TÓM LƯỢC Mục tiêu chọn giống có năng suất cao, phẩm chất thơm ngon phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đề tài Tuyển chọn các dòng lúa triển vọng năng suất cao và phẩm chất tốt t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
- -
PHAN THỊ THÁI THANH
TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG NĂNG SUẤT CAO VÀ PHẨM CHẤT TỐT TẠI NÔNG TRẠI KHU II – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NĂM 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cần Thơ, 2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
- -
PHAN THỊ THÁI THANH
TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG NĂNG SUẤT CAO VÀ PHẨM CHẤT TỐT TẠI
NÔNG TRẠI KHU II – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Cần Thơ, 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thái Thanh
Trang 4XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
- -
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Ths Ông Huỳnh Nguyệt Ánh về đề tài Tuyển chọn các dòng lúa triển vọng năng suất cao và phẩm chất tốt tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ năm 2012 do sinh viên Phan Thị Thái Thanh thực hiện Nhận xét: -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cần Thơ, ngày ….tháng ….năm 2012
Cán bộ hướng dẫn
Ths Ông Huỳnh Nguyệt Ánh
Trang 5XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
- -
Xác nhận của cán bộ phản biện về đề tài Tuyển chọn các dòng lúa triển vọng năng suất cao và phẩm chất tốt tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ năm 2012 do sinh viên Phan Thị Thái Thanh thực hiện với sự hướng dẫn của cô Ông Huỳnh Nguyệt Ánh Nhận xét: -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cần Thơ, ngày ….tháng ….năm 2012
Cán bộ phản biện
Trang 6XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
- -
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Cần Thơ, ngày.……tháng ….năm 2012
Chủ tịch Hội đồng
Trang 7Xin chân thành biết ơn các thầy, cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học Cần Thơ cũng như các thầy, cô bộ môn khác đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm tôi đang học ở trường
Xin cảm ơn các bạn sinh viên Viện Nghiên Cứu Phát Triển đồng bằng sông Cửu Long đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn
Trang 8TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Phan Thị Thái Thanh Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/03/1991
Quê quán: Ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Nghề nghiệp hiện tại: Sinh viên ngành Phát Triển Nông Thôn khóa 35 (2009-2013), Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ Quá trình học tập
Năm 1997-2002 (cấp I): Học sinh Trường Tiểu Học An Lạc Thôn I
Năm 2002-2006 (cấp II): Học sinh Trường THPT An Lạc Thôn
Năm 2006-2009 (cấp III): Học sinh Trường THPT An Lạc Thôn
2009-2013: sinh viên Phát Triển Nông Thôn khóa 35, Trường Đại học Cần Thơ
Họ tên cha: Phan Văn Bảy Năm sinh: 1958
Nghề nghiệp: làm ruộng
Chỗ ở hiện tại: Hòa Thành, Xuân Hòa, Kế Sách, Sóc Trăng
Nghề nghiệp: làm ruộng
Chỗ ở hiện tại: Hòa Thành, Xuân Hòa, Kế Sách, Sóc Trăng
Trang 9TÓM LƯỢC
Mục tiêu chọn giống có năng suất cao, phẩm chất thơm ngon phục vụ thị trường
trong nước và xuất khẩu, đề tài Tuyển chọn các dòng lúa triển vọng năng suất
cao và phẩm chất tốt tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ năm 2012 được
thực hiện nhằm chọn ra các dòng lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi
với điều kiện canh tác ở cả hai mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu để phục vụ cho vùng canh tác lúa 2-3 vụ/năm và chủ động tưới tiêu
Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện tại Nông trại Khu II – Đại học Cần Thơ, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại với 14 nghiệm thức Các chỉ tiêu thu thập gồm đặc tính nông học, năng suất và thành phần năng suất Thí nghiệm phân tích phẩm chất hạt được thực hiện trong phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL gồm các chỉ tiêu như phẩm chất xay chà, kích thước hạt gạo, độ bạc bụng, độ trở hồ, hàm lượng amylose và đánh giá mùi thơm theo IRRI (1980, 1996) và Nguyễn Ngọc Đệ (2008) Ở vụ Đông Xuân sử dụng số liệu thứ cấp do Bộ môn Tài Nguyên Cây Trồng của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ cung cấp
Kết quả thí nghiệm cho thấy đặc tính nông học của các dòng lúa có sự chênh lệch giữa hai mùa vụ nhưng nhìn chung tất cả các dòng lúa thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn 98 ngày, chiều cao cây trung bình từ 98 cm đến 107 cm, chiều dài bông trung bình 24,9 cm phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng ĐBSCL Phần lớn các dòng lúa đều có năng suất thực tế cao hơn 7 tấn/ha, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc rất cao ở hai mùa vụ, đa số các dòng có hàm lượng amylose từ thấp đến trung bình Mùa vụ ảnh hưởng lên các chỉ tiêu như năng suất thực tế, số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc và các đặc tính này ở vụ Đông Xuân luôn cao hơn vụ Hè Thu Các dòng số 1, số 3, số 10, số 12 là những dòng triển vọng nhất có năng suất cao, phẩm chất thơm ngon ở cả hai mùa vụ Các dòng số 1 (L520-2-9-5-4-2), số 10 (L518-6-11-1-1-1-1), số 12 (L520-4-2-2-1-1-1) là những dòng có năng suất rất cao trên 8 tấn/ha, phẩm chất gạo mềm, dẻo, thơm ngon đạt tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Dòng số 3 (L520-2-9-1-4-2-2) là dòng cho năng suất khá, phẩm chất thơm ngon được tiêu thụ nội địa
Trang 10MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN iii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG iv
LỜI CẢM ƠN v
THÔNG TIN CÁ NHÂN vi
TÓM LƯỢC vii
MỤC LỤC viii
DANH SÁCH BẢNG xi
DANH SÁCH HÌNH xiii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT xiv
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3
2.1.1 Các thời vụ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long 3
2.1.2 Một số giống lúa đang được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long 3
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long 6
2.2 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 7
2.2.1 Giống lúa 7
2.2.2 Vai trò của giống 8
2.3 QUAN ĐIỂM CHỌN GIỐNG VÀ TIẾN TRÌNH CHỌN GIỐNG 9
2.3.1 Quan điểm chọn giống 9
Trang 112.3.2 Tiến trình chọn giống 9
2.4 NHỮNG ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG TRONG CHỌN GIỐNG 10
2.4.1 Đặc tính nông học 10
2.4.2 Năng suất thực tế và thành phần năng suất 11
2.4.3 Phẩm chất hạt 13
2.5 ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16
2.5.1 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu 16
2.5.2 Ảnh hưởng của mùa vụ 17
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 19
3.2.1 Giống thí nghiệm 19
3.2.2 Trang thiết bị và hóa chất 20
3.3 PHƯƠNNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 20
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.3.2 Phương pháp canh tác 20
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU 21
3.4.1 Chỉ tiêu nông học 21
3.4.2 Chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất 22
3.4.3 Các chỉ tiêu phẩm chất hạt 23
3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 27
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 28
4.1 ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA BỘ GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM 28
4.1.1 Đặc tính nông học 28
4.1.2 Thành phần năng suất và năng suất thực tế 30
4.1.3 Phẩm chất hạt 35
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA BỘ DÒNG LÚA THÍ NGHIỆM 40
Trang 124.3 CHỌN DÒNG TRIỂN VỌNG 41
4.3.1 Chọn các dòng lúa có năng suất và thành phần năng suất cao ở hai mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu 41
4.3.2 Chọn các dòng lúa có phẩm chất hạt tốt… 43
4.3.3 Tổng hợp và chọn dòng triển vọng 43
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 KẾT LUẬN 46
5.2 KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ CHƯƠNG 50
Trang 13DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách 14 dòng lúa thí nghiệm 18
Bảng 3.2: Phân cấp tỷ lệ gạo lức theo IRRI (1996) 21
Bảng 3.3: Phân cấp tỷ lệ gạo trắng IRRI (1996) 21
Bảng 3.4: Phân cấp tỷ lệ gạo nguyên IRRI (1996) 22
Bảng 3.5: Phân loại chiều dài và hình dạng hạt gạo theo IRRI (1996) 22
Bảng 3.6: Phân cấp độ bạc bụng theo IRRI (1996) 22
Bảng 3.7: Phân loại gạo dựa vào hàm lượng amylose theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) 23
Bảng 3.8: Đánh giá độ trở hồ theo IRRI (1996) 24
Bảng 3.9: Thang đánh giá mùi thơm theo IRRI (1980) 24
Bảng 4.1: Đặc tính nông học của 14 dòng/giống lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Nông trại Khu II – Đại học Cần Thơ 27
Bảng 4.2: Số bông/m2 và số hạt chắc trên bông của 14 dòng/giống lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt của 14 dòng/giống lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Nông trại khu II - Đại học Cần Thơ 30
Bảng 4.4: Năng suất thực tế của 14 dòng/giống lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 31
Bảng 4.5: Phẩm chất xay chà của 14 dòng/giống lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 33
Bảng 4.6: Kích thước hạt gạo của 14 dòng/giống lúa vụ Hè Thu năm 2012 tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 34
Bảng 4.7: Độ bạc bụng của 14 giống/dòng lúa vụ Hè Thu năm 2012 tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 35
Bảng 4.8: Độ trở hồ, mùi thơm và amylose của 14 dòng/giống lúa vụ Hè Thu năm 2012 tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 37
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mùa vụ lên năng suất và thành phần năng suất của bộ dòng lúa thí nghiệm ở vụ Đông Xuân và Hè Thu 38
Trang 14Bảng 4.10: Các dòng có số bông/m2 cao ở cả hai mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu thí nghiệm tại Nông Trại Khu II - Đại học Cần Thơ 39 Bảng 4.11: Các dòng có số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc cao ở cả hai mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu thí nghiệm tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 40 Bảng 4.12: Các dòng có năng suất thực tế cao ở cả hai mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu thí nghiệm tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 40 Bảng 4.13: Các dòng lúa có phẩm chất hạt tốt vụ Hè Thu năm 2012 tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ 41 Bảng 4.14: Đặc tính của các dòng lúa triển vọng và đạt tiêu chuẩn lúa xuất khẩu 42 Bảng 4.15: Đặc tính của các dòng lúa triển vọng tiêu dùng nội địa 43
Trang 15DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 19 Hình 3.2: Lịch thời vụ 20
Trang 16DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
QSSK: quan sát sơ khởi
IRRI: International Rice Research Institute
Dl: dương lịch
ĐX: Đông Xuân
HT: Hè Thu
Trang 17CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa gạo là lương thực của ba tỉ người trên thế giới, phần lớn lúa gạo trên thế giới
được tiêu thụ bởi những nông dân trồng lúa Lúa là cây lương thực quan trọng có
diện tích gieo trồng khoảng 148,4 triệu ha trên thế giới, trong đó Châu Á khoảng
135 triệu ha Việt Nam có diện tích sản xuất lúa khoảng 4,36 triệu ha, sản lượng lúa đạt 34,6 triệu tấn, năng suất bình quân 4,67 tấn/ha Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp trên 18,6 triệu tấn lúa mỗi năm
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước, sản lượng lúa hằng năm toàn vùng chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đồng thời có điều kiện tự nhiên, đất đai rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo, nên ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước
Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao do nguồn cung ngày càng hạn chế, mà nhu cầu ngày càng tăng, việc khuyến khích nông dân ĐBSCL canh tác lúa từ 2-3 vụ/năm, sử dụng các giống lúa mới, ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất tốt thay cho canh tác một vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp bênh là rất cần thiết Vì thế, vấn đề cải tiến giống và kỹ thuật canh tác đã và đang được đặt ra, việc sử dụng giống lúa có khả năng thích nghi và chống chịu sâu bệnh là biện pháp tiết kiệm chi phí hữu hiệu nhất Theo Bùi Chí Bửu, mục tiêu sản xuất lúa gạo của Việt Nam phải nhắm đến an ninh lương thực và thu nhập của nông dân trồng lúa Vì vậy, để nâng cao năng suất
và phẩm chất lúa, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, đồng thời xác định ảnh hưởng của mùa vụ đối với một số dòng lúa triển
vọng ở ĐBSCL nên đề tài Tuyển chọn các dòng lúa triển vọng năng suất cao và
phẩm chất tốt tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ năm 2012 được thực hiện
nhằm chọn ra các dòng lúa có năng suất cao và phẩm chất tốt để phục vụ cho sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Tuyển chọn được dòng lúa triển vọng có năng suất cao và phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất và nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất lúa vùng ĐBSCL
Trang 18Các chỉ tiêu trên được thực hiện và thu thập vụ Hè Thu 2012 tại lô thí nghiệm C4B thuộc Nông trại Khu II – Đại học Cần Thơ, đồng thời sử dụng số liệu thứ cấp vụ Đông Xuân 2011-2012 từ Bộ môn Tài Nguyên Cây Trồng của Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ
Trang 19
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1.1 Các thời vụ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Từ thập niên 60 của thế kỷ 20 trở về trước, nông dân ĐBSCL chỉ trồng các giống lúa mùa địa phương Mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa mùa hoặc lúa mùa nổi, năng suất thấp Thời vụ gieo trồng khi mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, tháng 6 dương lịch (dl), hằng năm Nông dân gieo mạ và cấy một lần hoặc hai lần Thời điểm thu hoạch thường vào khoảng tháng 1-2 dl
Số vụ lúa trong năm gia tăng chỉ bắt đầu khi giống lúa cao sản ngắn ngày được du nhập, thử nghiệm thành công và được nông dân trong vùng chấp nhận Đó là thời điểm bắt đầu của cuộc Cách Mạng Xanh Giống này thấp cây, không quang cảm, năng suất rất cao và đặc biệt ngắn ngày Sau khi có giống lúa cao sản ngắn ngày không quang cảm, cơ cấu mùa vụ vùng ĐBSCL tăng lên chủ yếu hai vụ trong năm:
vụ Đông Xuân gieo trồng vào tháng 11-12 dl, thu hoạch vào khoảng tháng 2-3 dl và
vụ Hè Thu gieo trồng vào tháng 3-4 dl, bắt đầu thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 7
2.1.2 Một số giống lúa đang được sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhìn chung, cơ cấu giống lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây có xu hướng thay đổi rõ nét Việc tăng nhanh sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày (TGST từ 88-95 ngày trong điều kiện sạ) thích nghi cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, năng suất cao
Trang 20và chất lượng gạo tốt hoặc chấp nhận được Sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày góp phần tiết kiệm chi phí, nước tưới, và phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và tăng vụ Nhóm giống này hiện chiếm khoảng 70% diện tích gieo trồng lúa toàn vùng
Trong số các giống lúa hiện đang được sử dụng ở ĐBSCL, nhóm giống cải tiến, năng suất cao đóng vai trò then chốt, chiếm khoảng 85% diện tích sản xuất các vụ, trong đó tỷ lệ giống cao sản chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như hạt thon dài, ít bạc bụng, hàm lượng amylose trung bình ngày càng tăng và chiếm tới 60% diện tích trồng lúa, đã góp phần quan trọng trong việc tăng chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua (Nguyễn Quốc
Lý, 2007)
Theo Bùi Chí Bửu (2012), một số giống lúa nông dân vùng ĐBSCL có thể gieo sạ như:
OM2517
- Giống lúa OM2517 có nguồn gốc từ tổ hợp lai OM1325/OMCS94
- Thời gian sinh trưởng: 85-90 ngày
- Chiều cao cây: 90-100 cm
- Trọng lượng 1000 hạt: 26-28 gam
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4-6 tấn/ha
- Hàm lượng amylose: 24-25%, ít bạc bụng, chiều dài hạt gạo: 7,0-7,3
mm
- Ít đổ ngã, thấp cây, ít nhiễm bệnh đạo ôn
- Phẩm chất gạo: hạt dài, trong
AS996
- Giống AS996 được chọn lọc từ tổ hợp lai IR64/Oryza rufipugon
- Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày
- Chiều cao cây: 95-100 cm
- Trọng lượng 1000 hạt: 26-27 gam
- Hàm lượng amylose: 24,7%, ít bạc bụng, chiều dài hạt trung bình: 7,37
mm
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4-6 tấn/ha
- Thân rạ cứng, ít đổ ngã, đẻ nhánh khá,chịu phèn tốt, chịu mặn
- Phẩm chất gạo: hạt dài, trong, mềm cơm
- Chú ý: phòng bệnh Đạo ôn
Trang 21VND95-20
- Giống VND95-20 được chọn tạo từ đột biến, trên giống IR64 và chọn lọc phả hệ
- Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày
- Chiều cao cây: 90-95 cm
- Trọng lượng 1000 hạt: 25-27 gam
- Hàm lượng amylose: 20-22 %, không bạc bụng, hạt gạo dài: 7,2-7,4
mm
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4-5 tấn/ha
- Thấp cây, ít đổ ngã, chịu phèn khá, giấu bông, nẩy chồi khá, tỷ lệ hạt chắc cao
- Phẩm chất gạo: gạo thon dài, trong, mềm cơm
- Chú ý: phòng ngừa Rầy nâu, bệnh Đạo ôn
OM2718
- Giống OM2718 có nguồn gốc từ tổ hợp lai OM1738/MRC19399
- Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày
- Chiều cao cây: 95-100 cm
- Hàm lượng amylose: 25,3%, ít bạc bụng, chiều dài hạt gạo: 7,4 mm
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4-5 tấn/ha
- Bông to, chịu phèn khá
- Chú ý: phòng ngừa bệnh Đạo ôn
OM2395
- Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày
- Chiều cao cây trung bình: 90-100 cm
- Trọng lượng 1000 hạt: 27-28 gam
- Hàm lượng amylose: 24-25%, bạc bụng thấp, hạt gạo dài: 7,0-7,4 mm
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha HT: 4-5 tấn/ha
- Ít đổ ngã, chịu phèn tốt
- Phẩm chất gạo: hạt dài, trong
- Chú ý: phòng ngừa bệnh Đạo ôn
VD20
- Thời gian sinh trưởng: 95-105 ngày
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4-5 tấn/ha
- Ít đổ ngã
- Phẩm chất gạo: hạt ngắn, trong, ngon cơm
- Chú ý: phòng ngừa Rầy nâu, Cháy lá, Đạo ôn
Trang 22MTL325
- Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày
- Chiều cao cây: 85-90 cm
- Trọng lượng 1000 hạt: 24-26 gam
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4-5 tấn/ha
- Ít đổ ngã, nở bụi tốt, chịu phèn tốt
- Phẩm chất gạo: hạt dài, trong, ngon cơm
- Chú ý: phòng ngừa bệnh Rầy nâu, Đạo ôn
OMCS2000
- OMCS2000 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai OM1723/MRC19399
- Thời gian sinh trưởng: 88-92 ngày
- Chiều cao cây: 95-110 cm
- Trọng lượng 1000 hạt: 25-26 gam
- Hàm lượng Amylose: 25,6%, ít bạc bụng, chiều dài hạt trung bình: 7,24
mm
- Năng suất: ĐX: 6-8 tấn/ha, HT: 4,0-5,5 tấn/ha
- Phẩm chất hạt gạo: hạt thon dài, màu vàng sẫm, mềm cơm
- Thân rạ cứng trung bình, đẻ nhánh khá, chịu phèn nhẹ
- Chú ý: phòng ngừa bệnh Khô vằn và Rầy nâu
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Thuận lợi trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể khoảng 1 cm/km Sông Cửu Long với hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu, dài trên
120 km Lượng phù sa của sông Cửu Long lớn đạt 1000 triệu tấn/năm, bình quân 1
m3 nước có khoảng 0,1 kg phù sa ở mùa khô và 0,3 kg phù sa ở mùa lũ cao, đất đai chủ yếu là phù sa sông Tiền Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo Hiện nay nhu cầu sử dụng giống lúa ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao phẩm chất tốt đang được người dân ĐBSCL ưa chuộng Do đó Viện lúa ĐBSCL đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 117 giống lúa, trong đó có 64 giống được công nhận chính thức, 53 giống được công nhận sản xuất thử Đặc biệt, các giống lúa ngắn ngày do Viện chọn tạo đã giúp bà con nông dân vùng ĐBSCL làm tăng thêm vụ thứ ba với diện tích hơn 600.000 ha, góp phần tăng sản lượng thêm khoảng ba triệu tấn lúa mỗi năm (Minh Tâm, 2012) Ngoài ra, hằng năm công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ, Cần Thơ cung ứng cho nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL khoảng 5500 tấn lúa giống Riêng tỉnh An Giang năm 2008, trên địa bàn tỉnh đã có tổng cộng 214 tổ sản xuất giống với nhiều qui mô, nhiều hình thức cung ứng giống
Trang 23khác nhau và đã có hơn 3500 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa giống (Dương Văn Chín, 2012)
Những năm gần đây nông dân ĐBSCL đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa, đặc biệt là sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch Hiện nay ĐBSCL hiện
có 3000 máy gặt đập liên hợp và 3600 máy gặt xếp dãy để phục vụ cho sản xuất lúa 2-3 vụ/năm Để áp dụng móc máy vào khâu thu hoạch đòi hỏi nông dân vùng ĐBSCL phải sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, cứng rạ, ít đổ ngã trong sản xuất lúa (Bình Đại, 2012)
Khó khăn trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Sản xuất lúa vùng ĐBSCL hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình diễn biến sâu bệnh ngày càng phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về diện tích và mức độ gây hại Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, đang là mối đe dọa lớn đến năng suất, chất lượng lúa (Trường Duy, 2012) Nhiều cơ quan đã chọn lọc các giống lúa mới có năng suất cao, kháng sâu bệnh và phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
Một khó khăn khác là việc sản xuất gạo phẩm chất thấp Giống IR50404, OC10 đang trồng với diện tích lớn ở ĐBSCL Thực tế hiện nay hai giống này được liệt vào nhóm gạo cấp thấp, rẻ tiền, chỉ tốt đối với làm bột, làm bún, làm hủ tíu, làm bánh, bánh phở …, trong khi đời sống kinh tế của người dân các nước đã tăng lên, nhu cầu
ăn gạo ngon cũng tăng Thực tế này đòi hỏi nông dân phải chuyển sang sản xuất gạo ngon, gạo cao cấp theo nhu cầu của thị trường
Sản xuất lúa trong vụ Hè Thu thường gặp nhiều khó khăn do gặp nắng nóng ở đầu
vụ và mưa nhiều ở thời điểm cuối vụ, vì thế năng suất lúa thường không cao Bên cạnh đó việc sử dụng giống lúa có chiều cao cây quá cao, thân rạ yếu sẽ dễ dẫn đến lúa bị đổ ngã, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và đồng thời, cũng gây trở ngại lớn khi áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, đặc biệt là
trong khâu thu hoạch (Nam Nguyên, 2012)
2.2 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1 Giống lúa
Giống là một nhóm cây trồng, có đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp (Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006) Giống là một quần thể cây trồng có những đặc điểm sinh học, giống nhau trong một chừng mực nhất định được tạo ra để gieo trồng trong những điều kiện và sản xuất nhất định (Trần Thượng Tuấn,1992)
Trang 24Theo quy định tạm thời về công tác chọn giống lúa, giống được định nghĩa như sau: Giống lúa là một dạng hình của loài lúa đã được chọn tạo để trồng trong sản xuất, có những tính trạng di truyền, nông học và kinh tế ổn định đến mức có thể mang tên gọi hay là mã hiệu riêng để nhận dạng phù hợp với thuật ngữ quốc tế “cultival” (Bình Minh, 2010)
Theo Pháp lệnh Giống cây trồng (2004), có các cấp hạt giống như sau:
- Giống tác giả, giống gốc: là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra
- Giống siêu nguyên chủng: là giống được nhân ra từ hạt giống tác giả phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy định của hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
- Hạt giống nguyên chủng: là hạt giống nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
- Hạt giống xác nhận: là hạt giống nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định
Theo FAO thì giống được định nghĩa như sau: Giống là một tập hợp cá thể cây trồng được phân biệt với trồng trọt, trồng rừng hay trồng vườn mà sau khi nhân lên nó vẫn duy trì được các tính trạng của chính nó (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2005)
2.2.2 Vai trò của giống
Giống có vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lượng cây trồng, nhất là trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp giảm dần, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay Giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng Các nhà khoa học ước tính khoảng 30-50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ đưa vào sản xuất những giống tốt
Giống là một trong những tư liệu đầu tiên để thăm canh tăng năng suất Giống còn
là sản phẩm lao động sáng tạo của con người và là loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông phẩm (Trần Thượng Tuấn,1992)
Trên đà sản lượng lương thực tăng nhanh, yêu cầu sản xuất lúa có chất lượng cao ngày một bức thiết Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo, nhưng giống vẫn
là nhân tố quan trọng nhất Bởi vì, giống mang tính di truyền về ba tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo là chất lượng xay chà, dạng hạt và độ bạc bụng, đặc tính của tinh bột, giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản (Nguyễn Văn Luật, 1993)
Vì vậy, việc chọn tạo ra các giống cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng được một số sâu bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường đang được các nhà
Trang 25khoa học quan tâm và tiến hành chọn tạo giống mới Vì thế, giống tốt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
2.3 QUAN ĐIỂM CHỌN GIỐNG VÀ TIẾN TRÌNH CHỌN GIỐNG
2.3.1 Quan điểm chọn giống
Trong những năm qua việc lai tạo, cải tiến các giống lúa được đặc biệt quan tâm Theo Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp (1998), các giống lúa được chọn để trồng phải
- Có khả năng cho năng suất cao
- Kháng sâu bệnh
- Phẩm chất hạt phù hợp với người tiêu dùng
- Năng suất cao ở các ruộng thí điểm
- Thích nghi rộng với điều kiện khí hậu
- Thời gian sinh trưởng thích hợp
- Thích nghi với những loại đất đặc biệt ở địa phương
Theo Hoàng Tuyết Minh (2012), hạt giống tốt là hạt giống phải có những yêu cầu
- Hạt giống phải thuần, đúng giống, giống phải đồng nhất về kích cỡ, giống không bị lẫn những giống khác, hạt cỏ và tạp chất Hạt giống phải sáng mẩy, không hoặc có rất ít hạt lép, chỉ chấp nhận có hạt lép 0,5% bị lẫn trong hạt giống, có rất ít hạt lửng và hạt bị dị dạng
- Tỷ lệ nảy mầm cao hơn 80% và cây mạ phải có sức sống mạnh
- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại, không mang mầm bệnh nguy hiểm
Những tiêu chuẩn để chọn giống (Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn, 2001)
- Năng suất cao và ổn định
- Hạt dài, không bạc bụng hoặc bạc bụng ít, ngon cơm
- Kháng được một số sâu bệnh
- Có phẩm chất tốt
- Phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương
2.3.2 Tiến trình chọn giống
Bước 1: Chọn vật liệu khởi đầu và lai tạo
Chọn từ nhiều nguồn để phù hợp với mục tiêu lai tạo giống như giống lúa nhập từ nước ngoài, giống lúa từ các Ngân hàng Gen trong nước, giống lúa ổn định và thích nghi với vùng sinh thái từng địa phương
Trang 26Bước 2: Quan sát sơ khởi (QSSK)
Dùng 100-200 giống/dòng đã tương đối ổn định kiểu hình (thường được chọn từ F5 trở lên của dòng lai), mỗi dòng cấy 5-6 hàng, mỗi hàng dài 5 m, cứ 10-20 giống/dòng cấy một đối chứng sau đó tuyển chọn những giống/dòng tốt về kiểu hình, ít sâu bệnh, có năng suất cao để trắc nghiệm hậu kỳ
Bước 3: Trắc nghiệm hậu kỳ
Chọn ra 30-50 giống/dòng ở QSSK đưa vào trắc nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn 5-10 m2 và 3-4 lần lặp lại để tăng độ chính xác Từ kết quả trắc nghiệm hậu kỳ chọn ra 10-20 giống/dòng tốt để đưa vào sản xuất thí nghiệm và so sánh năng suất ở diện tích lớn
Bước 4: So sánh năng suất
Các giống/dòng có nhiều triển vọng nhất được chọn ở các lô thí nghiệm hậu kỳ được đưa vào thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều vùng sinh tái khác nhau Qua nhiều
vụ sẽ chọn ra một số giống nổi bậc đưa ra khu vực hóa và sản suất trên diện tích rộng
Bước 5: Thử nghiệm khu vực hóa
Các giống/dòng nổi bậc ở từng vùng sẽ được chọn và tiếp tục thử nghiệm ở những vùng sinh thái khác nhau
Bước 6: Sản xuất thử
Từ kết quả thử nghiệm khu vực hóa, chọn ra 2-3 giống/dòng tốt nhất để sản xuất thử, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích nghi và chống chịu của giống Các giống tốt nhất sẽ được phổ biến sản xuất đại trà
2.4 NHỮNG ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG TRONG CHỌN GIỐNG
2.4.1 Đặc tính nông học
Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nẩy mầm đến khi chín hoàn toàn, thay đổi tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh
- Đối với lúa cấy: bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy
- Đối với lúa gieo thẳng: được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc lúa chín Các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng dài hay ngắn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Thời gian sinh trưởng của các giống lúa dài, ngắn khác nhau từ 60-250 ngày (Nguễn Thị Minh Thơ, 2010)
Trang 27Thời gian sinh trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất của người nông dân và việc sản xuất phải được bố trí theo một hệ thống đồng loạt đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá như hiện nay Các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn có thể không cho năng suất cao vì sự sinh trưởng, sinh dưỡng
bị hạn chế, những giống có thời gian sinh trưởng quá dài có thể không có năng suất cao do sự sinh trưởng dinh dưỡng dư có thể gây đổ ngã Thời gian sinh trưởng của cây lúa khoảng 120 ngày sẽ cho năng suất tối đa ở mức đạm cao trong vùng nhiệt đới (Kawano và Tanaka, 1968)
Chiều cao cây
Cây lúa có thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết định tính đổ ngã Thân rạ cao,
ốm yếu, dễ đổ ngã sớm làm rối nùi bộ lá, tăng hiện tượng bóng rợp, cản trở sự chuyển vị các dưỡng liệu và các chất quang hợp làm hạt bị lép và giảm năng suất Thân rạ thấp và cứng sẽ chống chịu sự đổ ngã (Jennings, 1979) Chiều cao cây lúa thích hợp nhất dao động từ 80-100 cm vì chiều cao cây lúa quá cao sẽ làm tăng khả năng đổ ngã và giảm tỷ lệ vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Chiều dài bông
Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định nhưng một phần chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, nhất là điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn đầu hình thành bông (Trịnh Thị Ngọc Sương, 1991) Chiều dài bông thay đổi tùy giống và chiều dài bông góp phần gia tăng năng suất (Setter, 1994) Giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, trọng lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2004)
2.4.2 Năng suất thực tế và thành phần năng suất
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố, gọi là bốn thành phần năng suất Đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt Các thành phần năng suất có liên quan chặc chẽ với nhau
Năng suất lúa = số bông/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc x trọng lượng 1000 hạt
Số bông trên đơn vị diện tích
Số bông trên đơn vị diện tích được qui định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), từ khi gieo cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ, cấy và khả năng
nở bụi của cây lúa Mật độ sạ, cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện canh tác của từng vùng, lượng phân bón, nhất là phân đạm và chế độ nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Trang 28Các giống lúa hiện nay có thể đẻ nhánh lên tới khoảng 20-25 nhánh/bụi trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ trong đó có khoảng 10-15 nhánh cho bông vừa hữu hiệu còn lại là chồi vô hiệu hay bông rất nhỏ Cây lúa chỉ cần số bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông tốt hơn là gia tăng số bông trên đơn vị diện tích (Bùi Chí Bửu và ctv, 1998) Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đối với lúa cấy, số bông trên đơn vị diện tích cần thiết để cho năng suất cao là 350-450 bông
Số hạt chắc trên bông
Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng trong vòng từ 7-10 ngày
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực Số hạt chắc trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ và từ 100 hạt đến 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện canh tác ở ĐBSCL
Lê Xuân Thái (2003) cho rằng, mùa vụ có ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông ở mỗi điểm Số hạt chắc trên bông ở các điểm trong vụ Đông Xuân luôn cao hơn vụ
Hè Thu Thí nghiệm ở Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ cho thấy, số hạt chắc/bông ở vụ Đông Xuân dao động từ 58-116 hạt và vụ Hè Thu dao động từ 70-
114 hạt, trung bình số hạt chắc trên bông ở vụ Đông Xuân là 94 hạt cao hơn vụ Hè Thu là 90 hạt (Đào Thị Ngà, 2012)
Tỷ lệ hạt chắc trên bông
Tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông hay nói cách khác là giảm tỷ lệ hạt lép trên bông cũng
là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa Tỷ lệ hạt chắc trên bông được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%
Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt do trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo cấu thành Thời gian quyết định kích thước vỏ trấu chủ yếu là thời kỳ giảm nhiễm đến trổ bông còn trọng lượng hạt gạo tăng mạnh nhất từ sau trổ đến thời kỳ chín sữa (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997)
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lượng 1000 hạt được quyết định ngay thời kỳ phân hóa mầm hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm
Trang 29nhiễm tích cực và vào chắc rộ Trọng lượng 1000 hạt tùy thuộc cỡ hạt và độ mẩy của hạt lúa, trọng lượng 1000 hạt thường dao động khoảng 20-30 gam Yếu tố này chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định
Tóm lại: các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau Trong phạm vi giới hạn, bốn thành phần này càng tăng thì năng suất càng cao, cho đến lúc bốn thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất tối đa Vượt qua mức cân bằng này, nếu một trong bốn thành phần năng suất tăng lên nữa sẽ ảnh hưởng không tốt đến các thành phần còn lại, đồng thời sẽ làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
2.4.3 Phẩm chất hạt
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), do hầu hết các nước đã đạt đến mức tự cung cấp sản lượng lúa gạo, nên nhu cầu sử dụng gạo có phẩm chất hạt tốt ngày càng cao Trước đây theo truyền thống, các nhà khoa học tạo giống tập trung vào việc lai tạo theo hướng tăng năng suất và kháng sâu bệnh Gần đây, xu hướng chọn tạo giống đã thay đổi để kết hợp với các đặc tính phẩm chất tốt nhằm gia tăng tổng giá trị kinh tế của lúa gạo
Phẩm chất gạo là một đặc tính kinh tế quan trọng nhất Phẩm chất hạt không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào môi trường sản xuất, hệ thống thu hoạch, sau thu hoạch và chế biến Hướng chọn giống lúa hiện nay phải có phẩm chất hạt tốt Gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phải có dạng hạt thon dài, ít hoặc không bạc bụng và
có hàm lượng amylose trung bình (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000)
Phẩm chất xay chà
Chất lượng xay chà đánh giá bằng tỷ lệ gạo xay xát được và tỷ lệ gạo nguyên Tỷ lệ gạo nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán, yếu tố này cũng chịu ảnh hưởng của giống và các điều kiện bên ngoài như độ thuần của giống, độ chín của hạt, kỹ thuật phơi, sấy và thời điểm thu hoạch (Nguyễn Văn Luật, 1993) Theo Lê Xuân Thái (2003) tỷ lệ gạo nguyên có liên quan chặt chẽ đến độ bạc bụng của hạt, hạt gạo thường gãy ở điểm có vết bạc bụng, ngoài yếu tố môi trường thì yếu tố bạc bụng còn chịu ảnh hưởng bởi đặc tính giống Theo Huỳnh Như Điền (2009), nhiệt độ và ẩm
độ trong suốt thời gian chín đến thu hoạch, phơi sấy và bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ gạo nguyên Hạt gạo sẽ rạn nức nếu sấy ở nhiệt độ quá cao, hoặc do nông dân phơi nhiều ngày ngoài đồng, hoặc do sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày
và đêm cộng với sự tái hấp thu ẩm vào ban đêm của hạt lúa Ngoài ra, những điều kiện bất lợi của môi trường như nhiễm độc, nhiễm phèn trong giai đoạn vào chắc sẽ làm tỷ lệ gạo nguyên giảm đáng kể Thời điểm thu hoạch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên nhất là từ 25 ngày đến 30 ngày sau khi lúa trổ, nếu thu hoạch trước và sau thời điểm này tỷ lệ gạo nguyên sẽ giảm Tỷ lệ xay chà rất biến động và dao động
Trang 30từ 25-65%, nó phụ thuộc vào phương tiện, máy móc, các phương pháp xay chà và phụ thuộc vào giống
Chiều dài hạt gạo
Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, được điều khiển bởi đa gen Thứ tự mức độ tính trội được ghi nhận như sau: Hạt dài> hạt trung bình> hạt ngắn> hạt rất ngắn Thị hiếu người tiêu dùng về dạng hạt rất thay đổi, có nơi thích dạng hạt tròn, có nơi thích dạng hạt trung bình, nhưng dạng hạt gạo thon dài được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường quốc tế (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011)
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) người Nhật Bản thích gạo hạt tròn, cơm mềm và dẻo khi nấu, người Thái Lan thích hạt gạo dài, chà trắng, mềm và giòn khi nấu Ở Bangladesh, tùy theo mức thu nhập mà có sở thích chọn gạo khác nhau, người giàu thích gạo mềm khi nấu, người nghèo thích gạo cứng cơm Ở Châu Mỹ, dạng hạt dài hoặc rất dài thường được ưa chuộng hơn Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện nay dài hơn 7 mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000)
Trang 31khẩu gạo trên thế giới và dân Châu Mỹ La Tinh thường thích loại gạo có hàm lượng amylose trung bình (Phạm Thị Phấn, 2008)
Theo Lê Xuân Thái (2003) thì hàm lượng amylose có thể được xem là tính trạng quan trọng nhất trong phẩm chất cơm vì nó có tính chất quyết định trong việc cơm dẻo, mềm hay cứng
Trong gạo hàm lượng amylose phổ biến từ 15-35% Nhiệt độ càng cao có thể làm cho hàm lượng amylose càng thấp, ngược lại nhiệt độ mát hơn có thể làm hàm lượng amylose cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Hàm lượng amylose còn có thể tăng theo thời gian bảo quản (Nguyễn Phước Tuyên, 1997)
Hàm lượng amylose do yếu tố giống quyết định, nhưng yếu tố môi trường làm thay đổi hàm lượng amylose của giống Hàm lượng amylose của một số giống có thể khác nhau đến 6% từ mùa này sang mùa khác (Nguyễn Văn Luật, 1993)
Độ trở hồ
Độ trở hồ hay còn gọi là nhiệt độ hóa là nhiệt độ mà ở đó 90% hạt tinh bột bị hóa hồ hoặc phồng lên trong nước nóng không thể trở lại dạng ban đầu được Độ trở hồ xác định thời gian cần thiết để nấu gạo thành cơm Điều kiện môi trường như nhiệt độ trong giai đoạn chín có ảnh hưởng đến độ trở hồ Nhiệt độ cao trong giai đoạn tạo hạt sẽ làm cho tinh bột có độ trở hồ cao Ở nhiều quốc gia trồng lúa, người ta ưa thích gạo có độ trở hồ trung bình (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000) thì độ trở hồ trung bình là tiêu chuẩn tối hảo cho phẩm chất gạo tốt Bên cạnh đó, độ trở hồ có liên quan mật thiết với hàm lượng amylose của tinh bột, giống có độ trở hồ thấp hoặc trung bình thường có hàm lượng amylose cao (Nguyễn Phước Tuyên, 1997)
Mùi thơm
Mùi thơm được xác định là do 2 chất acetyl-1-pyrroline tìm thấy trong thành phần
dễ bay hơi của cơm Gen kiểm soát mùi thơm là gen lặn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Theo Nguyễn Bích Hà Vũ (2006), mùi thơm chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ, đặc biệt trong giai đoạn lúa trổ, vào chắc và chín nếu nhiệt độ thấp sẽ làm cho mùi thơm của lúa tăng lên Bên cạnh đó mùi thơm trên lúa bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác đã được Nguyễn Ngọc Đệ (2008) xác định
Trang 322.5 ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.5.1 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu
Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu Đối với lúa nước, cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều ảnh hưởng đến năng suất và các thành phần năng suất, nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến năng suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi, số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Ánh sáng
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa trên hai phương diện: cường độ ánh sáng và quang kỳ (độ dài chiếu sáng trong ngày)
Lúa là cây ngắn ngày nên quang kỳ ngắn điều khiển sự phát dục của cây lúa Nó chỉ làm đòng, trổ bông khi gặp quang kỳ ngắn thích hợp đối với các giống lúa quang cảm Nhưng ngày nay các giống lúa cao sản ngắn ngày không quang cảm ra đời và
có thể trồng quanh năm Ở ĐBSCL, quang kỳ biến thiên từ 10:00-13:30 giờ/ngày
Lượng mưa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh thì lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm
Ở đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa hàng năm trung bình từ 1200-2000 mm nhưng phân bố không đều nên gây tình trạng ngập úng trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa nắng Trong mùa mưa, mưa nhiều sẽ làm giảm quang hợp của cây lúa, gây trở ngại trong thu hoạch, vì thế sẽ là giảm năng suất lúa, ngược lại nếu thiếu nước thì năng suất lúa cũng giảm nghiêm trọng
Gió
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng, làm giảm năng suất lúa Tuy nhiên, nếu gió nhẹ sẽ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp
và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất
Trang 332.5.2 Ảnh hưởng của mùa vụ
Cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác lúa ở ĐBSCL đã chuyển biến rất nhanh chóng cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành trồng lúa Nông dân vùng ĐBSCL đã mạnh dạng đầu tư phát triển sản xuất, khai thác đất đai của họ có hiệu quả hơn và đa dạng hơn, kết hợp canh tác lúa với các cây trồng khác hoặc kết hợp canh tác lúa với việc nuôi tôm, cá… Hiện nay, các
mô hình canh tác trên đất lúa ở ĐBSCL rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, lúa gạo vẫn là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp, hai vụ lúa được gieo trồng chủ yếu ở ĐBSCL là Đông Xuân và Hè Thu
- Vụ Đông Xuân: với diện tích gieo trồng khoảng 0,7-0,8 triệu ha ở ĐBSCL, bắt đầu vào tháng 11 đến tháng 12 dương lịch và thu hoạch đầu tháng 2 đến tháng 3 dương lịch Vụ này cho năng suất và chất lượng lúa gạo cao nhất, do vụ Đông Xuân
có nắng tốt, ít bị nhiễm phèn và có hàm lượng phù sa dồi dào sau mùa lũ, hiệu quả
sử dụng phân bón cao hơn vụ Hè Thu, nhưng dễ nhiễm mặn ở cuối vụ, nên nông dân thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, khả năng đẻ nhánh mạnh, gieo sạ dày hơn
vụ Hè Thu (Lê Hoàng Kiệt, 2007).Theo Kim Hoa (2011), điều kiện thời tiết se lạnh, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn thuận lợi cho việc tích lũy vật chất khô, là tiền đề của năng suất cao
- Vụ Hè Thu: thường bắt đầu gieo trồng từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch và thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 7 dl và có diện tích gieo sạ khoảng 0,2 triệu ha ở ĐBSCL Vụ lúa Hè Thu là một trong những vụ lúa có diện tích gieo sạ và sản lượng chỉ sau vụ Đông Xuân Thực tế sản xuất cho thấy đây là vụ sản xuất có nhiều khó khăn do canh tác trong mùa mưa, thiếu ánh sáng, thường bị khô hạn đầu vụ và lũ ở cuối vụ, đặc biệt là vùng bị ảnh hưởng, đồng thời đất dễ xì phèn ở đầu vụ do khô hạn và hệ số sử dụng phân đạm thấp hơn vụ Đông Xuân, cuối vụ mưa bảo nhiều làm cho hệ số quang hợp thấp (Lê Hoàng Kiệt, 2007) Ngoài ra áp lực lây lan dịch hại rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá từ vụ Đông Xuân trong bối cảnh hiện nay là rất lớn Bên cạnh đó, do điều kiện sinh thái của từng địa phương, thường do nguồn nước quyết định, nên sẽ rất khó xuống giống đồng loạt cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên ruộng lúa (Trần Văn Hai, 2007)
Theo khuyến cáo của ThS Hồ Văn Chiến, vụ Hè Thu thường áp lực sâu bệnh và cỏ dại rất mạnh do đó cần áp dụng phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, không nên chỉ chú trọng trừ từng đối tượng riêng lẻ Ngay đầu vụ, lúa thường bị bọ trĩ do thiếu nước hoặc hạn Giai đoạn giữa vụ do mưa, nắng xen kẽ nên khả năng sâu bệnh phát triển mạnh Giai đoạn cuối vụ thường bị bệnh cháy bìa lá, khô vằn, lem lép hạt Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tùy thuộc rất lớn vào điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác, mùa vụ, thời điểm sâu bệnh tấn công và giống lúa (Lê Hữu Hải, 2007)
Trang 34Phẩm chất hạt thay đổi theo mùa trồng, do điều kiện canh tác, thời tiết trong quá trình sản xuất, thu hoạch, phơi sấy khác nhau theo mùa vụ, theo Nguyễn Thành Tâm (2008) thì hàm lượng amylose của vụ Đông Xuân thường thấp hơn ở vụ Hè Thu Ngoài ra, nếu đảm bảo được các yếu tố khác, thì trồng lúa trong vụ Đông Xuân sẽ có tiềm năng cho năng suất cao hơn vụ Hè Thu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Giữa các mùa vụ thì giống thể hiện không giống nhau, ở vụ Đông Xuân luôn cho năng suất và phẩm chất của các giống lúa đạt được luôn tốt hơn vụ Hè Thu, theo thí nghiệm của Đào Thị Ngà (2012) cho thấy, trung bình của các chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất ở vụ Đông Xuân luôn cao hơn vụ Hè Thu, đồng thời phẩm chất hạt gạo ở
vụ Đông Xuân tốt hơn ở vụ Hè Thu
Trang 35CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại lô thí nghiệm C4B tại Nông trại Khu II - Đại học Cần Thơ
3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.2.1 Giống thí nghiệm
Bộ dòng lúa cao sản ngắn ngày do Bộ môn Tài Nguyên và Cây Trồng, Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ cung cấp Sử dụng giống lúa OM1490 và Jasmine85 làm giống đối chứng
Bảng 3.1: Danh sách 14 dòng lúa thí nghiệm
MTL145/MTL250 MTL145/Jasmine85 MTL145/MTL250 MTL145/MTL250 MTL145/MTL250 MTL145/MTL250 MTL145/Jasmine85 MTL250/MTL463 MTL250/MTL463 MTL250/MTL463 MTL250/MTK463 MTL145/MTL250 OM606/IR44592-62 Pata/TN1//Khao Dawk Mali
Nguồn: Bộ môn Tài Nguyên Cây Trồng, ĐC: Đối Chứng