1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 4 điều khiển hệ thống treo điện tủ

23 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 898 KB

Nội dung

EMS là hệ thống treo khí điều khiển lực giảm chấn của các bộ giảm chấn và lò xo khí bằng thiết bị điện tử.. Đặc tính của hệ thống treo khí: + Lực giảm chấn có thể thay đổi được.. Công tắ

Trang 1

Bài số 4

HỆ THỐNG TREO ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ - EMS

Trang 2

I SƠ ĐỒ KHỐI

Hệ thống treo nhằm cải thiện độ êm và tính năng vận hành xe EMS là hệ thống treo khí điều khiển lực giảm chấn của các bộ giảm chấn và lò xo khí bằng thiết bị điện tử.

EMS “Electronically - Modulated Suspension” (Hệ thống treo điều biến điện tử)

Trang 4

Hệ thống treo khí dùng một ECU để điều khiển các lò xo khí tức là những đệm khí nén có tính đàn hồi Có những kiểu phối hợp EMS với hệ thống treo khí Đặc tính của hệ thống treo khí: + Lực giảm chấn có thể thay đổi được

+ Độ cứng lò xo và chiều cao xe có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh thể tích không khí

+ Có các chức năng chẩn đoán và an toàn khi có sự cố

Trang 5

II CÁC CẢM BIẾN VÀ THÔNG TIN ĐẦU VÀO

A CÁC CÔNG TẮC

Trang 6

1 Công tắc chọn chế độ giảm chấn

Dùng để điều khiển thay đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nhưng nhìn chung, khi chuyển từ chế độ COMFORT (hay NORM) sang chế độ SPORT (thể thao) thì đều chuyển đổi lực giảm chấn từ mềm sang cứng.

Trang 7

2 Công tắc điều khiển chiều cao

Dùng để thay đổi cài đặt chiều cao xe Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nhưng chuyển từ chế độ NORM (hay LOW) sang chế độ HIGH (cao) đều làm thay đổi chiều cao xe từ thấp lên cao.

Trang 8

3 Đèn báo chế độ giảm chấn và đèn báo chiều cao xe

- Chế độ giảm chấn được chọn (bằng công tắc) thì đèn báo tương ứng sẽ sáng lên

- Chế độ chiều cao được chọn thì đèn báo tương ứng sáng lên Ngoài ra, những đèn báo này sẽ nhấp nháy khi hệ thống có trục trặc Nội dung của những đèn báo này tuỳ thuộc vào từng kiểu xe.

Trang 9

B CÁC CẢM BIẾN

Trang 10

1 Cảm biến góc xoay vô lăng

Được đặt trong cụm ống trục lái để phát hiện góc và hướng quay Cảm biến bao gồm 3 bộ ngắt quang điện và một đĩa xẻ rãnh

để ngắt ánh sáng nhằm chuyên mạch đóng ngắt (ON/OFF) tranzito - quang điện nhằm phát hiện góc và hướng lái.

Trang 11

2 Cảm biến điều chỉnh chiều cao

Mỗi bánh xe đều lắp một cảm biến điều chỉnh chiều cao Cảm biến này chuyển đổi các biến động về chiều cao của

xe thành những thay đổi về góc quay của thanh liên kết Khi

đó kết quả thay đổi được phát hiện dưới dạng thay đổi điện áp.

Khi xe cao hơn thì điện áp tín hiệu cũng cao hơn, khi xe thấp hơn thì điện áp tín hiệu cũng giảm xuống.

Trang 12

3 Cảm biến giảm tốc

Có tác dụng chuyển đổi sự biến dạng của đĩa gốm áp điện thành tín hiệu điện, nhờ đó gia tốc theo phương thẳng đứng của xe được phát hiện Khi gia tốc của xe hướng lên (nghĩa là lực hướng lên) thì điện áp tín hiệu tăng, khi lực hướng xuống thì điện áp tín hiệu giảm.

Cảm biến gia tốc phía trước kết hợp với cảm biến điều chỉnh chiều cao phía trước, còn cảm biến gia tốc phía sau thì được lắp trong khoang hành lý

Trang 14

C ECU/BỘ CHẤP HÀNH

Trang 15

1 ECU của EMS/hệ thống treo khí

Đóng vai trò xử lý các tín hiệu nhận được từ các cảm biến và

từ công tắc chọn, chuyển đổi những tín hiệu này thành tín hiệu điều khiển các van và bộ chấp hành.

Trang 17

III CÁC ĐIỀU KHIỂN CỤ THỂ

A THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ

1 Chọn chế độ giảm chấn: Lực giảm chất của bộ giảm chấn có thể thay đổi từ mềm sang cứng.

Trang 18

2 Điều khiển chiều cao (hệ thống treo khí): Chiều cao của xe có thể thay đổi từ thấp đến cao.

Có các đèn báo chỉ trạng thái của chế độ giảm chấn cũng như điều khiển chiều cao.

Trang 19

B ĐIỀU KHIỂN ĐỘ CỨNG LÒ XO VÀ LỰC GIẢM CHẤN

1 Điều khiển chống “bốc đầu xe”: chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn giúp ngăn ngừa hiện tượng bốc đầu xe khi tăng tốc, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe.

2 Điều khiển chống lắc ngang xe: chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn giúp ngăn ngừa hiện tượng lắc ngang xe, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của lái xe, tăng cường tính năng điều khiển của xe.

Trang 20

3 Điều khiển chống chúi xe: chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn giúp ngăn ngừa hiện tượng chúi đầu xe khi hãm phanh, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe.

4 Điều khiển cao tốc (ở chế độ bình thường): chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn giúp xe chạy ổn định và tính năng điều khiển tốt khi xe chạy tốc độ cao.

Trang 21

5 Điều khiển chống bốc xe khi chuyển số (đối với xe dùng hộp

số tự động): nhằm hạn chế hiện tượng bốc đuôi xe khi xe có hộp số

tự động khởi hành Khi hộp số dịch chuyển từ “N” hoặc “P”, lực giảm chấn được đặt ở chế độ cứng.

Trang 22

C ĐIỀU KHIỂN CHIỀU CAO XE

1 Điều chỉnh tự động cân bằng xe: duy trì chiều cao xe ở mức không đổi, không phụ thuộc vào trọng lượng hành lý và hành khách Công tắc điều khiển chiều cao mong muốn của xe sang mức bình thường hoặc cao

2 Điều khiển cao tốc: điều khiển chiều cao xe xuống mức thấp hơn so với mức đã chọn (sang mức thấp nếu trước đó đã chọn mức bình thường hoặc xuống mức bình thường nếu trước đó đã chọn cao) khi xe chạy với tốc độ đã quy định hoặc cao hơn Chức năng này làm cho xe có đặc tính khí động học và độ ổn định cao.

Trang 23

3 Điều khiển khi xe tắt động cơ: giảm chiều cao xe xuống mức chiều cao đã đặt (khi chiều cao xe tăng lên do giảm trọng lượng hành lý và hành khách) sau khi xe tắt động cơ Tính năng này giúp giữ tư thế của xe khi đỗ xe.

Ngày đăng: 18/04/2018, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w