Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

34 648 2
Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cũng như một số nước đang phát triển, hiện nay Việt Nam đang tiến hành những bước đi trên chặng đầu tiên của một thời kỳ phát triển kinh tế mới, thời kỳ chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp và gần như đóng của hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường đồng thời với quá trình mở của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Hơn nữa quá trình đó lại diễn ra trong một bối cảnh quốc tế đầy những biến động phức tạp, tiến trình toàn cầu hoá đã và đang bắt đầu nảy sinh nhiều tác động mạnh mẽ cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, trong khi nền kinh tế nước ta lại quá yếu kém, lạc hậu và sức cạnh tranh thấp. Vì vậy việc xác định rõ xu thế tất yếu khách quan của thời đại cũng như tình hình thực tế chung của đất nước, luôn là căn cứ quan trọng đối với việc đề ra các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam. Dưới tác động của xu thế mới, nền kinh tế nước ta phải vận động và phát triển một cách phù hợp. Muốn làm được điều này, phải có một thành viên của nền kinh tế đứng ra định hướng phát triển, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chỉ huy nền kinh tế, điều hoà và phối hợp các tổ chức kinh tế khác vừa là để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, vừa đi theo con đường đã định trước và cuối cùng đạt được mục đích đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người lao động. Thành viên đó chính là Nhà Nước với các công cụ của mình thực hiện tốt chức năng kinh tế. Thế nhưng chức năng quản lý kinh tế của nhà Nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay khác xa so với chức năng kinh tế của Nhà nước thời kỳ bao cấp, cũng như chức năng kinh tế của Nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chính nhờ những điểm khác biệt đó, đã khiến nước ta năm 2003 vừa qua tăng trưởng kinh tế 7,2% đứng thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc, trở thành nước an toàn, ổn đinh cho các nhà đầu tư trong khi tình hình thế giới đầy biến động và bất ổn. Bên cạnh những thành công đó, còn rất nhiều những mặt yếu kém trong chức năng kinh tế của Nhà nước mà Việt Nam chưa khắc phục được. Để có thể đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới, nâng cao mức sống cho người dân, Nhà nước Việt Nam phải tiếp tục nâng cao và hoàn thiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Đây không phải là vấn đề mới nảy sinh nhưng nó lại là vấn đề bức xúc, khó giải quyết bởi nó có liên quan tới một Nhà nước cũng như thể chế kinh tế - chính trị - xã hội mà nước ta đang theo đuổi. Cũng chính bởi tầm quan trọng của vấn đề vừa nêu, em xin chọn đề tài “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”. Đề tài bao gồm bốn phần: • Lý luận chung về vai trò kinh tế của Nhà nước. • Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. • Mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. • Một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Ngày đăng: 01/08/2013, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan