TS 10 chuyên 07-08-Cần thơ

2 398 2
TS 10 chuyên 07-08-Cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC: 2007 – 2008. Khóa ngày: 20/6/2007 MÔN: HÓA HỌC A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 đ) Câu 1: Thành phần chính của cẩm thạch là: A. CaO B. SiO2 C. CaCO3 D. HF Câu 2: Thuốc tiêu mặn có CTHH là: A. NaHCO3 B. NaNO3 C. KNO3 D. Na2CO3 Câu 3: Khi cho 6,023.10 22 nguyên tử Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí H 2 có khối lượng bằng: A. 6,5g B. 1,0g C. 2,0g D. 0,2g Câu 4: Nguyên tố kim loại kiềm là: A. Xeri B. Xezi C. Iriđi D. Atatin Câu 5: Duyra là hợp kim của Al với: A. Fe, Cu, Mn, Si C. S, P, Cu, Ni B. Cu, C, Mg, Zn D. Co, Au, Fe, Cu Câu 6: Công thức đúng của phèn chua là: A. (NH 4 ) 2 SO 4 . Fe 2 (SO 4 ) 3 . 24H 2 O B. K 2 SO 4 . Al 2 (SO 4 ) 3 . 24H 2 O C. Al 2 (SO 4 ) 3 . 18H 2 O D. (NH 4 ) 2 SO 4 . 8Al 2 (SO 4 ) 3 . 18H 2 O Câu 7: Hidrocacbon A có số cacbon lớn hơn 2, ở thể khí và phân tử có dạng đồi xứng. Khi hidro hóa A thì A hấp thụ 1 phân tử H 2 . CTCT đúng của A là: A. CH2 = CH2 B. CH2 = CH – CH3 C. CH3 – CH = CH – CH3 CH3 | D. CH3 – C – CH3 | CH3 Câu 8: Nguyên tố có khả năng tạo nhiều hợp chất nhất là: A. Fe B. S C. Cu D. C Câu 9: Đổ dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3, ta thấy: A. Xuất hiện kết tủa Ag B. Xuất hiện kết tủa Fe C. Không có hiện tượng gì D. Có khí NO2 thoát ra Câu 10: X là một hợp chất không bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt, dung dịch của nó không làm đổi màu giấy quì. X có thể là: A. NH4Cl B. (NH4)2CO3 C. Al2S3 D. CaCO3 Câu 11: Để nhận ra sản phẩm của phản ứng giữa Fe và O2 tạo ra Fe3O4, người ta làm như sau: A. Cho sản phẩm sau phản ứng vào dung dịch axit B. Cân khối lượng sắt tham gia phản ứng và khối lượng oxit tạo thành C. Đo thể tích khí O2 tham gia phản ứng D. Thử sản phẩm sau phản ứng bằng nam châm Câu 12: Để loại bỏ màu, mùi và tạp chất trong quá trình sản xuất đường phèn từ nước mía, người ta sử dụng: A. Máu bò C. Bột than xương và máu bò B. Bột than xương D. Lòng trắng trứng và máu bò Câu 13: Cho dãy chuyển hóa sau:CH4 ---> X ---> Y ---> Z ---> T ---> PVC. X, Y, Z, T lần lượt là: A. Axetilen; etilen; rượu etylic; vinyl clorua B. Axetilen; etilen; etyl clorua; vinyl clorua C. Axetilen; etilen; 1,2 – đicloetan; vinyl clorua D. Axetilen; andehyt axetic; axit axetic; vinyl axetat Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X với một lượng oxi vừa đủ. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua bình đựng dd H2SO4 đậm đặc thì thể tích khí giảm đi một nửa. Công thức tổng quát của X là: A. CnH2n+2 C. CnH2n-2 B. CnH2n D. CnH2n-6 Câu 15: Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II). Để loại bỏ chúng, các nhà máy nước có thể dùng cách nào trong số các cách sau đây: A. Sục khí Cl2 vào bể chứa nước ngầm B. Cho NaOH vào bể chứa nước ngầm C. Sục khí O2 vào bể chứa nước ngầm D. Sục khí Cl2 hoặc O2 vào bể chứa nước ngầm Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A bằng một lượng oxi vừa đủ thì số mol CO2 thu được gấp đôi số mol hơi nước tạo thành. Nếu lượng oxi dùng dư 40% thì hỗn hợp khí thu được sau khi làm lạnh có số mol gấp 9 lần số mol A. CTPT đúng của A là: A. C2H2 B. C4H4 C. C3H6 D. C6H6 Câu 17: Chất được dùng để khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh là: A. Si B. HF C. Ca(OH)2 D. MnO2 Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, để pha chế được 500ml rượu etylic 40 o một cách chính xác nhất, người ta tiến hành như sau: A. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất trộn với 300ml nước B. Lấy 200g rượu etylic ngchất cho vào bình dung tích 500ml, thêm nước cho đủ thể tích 500ml C. Lấy 200ml rượu etylic ngchất trộn với 300ml nước D. Lấy 200ml rượu etylic ngchất cho vào bình dung tích 500ml, thêm nước cho đủ thể tích 500ml Câu 19: Đổ từ từ dd FeCl3 vào dd Na2CO3, ta thấy: A. Chỉ có kết tủa FeCO3 B. Chỉ có kết tủa Fe(OH)3 C. Có kết tủa Fe(OH)3 và khí CO2 thoát ra D. Chỉ có khí CO2 thoát ra Câu 20: Hai chất hữu cơ X, Y đều có phân tử khối là 60. X tác dụng được với cả Na và NaOH, Y không tác dụng với Na chỉ tác dụng được với NaOH. Tên gọi đúng của X và Y lần lượt là: A. axit axetic và metyl fomiat B. Metyl fomiat và axit axetic C. Glixerol và axit axetic D. Axit axetic và đimetyl ete B. PHẦN TỰ LUÂN: (15,0 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1. Để tiến hành nhiều phản ứng hóa học, người ta cần “rượu tuyệt đối”. Làm thế nào để thu được rượu đó từ “cồn y tế” chứa 10% nước bằng phương pháp hóa học? 2. Cho một ví dụ phản ứng trong đó các hợp chất phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng là đại diện của 4 hợp chất vô cơ cơ bản? 3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điểu kiện nếu có). CaCO3 ---> A ---> B ---> C ---> CaCO3 CaCO3 ---> X ---> Y ---> Z ---> CaCO3 Câu II: (3,0 điểm) 1. Sách giáo khoa Hóa học lớp 9 cho biết axetilen là một khí không màu, không mùi. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất axetilen từ đất đèn, chỉ cần nhúng một miếng đất đèn vào nước ta ngửi ngay thấy mùi khó chịu. Hãy giải thích hiện tượng trên và viết phương trình phản ứng minh họa? 2. Nêu phương pháp tiến hành nhận biết từng khí trong hỗn hợp gồm CO2, SO2, C2H2, C2H4 và CH4 (Không cần viết phương trình phản ứng) 3. Đun 17,8g chất hữu cơ Z có CTPT là C57H110O6 trong dd NaOH dư, thu được glixerol và muối natri của một axit hữu cơ đơn chức. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng glixerol sinh ra ( giả sử Hpư = 100%) Câu III: (3,0 điểm) Để đềiu chế 28,7g muối AgCl, người ta tiến hành thí nghiệm sau: lấy 25,4g muối bạc khan dễ tan (muối A) hòa vào cốc nước thứ nhất, lấy 20,3g một muối clorua kết tinh ở dạng hexahiđrat ( muối ngậm 6 phân tử nước) (muối B) hòa vào cốc nước thứ hai. Sau đó đổ cốc thứ nhất vào cốc thứ hai, khuấy đều. Lọc kết tủa, sấy khô và đem cân, thấy khối lượng rắn thu lớn hơn 28,7g, giải thích điều này và xác định CTPT của 2 muối A, B? Câu IV: ( 3,0 điểm) 1. Có một hỗn hợp gồm C2H5OH, CH3OCH3 và CH3COOH. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 2. Hòa tan hoàn toàn a g CuO vào 420g dd H2SO4 40%ta được dd X chứa axit dư có nồng độ 14% và muối có nồng độ C%. Tính a và C? Câu V: (3,0 điểm) Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Khi hóa hơi 14,8g X thì thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 6,4g khí O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Cho 3,7g X vào 100ml dd NaOH 1M (D = 1,0262g/ml), sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô làm lạnh phần hơi cho ngưng tụ hết. Sau thí nghiệm thu được chất rắn Y khan và 100,22g chất lỏng. Xác định CTCT của X? . KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG NĂM HỌC: 2007 – 2008. Khóa ngày: 20/6/2007 MÔN:. tiêu mặn có CTHH là: A. NaHCO3 B. NaNO3 C. KNO3 D. Na2CO3 Câu 3: Khi cho 6,023 .10 22 nguyên tử Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí H 2 có khối lượng

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan