1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến tranh và hoà bình

10 3,4K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

Chiến tranh và hoà bình là hai phạm trù lịch sử ,tuỳ từng góc độ xem xét và đánh giá mà ta có nhiều cách nhìn khác nhau về vấn đề này. Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh. Trong đó có những cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chính nghĩa của nhiều dân tộc...đã phá huỷ nhiều công trình lịch sử vĩ đại,của cải vật chất thiệt hại nhiều vô số kể. Chiến tranh và hoà bình là hai đề tài muôn thưở mà không ít người đã đề cập tới,và cho tới bây giờ nó vẫn là đề tài nóng hổi cho nhiều nhà nghiên cứu. Và khi thời gian trôi qua đi, người ta mới nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn, khách quan hơn về những cuộc chiến đã xảy ra mà để từ đó rút ra được nhiều nguyên nhân gây chiến . Bên cạnh đó xã hội loài người luôn luôn mong muốn có được cuộc sống hoà bình không có chiến tranh, mọi người đối sử với nhau bình đẳng, bác ái. Với tham vọng được hiểu sâu sắc thêm về hai phạm trù Chiến tranh và Hoà bình , em đã chọn đề tài này , em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn em đề tài này, trong quá trình viết em có tham khảo một số tài liệu và cũng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót mong thầy chỉ bảo thêm để em hoàn thành tốt bài viết này

Trang 1

Chiến tranh và hoà bình

I Mở đầu

Chiến tranh và hoà bình là hai phạm trù lịch sử ,tuỳ từng góc độ xem xét và đánh giá mà ta có nhiều cách nhìn khác nhau về vấn đề này Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh Trong đó có những cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chính nghĩa của nhiều dân tộc đã phá huỷ nhiều công trình lịch sử vĩ đại,của cải vật chất thiệt hại nhiều vô số kể Chiến tranh và hoà bình là hai đề tài muôn thưở mà không ít người đã đề cập tới,và cho tới bây giờ nó vẫn là đề tài nóng hổi cho nhiều nhà nghiên cứu Và khi thời gian trôi qua đi, người ta mới nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn, khách quan hơn về những cuộc chiến đã xảy ra mà để từ đó rút ra được nhiều nguyên nhân gây chiến Bên cạnh đó xã hội loài người luôn luôn mong muốn có được cuộc sống hoà bình không có chiến tranh, mọi người đối sử với nhau bình đẳng, bác ái Với tham vọng được hiểu sâu sắc thêm về hai phạm trù Chiến tranh và Hoà bình , em đã chọn đề tài này , em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn em đề tài này, trong quá trình viết em có tham khảo một số tài liệu và cũng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót mong thầy chỉ bảo thêm để

em hoàn thành tốt bài viết này

Trang 2

II Nội dung

1.Khái niệm và phân loại chiến tranh

1.1.Khái niệm về chiến tranh:

Chiến tranh là các cuộc xung đột vũ trang giữa các lực lượng, phe phái

vì các mâu thuẫn không thể điều hoà được, đó là mâu thuẫn mục đích , mâu thuẫn lợi ích nhằm thôn tính các nước khác thành thuộc địa của mình

Theo chủ nghĩa Marx – Lenin, chiến tranh là sự tiếp tục của đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp phát triển với hình thức mới, bằng mọi thủ đoạn khác nhau, nhưng vẫn là thủ đoạn tàn nhẫn nhất

1.2.Nguyên nhân và phân loại chiến tranh.

1.2.1.Nguyên nhân:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx- Lênin Nguyên nhân sâu xa về mặt kinh tế xã hội , quan điểm chủ nghĩa Mác là do sự xuất hiện của chế độ tư hữu đối kháng giai cấp Sự xuất hiên của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở để hình thành nên giai cấp khi đã có giai cấp thì do sự không đồng nhất trong lợi ích cũng như quyền lợi đã làm nảy sinh sự đấu tranh giai cấp đây chính là nguồn gốc của chiến tranh mỗi một giai cấp đều muốn quyền lực thuộc về phía mình bởi vì để có được lợi ích thì giai cấp này phải trà đạp bóc lột giai cấp khác Ngay

từ thời chế độ Công xã nguyên thuỷ các bộ tộc bộ lạc đã tổ chức ra lực lượng để

đi xâm chiếm cướp bóc để tranh dành đất đai và của cải của các bộ tộc bộ lạc khác và điển hình nhất của các cuộc chiến tranh từ trước tới nay đó là cuộc chiến giữa hai giai cấp, đó là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân nói chung nguồn gốc cội rễ của các cuộc chiến tranh là do bản tính của con người tham lam ích

kỷ Ngày nay khi thế giới đã rất phát triển nhưng trên thế giới vẫn tồn tại các

Trang 3

giới lên án và ngăn chặn Theo chủ nghĩa Marx– Lenin thì chúng ta phải xây dựng một thế giới không còn chiến tranh không còn hiện tượng người bóc lột người, xây dựng một nhà nước của tất cả mọi người ở đó mọi người để có nghĩa

vụ và quyền lợi như nhau tất cả mọi người đều bình đẳng,đó là nhà nước Xã hội chủ nghĩa, chỉ đến khi nào không còn sự phân biệt về lợi ích thì mới không còn chiến tranh

Ngoài ra còn có nguyên nhân trực tiếp đó là : chiến tranh chỉ có thể xảy

ra khi lực lượng gây chiến tranh đã đủ mạnh để gây chiến tranh, đủ lực lượng , đối phương yếu Trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân pháp, của đế quốc Mĩ trên đất nước Việt Nam là một bằng chứng nói lên điều đó Pháp và Nhật là hai cường quốc phát triển về mọi mặt trong khi đó nước chúng ta khi thực dân Pháp xâm lược thì đang ở triều Nguyễn thối nát, đến thời kỳ phát xít Nhật thì chính quyền còn non kém Nhật đã lập ra chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim và đến thời kỳ Mỹ xâm chiếm lúc ấy tình hình càng rối ren thêm, Mỹ

đã lập ra chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự sai bảo của mình

Theo quan điểm chủ nghĩa Marx, thì chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử, chỉ xảy ra quan điểm lịch sử nhất định Chế độ tư hữu không có trong thời người nguyên thuỷ nên không tồn tại chiến tranh, họ đã trải qua từng thời

kỳ một thời kì mông muội- man dại, họ sống thành từng bầy , bộ lạc, bộ tộc, người nguyên thuỷ sống hoà thuận, cùng làm cùng hưởng đến khi phát triển đến tinh khôn.Khi lực lượng sản xuất phát triển kéo theo đó là quan hệ sản xuất cũng phát triển, chế đọ tư hữu ra đời, con người đã có một xã hội khác và từ đó môi trường tác động và họ biết đến chiến tranh

Để che đậy mâu thuẫn nội tại chủ yếu trong Chủ nghĩa Tư bản, những nhà học giả, chính trị học phương Tây đưa ra quan điểm không đung đắn về chiến tranh, họ cho rằng :Chiến tranh là hiện tượng vĩnh cửu tồn tại mãi ở đời sống con người điều đó chỉ đũng với từng nước, từng khu vực.Về mặt lý luận: người

Trang 4

ta đồng nhất quy luật chiến tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên và trong đời sống xã hội , nhờ có quy luật này mà đã có giai đoạn tiến hoá chiến tranh

1.2.2Phân loại:

Chiến tranh có nhiều loại như: chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ, chiến tranh hạt nhân

Chiến tranh phi nghĩa: là các cuộc chiến tranh do các nước đế quốc tiến

hành để nhằm xâm lược các nước nhỏ bé khác, bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối như trong chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương: Lào, Việt Nam , Campuchia nổi bật nhất là ở trong giai đoạn đầu thế kỷ XX đến nửa cuối thế kỷ

XX, các nước tư bản phương Tây lùng sục săn lùng thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi

Chiến tranh chính nghĩa: Đó là cuộc chiến tranh do các dân tộc đứng dạy

đòi hoà bình độc lập cho quốc gia họ, đánh đuổi bọn xâm lược, tiến hành để bảo

vệ độc lập dân tộc

Yếu tố chính nghĩa và phi nghĩa xuất hiện sinh động: Chiến tranh thế giới I quốc gia đó tiến hành chiến tranh phi nghĩa nhưng sau đó ở chiến tranh thế giới

II tiến hành chién tranh chính nghĩa,có những cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa đan xen, chính nghĩa sẽ thắng, sự thất bại của chiến tranh chính nghĩa chỉ là tạm thời Chiến tranh chính nghĩa xảy ra theo quy luật : ở đâu có áp bức ở

đó có chống áp bức; ở đâu có xâm lược, ở đó có chống xâm lược

Chiến tranh nóng đó là cuộc chiến tranh xâm lược, đối lập với nó là cuộc chiến tranh lạnh: Chiến tranh là mối quan hệ băng giá lạnh lùng giữa các quốc gia, dân tộc, mâu thuẫn trong quan hệ đối ngoại, vì một âm mưu nào đó Những phương thức hình thành chiến tranh lạnh:Chạy đua vũ trang, bao vây, cấm vận diễn biến hoà bình Chiến tranh lạnh đem lại hậu quả nặng nề về cả kinh tế

và chính trị xã hội

Trang 5

Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên xô, với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên xô và Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, Mỹ và các nước phương Tây đang tìm cách đối phó Mỹ đứng ra đảm bảo sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự

do phải giúp đỡ cho các dân tộc thế giới chống lại sự đe doạ của Chủ nghĩa cộng sản Mỹ và các nước đồng minh ra sức chạy đua vũ trang (vũ khí thông thường, hạt nhân, vi trùng )bao vây cấm vận kinh tế của các nước đối phương và tăng lực lượng ép buộc đối phương: một là chạy đua vũ trang, hai là đầu hàng Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia trên thế giới Hiện nay các quốc gia đang đối đầu với nhiều cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ và các nước đồng minh gây ra với nhiều hình thức khác nhau ( đảo chính lật đổ , chiến tranh tâm lý ) Song song với cuộc chiến tranh lạnh Mỹ đã chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa, mặt khác Mỹ đã phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược để chống lại phong trào cách mạng thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng, thống trị thế giới của mình, tiêu biểu như chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở ba nước trên bán đảo Đông Dương ( 1954 – 1975 ) can thiệp vũ trang ở Gneranda (1931)…

Cuộc chiến tranh Mỹ với các chính sách "chính sách thế mạnh” ,“ chính sách đẩy lùi chủ nghĩa Cộng sản” đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang và sự đối đầu của hai khối quân sự: Nato và Vacsava trở nên gay gắt

2.Chủ nghĩa đế quốc thủ phạm của cuộc chiến tranh hiện đại:

Từ khi ra đời đến nay, Chủ nghĩa đế quốc đã gây ra rất nhiều hậu quả cho nhân loại bắt đầu từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất Do sự kình địch giữa hai khối quân sự đối lập nhằm chia lại thị trường thế giới làm cho chiến tranh thế giới nổ ra Các cường quốc lợi dụng tình hình này để đàn áp phong trào công nhân và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Cuộc chiến tranh thế giới 1914- 1918 đối với cả hai bên tham chiến là một cuộc chiến tranh đế quốc , xâm lược phi nghĩa các nước đế quốc chủ yếu là

Trang 6

Đức , Anh là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh này chỉ mới hơn hai năm chiến tranh đã có gần sáu triệu người chết mười triệu người bị thương vị, phong trào phản đối chiến tranh và chống bóc lột đã lan rộng ra ở các nước đế quốc , tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ cộng sản Nga thành công , chế độ Nga hoàng bị lật

đổ Tình hình chiến tranh chuyển sang giai đoạn mới, có sự tham gia của giai cấp vô sản , họ đã khẳng định đựoc tư thế của họ trên vũ đài quốc tế

Tháng 4- 1917 nhìn rõ Đức bị thất bại, Mỹ đã nhảy vào tham chiến để dính máu chia phần sau chiến tranh, và thu lại khá nhiều lợi nhuận qua việc buôn bán vũ khí Đức đã thất bại hoành toàn trước Anh – pháp – Mỹ, ngày 11/11/1918 chính phủ Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức , Áo,Hungary Hoà ước Véc sai được ký kết ngày 28/6/1919 các nước bại trận phải chịu những điều khoản nặng nề

Chiến tranh đã gây tai hoạ cho nhân loại: 10 triệu người bị chết , 20 triệu người bị thương, nhiều làng mạc , đường xá, cơ sở hạ tầng bị phá huỷ 85 tỉ $ là

số tiền của các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước thuộc địa không ngừng phát triển, nổi bật trong đó là cuộc Cách mạnh tháng Mười Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người và kết thúc thời cận đại

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai( 1939- 1945): Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người kéo dài trong 6 năm, 50 triệu người bị chết,1/3 tài sản quốc gia bị tiêu huỷ ,Liên Xô có công lớn nhất nhưng cũng bị thiệt hại nặng nề nhất khoản 20 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70 nghìn làng mạc bị thiêu trụi, 32 nghìn xí nghiệp bị tàn phá Sau chiến tranh các nước phương Tây do Mỹ cầm đầu đã ra sức chạy đua vũ trang nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa,tiếp đó là cuộc chiến tranh Triều Tiên,

Trang 7

Cu ba , trong cuộc chiến tranh Cu ba , Mỹ đã điều khiển tướng Batita – chế độ độc tài Batita đã tàn sát 20 nghìn chiến sỹ yêu nước , cầm tù hàng chục vạn người ,đối với Việt Nam Mỹ đã chi ra 352 tỉ $ gấp 2 lần chi phí chiến tranh thế giới II Lính Mỹ chết ở Việt nam hơn 56000 người, bị thương hơn 30 vạn, còn khoảng 1300 tên mất tích chưa tim thấy xác (trong đó có 7 tướng) sau chiến tranh Việt Nam là chiến tranh Vùng Vịnh, Kôsôvô, Apganixtan…

Cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên xô, khi tiến hành chiến tranh lạnh với Liên xô (Mỹ đã phát triển khoa họcvà kỹ thuật dùng mọi thủ đoạn để làm tan

rã Liên xô) Từ đó Liên xô gặp nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội.Cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ và đồng minh gây ra đạt đỉnh cao vào nhữnh năm 80 Đặc biệt sau khi cầm quyền Mỹ thông qua chương trình chiến tranh giữa các vì sao Trung bình thế giới một ngày chi 2 tỷ $ cho chiến tranh, cho vũ khí giết người, kho vũ khí đủ sức phá huỷ 16 lần loài người, tính trung bình một người phải hứng chịu 3 tấn bom, ta thấy bức tranh chung của thế giới là cảnh đói nghèo , khổ cực đây là một bức màng mỏng mong manh vì thế giới không thể khuất phục mà buộc con người chúng ta phải khắc phục tình hình, nguy cơ chiến tranh nạn đói, mù chữ, tha hoá lối sống xảy ra vào bất cứ lúc nào

3.Diễn biến tình hình và khả năng:

Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai đến nay, do sự thay đổi về chính trị kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự với tốc độ chưa từng thấy đã tạo ra sự đổi mới không ngừng về phương tiện, trang bị vũ khí kĩ thuật của quân đội, các nước kèm theo là các phương thức tác chiến , các học thuyết quân sự vì vậy chiến tranh tương lai có đặc điểm sau:

3.1.Chiến tranh thông thường hiện đại dưới sự uy hiếp của vũ khí hạt nhân

Trang 8

Hiện tại và tương lai, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, vũ khí thông thường là loại vũ khí được trang bị phổ biến trong quân đội các nước và được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh Nhưng vũ khí thông thường với tác động của khoa học công nghệ hiện đại, sẽ ngày càng hiện đại hơn, vũ khí thông thường hiện đại đã và đang thay thế vũ khí thế hệ vũ khí thông thường thế hệ cũ

Thực tế cũng có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân khu vực tỷ lệ nổ ra loại chiến tranh này là khoảng 8% những nước mới có vũ khí hạt nhân mới cũng sẽ dùng nó làm công cụ răn đe các nước láng giềng khi giữa họ có những sự bất đồng căng thẳng

Hoạt động khủng bố hạt nhân do bọn khủng bố hoặc tổ chức khủng bố nắm được vũ khí hạt nhân tiến hành hoạt động bạo lực hoặc doạ nạt cướp bóc vì một mục đích chính trị nhất định

Tháng 9 – 1996 hội đồng liên hợp quốc thông qua hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn cầu (CTBT ) Tháng 10 – 1996 có 124 nước đã cấm thử vũ khí hạt nhân trong đó có 39/44 quốc gia có tiềm năng hạt nhân ký ( còn Ấn độ , Pakixtan ,Bắc Triều Tiên, Angiêri,Bănglađes ) hiệp ước này đòi hỏi phải có 44 quốc gia có tiềm năng về hạt nhân thông qua Năm cường quốc hạt nhân Mỹ ( >7000 đầu đạn hạt nhân ) Nga (> 7000 ) Pháp (512) Anh (468) Trung quốc (284) đã tự nguyện áp đặt lệnh cấm thử hạt nhân

3.2.Chiến tranh kỹ thuật cao.

Là loại chiến tranh sử dụng vũ khí kỹ thuật cao, mang đặc điểm: điều khiển hoá, tàng hình hoá, điện tử hoá, chùm tia hoá, đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và là chủ yếu

3.3 Chiến tranh bằng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn tốc độ cao.

Trang 9

Để tạo ra sức mạnh khi tiến công đối phương phải hiệp đồng chặt chễ giữa các lực lượng tham gia chủ yếu là thới gian thực hiện các nhiệm vụ, căn cứ vào kế hoạch tác chiến đã được thông qua các lực lượng căn cứ vào đó triển khai, hợp đồng với nhau cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ

3.4 Chiến tranh lệ thuộc vào tiềm lực kinh tế

Tiềm lực kinh tế quyết định đến quy mô chiến tranh, các nước mạnh có kinh tế mạnh mới đầu tư nghiên cứu sản xuất mua sắm và trang bị cho quân vũ khí hiện đạicho quân đội

Ví dụ: giá thành một số loại vũ khí Tàu ngẩm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp OHIO giá 1,7 tỉ$ Máy bay F-117A giá 120 triệu $

3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến tranh.

Sự ổn định chính trị trong nước là điều kiện quan trọng, là một trong yếu

tố quyết định kết quả của cuộc chiến tranh trong nước có ổn định về chính trị mới tạo ra sự đoàn kết nhất trí mới thống nhất trong hoạt động, mới huy động được nhân tài , lực của cả nước Duy trì cuộc chiến trânh dù là bên đi xâm lược hay bên bị xâm lược sự ổn định về mặt chính trị trong nước là rất cần thiết rất quan trọng

Lực lượng hoà bình ngày nay lớn hơn lực lượng gây chiến tranh bằng chứng là phong trào đấu tranh đòi hoà bình trên thế giới phát triển mạnh nên đã

có các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân đặc biệt giữa Mỹ và Nga, trong vòng mười năm tới Mỹ sẽ cắt giảm 2\3 số đầu đạn hạt nhân tháng 9 – 1996 có năm cường quốc hạt nhân là Mỹ , Nga, trung quốc, pháp và Anh họp lại và thông qua cấm thử vũ khí hạt nhân

Trang 10

III.KẾT LUẬN

Chủ nghĩa đế quốc phải trả giá đắt trong các cuộc chiến tranh, có thể là chiến tranh hệ thống thuộc địa không còn, các cuộc chiến tranh đều thất bại Thế giới ngày nay đa phương đa cực có khả năng kiềm chế chiến tranh hạt nhân huỷ diệt nhằm bảo vệ hoà bình, bảo vệ sự sống còn của loàI người và nền văn minh nhân loạI đang trở thành nhiệm vụ bức thiết hang đầu.Thế giới ngày nay là thế giới hoà bình nhưng chưa vững chắc , nhiệm vụ của chúng ta là phải làm lạnh cái đầu đang nóng và làm nóng lên cái đầu đang lạnh giá của các nhà lãnh đạo thế giới “ Ngày nay nên hoà bình thế giới đang được khẩn trương vun đắp , mọi dân tộc trên thế giới đều yêu thích màu xanh hoà bình, tất cả nhân dân việt nam đang cố xoá bỏ đi cái màu của đạn bom , khói lửa , cái màu của ngày xưa cách đây hơn 20 năm Ngày nhân dân Việt Nam thoát khỏi chiến tranh ngày mà dân tộc hai miền Nam – Bắc được xum họp trong một đại gia đình Việt Nam

Ngày đăng: 01/08/2013, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w