Lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã thực sự bước sang một trang mới. Từ một nước thuộc địa thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhân dân Việt nam từ người dân nô lệ thành người chủ của một Quốc gia độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, cả trong kháng chiến lẫn trong kiến quốc. Sở dĩ có được những thành công đó là do chúng ta có một chính Đảng chân chính lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam Quang vinh một chính Đảng của Dân một chính Đảng mà từ khi sinh ra đã mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học. Nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt nam chúng ta thấy rằng: Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mâu thuận giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân pháp xâm lược và bọn tay sai ta với nhân dân ta ngày càng sâu sắc, ngay cả địa chủ phong kiến cũng mâu thuẫn với bọn thực dân, nông dân không có ruộng bị bọn địa chủ bóc lột dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Dẫn đến những cuộc đấu tranh chống thực dân chống phong kiến liên tiếp nổ ra. Những cuộc đấu tranh lúc này chưa mang tính chất là tự phát, chính vì vậy các cuộc đấu tranh này không đem lại kết quả. Trước những thất bại và bế tắc của phong trào chống pháp, nhiều người yêu nước Việt Nam đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, trong số đó có đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trên con đường buôn ba khắp năm châu, bốn biển, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ công nhân và nhân dân lao động đủ các loại mầu da để tâm xem xét tình hình, dầy công nghiên cứu, phân tích sâu sắc của cách mạng Mỹ năm 1776 cuộc cách mạng Pháp 1789 và đi đến kết luận: Những cuộc cách mạng đó chữa đến nơi, công nông vẫn cực khổ, vẫn đang lo tính toán làm cuộc cách mạng thứ hai, nhân dân Việt nam không thể đi theo con đường đó được.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ----------------------- BÀI LÀM Lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã thực sự bước sang một trang mới. Từ một nước thuộc địa thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhân dân Việt nam từ người dân nô lệ thành người chủ của một Quốc gia độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, cả trong kháng chiến lẫn trong kiến quốc. Sở dĩ có được những thành công đó là do chúng ta có một chính Đảng chân chính lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam Quang vinh một chính Đảng của Dân một chính Đảng mà từ khi sinh ra đã mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học. Nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt nam chúng ta thấy rằng: Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mâu thuận giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân pháp xâm lược và bọn tay sai ta với nhân dân ta ngày càng sâu sắc, ngay cả địa chủ phong kiến cũng mâu thuẫn với bọn thực dân, nông dân không có ruộng bị bọn địa chủ bóc lột dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Dẫn đến những cuộc đấu tranh chống thực dân chống phong kiến liên tiếp nổ ra. Những cuộc đấu tranh lúc này chưa mang tính chất là tự phát, chính vì vậy các cuộc đấu tranh này không đem lại kết quả. Trước những thất bại và bế tắc của phong trào chống pháp, nhiều người yêu nước Việt Nam đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, trong số đó có đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trên con đường buôn ba khắp năm châu, bốn biển, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ công nhân và nhân dân lao động đủ 1 các loại mầu da để tâm xem xét tình hình, dầy công nghiên cứu, phân tích sâu sắc của cách mạng Mỹ năm 1776 cuộc cách mạng Pháp 1789 và đi đến kết luận: Những cuộc cách mạng đó chữa đến nơi, công nông vẫn cực khổ, vẫn đang lo tính toán làm cuộc cách mạng thứ hai, nhân dân Việt nam không thể đi theo con đường đó được. Trong những ngày hoạt động sôi nổi, lựa chọn con đường cách mạng của đồng chí Nguyễn ái Quốc thì cách mạng tháng mười năm 1917 thắng lợi làm chấn động toàn cầu. Nguyễn ái Quốc đã hướng đến con đường cách mạng tháng Mười, ‘’đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa’’ do Lê Nin vạch ra, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã rứt khoát lựa chọn và đi theo con đường cách mạng của Lê Nin. Người khẳng định: “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản’’. Sau khi trở thành người cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập rèn luyện nắm vững bản chất cách mạng và khoa học chủ Nghĩa Mác - Lê Nin để truyền bà vào Việt nam. Quá trình chuyển bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam của Nguyễn ái Quốc, đồng thời cũng là quá trình chuẩn bị về mọi mặt cho việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay là lật đổ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Việt Nam mặc dù ít về số lượng, trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật còn thấp nhưng vẫn là giai cấp cách mạng nhất trong su thế của thời đại, họ có đủ khả năng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng cách mạng của mình. Thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam đồng chí Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ con đường , mục tiêu phương hướng, động lực lực lượng cũng như những phương pháp cách mạng cơ bản mà giai cấp công nhân Việt Nam phải tiến hành. Đó chính là cơ sở Đảng vạch 2 ra cương lĩnh đầu tiên, đứng đắn bảo đảm cho Đảng thực sự là một tổ chức cách mạng. Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tuyển chọn một đội ngũ những người yêu nước để mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng trở thành lớp Cộng sản đầu tiên làm hạt nhân cho phong trào. Đồng chí còn sáng lập nhiều tổ chức quần chúng cách mạng, viết nhiều sách báo để lên án chủ nghĩa thực dân và chỉ rõ đường lối ,phương pháp cách mạng. Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn ái Quốc sáng lập và rèn luyện là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1924 - 1928 phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển cả về số lượng và chất lượng của đấu tranh. Nhưng về cơ bản vẫn mang tính tự phát. Yêu cầu của khách quan của phong trào đòi hỏi phải chuyển quá trình từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác muốn thực hiện được quá trình đó đòi hỏi phải có Đảng ra đời. Từ khi đế quốc pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta, tính chất xã hội, mâu thuẫn cơ bản đã thay đổi. Do đó đối tượng, lực lượng và giai cấp lãnh đạo cách mạng cũng đã thay đổi. Nhưng những người yêu nước Việt Nam trong phong trào cần vương, phong trào khuynh hướng dân chủ tư sản đã không tìm thấy quy luật cách mạng của nước ta. Cách mạng Việt Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, thực chất là cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên phong đối với xã hội. Lịch sử Việt Nam đòi hỏi phải có một giai cấp mới, hệ tư tưởng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của dân tộc. Thấy rõ yêu cầu của cách mạng Việt Nam, từ tháng 6 năm 1925 Nguyễn ái Quốc đã thành lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đây là tổ chức của những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc, đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu lý luận 3 Mác - Lê Nin và truyền bá vào Việt Nam. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nhanh tróng tiếp thu lý luận mới “ Như người khát gặp nước uống”. Thông qua tổ chức này Nguyễn ái Quốc đã tổ chức được nhiều lớp huấn luyện, lựa chọn được nhiều cán bộ ưu tú gửi đi đào tạo ở các nước, sau này đã trở thành những cán bộ chủ chốt của Đảng. Do sự phát triển nhanh tróng của phong trào từ giữa năm 1929 ở Việt Nam đã hình thành ba nhóm Cộng sản: Đông dương Cộng sản Đảng, An nam Cộng sản Đảng và Đông dương Cộng sản liên đoàn. Tuy cùng phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân, nhưng các nhóm Cộng sản trên lại hoạt động độc lập, chia rẽ bè phái. yêu cầu của cách mạng đòi hỏi phải có sự thống nhất về tư tưởng và hành động những người yêu nước chân chính đều nhận thấy phải thành lập ra Đảng Cộng sản thống nhất để đưa cách mạng Việt nam tiến lê. Nắm vững tình hình đất nước, được sự chỉ đạo của quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã nhận trách nhiệm hợp nhất các nhóm Cộng sản. Hội nghị hợp nhất được tiến hành từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Những văn kiện đã được hội nghị thông qua là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nó tuân theo qui luật chung của cách mạng thế giới, đồng thời cũng mang tính đặc thù của Việt Nam, mà chủ nghĩa Mác - Lê Nin lại chứa đầy đủ hai yếu tố: Cách mạng và khoa học, chính vì vậy ta có thể nói rằng ngay từ khi mới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo và đã được hội nghị hợp nhất của Đảng ngày 3 tháng 2 năm 1930 thông qua. Cương lĩnh đã vạch ra những vấn đề cơ bản, đường lối cách mạng Việt Nam chiến lược chung của cách mạng Việt Nam là: “ Làm cách mạng tư sản dân quyền 4 cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”có ngfhĩa là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng tiến tới xã hội Cộng sản, giữa các cuộc cách mạng đó không có giới hạn không có điểm dừng, điều đó hoàn toàn phụ hợp với tư tưởng Mác - Lê Nin về cách mạng không ngừng. Cho nên nó mang đầy đủ cả hai bản chất cachs mạng và khoa học phù hợp với lý luận cách mạng không ngừng. Đảng Cộng sản Việt nam ra đời với cương lĩnh đầu tiên có ghi: Cách mạng Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ: Đánh đổ Đế quốc để giải phóng dân tộc và đánh phong kiến để đem lại ruộng đất cho nông dân, hai nhiệm vụ đó có quan hệ với nhau.Trong mối quan hệ đó nhiệm vụ đánh Đế quốc để giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, còn nhiệm vụ dân chủ thì cần phải thực hiện từng bước. Hai nhiệm vụ trên nhằm giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đó là hai mâu thuẫn khách quan yêu cầu lịch sử phải giải quyết hai mâu thuần này, hai nhiệm vụ đó cũng chứa đầy đủ hai bản chất cách mạng và khoa học. Trong hai phương pháp tiến hành cách mạng, cương lĩnh chính trị năm 1930 của Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng: Cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng để lật đổ chính quyền cũ thiết lập chính quyền mới. Bạo lực là quy luật phổ biến của cách mạng vô sản, bởi vì giai cấp thống trị không ba giờ tự nhường vũ đài chính trị của mình cho giai cấp bị trị, mà luôn sử dụng bạo lực để thống trị giai cấp bị trị, cho nên giai cấp bị trị cũng phải sử dụng bạo lực đó là một tất yếu khách quan, nhưng bạ lực chỉ là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng, về mặt này quan điểm của Đảng ta cho rằng ba lực cách mạng của quần chúng bao gồm hai lực lượng: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, và phải kết hợp hai hình thức đó với nhau, sự kết hợp những hình thức ấy là quy luật bạo lực cơ bản cách mạng Việt Nam. 5 Với quan điểm trên phương pháp cách mạng không những chỉ mang tính chất cách mạng cộng với tính chất khoa học mà nó còn mang tính chất nghệ thuật, có nghĩa là không phải lúc nào cũng dùng bạo lực để đánh Đế quốc và phong kiến, mà cũng có lúc phải gác lại, tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ từng lúc để vận dụng cho khôn khéo mà có hiệu quả. Đây là tính chất nghệ thuật của cách mạng Việt Nam. Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và suốt qúa trình đấu tranh giành chính quyền, Đảng ta đề ra những nhiệm vụ chiến lược, phương pháp tiến hành, tổ chức sắp xếp lực lượng và vai trò lãnh đạo đều được thực hiện đúng nội dung cương lĩnh đề ra, nhằm đảm bảo tính cách mạng và tính khoa học. Khi đã giành được chính quyền Đảng cộng sản Việt Nam lai phải đấu tranh để bảo vệ chính quyền còn non trẻ của mình, đúng như Bác nói: “ Giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền lại càng khó hơn’’. Vì vậy trong thời kỳ này Đảng ta đã chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi của đất nước ta lúc bấy giờ và xác định kẻ thù trước mắt cần phải đánh đổ chúng, do đó Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể để đấu tranh, mặt khác lợi dụng những mâu thuẫn trong kẻ thù để giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. Cụ thể: Trong thời kỳ 1945- 1954 Đảng chủ trương hoà với Tưởng để đánh Pháp, và Đảng tuyên bố tự giải tán ( nhưng thực tế là rút vào hoạt động bí mật ) mặt khác Đảng ta lại chủ trương hoà với Pháp để đánh Tưởng, với sách lược này một lúc ta tránh được xung đột với hai kẻ thù. Ngay trong cuộc kháng chiến chống Pháp Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận thấy là thực dân Pháp rất mạnh, muốn đánh thắng chúng, Đảng ta chỉ đạo nhân dân ta là trường kỳ kháng chiến, và cuộc kháng chiến chống thực dân sau chín năm có Đảng lãnh đạo đã thắng lợi hoàn toàn. Nhưng hoà bình chưa được bao lâu đế quốc Mỹ âm mưu xâm lược nước ta. Một lần nữa Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tàn dân ta một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân 6 chủ ở Miền Nam, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đường lối cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được thông qua tại hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15 tháng1 năm1959. Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng Miền Nam khỏi ách thóng trị của đế quốc phong kiến, thực hiện dân tộc dân chủ và người nghèo có ruộng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh để thực hiện mục tiêu đó Đảng ta đã dùng chiến lược: Đối với cuộc cách mạng ở Miền Nam là phải dùng bạo lực để giải phóng Miền Nam. Bạo lực cách mạng ở Miền Nam là sử dụng lực lượng chính trị cuả quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền còn đối với Miền Bắc phải chuyển hươngs nền kinh tế cho phù hợp với tình hình chiến tranh. Song song với việc bằng bạo lực ở Miền Nam và xây dựng Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn coi đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận cho cuộc đấu trang trên chiến trường, từ đó tạo ra sức mạnh đánh thắng kẻ thù và ta đã giành được những thắng lợi trong hiệp định Pa ri năm 1973. Sau khi ký hiệp định Pa ri thế và lực của ta đã mạnh, tháng7 năm1973 trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 21 vạch ra phương hương cho cách mạng miền Nam trong tình hình mới, chuẩn bị khởi nghĩa tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Đảng cỏng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt quyết định của lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứ nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, đồng thời nó khảng định dứt khoát vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam. Đẩng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau. Đây chính là sự chuẩn bị điều kiện cơ bản quyết định cho những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử tiến hoá của dân tộc. 7 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc - thời kỳ đọc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã là trung tâm kết hợp các yếu tố giai cấp, dân tộc quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp của cách mạng để giành thắng lợi./. A - MỞ ĐẦU Con người là vốn quý nhất, thước đo của mọi sự vật kẻ tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Chính vì vậy trong lịch sử phát triển loài người con người luôn phải chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cho mình đi theo theo một hướng tốt nhất. Lịch sử phát triển loài người trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gắn liền với một hình thái kinh tế - xã hội, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên bởi vì sự vận động thay thế nhau cua các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối, đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ cúa lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng có liên hệ biện chứng với nhau thông qua những quy luật xã hội. Từ năm 1986 trong công cuộc đổi mới đất nước nền kinh tế đã được chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nền kinh tế nước ta đã có nhiều tiến chuyển tốt đẹp như tốt độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được nâng lên, trong thời kỳ này nhân cách con người cũng bị ảnh hưởng đến hai măt tốt, xấu. Về mặt xấu thì nền kinh tế thị trương đã làm cho con người tha hoá về mặt đạo đức thế giới nội tâm nghèo đi, tâm lý hưởng thụ tăng lên, còn về mặt 8 tốt làm cho con người năng động hơn, phát huy tạo điều kiện nâng cao năng xuấtlao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường đang có nhiều chuyển hướng mới cũng đặt ra không ít những vấn đề cần bàn, mà trong đó vấn đề nhân cách nghĩa là sự phát triển những phẩm chất xã hội của con người, đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Kinh tế thị trương với việc hình thành nhân cách con ngưòi mới là một vấn đề hết sức quan trọng và to lớn trong bất kỳ một xã hội, một quốc gia nào Khi xem xét vấn đề nhân cách con người chúng ta phải nhìn một cách toàn diện không được nhìn nhận một cách phiến diện. việc nghiên cứu vấn đề nhân cách con người có ý nghĩa vô cùng quan trong trong thời đại ngày nay. Nó giúp cho con người tự hoàn thiện mình, giúp cho con người thái độ phẩm chất đúng đắn trong các vấn đề xã hội khác. Vậy qua bài tiểu luận này em xin được đề cập đến vấn đề nhân cách con người trong nền kinh tế thị trương hiện nay. B - NỘI DUNG Trứớc khi nghiên cứu vấn đề nhân cách con người trong nền kinh tế nước ta hiện nay chúng ta cần phải hiểu thế nào là quy luật mâu thuẫn. - Mâu thuẫn là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của 9 các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Mâu thuẫn có tính khách quan vì là cái vốn có trong các sự vật hiện tượng và tính phổ biến tồn taị trong tất cả các lĩnh vực. Do mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến nên mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau. trong mỗi sựu vật hiện tượng khong phải chỉ có một mâu thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn mỗi mâu thuẫn lại có đặc điểm vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật vì vậy cần phải cố phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách cụ thể. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ quy định rằng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập, trong mặt mâu thuẫn sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh gữa chúng bởi vì trong quy định rằng buộc lẫn nhau hai mặt đối lập vẫn luôn có su hướng phát triển trái ngược nhau đấu tranh với nhau. Phát triển là một sự đấu tranh gữa các mặt đối lập. Quá trình hình thành và phát triển của một thuẫn lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt, sau đó phát triển lên thành hai mặt đối lập, khi hai mặt của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và có điều kiện thì gữa chúng có sự chuyển hóa - mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới đuợc hình thành và lại bắt đầu bằng một quá trình mới làm cho sự vật không ngừng phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết thì 10