1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn cho nhân viên ngoại

8 446 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

Thực tế này vừa được Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) nêu ra trong những nội dung kiến nghị về các chính sách thuế, nhằm đảm bảo một môi trường khuyến khích dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn cho nhân viên ngoại Với nhiều công ty, tổng chi phí nhân công cho nhân viên nước ngoài sẽ tăng lên do chính sách thuế mới.Thực tế này vừa được Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) nêu ra trong những nội dung kiến nghị về các chính sách thuế, nhằm đảm bảo một môi trường khuyến khích dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.Giảm lợi thế so sánhHiện các thành viên của EuroCham đang chuẩn bị cho việc thực hiện các quy định về thuế thu nhập cá nhân mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Tuy nhiên, với nhiều công ty, tổng chi phí nhân công cho nhân viên nước ngoài sẽ tăng lên, mặc dù có sự thuận lợi do cắt giảm về mức thuế. Sở dĩ như vậy là do chính sách ưu đãi các quyền lợi bằng hiện vật khác nhau dành cho chuyên gia nước ngoài sẽ được hủy bỏ.EuroCham cho biết, giữa Thông tư 81/2004/TT-BTC hướng dẫn Pháp lệnh Thuế thu nhập cao với Thông tư 84/2008/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2009, có một số điểm khác biệt. Theo quy định tại Thông tư 81, các khoản chi phí vé máy bay, học phí cho con của nhân viên nước ngoài, chi phí chuyển nhà là không tính thuế và chi phí thuê nhà được giảm trừ thuế. Trong khi theo Thông tư 84, cả 4 loại chi phí này đều thuộc đối tượng tính thuế.Xét trường hợp một nhân viên nước ngoài có mức lương thực lĩnh là 8.000 USD/tháng, người sử dụng lao động cung cấp nhà ở với chi phí là 3.000 USD/tháng và học phí 12.000 USD/năm cho một trẻ nhỏ tại một trường quốc tế. Theo Thông tư 81, số thuế thu nhập cá nhân nhân viên này phải nộp là 4.442 USD, trong khi, theo Thông tư 84, số thuế thu nhập cá nhân nhân viên nước ngoài này phải nộp là 5.846 USD. Như vậy, trong ví dụ này, số thuế thu nhập cá nhân theo luật mới tăng 31,6% so với quy định cũ.EuroCham cũng đã so sánh chính sách thuế của các nước trong khu vực. Nhiều nước có chính sách ưu đãi giảm trừ đối với các lợi ích mà thông thường nhân viên nước ngoài được cung cấp. Thêm vào đó, các nước này còn áp dụng thuế suất thuế thu nhập cá nhân thấp hơn nhiều, nhờ thế đã đảm bảo chi phí nhân công nói chung có tính cạnh tranh trong khu vực.Chi phí vé máy bay, chi phí chuyển nhà và chi phí bảo hiểm y tế là những chi phí không tính thuế thuế thu nhập cá nhân tại các nước và vùng lãnh thổ như Singapore, Hồng Kông, Malaysia. Chi phí thuê nhà được xét giảm trừ khi tính thuế tại ba nước và vùng lãnh thổ này. Ngoài ra, mức thuế định biên cao nhất tại Singapore, Hồng Kông và Malaysia lần lượt là 20%, 17% và 27%.Với một nhân viên nước ngoài có thu nhập 100.000 USD/năm, nếu làm việc tại Singapore, số thuế thu nhập cá nhân nhân viên này phải nộp là 9.000 USD, nếu làm việc tại Hồng Kông, số thuế thu nhập cá nhân nhân viên này phải nộp là 3.000 USD, nếu làm việc tại Thái Lan, số thuế thu nhập cá nhân nhân viên này phải nộp là 24.000 USD.Trong khi đó, nếu làm việc tại Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 84 sắp được áp dụng, số thuế thu nhập cá nhân nhân viên này phải nộp là 27.000 USD.Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cho rằng các thành viên của họ mong muốn tuyển dụng người địa phương vào các vị trí cao cấp. Tuy nhiên, thị trường lao động khan hiếm hiện nay vẫn thiếu các chuyên gia cao cấp và việc đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm cho nhân viên người Việt Nam đòi hỏi nhiều thời gian. Điều này cho thấy việc sử dụng nhân viên nước ngoài là một yêu cầu không thể thiếu đối với hầu hết các công ty đa quốc gia trong ngắn hạn/trung hạn.Tuy nhiên, xét về thuế thu nhập cá nhân của nhân viên nước ngoài, Việt Nam không cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư, đặc biệt trong tình hình kinh tế hiện nay khi các khoản chi phí đang được rà soát kỹ lưỡng.EuroCham kiến nghị Việt Nam cần có sự cân nhắc đối với việc chuyển nhiều lợi ích bằng hiện vật không bị tính thuế theo Thông tư 81 thành các khoản chi bị tính thuế theo Thông tư 84.Ông Antonio Berenguer, Tham tán Thương mại của Phái đoàn Ủy ban Châu Âu cho rằng, những quy định mới này tạo ra sự so sánh không thuận lợi đối với khu vực láng giềng và có nguy cơ gây nên chảy máu chất xám ngoại, nếu các công ty lựa chọn bố trí các vị trí quản lý cao cấp tại các nước khác trong khu vực để tránh thuế thu nhập cá nhân tăng thêm tại Việt Nam.Kiến nghị về trần thuế cho chi phí quảng cáo và thúc đẩy phát triểnQuy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại về giới hạn trần 10% (và nâng lên 15% theo luật mới được áp dụng từ 1/1/2009) cho chi phí quảng cáo và thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp cũng được EuroCham đánh giá là chưa hợp lý.Chi phí quảng cáo và thúc đẩy phát triển (A&P) là một phần quan trọng của hầu hết các hoạt động kinh doanh của những công ty hàng tiêu dùng. Tại các nước ASEAN khác, chi phí này hoàn toàn được miễn trừ thuế.Tại Việt Nam, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại quy định rằng, ngoài một số ngoại lệ rất hạn chế, chi phí cho quảng cáo và thúc đẩy phát triển là không được miễn thuế khi vượt quá 10% tổng chi phí. Theo EuroCham, hạn chế này là phân biệt đối xử đối với các công ty đã chọn chi cho A&P tương đối cao hơn cho các sản phẩm của họ, đồng thời làm giảm tiềm năng của ngành dịch vụ A&P trong nước. Giới hạn trần miễn thuế đã được nâng từ 7% lên 10% vào năm 2004 và Nghị định 24 đã xác định một phạm vi rộng hơn các hạng mục được miễn thuế. Tuy nhiên, việc ban hành Thông tư 134/2007/TT-BTC lại hạn chế các hạng mục có thể được miễn thuế.Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2009 sẽ nâng trần này từ 10% lên 15%, tuy nhiên chỉ dành cho các công ty đang trong 3 năm đầu tiên hoạt động. "Điều này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp", ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam nói.Do đó, EuroCham kiến nghị: thứ nhất, các hướng dẫn về quy định này cần được triển khai mở rộng hơn nữa phạm vi các hạng mục được miễn giảm thuế nhờ đó giảm ảnh hưởng xấu của thuế theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới; thứ hai, cần thành lập một khung thời gian rõ ràng, trong đó chỉ ra các bước để công nhận đầy đủ chi phí A&P là chi phí kinh doanh hợp lệ và truyền đạt cho cộng đồng doanh nghiệp.Lê Hường - VnEconomy• Lưu ý gì khi thương thảo với doanh nhân Mỹ? Với chủ đề “Những lỗi nghiêm trọng người Việt Nam thường gặp khi tiếp đãi người Mỹ”, cuộc hội thảo diễn ra vào ngày 7/11 tại Trung tâm Giáo dục - Đào tạo và Hội thảo quốc tế FideS, có rất nhiều vấn đề về cung cách giao tiếp với doanh nhân Mỹ đã được đặt ra. Theo đó, đôi lúc những sai lầm nhỏ vẫn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng mà ít người nghĩ đến.Người chủ trì hội thảo lần này là GS. David F. Day - một luật sư, giảng viên quốc tế giàu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt trong việc đào tạo những nhà lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hơn một thập niên qua, từ các chương trình MBA tại Hà Nội và Tp.HCM đến các buổi đào tạo chuyên sâu do Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tài trợ.Theo ông, hầu hết những sai lầm của người Việt trong giao tiếp kinh doanh với người Mỹ đều xuất phát từ các thói quen rất đỗi bình thường, thậm chí còn được xem là những nét văn hóa đẹp. Vì vậy, cần có sự nhìn nhận rõ ràng giữa điều thích làm và điều nên làm để tránh gặp rắc rối với các doanh nhân Mỹ, những người được đánh giá là rất thực tế và mau lẹ trong chuyện làm ăn.Bản ghi nhớ, cần hay không?Không khí chia sẻ kinh nghiệm cởi mở giữa GS. David Day và các doanh nhân tại buổi hội thảoVới người Việt, các thương lượng đôi khi không dựa trên hợp đồng mà bằng cách tạo dựng các mối quan hệ, từ đó phát triển sự tin tưởng để làm ăn. Đa phần doanh nhân Việt chọn cách ký một bản ghi nhớ trước khi có được hợp đồng, bởi họ cần nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ. Riêng với người Mỹ, cái gọi là “bản ghi nhớ” không mấy có giá trị, bởi theo quan điểm của họ, tất cả các cuộc thương lượng phải được thể hiện bằng hợp đồng.Theo GS. David F. Day, nước Mỹ luôn xem trọng văn bản và từ ngữ. Ở một đất nước mà bản Tuyên ngôn độc lập (năm 1774) được để trang trọng và bảo vệ cẩn mật trong khung kính chống đạn, mỗi văn bản khi ra đời được truyền hình quay cận cảnh để đảm bảo tính xác thực thì trong đời thường, việc giao tiếp cũng dễ bị bắt bẻ từng từ. Trên thực tế, các luật sư Mỹ rất thích thú khi làm việc với từ ngữ, càng nhiều từ càng tốt, nên hợp đồng luôn thể hiện tính chi tiết rất cao.Doanh nhân Mỹ sử dụng hợp đồng và hợp đồng mẫu như một cách tự bảo vệ bằng pháp lý. Luật pháp Mỹ cũng đủ mạnh để bảo vệ tính hợp pháp của các hợp đồng nên có thể nói hợp đồng là thứ văn bản có hiệu lực pháp lý rất cao. Việc tạo dựng quan hệ thân thiết hay các thủ pháp xoa dịu tinh thần với họ hầu như không cần thiết vì đã ký thì cứ y theo hợp đồng mà làm.Thỏa thuận lòng vòngTrong giao tiếp, người Mỹ có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và hay đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. Sự thẳng thắn này đôi lúc bị nhiều đối tác châu Á, thậm chí cả người châu Âu cho là thiếu tế nhị. Nhưng đó thật sự là phong cách Mỹ. Họ luôn thúc đẩy cuộc thương lượng đến chỗ kết thúc một cách mau chóng nhất, vì vậy cách làm việc tốt nhất là nên đi thẳng vào vấn đề cũng như đừng mất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ. “Make it snappy!” (Nhanh lên!), “What are we waiting for” (Còn chờ gì nữa?), “Jump to it” (Nhào vô!) là những câu cửa miệng của người Mỹ vì bỏ phí thời giờ tức là phí cuộc sống.Trong các buổi đàm phán thương mại, cách đặt vấn đề của người Việt rất dễ tiệm cận với phong cách của người Mỹ (dù đi lòng vòng nhưng người Việt có thể nhìn thẳng vào vấn đề bất cứ khi nào). Vì vậy, nếu tránh được việc quanh đi quẩn lại với những vấn đề râu ria (được xem là cách thăm dò ý tứ hoặc gợi ý tế nhị của nhiều quốc gia châu Á) thì những thỏa thuận rất dễ đạt được. Hãy nói chuyện với người Mỹ càng đơn giản càng tốt, nhưng phải thật logic.Không đưa ra quyết định cuối cùngMột thói quen của người Việt trên bàn đàm phán là chốt lại vấn đề bằng câu đại ý: “Chúng tôi sẽ có quyết định ngay sau khi xin ý kiến cấp trên”. Đôi khi, đối tác chỉ là những người cấp dưới hoặc thừa hành nên cách này được áp dụng để né việc phải quyết định tức thì. Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu với điều này, bởi nó đồng nghĩa với việc họ đang tiếp xúc với một người không có quyền quyết định vấn đề.Tương tự, nếu muốn đưa các thương gia Mỹ ra khỏi thành phố thăm thú vài nơi, hãy để những người chịu trách nhiệm đi cùng họ, không nên gửi họ cho các công ty du lịch hoặc giao cho cấp dưới.Thiếu tính minh bạchNgười Mỹ mong đợi thông tin trung thực ở bàn đàm phán, thích sự chính xác, cụ thể. Một điều đáng lưu ý là họ rất quan tâm nếu đối tác đã từng đến Mỹ, bởi khi đó cuộc trò chuyện sẽ cởi mở hơn. Họ chia sẻ về nước Mỹ và cũng cần được nghe phản hồi của đối tác về nước Mỹ. Điều này, tuy có vẻ ngoài lề, nhưng lại liên quan đến một khái niệm rất quan trọng là tính minh bạch trong kinh doanh - chia sẻnhận phản hồi ngược lại.Nếu các thống kê tài chính của công ty mình có vấn đề, doanh nhân Việt nên nhìn nhận và giải thích rõ ràng thay vì chối quanh, lờ đi hay “tiền hậu bất nhất” vì dễ bị đối phương xem như thiếu trung thực.Tạo dựng quan hệ bằng giải tríNgười Việt thường bắt đầu hoặc kết thúc các cuộc đàm phán bằng những hoạt động giải trí như ăn uống, ca hát hoặc thậm chí là massage, quà cáp… để tạo sự thân thiện. Đối với người Mỹ, những hoạt động này không cần thiết, có khi còn gây phản ứng ngược. Người Mỹ ít khi thỏa thuận kinh doanh bên ngoài phòng họp, càng không có thói quen ký hợp đồng trên… bàn nhậu như dân ta.Thường thì các hoạt động chiêu đãi không nằm trong “ngân sách” giao dịch của doanh nhân Mỹ. Làm ăn với người Mỹ cũng đừng chờ đợi sẽ nhận được những món quà “trên mức tình cảm”. Nếu có thể tổ chức các buổi tiệc tiếp đãi doanh nhân Mỹ, cần lưu ý một số điều tối kỵ sau:- Không nên lạm dụng việc giới thiệu văn hóa Việt, đặc biệt là ẩm thực. Người Việt rất tự hào về nền ẩm thực đặc sắc và phong phú của mình nên thường chọn các nhà hàng đặc sản địa phương để đãi khách. Tuy nhiên, không phải người Mỹ nào cũng từng thử qua món Việt. Khi đến một vùng đất lạ, nỗi sợ lớn nhất là mắc bệnh nơi xứ người. Thậm chí nhiều người Mỹ cẩn thận còn không quen với những nhà hàng mini, bàn ghế thấp ở Việt Nam. Vì vậy, khi tổ chức tiếp đãi, hãy chọn những nhà hàng cỡ 4 sao hoặc tương đương với đẳng cấp khách sạn họ đang lưu trú và không nên đãi đặc sản địa phương quá một lần.- Đừng để quên các phu nhân ở lại khách sạn khi mời các ông chồng doanh nhân đi đâu đó. Các vị phu nhân Mỹ luôn hào hứng được dự tiệc cùng chồng và họ đánh giá rất cao sự lịch thiệp của đối tác qua vấn đề này. Đa số người Mỹ thích nghe nhạc nhưng không thể hát. Vì vậy, nếu họ được mời tham gia hát karaoke thì đó là . cực hình.“Từ phía người Mỹ, tôi nhận thấy người Việt có những nét văn hóa giải trí rất đẹp, chẳng hạn như thưởng thức cà phê tao nhã hơn cách uống kiểu Starbuck của Mỹ nhiều. Vì vậy, sao không chọn cách mời họ cùng thưởng thức cà phê theo “đẳng cấp Rolls-Royce” của người Việt tại những nơi có không gian đẹp, tầm nhìn lý tưởng và những ly cà phê thượng hạng?”, GS. David F. Day mách nước như vậy.- Đừng để sự bất ngờ trở thành đồng nghĩa với không chủ định, bởi người Mỹ không bao giờ làm việc gì mà không có mục đích. Nhiều doanh nhân nước ngoài đã mất đối tác Mỹ chỉ vì sơ suất không hiểu tâm lý này. Có một câu chuyện kể về cách giao tiếp với doanh nhân Mỹ như sau: để tạo bất ngờ cho đối tác, một chủ doanh nghiệp đã mời một cách ỡm ờ: “Chúng ta cùng tìm nơi nào để trò chuyện thêm”. Đối tác người Mỹ gặng hỏi: “Đi đâu?”. “Một nơi nào đó rất ấn tượng”. “Nhưng cụ thể là ở đâu?”. “Cứ đi đi, đến nơi nào ông cảm thấy thích”.Đôi khi, sự bất đồng ngôn ngữ dẫn đến tình huống này và hậu quả là người doanh nhân Mỹ đánh giá đối tác của mình là người không có mục đích rõ ràng. Cuộc thương thảo vì thế sẽ không có lần tiếp theo.Hiển Danh (Doanh nhân Sài Gòn)Bãi nhiệm, bổ nhiệm: Đừng ngỡ “thiên nga” là “quạ”! Nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường thì dù muốn dù không, tên tuổi của một số cá nhân đứng đầu doanh nghiệp lớn - trước hết là doanh nghiệp tư nhân, sau là doanh nghiệp nhà nước cũng trở thành thương hiệu của doanh nghiệp đó.Thương trường gọi là giá trị vô hình.Theo Interbrand, một công ty tư vấn về thương hiệu, thì giá trị vô hình này chiếm đến 1/3 giá trị thương mại.Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Thương hiệu cá nhân là chữ tín, là hiệu quả công việc được xác lập trong thương trường, thể hiện bởi sự tích lũy lòng tin của đối tác, khách hàng trong một thời gian dài đối với tên tuổi của cá nhân đó. Nghĩa là cá nhân dù muốn cũng không thể tự làm nên thương hiệu của mình mà là qua hành xử, qua thành quả đạt được, chính đối tác, khách hàng, tự cảm nhận và xác lập giá trị.Sẽ không có gì lạ nếu một doanh nhân có thương hiệu được điều qua doanh nghiệp khác có chức năng hoạt động tương tự, thì đối tác sẽ lũ lượt kéo theo, khách hàng tự tìm kiếm đến; hoặc nếu doanh nhân này phát triển thêm nhiều doanh nghiệp nữa thì các đối tác cũng đề nghị được hợp tác lâu dài. Đó là giá trị vô hình! Giá trị vô hình này là một nguồn lợi vô tận. Thực tế đã chứng minh, thương hiệu cá nhân đã tồn tại từ đời này qua đời khác và còn là niềm hãnh tiến, niềm tự hào của gia đình, dòng tộc.Các đối tác trong nước và nước ngoài dạn dày kinh nghiệm, để tiết kiệm thời gian gạn đục khơi trong, họ thường tìm đến những người có thương hiệu cá nhân để hợp tác làm ăn. Không phải vì mong được hưởng nhiều ưu ái, mà ngược lại họ muốn có sự sòng phẳng, chuyên nghiệp và an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro và những lắt léo không đáng có. Giá trị vô hình của một con người có thương hiệu là làm được nhiều hơn những điều đã hứa, sẵn sàng cùng đối tác vượt qua khó khăn, cùng chia sẻ trách nhiệm và gánh bớt rủi ro, nếu có.Thương hiệu cá nhân đủ để đem lại những nguồn lợi kếch xù, thỏa mãn nhu cầu cao cấp, cho nên người có thương hiệu thường thờ ơ với những đề nghị biếu xén có qua có lại, những hùn hạp làm ăn mập mờ. Chẳng những thế họ còn từ chối luôn những quyền lợi mà một khi cá nhân họ hưởng có thể làm phương hại cho doanh nghiệp mà họ chịu trách nhiệm.Ở nước ta, từ khi nền kinh tế thị trường được hình thành, doanh nghiệpnhân đã ý thức rất rõ giá trị vô hình của thương hiệu cá nhân. Chính vì vậy họ luôn tận dụng khai thác giá trị này sao cho có lợi nhất. Một doanh nghiệp tiếng tăm luôn gắn liền với hình ảnh người lãnh đạo sáng suốt và danh tiếng. Người lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm giữ vững và làm tăng thêm thương hiệu cá nhân của mình bằng cách luôn tôn trọng và làm đúng các nguyên tắc đã hứa hẹn với khách hàng, đối tác, với cấp trên và cấp dưới. Do vậy, ở doanh nghiệp tư nhân, thường tồn tại những công ty có truyền thống lâu đời nối tiếp nhiều thế hệ.Kinh tế tư bản còn hơn thế, thương hiệu cá nhân luôn là vấn đề nhạy cảm, là lợi ích sống còn của mỗi tập đoàn. Chỉ những biểu hiện nhỏ như, hắt hơi, sổ mũi, cau mày của vị lãnh đạo Tập đoàn tức thì ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu của tập đoàn đó. Vì vậy khi buộc phải điều động nhân sự có thương hiệu cá nhân từ nơi này qua nơi khác, người chủ sở hữu tập đoàn đã trù liệu, tính toán và cân nhắc trong một thời gian rất dài để lường trước những biến động có thể làm tổn thương thương hiệu của tập đoàn.Khu vực doanh nghiệp nhà nước lại khác, có lẽ cái khác nằm ở chỗ bản chất sở hữu về tư liệu sản xuất. Đã có thời kỳ vai trò của tập thể được đề cao, vai trò cá nhân bị quên lãng, nhưng thực tế ở thương trường cho thấy nhiều trường hợp cá nhân có thể xoay chuyển tình thế của doanh nghiệp - từ kém chuyển thành khá hoặc ngược lại. Ngày nay, doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động trong thương trường thì dù không muốn, doanh nghiệp nhà nước cũng phải chịu chung tác động của kinh tế thị trường. Hiện Nhà nước đang sở hữu nhiều doanh nghiệp nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp không chỉ có giá trị thương mại mà còn có cả giá trị vô hình là những người có thương hiệu cá nhân.Để phát huy tối đa vốn liếng mà Nhà nước đang nắm giữ, nên chăng, khi quyết định bãi nhiệm hoặc bổ nhiệm một ai đó, công tác tổ chức nhân sự cần xét đến yếu tố thương hiệu cá nhân để nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất cái mất đi - dù là cái không cầm nắm được - nhưng chiếm đến 30% giá trị thương mại mà doanh nghiệp nhà nước đó có.Trong thời cạnh tranh toàn cầu, cuộc chiến quyết liệt giữa các tập đoàn đa quốc gia là gì nếu không phải là dành càng nhiều càng tốt về cho mình những con người có thương hiệu cá nhân? Đương nhiên không loại trừ những tập đoàn truyền thông!Và, không có gì đáng tiếc hơn, mình ngỡ người của mình là “quạ”, nhưng đối tác lại trải thảm đỏ mời về vì nhận biết đó là “thiên nga”.Tạ Thị Ngọc Thảo (Vietnamnet) . Doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn cho nhân viên ngoại Với nhiều công ty, tổng chi phí nhân công cho nhân viên nước ngoài sẽ tăng lên do chính. một số cá nhân đứng đầu doanh nghiệp lớn - trước hết là doanh nghiệp tư nhân, sau là doanh nghiệp nhà nước cũng trở thành thương hiệu của doanh nghiệp đó.Thương

Ngày đăng: 17/10/2012, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w