Để kết luận một biện pháp của một quốc gia đối với việc hạn chế hay cấmnhập khẩu từ quốc gia khác với mục đích bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật là phù hợp vớ
Trang 1Phụ lục
I. Mở đầu
II. Tóm tắt 3 án lệ
1. Án lệ Brazil- Retread tyres
2. Án lệ Spain – Unroasted Coffee
3. Án lệ US- Shrimp
III. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
1. C quan gi i quy t tranh ch p (DSB) ơ ả ế ấ
2. Ban h i th m (Panel) ộ ẩ
3. C quan Phúc th m (SAB) ơ ẩ
IV. Miêu tả hệ thống giải quyết tranh chấp WTO
1. Án lệ Brazil- Retread tyres
A. Tham vấn
B. Thành lập ban hội thẩm
C. Thi hành
2. Án lệ US- Shrimp
V. Sơ đồ về việc giải quyết tranh chấp của WTO
VI. Ý nghĩa của hệ thống giải quyết của WTO
Trang 2Mở đầu
Một hiệp định quốc tế sẽ không có nhiều giá trị nếu các Bên ký kết không tuân thủ các nghĩa vụ của hiệp định này Do đó, một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ làm tăng giá trị thực tiễn của các cam kết mà các Bên ký kết
đã chấp thuận trong hiệp định quốc tế Việc các thành viên WTO thống nhất lập ra một hệ thống giải quyết tranh chấp trong Vòng Uruguay đã nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc tất cả các nước trong WTO sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO.
Hệ thống giải quyết tranh chấp được thiết lập như hiện nay là một phần của Hiệp định WTO của Vòng Uruguay Nó là Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp và thường được nhắc tới như là Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, viết tắt là DSU Nói rộng hơn, hệ thống giải quyết tranh chấp hiện nay là kết quả tiến hóa của các quy tắc, thủ tục và thực tiễn được phát triển qua gần nửa thế kỷ của GATT 1947.
Trang 3I. Tóm tắt 3 án lệ
1. Án lệ BRAZIL – RETREAD TYRES
2 Dữ liệu quan trọng của vụ kiện (FACTS):
- Nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu EC
- Bị đơn: Brazil
- Vấn đề tranh chấp: Brazil ban hành các văn bản pháp lý có tên là Portaria DECEX 8/1991 và SECEX 14/2004 cấm nhập khẩu lốp xe tái chế trên cơ sở: áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật Tác động của việc nhập khẩu mặt hàng trên đối với sức khỏe con người thể hiện qua các bệnh về muỗi và việc ô nhiễm không khí phát sinh từ việc đốt vỏ xe
Cộng đồng Châu Âu cho rằng: Brazil nhắm đến bảo vệ sản xuất lốp xe trong nước hơn là quan tâm đến bảo vệ lợi ích cộng đồng hay đời sống con người, động vật hay thực vật Nói cách khác, cộng đồng Châu Âu căn cứ vào việc đang tạo ra một sự hạn chế trá hình trong Thương mại quốc tế, quy định tại GATT
3 Câu hỏi pháp lý (ISSUE)
Việc cấm nhập khẩu của Brazil áp đặt lên lốp xe tái chế nhập từ Châu Âu có thỏa mãn Điều XX(b) GATT hay không?
4 Cơ sở pháp lý (LAWS)
Điều XX(b) GATT 1994
5 Quyết định của Tòa (HOLDDINGS)
- Portaris SECEX 14/2004 không phù hợp với Điều XX(b) GATT 1994 về việc cấm ban hành nhập khẩu đối với lốp xe tái chế
- Portaria DECEX 8/1991 không phù hợp với Điều XX(b) GATT 1994 về việc cấm ban hành nhập khẩu đối với sản phẩm lốp xe tái chế
- Căn cứ vào Điều 3.8 DSU, Ban Hội thầm kết luận rằng: những biện pháp được liệt kê
ở phía trên xâm hại đến quyền lợi của Cộng đồng Châu Âu trái với GATT 1994
- Đề nghị DSB yêu cầu Brazil sửa đổi các biện pháp không phù hợp kể trên đề đảm bảo phù hợp với GATT 1994
6 Lập luận của Tòa (REASONING)
Trang 46.1 Để kết luận một biện pháp của một quốc gia đối với việc hạn chế hay cấm
nhập khẩu từ quốc gia khác với mục đích bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động vật hay thực vật là phù hợp với Điều XX(b) GATT 1994 hay không?
Ban Hội thẩm sẽ phân tích đoạn mở đầu của điều này:
- Sự phân biệt đối xử tùy tiện và không chính đáng được áp dụng giữa những nhóm quốc gia mà đáng lẽ phải có sự đối xử bình đẳng
- Không được tạo ra sự hạn chế trá hình trong thương mại quốc tế
Có 3 yếu tố cần chứng minh để kế luận sự phân biệt đối xử này:
+ Việc áp dụng của biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử
Xét về phần quản lý thải lốp xe và tác động đến môi trường, không có sự khác biệt đáng kể giữa lốp xe tái chế được sản xuất ở Brazil đối với lốp “casing” và lốp xe tái chế nhập khẩu Tuy nhiên, lốp xe tái chế ở Brazil không bị hạn chế về mặt thị trường, trong khi vỏ tương tự muốn nhập vào nước này phải có pháp lệnh của Tòa án và trong nhiều trường hợp mặt hàng này không được nhập khẩu
Có sự phân biệt đối xử
+ Sự phân biệt đối xử thể hiện sự tùy tiện và không chính đáng (liên quan đến Merscosur)
+ Sự phân biệt đối xử diễn ra ở các quốc gia mà ở đó đáng lẽ có sự đối xử bình đẳng được ưu tiên áp dụng
Ở điều kiện cuối cùng này, việc cấm nhập khẩu của Brazil nhằm bảo vệ sản xuất lốp
xe tái chế trong nước Điều đó ảnh hưởng tới thương mại quốc tế
Kết luận: Brazil đã có hành vi phân biệt đối xử tùy tiện và không chính đáng và tạo ra
hạn chế trá hình trong thương mại quốc tế
6.2 Biện pháp trên là cần thiết để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Để xác định liệu một biện pháp là "cần thiết" theo ý nghĩa của Điều XX (b) của GATT
1994, một hội đồng phải đánh giá tất cả các yếu tố liên quan, đặc biệt là mức độ đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của một biện pháp và hạn chế thương mại, với tầm quan trọng của lợi ích hoặc các giá trị đang bị đe dọa Nếu phân tích này mang lại một kết quả sơ bộ
Trang 5để kết luận rằng biện pháp là cần thiết, kết quả này phải được xác nhận bằng cách so sánh các biện pháp với các lựa chọn có thể có của nó, có thể ít hạn chế thương mại hơn trong khi cung cấp tương đương đóng góp vào việc đạt được mục tiêu theo đuổi Sự so sánh nên được thực hiện dựa theo tầm quan trọng của lợi ích hoặc giá trị của biện pháp Trong quá trình này, Ban hội thẩm sẽ xác định liệu một biện pháp là cần thiết hay không Một biện pháp được đề xuất không chỉ là hạn chế thương mại hơn các biện pháp được đề cập,
mà cũng nên "bảo vệ cho các quyền đạt được mức độ bảo vệ mong muốn đối với mục tiêu theo đuổi " Biện pháp đó nếu không đạt được mức độ bảo vệ nó đã chọn thì không phải là một sự thay thế thực sự
Trang 62 Án lệ SPAIN – UNROASTED COFFEE
1 Dữ kiện quan trọng của vụ việc (Facts):
- Nguyên đơn : Brazil
- Bị đơn: Tây Ban Nha
- Sản phẩm : café không rang không caffeine “unwashed Arabica” và Robusta café (Mã số thuế quan 09.01A )
- Vấn đề tranh chấp: biện pháp đánh thuế lên cà phê chưa rang do Brazil nhập khẩu vào Tây Ban Nha: Trước ngày 1/3/1980, cà phê chưa rang nhập khẩu vào Tây Ban Nha được xếp vào cùng một nhóm Sau ngày này, quyết định của chính 5 phủ số 1764/79 đã phân loại mặt hàng này vào năm dòng thuế quan khác nhau như sau : các loại cà phê nhẹ không phải chịu thuế, còn cà phê Robusta, Arabica chưa rang, chưa khử caffeine, chưa rửa phải chịu thuế suất là 7% Theo đó cà phê nhập khẩu vào Tây Ban Nha gồm loại café không rang và không caffein có tên là “unwashed Arabica "và “cà phê Robusta” (mã số thuế quan 09.01A) hiện đang bị đối xử với mức thuế quan kém thuận lợi hơn so với cà phê "nhẹ"
Sản phẩm Nghĩa vụ thuế (thuế suất)
Café Colombia vị nhẹ (Columbia Mild)
Café vị nhe khác (Other Mild)
Arabica (Unwashed Arabica)
Robusta
Khác
Miễn thuế Miễn thuế 7%
7%
7%
- Cơ sở pháp lý để tiến hành vụ kiện: điều I.1 GATT 1994
2 Cây hỏi pháp lý (Issues):
Các loại cà phê chưa rang thuộc các loại khác nhau như “cà phê Columbia loại nhẹ” (Columbian mild), “các loại cà phê nhẹ khác” (other mild), “Arabica chưa rửa”
(unwashed Arabica), “Robusta” và “các loại khác” có phải là “sản phẩm tương tự” hay không?
3 Cơ sở pháp lý (Law):
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994:
- Điều I Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc
Khoản 1 “ Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay
có liên hệ với nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất khẩu hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ túc trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của điều III, bất kì lợi thế, ưu đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kì bên ký
Trang 7kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sán phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên kí kết khác ngay lập tức và vô điều kiện.”
4 Quyết định của Tòa (Holdings):
- Ban Hội thẩm kết luận rằng các loại cà phê chưa rang, chưa khử caffeine như Arabica và Robusta được liệt kê trong biểu thuế hải quan của Tây Ban Nha được xem là các “sản phẩm tương tự” theo Điều I.1 GATT
- Ban Hội thẩm tiếp tục lưu ý rằng Brazil xuất khẩu sang Tây Ban Nha chủ yếu là
"cà phê chưa rửa Arabica" và cà phê Robusta hiện đang phải trả cao hơn mức thuế áp dụng cho cà phê "nhẹ” Vì đây được coi là "sản phẩm tương tự", nên Ban Hội thẩm đã kết luận rằng chế độ thuế mà Tây Ban Nha đã áp dụng là phân biệt đối xử với cà phê không rang có nguồn gốc ở Brazil
5 Lập luận của Tòa án (Reasoning):
- Xác định một sản phẩm tương tự dựa vào các tiêu chí: (i) các đặc tính của sản phẩm, bản chất và chất lượng – các đặc điểm vật lý; (ii) mục đích sử dụng cuối cùng; (iii) chế độ thuế quan của các nước thành viên khác; (iv) thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng
- Ban Hội thẩm lưu ý rằng không một bên liên quan nào được áp dụng chế độ thuế quan khác biệt đối với các loại cà phê khác nhau như cách mà Tây Ban Nha đã áp dụng đối với Brazil đối với các loại cà phê không rang, không chứa caffeine
- Ban Hội thẩm đã xem xét tranh luận của các bên về việc áp dụng các loại thuế khác nhau cho những nhóm khác nhau và những loại cà phê chưa rang khác nhau Ban Hội thẩm thấy rằng những tranh luận này chủ yếu liên quan đến sự khác biệt về cảm quan
từ những yếu tố địa lý, phương thức canh tác, quy trình xử lý hạt cà phê và các yếu tố di truyền Ban Hội thẩm không nhận thấy rằng những sự khác biệt nêu trên đủ để cho phép một sự đối xử khác biệt về thuế Trong lĩnh vực nông nghiệp, không phải là điều bất thường khi mùi vị của thành phẩm có sự khác nhau bởi sự tác động của một hoặc nhiều yếu tố kể trên
- Ngoài ra, Ban Hội thẩm còn nhận thấy rằng cà phê chưa rang thường được bán dưới dạng xay, trộn nhiều loại cà phê khác nhau, và loại cà phê đã xay và pha trộn đó mới chính là sản phẩm sử dụng cuối cùng, được công nhận là một sản phẩm xác định và riêng biệt dùng làm thức uống
- Hội đồng thống nhất rằng cà phê nhập khẩu từ Brazil và cà phê từ các nước khác
là sản phẩm tương tự, do chúng đều có cùng mục đích sử dụng (để uống), có cùng đặc tính (các điều kiện địa lý, nuôi trồng không phải là căn cứ để xác định sự khác nhau
Trang 8giữa hai loại cà phê) Thêm vào đó, không có nước nào khác trên thế giới áp dụng mức thuế chênh lệch như cách Tây Ban Nha đối xử với cà phê Brazil
Trang 93. ÁN LỆ US – SHRIMP
1. Dữ liệu quan trọng của vụ việc (Facts)
- Bên khánh cáo : Mỹ
- Bên bị kháng cáo : Ấn Độ , Malaysia, Pakistan, Thái Lan
- Sản phẩm : Tôm và những thực phẩm làm từ tôm được nhập khẩu từ các nước khởi kiện
- Biện pháp ban hành :
+ Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với tôm nhập khẩu không sử dụng phương pháp, công vụ đánh bắt TEDs – lưới đánh bắt tôm đặc biệt có thể ngăn ngừa rùa biển bị vướng vào lưới - được cung cấp bởi cơ quan chức năng của Mỹ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Malaysia đã tiến hành khiếu nại Mỹ vì cho rằng việc Mỹ ban hành chính sách đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình
+ Tại phiên tòa sơ thẩm, Ban hội thẩm đã kết luận rằng phát hiện ra rằng lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm tôm và tôm do Hoa Kỳ áp dụng là không phù hợp với Điều XI: 1 của GATT 1994, và biện pháp của Hoa Kỳ ban hành không nằm trong phạm vi các biện pháp được cho phép theo điều khoản của Điều XX của GATT
1994 Như vậy biện pháp của Hoa Kỳ đã vi phạm điều XX Hoa Kỳ đã không đồng ý với phán quyết của Ban Hội thẩm nên đã kháng cáo
- Cơ sở pháp lý : Điều XX (g) GATT
2. Câu hỏi pháp lý ( Issues )
Việc Hoa Kỳ áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với tôm và sản phẩm từ tôm nhập khẩu từ nước sử dụng phương pháp đánh bắt gây hại cho rùa biển có thể được biện minh theo ngoại lệ điều XX (g) của GATT 1994 được hay không?
Để chứng minh một biện pháp có thể được áp dụng ngoại lệ XX (g) hay không thì biện pháp đó phải thỏa 3 điều kiện :
- Biện pháp ban hành của Mỹ có mục tiêu chính sách nhằm tác động lên sự bảo tồn
“nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt hay không”?
- Biện pháp này “có liên quan” đến mục tiêu chính sách nhằm bảo vệ “nguồn tài nguyên thiên nhiên” đã đề ra hay không ?
- Biện pháp này có được thực thi có hiệu quả , gắn với việc hạn chế cả với sản xuất
và tiêu dùng nội địa hay không ?
3. Cơ sở pháp lý ( LAW )
GATT Điều XX (g)
4. Phán quyết của tòa (Holding)
Trang 10- Cơ quan Phúc thẩm đã bác bỏ phán quyết của Ban Hội thẩm rằng “biện pháp của Hoa Kỳ ban hành không nằm trong phạm vi các biện pháp được cho phép theo điều khoản của Điều XX của GATT 1994” , nhưng kết luận rằng biện pháp của Hoa Kỳ vẫn đủ điều kiện để vận dụng quy định ngoại lệ của Điều XX (g)
- Cơ quan Phúc thẩm cho rằng mặc dù lệnh cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ liên quan đến việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt theo ngoại lệ điều XX (g), nhưng biện pháp này không đáp ứng được yêu cầu của Lời mở đầu (chapeau) điều
XX vì có dấu hiệu phân biệt đối xử "tùy tiện và không chứng minh được giữa các nước có cùng điều kiện như nhau " hoặc “ một sự hạn chế trá hình” đối với thương mại quốc tế Như vậy biện pháp này của Hoa Kỳ không phù hợp với điều XX
5. Lập luận của tòa để đưa ra quyết định trên (Reasoning)
Biện pháp này của Hoa Kỳ có thể vận dụng quy định ngoại lệ của Điều XX (g) bởi
vì nó đáp ứng đủ 3 điều kiện của ngoại lệ này, cụ thể :
- Cơ quan phúc thẩm cho rằng thuật ngữ “nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt” bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên sống ( động vật, thực vật sống ) như rùa biển Khái niệm này đã được cơ quan Phúc thẩm giải thích theo nghĩa rộng , không chỉ bao gồm khoáng sản và các nguồn nguyên vật chất Vì vậy biện pháp áp dụng theo điều XX (g) GATT 1994 của Hoa Kỳ có thể nhằm mục đích bảo vệ rùa biển
- Cơ quan phúc thẩm kết luận rằng biện pháp này có liên quan đến mục đích là bảo
vệ rùa biển và biện pháp này là hợp lý Cơ quan phúc thẩm lưu ý rằng Hoa Kỳ không chỉ đơn giản yêu cầu cấm nhập khẩu tôm mà còn áp đặt yêu cầu đối với phương pháp đánh bắt tôm nhập khẩu Một biện pháp “có liên quan” đến “giữ gìn nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt” nếu biện pháp này “nhằm mục đích chính” là bảo vệ những nguồn tài nguyên này; phải có mối quan hệ giữa biện pháp và mục đích, biện pháp này phải phù hợp với mục đích đề ra
- Cơ quan phúc thẩm kết luận rằng biện pháp được áp dụng là phù hợp với điều kiện thứ ba là biện pháp này phải được thực thi có hiệu quả, gắn với việc hạn chế sản xuất và tiêu dùng trong nước Bởi vì Hoa Kỳ không cấm nhập khẩu tôm nhập khẩu được đánh bắt bằng phương pháp không gây tổn hại cho rùa biển nhưng cũng cấm các tàu đánh bắt tôm của Hoa Kỳ sử dụng phương pháp đánh bắt tôm gây tổn hại cho rùa biển
Cơ quan phúc thẩm đã lập lập để xác định sự phân biệt đối xử này là “tùy tiện và
không thể chứng minh được”
- Không có sự cân nhắc đến điểm khác biệt về điều kiện giữa các quốc gia : Biện pháp này cũng được áp dụng một cách rất khắt khe, cứng nhắc và không linh hoạt, không tính đến điều kiện của nước nhập khẩu và sự thiếu minh bạch và công bằng