1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

KẾ HOẠCH dạy ôn BUỔI CHIỀU VĂN 9

124 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 803 KB

Nội dung

KẾ HOẠCH DẠY ÔN BUỔI CHIỀU MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 20172018 Cả năm: 25 buổi Học hì I: 13 buổi Học kì II: 12 buổi HỌC KÌ I Buổi Nội dung Ghi chú 1 Chuyên đề 1: Đoạn văn và cách viết đoạn văn 2 Chuyên đề 2: Kĩ năng làm bài tập cảm thụ thơ văn 3 Chuyên đề 3: Kĩ năng làm bài tập về biện pháp tu từ 4 Chuyên đề 4: Văn nghị luận:Nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích Nghi luận tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” 5 Chuyên đề 4: Văn nghị luận: +Hoàng Lê nhất thống chi 6 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Chị em Thuý Kiều 7 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Cảnh ngày xuân 8 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích 9 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Đồng chí 10 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Bài thơ về tiểu đội xe ko kính 11 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Đoàn thuyền đánh cá 12 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Bếp lửa 13 Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Ánh trăng HỌC KÌ II Buổi Nội dung Ghi chú 14 Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp) Làng 15 Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp) Lặng lẽ Sa Pa 16 Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp) Chiếc lược ngà 17 Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Mùa xuân nho nhỏ 18 Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Viếng lăng Bác 19 Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Sang thu 20 Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ Nói với con 21 Chuyên đề 6: Nghị luận tư tưởng đạo lí 22 Chuyên đề 7: Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống 23 Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp) Những ngôi sao xa xôi 24 Ôn:+Các phương châm hội thoại +Các thành phần biệt lập +Sự phát triển của từ vựng 25 Ôn: +Khởi ngữ +Thuật ngữ +Cách dẫn trực tiếp,gián tiếp +Nghĩa tường minh hàm ý Hiệu trưởng phê duyệt Ngày tháng 10 năm 1017 Tổnhóm chuyên môn thẩm định Ngày tháng 10 năm 1017 Họ và tên giáo viên dạy Ngày 27 tháng 9 năm 1017 Nguyễn Thị Hiền HỌC KÌ I NS: ND: Chuyên đề 1: ĐOẠN VĂN VÀ CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN A.Các dạng bài tập tự luận Tự luận dưới dạng một đoạn văn Tự luận dước dạng một bài văn B.Nội dung các bài tập tự luận 1.Tóm tắt văn bản: 9 văn bản cần tóm tắt 2.Giới thiệu tác giả,tác phẩm,thể loại 3. giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 4.Chép chính xác một đoạn thơ, chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ và phân tích nghệ thuật,cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ 5.Giai thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm 6.Phân tích một chi tiết nghệ thuật,một đoạn thơ,đoạn văn,khía cạnh của tác phẩm 7.Phân tích tình huống truyện,ngôi kể,người kể chuyện 8.Phân tích trình bày câm nhận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự 9.Phân tích biện pháp tu từ 10.So sánh tác phẩm (đối chiếu, so sánh nét tương đồng và khác biệt về hình ảnh thơ,hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật biểu hiện nội dung trong cùng một tác phẩm hoặc giữa tác phẩm này với tác phẩm khác) 11.Phân tích cấu tạo câu trong văn bản C.Đoạn văn và cách viết đoạn văn I.Khái niệm Đoạn văn là một phần của văn bản, tính từ chỗ viết hoa đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. II.Đặc điểm của đoạn văn 1.Đề tài trong đoạn văn là sự vật, sự việc, hiện tượng chính được nói đến trong đoạn có đoạn chứa một đề tài, hơn một đề tài,1 bộ phận của đề tài 2.Câu chủ đề, câu chốt là câu nêu lên ý chung,khái quát nhất, hàm súc nhất, là đề tài của đoạn. Các câu còn lại có tác dụng diễn giải nhưng ko phụ thuộc nó về quân hệ ý nghĩa Vị trí: + câu chốt có thể nằm đầu đoạn,cuối đoạn +có đoạn không có câu chốt +câu chốt nằm giữa đoạn VD: Ngay từ khổ thơ đầu,Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những “tín hiệu” riêng của mùa thu. Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh ... như trong thơ cổ. Cũng không phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc như trong thơ thu Nguyễn Khuyến ... Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “phả vào trong gió se”. Phải có “gió se” thì mới có hương thơm nồng đậm thế. Làn gió heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùi hương ấy. Gió đưa làn hương đi khắp nẻo, như để “thông báo” với đất trời,với hồn người một tin vui: mùa thu đang tới III.Các dạng đoạn văn 1.Đoạn diễn dịch: trình bày ý theo trình tự đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề đứng đầu đoạn, các câu còn lại mang ý nghĩa minh họa cụ thể cho câu chốt VD: Dưới ngòi bút N.Du, ngoại hình đã trở thành một phương tiện để bộc lộ tính cách, thậm chí có thể dự báo số phận của nhân vật. Vẻ đẹp của Thúy Vân dịu dàng,hài hòa cùng tự nhiên “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” như hứa hẹn một cuộc sống êm đềm,bình lặng. Trong khi đó, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của một Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà lại khiến cho tạo hóa phải hờn ghen, gợi liên tưởng về một số phận nhiều sóng gió ... 2. Đoạn quy nạp: trình bày ý đi từ ý cụ thể đến khái quát.Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn VD: Vẻ đẹp của Thúy Vân dịu dàng,hài hòa cùng tự nhiên “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” như hứa hẹn một cuộc sống êm đềm,bình lặng. Trong khi đó, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của một Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà lại khiến cho tạo hóa phải hờn ghen, gợi liên tưởng về một số phận nhiều sóng gió ... Dưới ngòi bút N.Du, ngoại hình đã trở thành một phương tiện để bộc lộ tính cách, thậm chí có thể dự báo số phận của nhân vật 3.Đoạn Tổng – Phân –Hợp: Trình bày ý theo trình tự khái quát – cụ thể tổng hợp (kết hợp hai cách diễn dịch và quy nạp).Khi viết cần biết cách khái quát,nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt này. VD: Ngay từ khổ thơ đầu,Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những “tín hiệu” riêng của mùa thu. Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh ... như trong thơ cổ. Cũng không phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc như trong thơ thu Nguyễn Khuyến ... Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “phả vào trong gió se”. Phải có “gió se” thì mới có hương thơm nồng đậm thế. Làn gió heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùi hương ấy. Gió đưa làn hương đi khắp nẻo, như để “thông báo” với đất trời,với hồn người một tin vui: mùa thu đang tới Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa. IV.Luyện tập 1.Bài 1: Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề “Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp giữa cái giản dị và thanh cao” 2.Bài 2: Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề “VN là người vợ thông minh,đôn hậu yêu chồng và thủy chung với chồng” 3.Bài 3: Viết đoạn văn Tổng –Phân –Hợp cho một trong hai đoạn văn trên =======================================

Ngày đăng: 14/04/2018, 08:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w