1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN ACID KHÔNG BAY HƠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ GIẤY

9 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 121 KB

Nội dung

I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM : Tìm hiểu về phương pháp sắc ký giấy. Xác định thành phần acid không bay hơi trong dịch quả chanh và nem bằng phương pháp sắc ký giấy. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP : 1. Nguyên tắc : Sắc kí là phương pháp phân tích các cấu tử có trong hỗn hợp dựa vào khả năng hấp phụ hay phân bố khác nhau của các cấu tử giữa 2 pha: pha động và pha tĩnh. Có 2 loại sắc ký tương ứng là sắc ký hấp phụ và sắc ký phân bố. Sắc ký giấy thuộc loại sắc kí phân bố. Phương pháp sắc ký giấy dùng để phân tích các chất dựa trên sự phân bố khác nhau giữa các cấu tử giữa 2 pha: pha động và pha tĩnh. Khi đặt băng giấy có chấm mẫu phân tích vào bình chứa dung môi thì dưới tác dụng của lực mao dẫn dung môi sẽ dịch chuyển theo chiều dọc giấy kéo theo các thành phần phân bố khác nhau đồng thời tách chúng ra từng thành phần. 2. Hệ sắc ký giấy : a. Pha tĩnh: Có thể là nước hay dung môi hữu cơ tẩm trên chất mang rắn là giấy sắc ký. Giấy sắc ký cấu tạo bằng cellulose có những đặc điểm: + Tinh khiết về mặt hóa học. + Cấu tạo đồng đều về độ dày và kích thước các lỗ hổng. + Có cấu tạo đồng nhất. + Không hấp phụ và không phản ứng hóa học với mẫu. + Có khả năng giữ trên bề mặt một lượng lớn chất lỏng. Giấy sắc ký thường thuộc loại hydrophyl ưa nước nên nếu pha tĩnh là nước, không cần làm ẩm giấy trước. Nếu pha tĩnh lỏng là chất hữu cơ, giấy có tính ưa nước sẽ trở nên kỵ dung môi, do đó phải tẩm giấy bằng các chất kỵ nước như parafin, dầu thực vật. b. Pha động: Thường là dung môi hữu cơ có độ hòa tan nhỏ và cố định như buthanol, benzen, alcol… di chuyển qua giấy. Thường pha tĩnh và pha động được trộn lẫn vào nhau tạo thành hệ dung môi chạy sắc ký. Tỉ lệ của hệ dung môi này ảnh hưởng đến vận tốc di chuyển của các cấu tử. Các dung môi trong sắc ký giấy cần đáp ứng những yêu cầu sau: + Dung môi động và dung môi tĩnh không được trộn lẫn. + Thành phần của dung môi trong quá trình sắc ký phải không thay đổi. + Dung môi phải đuổi được ra khỏi giấy một cách dễ dàng, dễ tìm và không độc hại. c. Bình chạy sắc ký (bình tiêu bản) Nhằm tạo bầu không khí bão hòa hệ dung môi, dung môi chạy sắc ký được chứa trong bình thủy tinh có đậy nắp kín. Nguyên tắc: Khi đặt băng giấy có chấm mẫu phân tích vào bình chứa dung môi, do giấy có chứa những lỗ xốp nhỏ, dung môi sẽ di chuyển theo chiều dọc giấy kéo theo các thành phần phân bố khác nhau đồng thời tách chúng ra thành từng phần.

Ngày đăng: 21/04/2018, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w