1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DIỄN BIẾN mất số tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH

26 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát diễn biến mất số - tỉ lệ gây hại và đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính trên diện rộng đối với sâu đục vỏ trái, prays sp. trên bưởi năm roi bằng phương pháp bẫy tập hợp tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Tác giả Phạm Minh Tân
Người hướng dẫn Ts. Lê Văn Vàng, Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG PHẠM MINH TÂN KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM MINH TÂN

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI

VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG ĐỐI

VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP TRÊN BƯỞI

NĂM ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA

PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG ĐỐI

VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP TRÊN BƯỞI

NĂM ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI

HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ts Lê Văn Vàng Phạm Minh Tân

Ks Châu Nguyễn Quốc Khánh MSSV: 3073336 Lớp: BVTV K33

Cần Thơ, 2011

Trang 3

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:

“KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN

RỘNG ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP TRÊN BƯỞI NĂM ROI

BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH

VĨNH LONG”

Do sinh viên Phạm Minh Tân thực hiện và đề nạp

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:

“KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẤT SỐ - TỈ LỆ GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN

RỘNG ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI, PRAYS SP TRÊN BƯỞI NĂM ROI

BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP TẠI HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH

VĨNH LONG”

Do sinh viên PHẠM MINH TÂN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

ngày… tháng……năm 2011

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức …………

Ý kiến hội đồng: ………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày…… tháng……năm 2011

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

Trang 5

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

PHẠM MINH TÂN

Trang 6

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

- o O o -

Họ tên sinh viên: PHẠM MINH TÂN

Sinh ngày 28 tháng 03 năm 1988 tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng

Hiện cư trú tại: 2526 tổ 4 khóm 4, Thị trấn Cái Vồn, Bình Minh, Vĩnh Long

Con ông PHẠM HỮU TÀI và bà PHẠM THỊ ÚT

Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2007, tại Trường THPT Bình Minh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Đã vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2007 thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 33 (2007-2011)

Trang 7

v

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,

Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Ts Lê Văn Vàng và Ks Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này

Ths Lăng Cảnh Phú đã hướng dẫn giúp đõ em trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn

Các chú các bác chủ vườn đã giúp em thực hiện đề tài

Các bạn cùng lớp Bảo Vệ Thực Vật K33 và các em lớp Bảo Vệ Thực Vật K34 đã

có nhiều giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Trân trọng!

PHẠM MINH TÂN

Trang 8

MỤC LỤC

Mục lục vi

Danh sách bảng viii

Danh sách hình ix

Danh sách kí hiệu viết tắt x

Mở đầu - 1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - 2

1 SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP - 2

1.1 Phân loại và ký chủ - 2

1.2 Một số đặc điểm sinh học và hình thái - 2

1.2.1 Thành trùng - 2

1.2.2 Trứng - 3

1.2.3 Ấu trùng - 4

1.2.4 Nhộng - 4

1.3 Sự gây hại - 5

1.4 Thiên địch - 5

2 PHEROMONE GIỚI TÍNH - 5

2.1 Khái niệm - 5

2.2 Khả năng ứng dụng pheromone giới tính - 6

2.2.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể - 6

2.2.2 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp - 6

2.2.3 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt cặp - 7

3.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng pheromone tại Việt Nam - 8

3.3.1 Trên một số đối tượng côn trùng phổ biến - 8

3.3.2 Trên sâu đục trái bưởi, Prays sp - 10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP - 12

1 PHƯƠNG TIỆN - 12

1.1 Vật tư thí nghiệm - 12

1.2 Hóa chất - 12

1.3 Mồi pheromone - 12

1.4 Bẫy pheromone và cách đặt bẫy - 12

1.4.1 Bẫy dính và mái che Takeda - Nhật Bản - 12

1.3.2 Bẫy dính và mái che tự chế - 13

1.3.3 Bẫy nước - 14

2 PHƯƠNG PHÁP - 15

2.1 Khảo sát mật số quần thể và tỉ lệ trái bị hại do Prays sp gây ra trên vườn bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 15

2.2 Đánh giá hiệu quả của các loại bẫy đối với bướm Prays sp - 16

2.3 Đánh giá hiệu quả phòng trị của Pheromone giới tính đối với bướm sâu đục vỏ trái Prays sp trên diện rộng bằng phương pháp bẫy tập hợp - 17

Trang 9

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 19

1 DIỄN BIẾN MẬT SỐ VÀ TỈ LỆ TRÁI BỊ HẠI DO PRAYS SP GÂY RA TRÊN VƯỜN BƯỞI TẠI MỸ HÒA, VĨNH LONG - 19

1.1 Diễn biến mật số của Prays sp trên vườn bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 19

1.2 Tỉ lệ gây hại của Prays sp trên vườn bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 21

1.3 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 22

1.4 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp tại ấp Mỹ Phước I, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 23

1.5 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp tại ấp Mỹ Hưng II, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 24

2 HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI BẪY ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP TRÊN VƯỜN BƯỞI NĂM ROI XÃ MỸ HÒA, HUYỆN BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG - 25

3 KẾT QUẢ PHÒNG TRỊ PRAYS SP BẰNG PHEROMONE GIỚI TÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP BẪY TẬP HỢP - 26

3.1 Mật số bướm Prays sp trên các vườn bố trí thí nghiệm - 26

3.1.1 Mật số bướm Prays sp trên vườn đặt bẫy - 26

3.1.2 Mật số bướm Prays sp giữa vườn đặt bẫy và vườn đối chứng - 27

3.2 Tỉ lệ trái bị hại do Prays sp gây ra trên các vườn bố trí thí nghiệm - 28

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - 30

1 KẾT LUẬN - 30

2 ĐỀ NGHỊ - 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO - 31

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

TÊN BẢNG TRANG

1 Bảng 1: Các địa điểm được thực hiện thí nghiệm khảo sát sự biến động

mật số quần thể và tỉ lệ trái bị hại do Prays sp 15

2 Bảng 2: Các nghiệm thức đánh giá hiệu quả của các loại bẫy đối với

bướm Prays sp tại Mỹ Phước I, xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long từ

ngày 11/01/2011 đến 21/02/2011 .17

3 Bảng 3: Số lượng bướm Prays sp bắt được trong thí nghiệm đánh giá

hiệu quả của các loại bẫy tại xã Mỹ Hòa, bình Minh, Vĩnh Long từ 11/01/2011 đến 21/02/2011 25

4 Bảng 4: So sánh giữa nghiệm thức đặt bẫy và nghiệm thức đối chứng về

tỉ lệ bị hại do Prays sp gây ra trên bưởi Năm Roi xã Mỹ Hòa, Bình

Minh, Vĩnh Long 28

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG

1 Hình 1: Thành trùng của Prays sp .3

2 Hình 2: Trứng Prays sp 3

3 Hình 3: Ấu trùng Prays sp (A) ấu trùng tuổi lớn; (B) ấu trùng tuổi nhỏ 4

4 Hình 4: Nhộng Prays sp 4

5 Hình 5: Trái bưởi bị Prays sp tấn công: (A) giai đoạn sớm; (B) giai đoạn trễ .5

6 Hình 6: (A) Bẫy pheromone Nhật Bản; (B) Bẫy treo trên vườn 13

7 Hình 7: (A) Bẫy mái che tự chế; (B) Cách đặt bẫy 13

8 Hình 8: (A) Bẫy nước chai 1 lít; (B) Bẫy nước chai 1,5 lít 14

9 Hình 9: Bẫy nước hộp nhựa 2 lít 14

10 Hình 10: Sơ đồ lấy chỉ tiêu tỉ lệ trái bị hại trên các vườn bưởi tại huyện Bình Minh, tỉnhVĩnh Long .16

11 Hình 11: Biểu diễn mật số bướm sâu đục vỏ trái bưởi Prays sp ở ba địa điểm, hai điểm ở xã Mỹ Hòa (Điểm A và Điểm B) và một ở xã Đông Thành (Điểm C), huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 19

12 Hình 12: Tỉ lệ gây hại của Prays sp trên bưởi Năm Roi tại ba địa điểm, hai điểm ở xã Mỹ Hòa (Điểm A và Điểm B) và một ở xã Đông Thành (Điểm C), huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 21

13 Hình 13: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp tại xã Đông Thành huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long .22

14 Hình 14: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp tại ấp Mỹ Phước I, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 23

15 Hình 15: Biểu diễn mật số và tỉ lệ gây hại của Prays sp tại ấp Mỹ Hưng II, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 24

16 Hình 16: Diễn biến mật số bướm Prays sp trên vườn đặt bẫy tại xã Mỹ Hòa, Bình Minh – VL 26

17 Hình 17: Diễn biến mật số bướm Prays sp trên 2 vườn bố trí thí nghiệm tại xã Mỹ Hòa, Bình Minh – VL 27

Trang 12

MỞ ĐẦU

Bưởi Năm Roi (Citrus grandis L.) là loại trái cây đặc sản của xã Mỹ Hòa,

huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long So với tổng diện tích cây có múi của toàn tỉnh là 14.500 ha thì diện tích trồng bưởi Năm Roi đã chiếm 7.500 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Bình Minh 2.033 ha, trong đó xã Mỹ Hòa có tới 1.240 ha với sản lượng hàng năm cung cấp cho thị trường là 20.000 tấn bưởi (theo thống kê của Chi cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Vĩnh Long, 2009) Ngoài thị trường trong nước bưởi Năm Roi còn được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và đặc biệt là thị trường khó tính Châu

Âu như Đức, Hà Lan, Nga…đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân

Sâu đục vỏ trái Prays sp (Lepidoptera: Yponomeutidae) là một trong những loài côn trùng gây hại quan trọng nhất trên bưởi Năm Roi Prays sp chủ yếu gây

hại trên vỏ trái bưởi Sâu đục và ăn phá bên trong vỏ trái ở giai đoạn sớm làm cho trái bị rụng, ở giai đoạn trễ hơn làm vỏ trái sần sùi, mất giá trị thương phẩm của trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) Theo kết quả điều tra của Đinh Công Huỳnh (2008) thì sâu đục vỏ trái hiện diện phổ biến trên các vườn bưởi Năm Roi ở tỉnh Vĩnh Long, ở những vườn bị gây hại nặng, tỉ lệ trái

Đức Cương, (2006) ghi nhận bướm Prays sp bị hấp dẫn bởi (Z)-7-tetradecenal Kết

quả phân tích thử nghiệm ngoài đồng của Huỳnh Thị Ngọc Linh (2008) đã xác định

thành phần pheromone giới tính của bướm sâu đục vỏ trái bưởi (P citri) tại Đồng Bằng Sông Cửu Long là (Z)-7-tetradecenal Biện pháp đặt 20 bẫy pheromone/1.000

m2 (0,5 mg/bẫy, thay mồi 6 tuần/lần) cho hiệu quả làm giảm tỉ lệ gây hại của Prays

sp đối với trái bưởi Năm Roi từ 52,8% đến 77,1%, tương đương với việc phun 3 lần thuốc trừ sâu Karate 2.5EC (Lê Kỳ Ân, 2009)

Trên cơ sở đó đề tài: “Khảo sát diễn biến mật số - Tỉ lệ gây hại và Đánh

giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính trên diện rộng đối với sâu đục

vỏ trái, Prays sp trên bưởi Năm Roi bằng phương pháp bẫy tập hợp tại huyện

Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” thực hiện nhằm cung cấp những thông tin đề xuất

thời điểm phòng trị đúng lúc, cho hiệu quả cao và giới thiệu một biện pháp sinh học

mới quản lý sâu đục vỏ trái bưởi (Prays sp.) để hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học

như hiện nay

Trang 13

2

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1 SÂU ĐỤC VỎ TRÁI BƯỞI PRAYS SP

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) thì sâu đục vỏ trái bưởi có tên

khoa học là Prays endocarpa Meyrick; theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), Nguyễn

Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì sâu đục vỏ trái bưởi có tên khoa học

là Prays citri Millière Tuy nhiên, theo một công bố gần đây thì sâu đục vỏ trái bưởi

là loài Prays sp (Oleg Nicetic và ctv., 2007)

Kí chủ: Prays citri là loài gây hại quan trọng trên khắp các vườn cây có múi

Ở ĐBSCL, loài sâu này chủ yếu gây hại trên trái cam sành (Citrus nobilis), cam mật (Citrus sinensis), chanh (Citrus aurantifolia) và đặc biệt gây hại nặng trên bưởi (Citrus grandis) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

1.2 Một số đặc điểm hình thái và sinh học

Thời gian sinh trưởng của Prays sp thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ Ở vùng ĐBSCL, vòng đời của Prays sp kéo dài khoảng 1 tháng (Nguyễn Thị Thu

Cúc, 2000)

1.2.1 Thành trùng

Thành trùng Prays sp có chiều dài thân 3,95 mm và sải cánh 7,84 mm Về

hình dạng thì cả thành trùng đực và cái đều giống nhau Thành trùng có màu nâu xám, cánh có nhiều vảy ánh bạc xen lẫn với những vảy phấn màu nâu đen, bìa cánh

có rất nhiều lông, đầu có chùm lông màu vàng rơm dài, râu đầu hình sợi chỉ (Đỗ Đức Cương, 2006)

Trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ: 270C – 290C, ẩm độ: 80 – 85%), thành trùng đực có thời gian sống từ 2 - 7 ngày, thành trùng cái có thời gian sống từ

2 - 11 ngày

Trang 14

Sau khi vũ hoá 2 - 3 ngày thì thành trùng bắt cặp và đẻ trứng Trứng được đẻ vào ban đêm, chỉ đẻ trên trái non có đường kính nhỏ hơn 3 cm Thành trùng cái đẻ trứng trung bình 46 trứng trong thời gian từ 3-5 ngày (Đỗ Đức Cương, 2006) Theo

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thi Sen (2004), bướm Prays sp có khả năng đẻ trứng

trung bình 100 trứng/con cái (39 – 334 trứng)

Chỉ tấn công trái non ở giai đoạn từ khi tượng trái đến 2 tháng tuổi (Đỗ Đức Cương, 2006)

1.2.2 Trứng

Trứng mới đẻ màu trắng trong, dạng hình tròn, đường kính khoảng 0,4 mm

Nhìn từ bên ngoài trứng của Prays sp giống như một túi tinh dầu trên vỏ trái Trứng

được đẻ thành từng cái riêng lẻ, thời gian ủ trứng đã được khảo sát trong phòng thí nghiệm là từ 3 đến 4 ngày Kết quả khảo sát của Đỗ Đức Cương (2006) chỉ phát

hiện được trứng Prays sp trên trái non, không phát hiện được trên bông và lá

Hình 1 Thành trùng Prays sp (Đỗ Đức Cương, 2006)

Hình 2 Trứng Prays sp (Đỗ Đức Cương, 2006)

Trang 15

4

1.2.3 Ấu trùng

Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, có chiều dài 0,8 mm, cơ thể trong, phần đầu nhỏ hơn phần bụng Ấu trùng tuổi lớn hơn cơ thể có màu vàng đầu vàng đậm, lúc này phần đầu tương đồng với phần thân Khi sắp hoàn thành giai đoạn ấu trùng thì

cơ thể có màu xanh lục, mỗi đốt bụng có một băng ngang màu đỏ quanh thân Sau khi chui ra khỏi trái từ 3 - 5 giờ thì sâu co lại còn khoảng 2/3 chiều dài và nhả tơ làm nhộng, các băng ngang màu đỏ mất dần Khi gần hóa nhộng thì sâu nằm bất động giữa lớp tơ màu vàng nhạt bao bọc xung quanh (Đỗ Đức Cương, 2006) Mỗi đường đục bên trong vỏ trái chỉ do một ấu trùng gây ra, mỗi trái có thể

bị nhiều ấu trùng tấn công nhưng các đường đục là không giao nhau

1.2.4 Nhộng

Ấu trùng tuổi cuối chui ra ngoài vỏ trái đến những lá lân cận, cuống trái hoặc ngay trên cuối trái bị hại kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) Nhộng mới hình thành có màu xanh lục, sau đó chuyển sang màu nâu sậm, bắt đầu ở phần ngực rồi lan dần đến phần bụng; nhộng sắp vũ hóa có màu nâu đen Giai đoạn nhộng kéo dài từ 4 - 7 ngày (Đỗ Đức Cương, 2006)

Trang 16

1.4 Thiên địch

Trong điều kiện tự nhiên, Prays sp thường bị các loại sinh vật kí sinh và ăn mồi tấn công như: ong ký sinh Ageniaspis fuscicollis Dalman (Hymenoptera: Encyrtidae), ruồi ký sinh Nemorilla maculosa Meigen (Diptera: Tachinidae), nhện

ăn mồi Metaseiulus occidentalis Nesbitt (Acari: Phytoseiidae), vi khuẩn Bacillus

thuringiensis (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

2 PHEROMONE GIỚI TÍNH

2.1 Khái niệm

Pheromone giới tính là một chất hóa học hay hỗn hợp của những chất hóa học được cá thể tiết ra môi trường để hấp dẫn sự bắt cặp của những cá thể khác giới trong cùng một loài Do hoạt động như những hóa chất sinh học với tính chọn lọc cao và ở nồng độ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Bên cạnh việc làm đối tượng nghiên cứu cho các lĩnh vực như hoá

học hữu cơ, hóa chất sinh thái học và côn trùng học ứng dụng (Ando và ctv., 2004),

pheromone giới tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong công tác

quản lý sâu hại (Gibb và ctv., 2005)

Hình 5 Trái bưởi bị Prays sp tấn công: (A) giai đoạn sớm; (B) giai đoạn trễ

(Lê Kỳ Ân, 2009)

Ngày đăng: 08/04/2018, 23:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Thành trùng Prays sp. (Đỗ Đức Cương, 2006) - DIỄN BIẾN mất số   tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH
Hình 1. Thành trùng Prays sp. (Đỗ Đức Cương, 2006) (Trang 14)
Hình 2. Trứng Prays sp. (Đỗ Đức Cương, 2006) - DIỄN BIẾN mất số   tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH
Hình 2. Trứng Prays sp. (Đỗ Đức Cương, 2006) (Trang 14)
Hình 4. Nhộng Prays sp. (Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008) - DIỄN BIẾN mất số   tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH
Hình 4. Nhộng Prays sp. (Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2008) (Trang 15)
Hình 3. Ấu trùng Prays sp. (A) ấu trùng tuổi lớn; (B) ấu trùng tuổi nhỏ - DIỄN BIẾN mất số   tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH
Hình 3. Ấu trùng Prays sp. (A) ấu trùng tuổi lớn; (B) ấu trùng tuổi nhỏ (Trang 15)
Hình 5. Trái bưởi bị Prays sp. tấn công: (A) giai đoạn sớm; (B) giai đoạn trễ. - DIỄN BIẾN mất số   tỉ lệ gây hại và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ của PHEROMONE GIỚI TÍNH TRÊN DIỆN RỘNG đối với sâu đục vỏ TRÁI TRÊN bưởi năm ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP bẫy tập hợp tại BÌNH MINH
Hình 5. Trái bưởi bị Prays sp. tấn công: (A) giai đoạn sớm; (B) giai đoạn trễ (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w