KỸ THUẬT VÀ AN TOÀN VỀ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Thiết bị chịu áp lực ( Pressure Equipment ): Thiết bị chịu áp lực là một hay nhiều thiết bị ( nối với nhau thành một hệ thống ) được thiết kế, chế tạo để làm việc trong trạng thái có áp suất tác động của môi chất chứa trong nó lên thành của thiết bị từ bên trong, bên ngoài hay cả hai phía. Trong một thiết bị áp lực, áp suất làm việc có thể là một hay nhiều mức khác nhau. Các thiết bị áp lực chế tạo bằng kim loại có áp suất thiết kế để làm việc từ 0,07 MPa ( 0,7 Bar; 0,7 kGcm2 ) và dung tích từ 25 Lít trở lên và khi dung tích nhỏ hơn 25 lít nhưng tích số giữa dung tích ( tính bằng lít ) với áp suất làm việc ( tính bằng Bar ) lớn hơn 200 phải được quản lý nghiêm ngặt theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia liên quan. Các thiết bị chịu áp lực chế tạo bằng vật liệu phi kim loại được quản lý theo các tiêu chuẩn riêng của người thiết kế chế tạo quy định. 2. Các loại thiết bị chịu áp lực có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt về an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Quốc gia: a. Nồi hơi ( Boiler ): Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7704:2007 Nồi hơi Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa : Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất hơi nước từ nước mà nguồn nhiệt do sự đốt cháy nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của các khí thải, có thể có nhiều, khác nhau về trạng thái vật lý của nước hay hơi nước nhưng có liên hệ với nhau để sản xuất hơi nước, đó là các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi: Phần sinh hơi;Bộ hâm nước; Bộ quá nhiệt; Bộ tái quá nhiệt. Những nồi hơi đơn giản có thể chỉ có phần sinh hơi. Nồi đun nước nóng có dạng như nồi hơi đơn giản không sản xuất hơi mà chỉ cung cấp nước nóng có nhiệt độ từ 1150C trở lên.b. Bình chịu áp lực ( Vessel, tank, Contener ): Là một hay nhiều bộ phận có thể tích đóng kín sử dụng để tiến hành các quá trình nhiệt học,