Đ7KT3 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TMSX thiên trường

124 114 0
Đ7KT3 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TMSX thiên trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Quá trình bán hàng hóa là khâu cuối cùng nhưng lại có tính chất quyết định đến các khâu trước đó. Có bán được sảm phẩm, hàng hóa doanh nghiệp mới trang trải được chi phí bỏ ra, thu được lợi nhuận, tăng tích lũy để đứng vững và phát triển. Kết quả kinh doanh phản ánh thực chất hoạt động của doanh nghiệp, tính thực thi của kế hoạch đặt ra, giúp cho doanh nghiệp đánh giá khả năng và đưa ra phương án cho giai đoạn sau. Ngược lại, nếu thực hiện không tốt bán hàng thì mọi cố gắng của doanh nghiệp trong các giai đoạn trước đều trở nên vô nghĩa. Vậy quá trình bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy vong của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng tài chính, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp.

  • Xét ở tầm vĩ mô, việc tiêu thụ sản phẩm của mọi doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác và tới nền kinh tế quốc dân, tổ chức tốt khâu bán hàng ở mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần điều hòa các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường như quan hệ cung – cầu, quan hệ tiền – hàng, quan hệ sản xuất – tiêu thụ, đảm bảo sự cân đối trong từng ngành.

  • Về giá trị xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh có lãi sẽ tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động đồng thời đóng góp cho ngân sách, góp phần tăng cường tài chính quốc gia. Lợi nhuận còn góp phần phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, duy trì sản xuất ở mức độ cao, hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn cho đất nước.

  • Cùng với việc bán sản phẩm, hàng hóa thì xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định tại doanh nghiệp. Xác định đúng kết quả bán hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo, đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng…

  • Hàng hóa trong kinh doanh thương mại được luân chuyển theo 3 phương thức chủ yếu, đó là bán buôn, bán lẻ, bán hàng qua đại lý, ký gửi.

  • 1.1.3.1. Bán buôn

  • Bán buôn là phương thức bán hàng với số lượng lớn, áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh trung gian như các doanh nghiệp thương mại, các nhà đại lý hoặc các doanh nghiệp sản xuẩ để gia công, chế biến.

  • Đặc điểm của phương thức bán buôn:

  • Hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện.

  • Hàng hóa được bán theo lô hàng hoặc đơn hàng giá trị lớn.

  • Giá bán biến động tùy thuộc vào hàng hóa, khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán nhưng thường thấp hơn so với giá thị trường.

  • Bán buôn hàng hóa có hai phương thức chính: Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.

  • Bán buôn qua kho: Là phương thức luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại mà trong đó hàng hóa sau quá trình thu mua sẽ tiến hành nhập kho, sau đó mới xuất kho bán hàng hóa cho khách hàng theo hình thức bán buôn.

  • Bán buôn qua kho được thực hiện qua 2 hình thức sau:

  • Bán buôn qua kho theo hình thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đã xác nhận đủ số lượng hàng, phẩm chất của hàng hóa, bên mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác định là tiêu thụ.

  • Bán buôn qua kho theo hính thức gửi bán: Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng hóa đến kho của bên mua hoặc địa điểm cụ thể mà bên mua đã quy định trong hợp đồng. Hàng hóa chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại, khi được bên mua kiểm tra, chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển đi được xác nhận là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao. Chi phí vận chuyển lô hàng do doanh nghiệp thương mại hay bên mua chịu được quy định trên hợp đồng thương mại. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu, khoản chi phí này sẽ được ghi nhận là chi phí bán hàng, nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, doanh nghiệp thương mại sẽ thu tiền của bên mua.

  • Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không tiến hành nhập kho hàng hóa mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, tăng tốc độ vận chuyển tiêu thụ hàng hóa.

  • Bán trực tiếp (giao bán tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ.

  • Gửi bán: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua sẽ dùng phương tiện vận tải hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng hóa tới kho người mua hoặc địa điểm cụ thể được quy định trên hợp đồng thương mại với bên mua. Hàng hóa được chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nhận thông báo chấp nhận mua hàng từ bên mua thì hàng hóa mới được xác nhận là tiêu thụ.

  • Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại không thực hiện mua hàng và bán hàng mà chỉ đóng vai trò trung gian môi giới trong quan hệ mua bán, được hưởng hoa hồng môi giới nếu giao dịch mua bán hàng được thành lập.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan