Nước ta là một quốc gia có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, thậm chí đan xen vào nhau, mức độ phát triển các tôn giáo rất đa dạng; các hình thức tôn giáo sơ khai cùng tồn tại với các hình thức tôn giáo phát triển. Trong những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo ở nước ta có xu hướng phát triển; bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh những biểu hiện tiêu cực cần chấn chỉnh và khắc phục, tránh làm ảnh hưởng đến lối sống đậm đà bản sắc và văn minh của đất nước. Điều đánh lưu ý là trong quá trình nghiên cứu tâm lý học tôn giáo còn nhiều vấn đề rất mới mẻ và hầu như chúng ta chưa có công trình tâm lý học chuyên sâu về vấn đề này, nhất là cơ sở của sự hình thành nhân cách, thì việc xác định đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu là yếu tố quan trọng để hiểu đúng, hiểu rõ bản chất, những mặt tích cực và những mặt tiêu cực của hiện tượng này đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Qua đó để Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách để thực hiện công tác quản lý tôn giáo trên cơ sở phát huy tinh thần đoàn kết giữa đồng bào các tín đồ tôn giáo trong mối quan hệ tương hỗ với nhau trong cộng đồng để xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo.