụng rất phổ biến
Trang 24* Số dư ĐK: giá trị NVL tồn đầu kỳ.
- Ps tăng NVL trong kỳ: nhập kho do mua
ngoài, nhận góp vốn, được cấp biếu tặng,
tự sản xuất, kiểm kê phát hiện thừa
- Ps giảm NVL trong kỳ: xuất kho đểphục vụ sản xuất, mang đi góp vốn, biếutặng, trả lại người bán, giảm giá đượchưởng, kiểm kê phát hiện thiếu
*Số dư cuối kỳ: giá trị hàng đang đi
đường cuối kỳ
B Hạch toán:
Trang 25Xuất tự chế, thuê ngoài gia công chế biến
Xuất bán trực tiếp, gửi bán Nhập kho hàng đang đi đường từ kỳ trước
Thuế nhập khẩu Tổng giá thuế GTGT thanh toán được khấu trừ
Xuất dùng cho bộ phận QLSX, QLBH, QLDN
QLSX, BH,
Xuất dùng trực tiếp cho SX Chế tạo sản phẩm nhập kho do mua ngoài
Các nghiệp vụ diễn ra được khái quát theo sơ đồ 1-4:
Sơ đồ 1.4: Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Nhập do nhận lại góp
vốn liên doanh
1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
o Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ:
- Định nghĩa:
Trang 26Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kếtquảkiểm kê để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hoá trên sổ kế toántổng hợp Từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức
nhập trong kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá nhậpkho, xuất kho không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà
được theo dõi trên một tài khoản riêng là Tài khoản 611 “mua hàng’.
Công tác kiểm kê vật tư, hàng hoá sẽ được tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán đểxác định giá trị hàng tồn kho thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàngtồn kho, đồng thời căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho để xác định giá trị vật tư,hàng hoá xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán Tài khoản 611
- Ưu điểm: việc ghi chép đơn giản, gọn nhẹ do không phải đối chiếu giữa số liệu
kế toán và số lượng kiểm kê mà số liệu kế toán luôn khớp với thực tế
- Nhược điểm: trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị vật liệu xuấtdùng( hoặc xuất bán)
o Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Tài khoản sử dụng:
*Tài khoản 611: Mua hàng
+ Bên Nợ: phản ánh giá thựctế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Bên Có: phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng,thiếu hụt và tồn kho cuối kỳ
Tài khoản 611(1) cuối kỳ không có số dư và thường được mở chi tiết theo từngloại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
*Tài khoản 151: Hàng mua đang đi đường
+ Bên Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ
+ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ+ Dư Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường
*Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu:
+ Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (kết chuyển từ TK
611 sang)
+ Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (kết chuyển từ TK
Trang 27611 sang)
+ Dư Nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản
khác có liên quan như TK 133,331,111,112,
Trang 281.4 Hình thức tổ chức sổ kế toán:
Theo QĐ số 15/2006/ QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hànhngày20/03/ 2006 và thông tư số 200/TT-BTC ngày 20/06/2014, các Doanh nghiệp sử dụngmột trong năm hình thức kế toánsau:
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là
sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
Trang 29số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phảiđược kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký - Chứng từ
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của cáctài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đốiứng Nợ
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thờigian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ
kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh
tế, tài chính và lập báo cáo tài chính
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký chứng từ, Bảng kê
- Sổ Cái
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
1.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm
kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kếthợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủquy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in đuợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chínhtheo quy định
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀNG
Trang 312.1 Tổng quan về công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng
Công ty TNHH cơ khí Thương mại Việt Hoàngđược thành lập với những nétkhái quát sau:
- Tên Công ty: Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng
- Tên viết bằng tiếng nước ngoài:
VIET HOANG TRADE MECHANIZATION COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: VH CO.,LTD
- Trụ sở chính:Phố Lê Văn Hưu, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai BàTrưng,Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
- Ngành nghề sản xuất chính: sản xuất bulong, ốc
- Vốn điều lệ:10.000.000.000đ (Viết bằng chữ: Mười tỷ đồng chẵn /.)
- Giám Đốc đại diện: Nguyễn Việt Hoàng
- Đăng ký lần đầu ngày 23 tháng 07 năm 2001
- Đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 02 tháng 08 năm 2011
Trên thị trường hiện nay ở nước ta, khi nhắc đến các sản phẩm Bulong,ecu,long đen hẳn ai cũng biết đến Công ty TNHH cơ khí Việt Hoàng– Nhà sản xuất linhkiện bulong ốc vít chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam
Để có được dấu ấn riêng trong lòng người tiêu dùng và tạo cho mình được mộtchỗ đứng vững chắc trên thương trường như hiện nay, Công ty TNHH cơ khí ViệtHoàng đã trải qua một chặng đường 15 năm phấn đấu bền bỉ, liên tục và phải đối đầuvới nhiều khó khăn thử thách đôi khi là rất nghiệt ngã
Được thành lập từ năm 2001, với khởi đầu chỉ là một cửa hàng nhỏ kinh doanhvật tư thiết bị linh kiện nhỏ lẻ
Nắm bắt tình hình phát triển của thị trường cũng như nhu cầu ngày càng khắtkhe của khách hàng, Công ty TNHH cơ khí Việt Hoàng đã quyết định nhập thiết bị
kỹ thuật về để sản xuất các linh kiện máy để phục vụ thị trường trong nước Thời kỳ
đó, đó là một quyết định táo bạo và tiềm ẩn nhiều rủi ro.Tuy nhiên, với niềm tin vàtâm huyết với khách hàng, với tinh thần “dám nghĩ, dám làm”Công ty TNHH cơ khíViệt Hoàng đã đạt được những thành công đáng kể
Trang 32Phát huy kết quả đạt được, Công ty tiếp tục nhập khẩu các máy móc hiện đại đểsản xuất ra các linh kiện cung cấp cho các dự án cấp nước và hệ thống đường ống côngnghệ Để có nhiều loại hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả cạnh tranhnhằm phục vụtốt nhất thị trường trong nước, Công ty đã mở rộng quan hệ với rất nhiều nhà cung cấptrong khu vực và châu Âu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,Indonesia, Malaysia, Ý, Tây Ban Nha…
Hơn 15 năm bám sát thị trường, chăm lo phục vụ khách hàng, Công ty TNHH
cơ khí Việt Hoàng đã trở thành nhà cung cấp nổi tiếng về vật tư thiết bị cơ khí, đã thiếtlập được hệ thống khách hàng ở khắp 63 tỉnh thành và đã thực sự trở người đồng hànhtin cậy của các công trình, dự án cấp nước trên toàn quốc
Lấy tiêu chí “Chất lượng là vàng, khách hàng là trên hết” làm nền tảng pháttriển bền vững, Công ty TNHH cơ khí thương mại Hoàng Việt, đang và sẽ vượt quamọi khó khăn để đến được cái đích của mình
Công ty Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoànghướng tới thành côngbằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đa dạng và hoàn hảonhất.Sự hài lòng và lợi ích của người tiêu dùng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy
sự phát triển của Công ty
Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thịtrường, uy tín và trình độ nhân lực
Quan hệ chặt chẽ, gắn bó hợp tác các khách hàng để hai bên cùng có lợi với cácđối tác chiến lược, đối tác truyền thống
Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhânviên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc
Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, xây dựng các đại lý thenchốt làm nền tảng cho sự phát triển
Đầu tư thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị cũng như áp dụng công nghệ,hoàn thiện các giải pháp tích hợp
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH cơ khí Việt Hoàng
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng
Trang 33GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÒNG KỸ THUẬT, SXUẤT
PHÒNG XNK PHÒNG KẾ TOÁN
• PhóGiám đốc
- Nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Giám đốc để giao cho phụ trách các phòng ban
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả công việc được giao
- Lập các kế hoạch phục vụ quá trình hoạt động của các phòng ban
• Phòng Hành chính
- Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo,
- Quản lý hồ sơ sử dụng đất, đăng ký kinh doanh, con dấu, văn thư
- Đề xufất mua sắm, cấp phát, quản lý trang thiết bị văn phòng
Trang 34- Tổ chức tiếp khách, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Có nhiệm vụ thực hiện các đơn đăt hàng và hợp đồng của khách hàng về việc
in các loại sản phẩm theo yêu cầu khách hàng Hoàn thành các đơn đặt hàng theo kếhoạch đưa ra và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tôt nhất
Phòng xuất nhập khẩu:.
Mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động mua bán hàng hóa Đưa hàng hóavào nội địa lưu thông cũng như xuất bán thành phẩm cho các bạn hàng quốc tế Việchoàn thiện hồ sơ và các thủ tục hải quan thuận lợi tạo tiền đề cho việc lưu thông hànghóa, tránh bị tồn vốn và các tổn hại về tài chính trong thời gian hàng lưu kho tại cảng
Các phân xưởng sản xuất ốc vít bulông, vòi, linh kiện
Trang 35Thép Lò Nung
Gia công thép thành đinh vít, bu lông
Nhúng thép qua axit, và phốt phát
Theo kế hoạch sản xuất và các bản vẽ kỹ thuật, các Phân xưởng sản xuất tuânthủ nghiêm ngặt về an toàn lao động, đáp ứng đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu về sốlượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất
2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm , tổ chức sản xuất của công ty TNHH cơ khí thương mại Việt Hoàng
Công ty tuân thủ các chính sách quản lý của nhà nước, chỉ đạo, tổ chức mạnglưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng cho sự phát triển củacông ty Xây dựng chất lượng cho ngành hàng, chỉ đạo thống nhất, địa điểm giao nhậnhàng, phân khúc thị trường các định mức kinh tế kỹ thuật, tổ chức công tác mua bánhàng hóa, bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa thường xuyên, liên tục và
ổn định trên thị trường
Sản xuất bulong ốc vít… phục vụ cho ngành cơ khí, của Công ty là ngành sảnxuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ đòi hỏi nhiều kỹ thuật và lao động trênmột diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm Quá trình sản xuất sản phẩmđược phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành khác.Các công đoạn có thểtiến hành đồng thời hoặc tách rời nhau về mặt không gian để tạo ra sản phẩm cuốicùng
Quy trình sản xuất bulong, ốc vít:
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty TNHH cơ khí thương mại Việt
Hoàng
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Nhìn vào sơ đồ quy trình sản xuất của bu lông ốc vít ta thấy quy trình sản xuấtthép trải qua 4 bước cơ bản:
Bước 1: Thép được đưa vào lò nung khoảng 30 giờ để dễ uốn
Bước 2: Thép được nhúng vào axit sunferic để tránh mày mòn, sau đó đượcnhúng qua nước sạch và qua chất phốt phát, phốt phát giúp thép không bị rỉ và có thểbôi trơn vào thép, để có thể uốn dễ hơn
Bước 4: Thép được gia công thành đinh vít, Bulong, bằng các máy móc
Trang 36Đặc điểm của sản phẩm chính
Công ty TNHH cơ khí Thương Mại Việt Hoànghoạt động trong lĩnh vực sảnxuất các sản phẩm như bu long ốc vít…nguyên liệu đầu vàochủ yếu là thép được nhậpkhẩu từ nước ngoài theo tiêu chuẩn Châu Âu, được sản xuất bằng công nghệ caoCùng với hệ thống máy gia công CNC chuyên dùng sản xuất bu lông ốc vít Sảnphẩm sản xuất có chất lượng cao, đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn Tất cả các sảnphẩm trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo áp lực làm việctối thiểu 10kg/cm3 đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng Việt Nam kiểm định
Trang 372.1.4 Đánh giá khái quát một số chỉ tiêu cơ bản qua 3 năm gần đây của Công ty
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế 3 năm gần đây của Công ty
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
CHÊNH LỆCH
Trang 38Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình tài sản và nguồn vổn của Công ty ngàycàng tăng chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của toàn thể Cán bộ công nhân viên trongcông ty
Tổng tài sản của toàn công ty năm 2014 tăng 10.297.100.000 đồng tương ứng
tăng 3,8% so với năm 2013 Nguyên nhân chủ yếu tăng là do lượng hàng hóa bán ranăm 2014 tăng đáng kể so với năm 2013 và khoản phải thu khách hàng tăng; năm
2015 tăng 40.582.061.000 đồng tương ứng tăng 13,02% so với năm 2014 chứng tỏ sựphát triển nhanh chóng của công ty một cách vượt bậc
Tổng nợ phải trả của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng 10.044.686.000
đồng, tương ứng tăng 14,26%; năm 2015 tăng 40.182.341.000 đồng tương ứng tăng36,32% so với năm 2014 Điều nàychứng tỏ công ty chiếm dụng được khá nhiều vốncủa các nhà cung cấp cũngnhư các nguồn tín dụng trong nước để phục vụ cho việc mởrộng quy mô sản xuất cũng như việc đầu tư thêm máy móc thiết bị trong sản xuất
Vốn chủ sở hữu tăng liên tục trong 3 năm: năm 2014 tăng 252.415.000 đồng
tương ứng tăng 0,13% so với năm 2013 Năm 2015 tăng 399.722.000 đồng tương ứngtăng 0,2% so với năm 2014 Điều này có được là do 3 năm liền năm nào công ty hoạtđộng cũng có số lãi đáng kể
Tổng doanh thu của công ty cũng tăng đáng kể: Năm 2014 tăng
23.282.363.000 đồng tương ứng tăng 13,9% so với năm 2013; năm 2015 tăng54.040.357.000 đồng tương ứng tăng 24,39% so với năm 2014.Điều này có được là docàng gần những năm gần đây, quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu các sản phẩm sảnxuất của công ty sang các nước trên thế giới ngày càng tăng Chứng tỏ công ty ngàycàng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế
Lợi nhuận sau thuế trong 3 năm liền kề cũng tăng đều đặn Năm 2014 tăng
34.929.000 đồng tương ứng tăng 13,39% so với năm 2013; năm 2015 lợi nhuận sauthuế tăng vọt từ 260.769.000 đồng năm 2014 lên tới 488.363 000 đ Mức tăng của năm
2015 lên tới 227.594.000 đồng tương ứng tăng 46,6% so với năm 2014 Đây là một kếtquả đáng ngưỡng mộ mà nhiều doanh nghiệp mong muốn trong thời điểm khó khănhiện tại Với những chiến lược kinh doanh hiện tại trong thời đại nền kinh tế đầy tháchthức đòi hỏi công ty không ngừng nỗ lực để đứng vững chắc trên thị trường hiện tại vàkhẳng định vị trí của mình trên các cường quốc năm châu
Trang 39Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản
Hệ số tự tài trợ, hệ số nợ phải trả
Hệ số tài trợ = Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ phải trả = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
Trang 40Bảng 2.2: Bảng trình bày Hệ số tự tài trợ và Hệ số nợ phải trả của Công ty