Vấn nạn ma túy: Mãi đến thế kỷ 17, nhân loại vẫn chưa nước nào biết dùng á phiện để hút như lạc thú. Vậy mà nay tình hình nghiện ma túy đã khác hẳn. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 50 triệu người nghiện xì ke ma túy, (nhưng đó chỉ là con số có đăng ký, theo số liệu Liên Hiệp Quốc phải có đến 4% dân số thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người – Bách khoa tri thức phổ thông, trang 557) trong đó 6 triệu người nghiện cocaine, 5 triệu người nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa, 9 triệu người thường xuyên dùng thuốc ngủ và thuốc an thần (Tài liệu rời của Bác sĩ Trần Minh Thái và Mạc Bìa, Phương pháp cắt cơn đói ma túy) Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái lan, Lào, Trung quốc, Việt nam), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước Châu mỹ la tinh, Pêru, Colombia, Bôlivia … Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp nơi, mà thị trường béo bở nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu âu. Trong khi Mỹ la tinh là nguồn cung cấp chủ yếu cocaine cho thị trường rộng lớn ở Bắc mỹ và Tây âu – 70%, thì trong khi đó Tam giác vàng ở Đông nam á là: “Trung tâm kinh tế thuốc phiện” lớn nhất thế giới. Sản xuất 2.000 tấnnăm 3.
Trang 1Tiết 103 , Văn bản: CÔ TÔ
(Nguyễn Tuân)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1 Kiến thức.
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả
2 Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi
- Đọc- hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản
3 Thái độ:
- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước
II Chuẩn b ị.
- Gv: Soạn giáo án, chân dung tác giả, bản đồ du lịch có địa danh Cô Tô, tham khảo thêm tư liệu
- Hs: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi sgk, sgk, vở ghi
+ Các nhóm chuẩn bị theo yêu cầu của gv
III Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định lớp.
2 Kiểm tra bài cũ (1p).
Kể tên những văn bản có nội dung nói về cảnh thiên nhiên, đất nước ta mà em
đã được học ở lớp 6?
3 Bài mới (1p).
Dẫn vào bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
Hoạt động 1 (20 p).
Các em đã được giao nhiệm vụ tìm
hiểu trước ở nhà Mời em hãy nêu
những hiểu biết của em về nhà văn
Nguyễn Tuân?
HS khác bổ sung, nhận xét
Gv bổ sung, kết luận:
- Hs dựa vào chú thích sgk, những tài liệu khác để nêu hiểu biết của mình về tác giả
- Tùy bút và kí
I Đọc - tìm hiểu chung.
1 Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng
- Sở trường: Tùy bút và kí
Trang 2- Trong các tác phẩm Nguyễn Tuân
thể hiện sự độc đáo, tài hoa, bộc lộ
vốn hiểu biết rất phong phú, về đời
sống, về thiên nhiên, đất nước Ông
được xem là một bậc thầy của ngôn
ngữ
- Nguyễn Tuân để lại rất nhiều tác
phẩm đặc sắc: Vang bóng một thời,
Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài,
Tùy bút II, Tùy bút kháng chiến, Tùy
bút Sông Đà
- Ông được tặng giải thưởng HCM về
văn học 1996
Gv: Hướng dẫn hs đọc nhấn giọng vui
tươi, hồ hởi, nhấn mạnh một số từ
ngữ đặc sắc, nhất là các tính từ; xanh
mượt, lam biếc, vàng giòn, vắng tăm
biệt tích, hửng hồng , ngắt giọng
đúng ở một số câu văn dài tạo sự liền
mạch
Gv đọc mẫu 1 đoạn – gọi hs đọc tiếp
Gv nhận xét cách đọc
Gọi hs giải thích 1 số chú thích: đá
đầu sư; ngấn bể; Cong, ang;
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào
của tác giả?
? Bài kí được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
Gv: Tác phẩm gồm 6000 chữ, viết
năm 1972, ghi lại những ấn tượng về
thiên nhiên, con người lao động ở
vùng đảo Cô Tô mà nhà văn cảm
nhận được trong chuyến ra thăm đảo
In trong tập Kí ( 1976 )
? Vậy, Cô Tô nằm ở đâu? Em biết gì
về hòn đảo này?
GV giới thiệu thêm bằng video:
Chốt: Cô Tô là một quần đảo gồm
nhiều đảo hòn đảo nhỏ, đây là đảo Cô
Tô mà văn bản này chúng ta được
2 học sinh đọc tiếp
- Hs quan sát
- Hs giải thích
- Phần cuối bài kí
Cô Tô
- Tác phẩm viết trong chuyến đi thực tế của ông ở vùng mỏ Quảng Ninh
- Chú thích 1
2 Tác phẩm.
a Đọc – chú thích
b Xuất xứ:
- Văn bản “Cô Tô” được trích phần cuối bài kí Cô Tô
- bài kí được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô, năm 1972
Trang 3học, đảo Cô Tô thuộc quần đảo Cô Tô
nằm trong vịnh Bái Tử Long thuộc
Vịnh Bắc Bộ cách tỉnh Quảng Ninh
100 km Đây là một danh lam thằng
cảnh nổi tiếng giàu đẹp ở nước ta
? Dựa vào phần giới thiệu về tác
phẩm, em hãy cho biết văn bản được
viết theo thể loại nào?
Gv: Đưa khái niệm về kí lên m/c
? Theo em văn bản sử dụng phương
thức biểu đạt nào?
? Đoạn trích được chia làm mấy
phần? Giới hạn và nội dung của từng
phần?
Gv chiếu trên m/c
? Quan sát bức tranh sgk, bức tranh
miêu tả phần nào của đoạn trích?
Hoạt động 2 (21 p).
? Quang cảnh Cô Tô được tác giả ghi
lại vào thời điểm nào?
Gv: Thời gian xác thực là đặc điểm
của thể kí
? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm
sau cơn bão để miêu tả cảnh Cô Tô?
Gv: sau khi tìm hiểu văn bản chúng ta
sẽ hiểu vì sao
? Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã
lựa chọn vị trí quan sát nào? Vị trí
- Kí
- Đọc khái niệm
về thể loại kí
- Tự sự và miêu
tả có yếu tố biểu cảm
- Phần 1: Từ đầu ở đây→Quang cảnh
Cô Tô sau cơn bão
- Phần 2: TT
nhịp cánh → Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo
- Phần 3: Còn lại→ Cảnh sinh hoạt của người dân đảo Cô Tô
- Phần thứ 3
- Ngày thứ năm tác giả trên đảo, sau cơn bão
- Từ trên cao
c Thể loại: Kí.
d PTBĐ:
- Tự sự + miêu tả +biểu
cảm
e Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu ở đây→ Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Phần 2: TT nhịp cánh
→Cảnh mặt trời mọc trên biển
- Phần 3: Còn lại→ Cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô
II/ Tìm hiểu chi tiết.
1 Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão.
- Thời gian: Ngày thứ 5 trên đảo, sau cơn bão
- Vị trí: trên nóc đồn
Trang 4quan sát này có gì thuận lợi?
? Vậy, khi làm văn miêu tả ta cần làm
gì trước tiên?
? Vẻ đẹp Cô Tô được khái quát qua từ
ngữ nào?
? Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả
sự trong trẻo, sáng sủa của Cô Tô sau
cơn bão?
Thảo luận nhóm ( 2 bàn)
? Tác giả đã sử dụng thành công
những biện pháp nghệ thuật nào? Qua
đó em cảm nhận bức tranh Cô Tô sau
cơn bão như thế nào?
Gợi ý:
- Tại sao có rất nhiều hình ảnh mà tác
giả lại chỉ chọn những hình ảnh trên
bầu trời, cây, màu nước, cát, cá để
miêu tả?
- Nhận xét trình tự miêu tả của tác
giả?
- Từ loại được tác giả sử dụng ?
- Phép tu từ?
xuống: Trên nóc đồn
- Có thể quan sát một cách bao quát toàn cảnh của hòn đảo
- Lựa chọn vị trí quan sát, miêu tả
- Trong trẻo,sáng sủa
- Hs sinh trao đổi theo bàn ghi giấy –
- Bầu trời: trong sáng
- Cây cối: xanh mượt
- Nước biển: lam biếc, đậm đà
- Cát: vàng giòn
- Cá thêm nặng lưới
- HS thảo luận
Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác bổ sung
- Đây là những hình ảnh, chọn lọc, tiêu biểu, mang đặc trưng của vùng biển đảo, làm nổi bật cảnh sau cơn bão
- Từ cao xuống thấp
- Dùng các tính từ gợi tả màu sắc, ánh sáng vừa tinh
tế vừa gợi cảm:
trong trẻo, sáng sửa, xanh mượt, lam biếc, vàng
- Cảnh vật: trong trẻo, sáng sủa
+ Bầu trời: cũng trong sáng + Cây cối: thêm xanh mượt + Nước biển: lại lam biếc, đậm đà hơn
+ Cát : lại vàng giòn hơn + Cá : càng thêm nặng
* NT:
+ Hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc
+ Trình tự miêu tả hợp lí + Những tính từ gợi hình, gợi cảm
+ Phó từ chỉ mức độ tăng tiến
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Trang 5? Em cảm nhận như thế nào về nước
biển và cát Cô Tô qua từ “ đặm đà”,
“vàng giòn”?
Gv: Đặc biệt ở đây tác giả dùng tính
từ “ đặm đà”, “vàng giòn” là những
tình từ gợi hình, gợi cảm cao nhất, tả
đúng sắc vàng khô của cát biển, một
thứ sắc vàng có thể tan ra được, chỉ
có ở Cô Tô
- Nếu tác giả sử dụng từ đậm đà thì
chúng ta mới chỉ cảm nhận được vẻ
đẹp của nước biển bằng thị giác Còn
dùng từ đặm đà ta không chỉ cảm
nhận được vẻ đẹp của nước biển bằng
thị giác mà còn bằng vị giác Từ đặm
đà với sắc thái mạnh hơn làm người
đọc ấn tượng nhiều hơn về nước biển
trong xanh – một nước biển của riêng
Cô tô
Ở đây chúng ta thấy được những từ
ngữ đặc sắc ấy chỉ có ở nhà văn
Nguyễn Tuân, một bậc thầy trong việc
sử dụng ngôn ngữ
? Tác giả viết Lưới càng thêm nặng
mẻ cá giã đôi Em hiển thế nào là mẻ
cá giã đôi? Qua chi tiết đó cho em
biết điều gì về vùng biển đảo Cô Tô?
Gv: giới thiệu hình ảnh cá giã đôi
Cô Tô có nhiều hải sản tươi sống và
đa dạng như mực ống, ghẹ, cu kỳ, ốc
móng tay, sứa Ngoài ra đảo Cô Tô
cũng có nhiều loại hải sản quý và có
giá trị kinh tế cao như tu hài, bào ngủ,
cầu gai đã chứng tỏ một vùng biển
đảo giàu có
Các con hãy quan sát sang 2 bên lớp
giòn
- Phó từ chỉ mức
độ tăng tiến:
cũng, lại, hơn…
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
đặm đà, vàng giòn
HS phát biểu
Mẻ cá giã đôi: CT sgk
- Cô Tô giàu sản
có, trù phú
Trang 6Đây là kết quả sưu tầm của các con về
Cô Tô Những bức ảnh này không chỉ
cho ta thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Cô
Tô mà còn cho ta thấy sự giàu có
thuyer hải sản Do vậy CT xứng đáng
là 1 trong những điểm du lịch nổi
tiếng ở VN
? Vậy, em cảm nhận Cô tô như thế
nào sau cơn bão?
Gv: Thông thường sau cơn bão
thường là sự hoang tàn, đổ nát nhưng
với Cô Tô lại khác Như một phép
nhiệm màu, sau cơn bão Ct trở nên
trong sáng, tinh khôi, đầy sức sống
Phải chăng đây chính là lí do tác giả
đã chọn tả Cô Tô sau cơn bão
? Đứng trên nóc đồn quan sát, tác
giả thể hiện tình cảm của mình đối
với hòn đảo Cô Tô như thế nào ?
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được
sử dụng? NT đó cho em thấy tình cảm
của tác giả như thế nào với Cô Tô?
Gv: So sánh tình yêu CT của mình
với ty của những ng dân ở CT- tình
cảm yêu mến chân thành, sâu sắc của
NT dành cho CT
CL Viên từng viết: Khi ta ở chỉ là nơi
đất ở; Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn,
nhưng với NT, ông đến với CT và vẫn
đang ở trên Ct mà mảnh đất CT đã
hóa tâm hồn Một sự gắn bó thật đúng
NT
TL
- Nhìn được bốn
hướng, quay 180
độ ngắm toàn cảnh Cô Tô với nhiều bạn hữu Tô Bắc, Tô Trung,
Tô Nam càng thấy yêu mến Cô
Tô như những người chài từng sống ở đây, yêu
Cô Tô như yêu quê hương mình
- Yêu mến Ct như những người dân
CT sinh ra và lớn lên ở đây
→ Cô Tô trong sáng, trù
phú, tươi đẹp, đầy sức sống
- Tác giả yêu mến thiên nhiên, quê hương, đất nước
Trang 7? Qua đó cho thấy tác giả là một
người như thế nào?
? Qua đoạn văn, các em có nhận xét
gì về năng lực miêu tả của tác giả?
Gv: Sự quan sát tài tình, tinh tế như
Nguyễn Tuân không phải nhà văn nào
cũng làm được mà phải có tình yêu
thiên nhiên tha thiết và có tình cảm
đặc biệt dành cho Cô Tô mới làm nên
được điều đó
? Chúng ta đang học văn miêu tả,
đoạn văn miêu tả cảnh đảo Cô Tô sau
cơn bão đã giúp em học tập được gì
khi làm bài văn miêu tả?
Gv: Ngoài ra chúng ta còn phải có
tình cảm chân thành với đối tượng thì
mới viết lên được những đoạn văn
hấp dẫn người đọc
? Vậy để thể hiện tình yêu thiên
nhiên đất nước của mình, em sẽ làm
gì?
- Yêu mến thiên nhiên, đất nước
- Quan sát tài tình, miêu tả tinh tế,ngôn ngữ tài hoa
- Xác định vị trí miêu tả, chọn chi tiết tiêu biểu để miêu tả, dùng từ ngữ để làm nổi bật đối tượng miêu tả
Hs suy nghĩ phát biểu
4 Củng cố (1p).
Đưa bảng phụ tổng kết nội dung và nghệ thuật của tiết 1.+ nói: qua tiết học ngày hôm nay các em đã nắm được vẻ đẹp của Cô tô sau cơn bão dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân Vậy, em có cảm nhận gì về Cô Tô?
Và để kết thúc tiết học hôm nay mời thày cô và các con cùng thưởng thức tiết mục múa : Cô Tô thành phố tương lai
5 Dặn dò (1p)
- Học bài, nắm được nội dung và nghệ thuật phần 1
- Soạn kĩ 2 phần còn lại để tiết sau học tiếp