1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kinh tế và kế toán (1)

79 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Hoạt động thanhtoán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợpnào đó, mà yêu cầu đặt ra là các phương thức thanh toán quốc tế phải được thực hiệnnhanh c

Trang 1

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nơi thực tập:

TÊN ĐƠN VỊ: EXIMBANK – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.

TÊN ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI EXIMBANK – CHI

NHÁNH BÌNH DƯƠNG.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG LỚP:

NIÊN KHÓA: 2012 – 2016

Bình Dương, ngày 16 tháng 02 năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em Những kết quả và các số liệutrong khóa luận được thực hiện tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – Chinhánh Bình Dương, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Em hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2015

Sinh viên(ký tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin chuyển lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành của em đến quý Thầy

Cô trường Đại học Thủ Dầu Một Các Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức hếtsức quý báu trong thời gian qua Kính chúc Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe, hạnh phúc vàgặt hái nhiều thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy Đặc biệt cho em gửi lời cảm

ơn đến Cô người đã tận tình hướng dẫn và góp ý rất kỹ lưỡng, giúp em có thể hoàn thành

đề tài một cách tốt nhất Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, cùng toànthể anh chị cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam –Chi nhánh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thựchiện đề tài này

Trong thời gian ngắn, nên đề tài còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự đóng góp

ý kiến của các Thầy Cô và lãnh đạo Ngân hàng

Xin chân thành cảm ơn

Sinh Viên

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : MSSV : Khoá : 1 Thời gian thực tập ………

………

………

2 Bộ phận thực tập ………

………

3 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ………

………

………

………

………

4 Kết quả thực tập theo đề tài ………

………

………

5 Nhận xét chung ………

………

………

………

………

Đơn vị thực tập

Trang 5

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

NHẬN XÉT THỰC TẬP iii

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4

1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 4

1.1.1 Khái niệm: 4

1.1.2 Đặc điểm 4

1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế 5

1.1.3.1 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại 5

1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 5

1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng 6

1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 6

1.1.4.2 Phương thức nhờ thu(Collection) 7

1.1.4.3 Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – cash against documents) 9

Trang 7

1.2 Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 10

1.2.1 Khái quát về tín dụng chứng từ 10

1.2.1.1 Tín dụng chứng từ 10

1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch thư tín dụng 12

1.2.1.3 Nội dung của thư tín dụng 12

1.2.2 Các loại thư tín dụng thông dụng 16

1.2.2.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) 16

1.2.2.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) 17

1.2.2.3 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirm irrevocable L/C) 17

1.2.2.4 Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận (Unconfirm irrevocable L/C) 17

1.2.2.5 Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) 18

1.2.2.6 Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C) 18

1.2.2.7 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) 19

1.2.2.8 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) 19

1.2.2.9 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) 19

1.2.2.10 Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C) 20

1.2.2.11 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) 20

1.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT 23

2.1 Giới thiệu khái quát về Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương 23

2.1.1.1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 23

Trang 8

2.1.1.2 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

24

2.1.2 Cơ cấu tố chức và chức năng của các phòng ban 24

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức.(Hình 2.1) 24

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 26

2.1.3 Khái quát về các sản phẩm dịch vụ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 26

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 27

2.1.5 Thuận lợi và khó khăn 29

2.1.5.1 Thuận lợi 29

2.1.5.2 Khó khăn 30

2.1.6 Một số chỉ tiêu, kế hoạch trong năm nay 30

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 31

2.2.1 Thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 31

2.2.1.1 Sơ lược hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank 31

2.2.1.2 Tình hình thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 32

2.2.2 Thực trạng về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 33

2.2.2.1 Qui trình thanh toán L/C xuất – nhập khẩu 33

2.2.2.2 Thực trạng thanh toán L/C xuất – nhập khẩu 39

2.2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 41

2.2.3.1 Văn bản quy định quy trình thực hiện nghiệp vụ còn bất cập 41

2.2.3.2 Mạng lưới ngân hàng đại lý chưa rộng khắp 42

2.2.3.3 Sự bất cập trong kiến thức ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng 42

2.2.3.4 Trình độ đội ngũ nhân viên cán bộ 43

2.2.3.5 Công nghệ 44

Trang 9

2.2.3.6 Áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng khác 44

2.2.3.7 Công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng 45

2.2.3.8 Nguồn cung ngoại tệ và sự biến động tỷ giá hối đoái 45

2.2.4 Đánh giá chung tình hình sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NÂNG CAO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 48

3.1 Định hướng hoạt động của Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 48

3.1.1 Về định hướng thực hiện chung 48

3.1.2 Về dịch vụ 48

3.2 Giải pháp phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 49

3.2.1 Hoàn thiện văn bản quy định cho việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 49

3.2.2 Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý 49

3.2.3 Tăng cường chính sách giữ chân khách hàng 50

3.2.4 Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ thanh toán 51

3.2.5 Nâng cấp và đổi mới công nghệ thanh toán 53

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 53

3.2.7 Khai thác tốt các nguồn ngoại tệ và ứng dụng các công cụ phái sinh 54

3.3 Kiến nghị 55

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 55

3.3.2 Đối với Eximbank Hội Sở 58

3.3.3 Đối với Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 59

KẾT LUẬN CHUNG 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 1 63

PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C/ TU CHỈNH L/C 64

PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ PHÁT HÀNH L/C 65

Trang 10

PHỤ LỤC 4: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÝ THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU 66

Trang 11

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giớiTTQT Thanh toán quốc tế

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua các năm .27Bảng 2.2 Tình hình dư nợ theo các năm 28Bảng 2.3 Doanh số thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 29Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2014 tại Eximbank 32Bảng 2.5 Tỷ trọng thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương 33Bảng 2.6 Giá trị thông báo L/C và thanh toán L/C xuất khẩu 42Bảng 2.7 Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 43

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 21Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương .25Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng TTQT tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương qua các năm 33

Sơ đồ 2.1 Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Tân SơnNhất .34

Sơ đồ 2.3 Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu 38

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập WTO, hoạt động giao thương giữa ViệtNam và các nước không ngừng mở rộng, và hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngânhàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình Hoạt động thanhtoán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợpnào đó, mà yêu cầu đặt ra là các phương thức thanh toán quốc tế phải được thực hiệnnhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàngthương mại Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gianchu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năngthanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt độngngoại thương của mỗi nước

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất

Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua

và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất

do mức độ phức tạp của nó Tại Việt Nam, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam(Eximbank) đã sớm đưa các phương thức thanh toán quốc tế nói chung và phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ nói riêng vào hoạt động kinh doanh, nhưng tại Eximbank –Chi nhánh Bình Dương cũng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế về cả số lượng vàchất lượng khi áp dụng phương thức này Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đápứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và

sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng

và sự bất cập trong quản lý vĩ mô

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương” là điều cần thiết để tìm ra những mặt hạn chế và đưa ra các giải

pháp thiết thực nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank– Chi nhánh Bình Dương

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế nói chung và phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ nói riêng

- Phân tích thực trạng về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tạiEximbank – Chi nhánh Bình Dương

- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụngchứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: doanh số, thu nhập…từ những số liệu thống kê của

bộ phận thanh toán quốc tế và các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh qua các năm của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất Ngoài ra, nghiêncứu còn dựa vào các tạp chí nội bộ, chuyên ngành, website của Eximbank Hội sở,báo cáo thường niên của Hội sở qua các năm và quá trình tìm hiểu thực tế tại ngânhàng nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng thanh toán quốc tế tạiEximbank – Chi nhánh Bình Dương

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ phân tích thực trạng và xây dựngcác giải pháp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụngchứng từ của Eximbank – Chi nhánh Bình Dương Bên cạnh đó, do Eximbank – Chinhánh Bình Dương mới được thành lập từ cuối năm 2013 nên nghiên cứu chỉ sử dụngcác số liệu giai đoạn 2013 – 2015 để phân tích

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu về

doanh số, thu nhập, tốc độ tăng trưởng qua các năm – quý, và những tồn tại trongtoàn bộ quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh BìnhDương, từ đó cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp

- Thông qua thuận lợi và khó khăn, trên cơ sở thực trạng phân tích được, bám

sát định hướng phát triển của Eximbank từ đó nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằmnâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánhBình Dương trong thời gian tới

Trang 16

5 Kết cấu của đề tài

Gồm ba chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín

dụng chứng từ

- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương

thức tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương

- Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nâng cao phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm:

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi vềtiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cánhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chứcquốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan [1]

1.1.2 Đặc điểm.

- Thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước nàysang đồng tiền của nước khác Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tếthường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như đồng dollar Mỹ(USD), đồng Euro (EUR), đồng bảng Anh (GBP), đồng Yên Nhật (JPY), đồngdollar Úc (AUD) Trong đó đồng dollar Mỹ và Euro vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanhtoán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch

- Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng

cho khách hàng Đây là dịch vụ mang tính chất vô hình, quá trình cung ứng và tiêudùng dịch vụ xảy ra đồng thời và là dịch vụ không thể lưu trữ được

- Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: như không

gian và thời gian thanh toán tương đối dài Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụthanh toán quốc tế của các quốc gia không đồng đều Môi trường pháp lý quốc tế củathanh toán quốc tế chưa đồng bộ, các tập quán quốc tế của phòng thương mại quốc tếICC (The International Chamber of Commerce) ban hành tương đối đầy đủ, nhưng cònnhiều bất cập trong vận dụng Trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tếcủa các quốc gia chênh lệch rất lớn Có thể coi đó là nguyên nhân phát sinh rủi ro trongthanh toán quốc tế hiện nay

[1] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013) Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống

Kê.

Trang 18

- Hệ thống thanh toán quốc tế ngày càng phát triển Hiện nay phần lớn việc chi

trả trong thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (Society forWorldwide Interbank and Finacial Telecommunication – Hội viễn thông tài chính liênngân hàng toàn cầu) Theo thống kê của tổ chức này thì có tới 72% các giao dịch tàichính tiền tệ quốc tế hàng ngày được thực hiện qua SWIFT Phần còn lại được thựchiện thông qua con đường điện tín, bưu điện dưới hình thức ủy nhiệm thu, chi hộ lẫnnhau giữa các ngân hàng Tỉ lệ trả bằng tiền mặt trong thanh toán quốc tế chiếm mộtphần không đáng kể

1.1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.3.1 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại

Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, khâu cuối cùng để khép kín một chutrình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốcgia khác nhau trên toàn Thế giới

TTQT là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động kinh tếđối ngoại phát triển Có thể nói nếu không có hoạt động TTQT thì không có hoạt độngkinh tế đối ngoại Vì vậy, việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, chínhxác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu củamình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt độngngoại thương

Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiệnhợp đồng ngoại thương

Vì thế, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không một phầnnhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không TTQT tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động XNK, qua

đó phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Đối với hoạt động của ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt độngTTQT mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí đặc biệt quan trọng Nó

Trang 19

không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một hoạt động không thể thiếu tronghoạt động kinh doanh của NHTM.

+ Trước hết, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được khách hàng cónhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăngthêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường

+ Thứ hai, thông qua hoạt động TTQT, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạtđộng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản

lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT với ngânhàng

+ Thứ ba, TTQT sẽ giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đótạo tiền đề cho ngân hàng có thể phát triển tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảolãnh và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác

+ Thứ tư, hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua

lượng tiền ký quỹ.

+ Ngoài ra, hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầucủa khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng

Tóm lại, trong xu thế ngày nay hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung Vìvậy, việc nghiên cứu thực trạng để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ TTQT có ýnghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc công nghiệp hóa –hiện đại hóa, đổi mới nền kinh tế đất nước

1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.

1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance).

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người chuyểntiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địađiểm nhất định

Có hai hình thức chuyển tiền:

+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)

+ Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)

Trang 20

Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanhhơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.

- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm rà, người

mua và người bán không phải tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau

- Nhược điểm: Độ an toàn trong thanh toán không cao, không đảm bảo quyền

lợi cho người bán, hàng đã chuyển nhưng việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí củangười mua Trong trường hợp người mua chuyển tiền trước khi giao hàng mà vìmột lý do nào đó, việc giao hàng của người bán chậm trễ, hoặc không đúng theo yêucầu thì người mua sẽ ứ đọng vốn

- Trường hợp áp dụng: phương thức này chủ yếu để thanh toán phi mậu dịch,

các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi thường, còn nếu áp dụng trong thanh toán xuấtnhập khẩu thì chủ yếu đối với khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao

1.1.4.2 Phương thức nhờ thu(Collection).

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì uỷ thác chongân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu vàchứng từ do người xuất khẩu lập ra

 Nhờ thu trơn (clean collection): người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hànghoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngânhàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hốiphiếu do mình lập ra

- Ưu điểm: thanh toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản

- Nhược điểm: là không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng

của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thểnhận hàng mà không trả tiền hay trả tiền chậm Đối với người mua áp dụng phươngthức này cũng có bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trảtiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng theo hợp đồnghay không

Trang 21

- Trường hợp áp dụng: với phương pháp này, tính an toàn đối với cả người

xuất khẩu và nhập khẩu đều thấp, tốc độ thanh toán chậm Do vậy, nó ít được sửdụng trong thanh toán quốc tế, có chăng chỉ là thanh toán các chi phí vận tải, bảohiểm, hoa hồng, lợi tức hoặc khi hai bên mua và bán tin cậy lẫn nhau hoặc hai bêncùng nội bộ công ty với nhau (công ty mẹ và công ty con)

 Nhờ thu chứng từ (documentary collection): là phương thức trong đó ngườixuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn

cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điềukiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mớitrao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng

Tùy theo thời hạn trả tiền, nhờ thu chứng từ được chia thành hai loại:

+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents Against Payment - D/P): Được sửdụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay

+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents Against Acceptance - D/A): Ápdụng trong trường hợp nhờ thu trả sau

- Ưu điểm: phương thức này đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt người bán

khống chế chứng từ

- Nhược điểm:

+ Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từhàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước Vì vậy, người mua gặp rủi rotrong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặc không đúng tronghợp đồng Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởng vào khả năng và thiện chíthanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngân hàng tham gia hoàn toàn không chịutrách nhiệm thanh toán Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phảichịu hết tất cả chi phí chuyên chở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên đường vận chuyển

+ Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu D/P vìkhi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đótrong khi đã nhận hàng Thời gian thanh toán bị kéo dài do phải phụ thuộc vào thờigian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất khẩu đến ngân hàng bên nhập khẩu

Trang 22

nên người xuất khẩu phải mất khá lâu mới thu được tiền còn người nhập khẩu thì có lợihơn.

- Trường hợp áp dụng: với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các

chứng từ hàng hoá khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơnphương thức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn vàchi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng Do vậy, phương thứcnày được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ

và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen và tin cậy

1.1.4.3 Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – cash against documents)

Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tàikhoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủnhững chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽxuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán

- Ưu điểm:

+ Thủ tục thanh toán đơn giản

+ Chuyển từ ngân hàng phục vụ người mua qua người bán nhanh

+ Người bán thanh toán bằng phương thức này rất có lợi: giao hàng xong là đượctiền ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản

- Trường hợp áp dụng: nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau

và nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhànhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện ngườimua về việc giao hàng hóa Và thường dùng khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thịtrường

Trang 23

1.1.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng hầu hết hiện naynhờ vào tính chặt chẽ và an toàn của nó cho người bán, người mua, cũng như cho đốitượng trung gian là ngân hàng Vì vậy phương thức tín dụng chứng từ sẽ được trình bàymột cách cụ thể và rõ ràng hơn ở mục lớn tiếp theo

1.2 Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

1.2.1 Khái quát về tín dụng chứng từ.

1.2.1.1 Tín dụng chứng từ.

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàngphát hành) mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhấtđịnh cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm

vi số tiền đó nếu người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phùhợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó mộtngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởngmột số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định

đã nêu trong văn bản đó

Các đối tượng liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ.

+ Người xin mở L/C (Applicant): người mua hay nhà nhập khẩu.

+ Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): người bán hay người xuất khẩu

+ Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hànhL/C theo yêu cầu của Người nhập khẩu

+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báoL/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH

Ngoài ra còn có:

+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệmcủa mình sẽ cùng với ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩutrong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán Ngân hàng xác

Trang 24

nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo L/C hay là một ngân hàng khác do ngườixuất khẩu yêu cầu.

+ Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): có thể là ngân hàng mở L/C hoặc có thể

là một ngân hàng khác được ngân hàng mở L/C chỉ định thay mình thanh toán tiền chonhà xuất khẩu hoặc chiết khấu hối phiếu

+ Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Là ngân hàng được ngân hàng mởthư tín dụng cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C Ngân hàng chiết khấuthường cũng là ngân hàng thông báo L/C

Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

- UCP 600: Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ

(Uniform customs and practice for documentary credit –UCP) UCP do phòngthương mại quốc tế (ICC) phát hành vào 1933 Để phù hợp với thực tiễn thương mạiquốc tế từ lúc ra đời đến nay, UCP đã 7 lần sửa đổi Tháng 12/2006 ICC ban hànhUCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007 UCP 600 là văn bản hiện hành khi sử dụng cần dẫnchiếu vào L/C

- URR 725: Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín

dụng chứng từ (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentarycredit No.725-URR 725), do ICC ban hành có hiệu lực từ ngày 1/10/2008, được ápdụng trong trường hợp L/C qui định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàngthanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu, nếu người hưởnglợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngânhàng mở L/C hoàn trả tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngânhàng khác – gọi là ngân hàng hoàn tiền

- e.UCP: Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại

điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ, ICC cho ra đời vănbản bổ sung e.UCP được coi là UCP 500.1 có hiệu lực từ tháng 2/2002 Để phù hợpUCP 600 ICC ban hành e.UCP 1.1 có hiệu lực từ 1/7/2007

- ISBP-681: Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân

hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard

Trang 25

Banking Practice for examination of document under documentary credit) ISBP-681bao gồm 185 nội dung được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn quí báu về kiểm trachứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới đồng thời phù hợp với tinh thầnsửa đổi của UCP 600.

- Một số văn bản pháp lý khác: Incoterms 2000, luật hối phiếu, các tập quán

thương mại quốc tế

1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch thư tín dụng

- L/C là hợp đồng kinh tế độc lập của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu Mọi

yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện Do đó, tiếng nói chínhthức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C

- L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại

thương, nhưng sau khi được thiết lập thì hoàn toàn độc lập với hợp đồng này Một khiL/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúngvới hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụcủa các bên có liên quan đến L/C

- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ Khi

chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu,mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không hoàn toànđúng như ghi trên chứng từ

- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: vì giao dịch và thanh toán chỉ

căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu này là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C Để đượcthanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ cácđiều khoản và điều kiện của L/C

- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro vì L/C có ưu điểm vượt trội so với

các phương thức thanh toán khác

1.2.1.3 Nội dung của thư tín dụng

1 Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C

2 Loại thư tín dụng

3 Tên, địa chỉ các bên liên quan

Trang 26

4 Số tiền và loại tiền của L/C.

5 Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực

6 Thời hạn trả tiền của L/C

7 Các điều khoản về giao hàng, vận tải

Trang 27

Sender bank: BSABESBB – BANCO DE SABADELL S.A SABADELL Receiver’s bank: BFTVVNVX002 – BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (HANOI BRANCH) HANOI

Output Date: 11/1/2008 8:30:02 AM 3

Input Date: 10/01/2008 13:01

Message type: MT700 – issue of a Documentary Credit

SWIFT Detail 27: Sequence of Total

40E: Applicable Rules

UCP LATEST VERSION

31D: Date and Place of Expiry

44E: Port of Loading/Airport of Departure 7

ANY PORT IN VIETNAM

44F: Port of Discharge/Airport of Destination

VALENCIA PORT, SPAIN

44C: Latest Date of shipment

080315

45A: Description of Goods and/or Services

+ BAMBOO BASKETS, AS PER S/C 01/PNHE/2008, 8

CIF VALENCIA, SPAIN (INCOTERMS 2000)

Trang 28

COPY Page 2 of 3 Telex number:

Veryfied by :

Receiver by:

210801110123 swiftstp

Le Thi Lien

Remittance number

at 11/01/2008 8:22:02 AM

at 11/01/2008 8:55:02 AM SWIFT HEADER

Sender bank: BSABESBB – BANCO DE SABADELL S.A SABADELL Receiver’s bank: BFTVVNVX002 – BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (HANOI

+ COMMERCIAL INVOICE IN 6 FOLDS SHOWING ‘EXP 3/21’

+ PACKING LIST IN 6 FOLDS SHOWING REF., QUANTITY, BUNDLES,

MEASUREMENT PER BUNDLE, BUNDLE NO, PER REFERENCE

+ CERTIFICATE OF ORIGIN GSP ‘FORM A’ ISSUED BY OFFICIAL AUTHORITY, IF GOODS TRAVEL TROUGH HONG KONG OR B/L IS DATED IN HONG KONG, THEN FIELD 4 MUST NOTE THAT GOODS HAVE NOT BEEN MANIPULATED DURING THEIR STAY/TRANSHIPMENT IN HONG KONG, DULY SIGNED BY OFFICIAL

AUTHORITY IT MUST BE DATED BEFORE B/L,OTHERWISE FIELD FOUR MUST

BE STAMPED ‘ISSUED RETROSPECTIVELY’

+ FULL SET CLEAN SHIPPED ON BOARD OCEAN BILL OF LADING PLUS THREE

OF APPLICANT (FULL NAME ANF ADDRESS REQUIRED), NOTIFY TO ‘ALCON – DOMINE, 61ZDA, PTA.1 – VALENCIA – TEL.963240062’, SHOWING NAME AND ADDRESS OF SHIPPING AGENCY IN VALENCIA, SPAIN.

+ INSURANCE DOCUMENT COVERING ICC (a) PLUS SRCC, WITHOUT

FRANCHISE, CLAIMS MUST BE PAYABLE IN TO THE ORDER OF APPLICANT, STATING AGENTS COMPANY REPERSENTATIVE IN SPAIN.

+ COPY OF THE FAX SENT TO THE APPLICANT WITHIN 5 DAYS AFTER SHIPMENT SHOWING QUANTITY PER REFERENCE, UNIT PRICE, CONTAINER NO., VESSEL NAME, SHIPPING DATE, PACKING AND SHOWING ‘EXP.3/21, FOR INSURANCE PURPOSES (COPIES OF REPORTER MUST BE ATTACHED WITH DOCUMENTS) 47A: Additional Conditions

+ A CHARGE OF EUR 95,00 (IN THE CURRENCY OF THE CREDIT) WILL BE

DEDUCTED FOR EACH PRESENTATION BEARING DISCREPANCIES.

+ IN CASE THE PRESENTING BANK DESIGNATES A THIRD PARTY AS HIS

AGENT FOR TRACING AND BECONCILEMENT, A FEE OF EUR 45 (OR

EQUIVALENT) WILL BE CHARGED AND DEDUCTED FROM PAYMENT.

+ SHIPMENT MUST BE EFFECTED IN ONE 1X40’ HQ CONTAINER.

+ PLEASE DO NOT SEND ANY DRAFT 11

+ DOCUMENTS MUST BE SEND BY DHL COURIER SERVICE OR SIMILAR TO

BANCO DE SABADELL, S.A C/GAURIEL MIRO,12-C.P.03201 ELCHE (ALICANTE), SPAIN, AND COURIER’S CHARGES ARE FOR BENEFICIARY’S ACCOUNT.

+ ALL DOCUMENTS MUST SHOW L/C NUMBER.

+ ALL DOCUMENTS MUST SHOW ‘EXP.3/21’.

Trang 29

COPY Page 3 of 3 Telex number:

Veryfied by :

Receiver by:

210801110123 swiftstp

Le Thi Lien

Remittance number

at 11/01/2008 8:22:02 AM

at 11/01/2008 8:55:02 AM SWIFT HEADER

Sender bank: BSABESBB – BANCO DE SABADELL S.A SABADELL Receiver’s

bank: BFTVVNVX002 – BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (HANOI

ALL BANKING CHARGES OUTSIDE THE

ISSUING BANK, INCLUDING

REIMBURSEMENT CHARGES ARE FOR

BENEFICIARY’S ACCOUNT.

48: Period for Presentation 11

DOCUMENTS TO BE PRESENTED NOT

LATER THAN 15 DAYS FROM SHIPMENT

DATE, BUT WITHIN L/C VALIDITY.

49: Confirmation Instructions

WITHOUT

78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank

UPON RECEPTION OF DOCUMENTS STRICTLY IN ACCORDANCE WHIT CREDIT

TERMS, AT MATURITY WE SHALL CREDIT YOU AS PER YOUR INSTRUCTIONS.

72: Sender to Receiver Information 10

PLEASE ADVISE URGENTLY TO BEN.

End Detail

1.2.2 Các loại thư tín dụng thông dụng.

1.2.2.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

- Là thư tín dụng mà sau khi L/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu

ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý củangười hưởng lợi L/C

- Ưu điểm: đối với những hợp đồng mua bán không chắc chắn, không đầy đủ

thì thư tín dụng có thể hủy bỏ sẽ tạo điều kiện bổ sung, hoàn thiện hợp đồng Đối vớinhững nhà xuất khẩu không đủ tin cậy, nó sẽ bảo vệ quyền lợi nhà nhập khẩu

- Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu vì lúc này L/C chỉ là

lời hứa trả tiền, không phải là sự cam kết, như vậy dễ gây thiệt hại cho nhà xuất

Trang 30

khẩu Bảo hộ quá nhiều cho nhà nhập khẩu, kể cả trường hợp nhà nhập khẩu không đủkhả năng thanh toán cũng có thể tự động hủy bỏ L/C.

1.2.2.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).

- Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không

được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng

ý của người hưởng L/C Để đảm bảo được tính chất và tác dụng của L/C, ngày nay hầuhết L/C được mở theo hình thức không huỷ ngang

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu Ràng buộc trách nhiệm của

các bên liên quan, đảm bảo hợp đồng sẽ được thực hiện

- Nhược điểm: trường hợp có sai sót khi mở L/C hoặc muốn bổ sung vào L/C

thì phải có sự đồng ý của các bên hoặc mở một L/C khác

1.2.2.3 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirm irrevocable L/C).

- Đây là loại L/C không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả

tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C đó

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi lớn nhất cho nhà xuất khẩu do có một ngân

hàng uy tín cam kết thanh toán Tăng uy tín cho nhà nhập khẩu và ngân hàng mởL/C để nhà xuất khẩu yên tâm xuất hàng

- Nhược điểm: phí xác nhận thường cao hơn phí mở L/C và theo nguyên tắc là

do người mua trả

1.2.2.4 Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận (Unconfirm irrevocable L/C).

- Loại L/C không hủy ngang do một ngân hàng phát hành và ngân hàng này

chịu trách nhiệm trả tiền Ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kếtthanh toán nào Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàngphát hành

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu khi họ tin tưởng vào khả

năng trả tiền của ngân hàng mở L/C cũng như tình hình chính trị ổn định ở quốc gia mà

Trang 31

ngân hàng mở đóng trụ sở Nâng cao sự tín nhiệm của nhà xuất khẩu dành cho nhànhập khẩu.

- Nhược điểm: có rủi ro cao đối với nhà xuất khẩu khi ngân hàng phát hành

không đủ khả năng thanh toán

1.2.2.5 Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C).

- Đây là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi người thụ hưởng đã được

trả tiền thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào

- Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp đã nhận

được tiền

- Nhược điểm: bảo hộ cho nhà xuất khẩu, khi vô tình xảy ra sai sót trong việc

kiểm tra chứng từ hoặc nhà xuất khẩu dùng thủ đoạn lừa đảo… thì ngân hàng không lấylại được tiền đã thanh toán

1.2.2.6 Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).

- Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển

nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh củangười hưởng lợi đầu tiên Thư tín dụng chỉ được phép chuyển nhượng một lần Thư tíndụng chuyển nhượng thường được sử dụng trong mua bán hàng hoá tay ba, khi ngườihưởng lợi thứ nhất là đại lý của người bán cuối cùng

- Ưu điểm: thư tín dụng chuyển nhượng giúp cho những nhà xuất khẩu không

có vốn lớn hoặc không đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp được hưởng khoản chênhlệch do xuất khẩu gián tiếp, đồng thời với L/C này nhà xuất khẩu trung gian có thểkhông cho bên xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu biết về nhau Đối với những nhàxuất khẩu nhỏ, lẻ không tự mình tìm được đối tác thì thông qua L/C này tìm được đơnhàng xuất

- Nhược điểm: thư tín dụng chuyển nhượng khá phức tạp có nhiều bên liên

quan, và các điều khoản phải quy định rõ ràng trong L/C Nhà nhập khẩu phải trảmột khoản tiền lớn hơn và nhà xuất khẩu trực tiếp cũng có thể mất một khoản tiền dophải qua trung gian

Trang 32

1.2.2.7 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).

- Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết

hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khinào tổng giá trị được thực hiện hoàn tất Thư tín dụng tuần hoàn thường được sửdụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên theo định kỳ

- Ưu điểm: người nhập khẩu không bị đọng vốn, giảm được phí tổn do việc

mở L/C; người xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới mà có thể nhận được tiềnngay trong cùng một L/C khi giao hàng

- Nhược điểm: chỉ dùng cho hàng hóa đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, quy

cách đóng gói

1.2.2.8 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

- Là loại L/C không thể hủy ngang được mở trên cơ sở một L/C khác, nghĩa là

sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu yêu cầungân hàng mình mở một L/C khác dựa vào L/C gốc cho nhà cung cấp hàng hóa Nộidung của hai thư tín dụng là gần giống nhau, tuy nhiên nó lại hoàn toàn độc lập vớinhau

- Ưu điểm: thông qua L/C giáp lưng người trung gian được hưởng khoản

chênh lệch mà không cho người thụ hưởng L/C gốc biết đơn giá, trị giá và phầnchênh lệch đó

- Nhược điểm: L/C giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp khéo léo và

chính xác những điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liênquan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác; loại L/C này chỉ phù hợp với muabán trung gian

1.2.2.9 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).

- Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang chỉ có hiệu lực khi có một thư tín

dụng đối ứng với nó cũng được mở Loại thư tín dụng này thường được sử dụng khi haibên mua bán có quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hoá xuất nhậpkhẩu

Trang 33

- Ưu điểm: giúp các nhà gia công có thể gia công hàng xuất khẩu mà không

cần vốn

- Nhược điểm: phạm vi sử dụng hẹp.

1.2.2.10 Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C).

- Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: người yêu

cầu mở cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng số tiềncủa thư tín dụng đã mở, ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ xuấtchuyển hàng hoá cho người mua Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trongquan hệ mua bán giữa công ty mẹ - con, tài trợ cho người bán để chuẩn bị hàng hoá

- Ưu điểm: người bán nhận trước một số tiền khi chưa giao hàng, giúp người

bán giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định; còn người mua

sẽ mua được hàng hóa giá thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập khẩu

- Nhược điểm: người mua phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước.

1.2.2.11 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).

- Là loại Thư tín dụng do ngân hàng của người xuất khẩu phát hành trong đó

cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp người xuất khẩukhông hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo như thư tín dụng đã quy định

- Ưu điểm: L/C dự phòng được sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong một

phạm vi rất rộng bao gồm các hoạt động thương mại, tài chính…; đảm bảo quyền lợicho người nhập khẩu

- Nhược điểm: L/C dự phòng chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa

vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽkhông được thực hiện

Trang 34

1.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C

(Nguồn: PGS.TS.Trần Hoàng Ngân và TS.Nguyễn Minh Kiều (2007) Thanh toán

quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.)

(4) Khi nhận được thư tín dụng của NHPH thì NHTB sẽ tiến hành kiểm tra,xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu

(5) Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thìgiao hàng; nếu thấy sai sót và không chấp nhận thì đề nghị NHPH tu chỉnh lại chophù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng

(6a), (6b) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầucủa L/C, sau đó thông qua NHTB xuất trình cho NHPH để yêu cầu được thanh toán tiềnhàng

(7a), (7b) NHPH kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quyđịnh trong L/C thì trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ Nếu thấy khôngphù hợp thì từ chối (kèm theo lý do) và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩuthông qua NHTB

Trang 35

(8) Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu,NHTB ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo về sự từ chối củaNHPH.

(9) NHPH yêu cầu người nhập khẩu thanh toán và giao bộ chứng từ chongười nhập khẩu để nhận hàng sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhậnthanh toán

(10) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thìtrả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH TÂN

SƠN NHẤT.

2.1 Giới thiệu khái quát về Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương.

2.1.1.1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (tên viết tắt:Eximbank/EIB) là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vàongày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với têngọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank)

Eximbank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấyphép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốnđiều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD

Eximbank hiện có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tạiTp.Hồ Chí Minh, 1 Sở giao dịch, 39 Chi nhánh và 142 Phòng giao dịch, với đội ngũnhân sự lên đến 4.472 người (tính đến 31/12/2014) Đặc biệt trên bình diện quốc tế, tớinay Eximbank đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn với 750 ngân hàng đại lý ở 65quốc gia trên thế giới

Trong quá trình hơn 20 năm hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm các ngânhàng TMCP có quy mô lớn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng Eximbank là ngânhàng TMCP đầu tiên được chọn tham gia hệ thống SWIFT do ngân hàng Nhà nướcViệt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới

Trang 37

Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank Website:

w

ww e x i m b a n k c o m v n

Trụ sở chính: 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8) 38210055 - Fax: (84.8) 38296063

2.1.1.2 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

Nằm trong kế hoạch mở mới 40 điểm giao dịch trong năm 2013, ngày04/3/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có các công văn số 1474,

1475, 1476/NHNN-CNH chấp thuận cho Eximbank được mở Chi nhánh Tân SơnNhất

Ngày 10/8/2013, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức khaitrương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Bình Dương

Địa chỉ: 307 Nguyễn Văn Trỗi, P.1, Q Tân Bình, Tp HCM

Điện thoại: (84.8) 38456370 - Fax: (84.8) 39975928

2.1.2 Cơ cấu tố chức và chức năng của các phòng ban.

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức.(Hình 2.1)

Trang 38

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.

(Nguồn: phòng nhân sự tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương, 2015.)

Trang 39

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.

- Ban giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động tại Eximbank – Chi nhánh

Bình Dương

- Phòng dịch vụ khách hàng:

+ Là phòng tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu vàkinh doanh ngoại tệ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương theo quy định của ngânhàng nhà nước và Eximbank

+ Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch

+ Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngânhàng

+ Quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và Eximbank,ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chitiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn

- Phòng tín dụng:

+ Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động ngoại tệ

và Việt Nam đồng

+ Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay

+ Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành củangân hàng nhà nước và hướng dẫn của Eximbank

2.1.3 Khái quát về các sản phẩm dịch vụ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

Với phương châm luôn luôn đi đầu trong việc đổi mới và đa dạng hoá sảnphẩm dịch vụ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế mạnh truyềnthống như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, và thanh toán quốc tế, tại

Ngày đăng: 25/04/2018, 06:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Trần Hoàng Ngân và T.S Nguyễn Minh Kiều (2007). Thanh toán quốc tế. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh toán quốc tế
Tác giả: PGS. TS. Trần Hoàng Ngân và T.S Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợngoại thương
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2013
3. GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình (2013). Giáo trình thanh toán quốc tế. NXB thông tin và truyền thông. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế
Tác giả: GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình
Nhà XB: NXBthông tin và truyền thông. Hà Nội
Năm: 2013
4. Trầm Thị Xuân Hương (2006). Thanh toán quốc tế. NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh toán quốc tế
Tác giả: Trầm Thị Xuân Hương
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2006
5. Thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.6. Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w