Để có thể hướng dẫn học sinh các loại biểu đồ đặc biệt cũng như cách vẽ, xử lí số liệu và cách nhận biết các loại biểu đồ này. Xin mời các thầy, cô tham khảo tài liệu này, sẽ rất có ích đối với các thầy cô đang bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 8. Chúc các thầy, cô thành công
Trang 1GÓP Ý TÀI LIỆU HỘI THẢO:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CẤP THCS MÔN: ĐỊA LÝ 9
Sau khi nghiên cứu tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CẤP THCS MÔN ĐỊA LÍ 9 của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên (Trường THCS Đồng Thịnh) và đồng chí Lương Thị Hương (Trường THCS Lãng Công) Bản thân tôi có góp ý thêm về chuyên đề: “Phương pháp vẽ
và nhận xét các loại biểu đồ địa lí” của đồng chí Hương như sau
Ưu điểm:
- Đồng chí đã chia sẻ những kiến thức cũng như kĩ năng về phương pháp vẽ
và nhận xét các loại biểu đồ địa lí rất khúc triết và khả năng ứng dụng trong giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả
- Bản thân tôi khi đọc và nghiên cứu chuyên đề này của đồng chí Hương cũng đã học hỏi và rút kinh nghiệm được rất nhiều kĩ năng trong giảng dạy
Tuy nhiên, tôi cũng góp ý thêm một số phần mà theo tôi, có thể sẽ phù hợp hơn, mong nhận được sự góp ý và chia sẻ thêm của các đồng chí:
A CÁCH PHÂN CHIA CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ.
I Dạng biểu đồ cơ cấu.
1 Phân loại:
Dạng biểu đồ cơ cấu gồm một số loại cơ bản sau:
- Biểu đồ tròn (có hai dạng: biểu đồ bán kính bằng nhau và biểu đồ bán kính khác nhau)
- Biểu đồ hình quạt (hay còn gọi là biểu đồ bát úp, biểu đồ bán nguyệt)
- Biểu đồ hai đường tròn đồng tâm (hay còn gọi là biểu đồ hình vành khăn)
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ cột chồng
- Còn có thêm hai loại biểu đồ nữa mà hiện tại chúng ta thấy hầu như không còn sử dụng, đó là biểu đồ hình vuông và biểu đồ hình tam giác
2 Dấu hiệu nhận biết: (Trong yêu cầu của đề bài phải có chữ “Cơ cấu”, “tỉ
trọng” , “tỉ lệ”)
Trang 22.1. Biểu đồ tròn:
Trong yêu cầu của đề bài thường có cụm từ “Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu”
Số năm thường từ 1 - 3 năm là tối đa
Nếu đơn vị của bảng số liệu là số liệu tuyệt đối (chưa qua xử lí) thì bắt buộc phải vẽ biểu đồ tròn có bán kính khác nhau; còn bảng số liệu cho đơn vị là % - dạng đơn vị đã qua xử lí thì chúng ta vẽ biểu
đồ tròn có bán kính bằng nhau
2.2. Biểu đồ hình quạt: (ở phần này đồng chí Hương đã nêu rất rõ, tôi không có ý kiến gì thêm)
2.3. Biểu đồ miền:
Trong yêu cầu của đề bài thường có cụm từ “Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu (chuyển dịch cơ cấu)”
Số năm thường từ 4 năm trở lên
2.4. Biểu đồ cột chồng: (sử dụng số liệu tương đối, đã qua xử lí):
Trong yêu cầu của đề bài thường có cụm từ “phân theo”, “trong đó”, “chia ra”
Số năm thường từ 3 - 4 năm trở lên
Ở biều đổ này, muốn chắc chắn là chọn đúng, theo tôi, nên sử dụng phương pháp loại trừ: có nghĩa là nếu không thể vẽ được biểu đồ tròn hay biểu đồ miền thì chúng ta mới nghĩ đến vẽ biểu đồ cột chồng
Biểu đồ cột chồng thường sử dụng để vẽ sự biến động diện tích rừng
II Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển.
1 Phân loại:
- Biểu đồ tốc độ tăng trưởng (biểu đồ đường)
- Biểu đồ cột (biểu đồ cột chồng sử dụng số liệu tuyệt đối, chưa qua xử lí; biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột đơn gộp nhóm, biểu đồ thanh ngang)
- Biểu đồ kết hợp (biểu đồ kết hợp cột đường, biểu đồ kết hợp cột tròn; tuy nhiên hiện nay chủ yếu thường sử dụng cho học sinh bậc Trung học là biểu đồ kết hợp cột đường)
2 Góp ý:
Ở phần này tôi thấy đồng chí Hương đã nêu rất cụ thể, tuy nhiên tôi chỉ góp
ý thêm như sau: Khi vẽ biểu đồ kết hợp cột đường, chúng ta quan sát bảng số liệu, thấy yếu tố nào cho trước thì vẽ cột, cho sau vẽ đường Ví dụ:
Trang 3a Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa ở nước ta
giai đoạn 1980 - 2005 Năm Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển (triệu tấn/km)
1980 42 210 9 823
2000 138 312 40 390
2005 365 828 61 395
Vẽ biểu đồ thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta giai đoạn 1980 - 2005.
- Quan sát bảng số liệu này và yêu cầu của đề bài, ta thấy dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột đường Ta thấy, yếu tố cho trước ở đây là
“khối lượng vận chuyển” vẽ cột và yếu tố cho sau là “khối lượng luân chuyển”
vẽ đường; vậy ta chỉ cần hướng dẫn học sinh như vậy, các em sẽ nhớ dễ hơn rất nhiều
b Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng cà phê nhân ở nước ta trong giai đoạn 1980 - 2005
Diện tích (nghìn ha) 22,5 44,7 119,3 186,4 516,7 497,4 Sản lượng (nghìn tấn) 8,4 12,3 92,0 218,0 698,2 752,1
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích và sản lượng cà phê nhân ở nước ta trong giai đoạn 1980 - 2005.
- Đây là bảng số liệu mà chúng ta thường gặp nhất ở dạng biểu đồ kết hợp cột đường (yêu cầu thể hiện hai đối tượng là diện tích và sản lượng) Cũng tương tự như trên, yếu tố cho trước ở đây là “diện tích” vẽ cột, yếu tố cho sau là
“sản lượng” vẽ đường
B CÁCH VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ.
Ở đây tôi chỉ góp ý thêm ở phần cách vẽ và nhận xét biểu đồ tròn Cụ thể là cách tính bán kính của đường tròn và cách vẽ biểu đồ hình vành khăn
I Biểu đồ tròn:
1 Ví dụ 1:
Trang 4a Đề bài:
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 1994 phân theo
nhóm cây trồng của nước ta
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng số
Trong đó Cây lương
thực
Cây công nghiệp
Rau đậu Cây khác
2005 107.897,
6
63.852,5 25.585,7 8.928,2 9.531,2
Anh (chị) hãy:
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo bảng số liệu trên.
b Phân tích đề:
- Ta thấy trong yêu cầu của đề bài có cụm từ “quy mô và cơ cấu”, số năm yêu cầu thể hiện là 2 năm, đơn vị là “tỉ đồng” - số liệu tuyệt đối, chưa qua
xử lí Do đó, dạng biểu đồ thích hợp nhất chính là biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau
c Bài làm:
Xử lí số liệu:
Dựa vào bảng số liệu đã cho, ta có:
BẢNG SỐ LIỆU THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT PHÂN THEO NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA NĂM
1995 VÀ 2005
(Đơn vị: %)
Cây lương thực Cây công nghiệp Rau đậu Cây khác
Trang 5
(Nguồn: Bộ đề thi Địa lý Đỗ Anh Dũng, Trần Ngọc Điệp Trang 51
-Nhà xuất bản Đại học sư phạm - Năm 2011) (Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh tính số liệu cơ cấu, yếu tố còn lại ta nên lấy tổng số (100%) trừ đi các yếu tố đã được tính từ trước đó, tránh trường hợp sai
số khi tính các yếu tố trước, làm cho tổng số cộng lại của các yếu tố không phải
là 100%, mà có thể là 99,9% hay 100,1%).
Ở phần tính bán kính biểu đồ, trong chuyên để của đồng chí Hương có nêu cách tính theo căn bậc 2, nhưng theo tôi cách tính này khá rắc rối và không khoa học Vậy, sau đây tôi xin đề ra một cách khác, đã được sử dụng từ năm 2008 trong các cuốn sách luyện thi Đại học, cao đẳng môn Địa lí mà bản thân tôi từ trước đến nay vẫn dùng để dạy học sinh Cụ thể như sau:
- Tổng số năm 1995 là 66.183,4
- Tổng số năm 2005 là 107.897,6
Ta thấy rằng, tổng số của năm 1995 nhỏ hơn tổng số năm 2005 là 1,6 lần Ta hiểu là bán kính đường tròn năm 2005 gấp 1,6 lần bán kính đường tròn năm
1995 Ta quy ước luôn năm 1995 là 1 (ở bài này, ta lấy năm 1995 là 1, nhưng trong những đề bài khác, cứ tổng số năm nào nhỏ nhất thì ta quy ước là 1); năm
2005 là 1,6 Từ đó ta có thể nhân lên theo bội số thành bán kính của đường tròn,
có thể nhân lên 1,5 lần; 2 lần, sao cho đảm bảo về mặt thẩm mĩ của biểu đồ Các bước này, ta thể hiện ngắn gọn trong bảng sau:
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH QUY MÔ VÀ BÁN KÍNH BIỂU ĐỒ
(Cụ thể trong bài này, tôi nhân lên gấp 2 lần)
Năm So sánh tổng số
(lần)
So sánh bán kính
(cm)
Qua bảng số liệu này, ta có thể nhìn thấy luôn được độ dài bán kính mà học sinh thể hiện trong bài, vừa khoa học, không phức tạp, giúp học sinh làm tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác
Vẽ biểu đồ:
Từ hai bảng số liệu trên, ta vẽ được biểu đồ sau:
Trang 6BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT PHÂN THEO NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA
NĂM 1994 VÀ 2005 (Đơn vị: %)
Khi cho học sinh vẽ biểu đồ tròn, tôi thường hướng dẫn các em cụ thể như sau:
- Về số độ của các thành phần khi thể hiện: lấy tỉ trọng (tỉ lệ) của yếu tố đó nhân với 3,6 ( vì tỉ lệ đó là của 100% tương ứng với 1000 , nhưng ở đây chúng ta thể hiện các yếu tố đó trong một đường tròn 3600), sau đó dùng thước đo độ vẽ sẽ giúp cho biểu đồ của học sinh sạch đẹp
- Có những yếu tố 25%, 50%, 75% hoặc xấp xỉ tỉ lệ đó thì cho học sinh áng khoảng để vẽ luôn: 25% tương ứng với 1/4 hình tròn; 50% tương ứng với 1/2 hình tròn; 75% tương ứng với 2/3 hình tròn
- Yếu tố nào cho trước vẽ trước, và chú thích cho yếu tố đó trước
- Khi kí hiệu các yếu tố nên sử dụng các kí hiệu: nét kẻ, dấu (x, o, ) và để màu trắng hoặc đen Lưu ý nếu biểu đồ chỉ thể hiện 3 yếu tố, thì dùng luôn 3 loại trên; nếu biểu đồ thể hiện từ 3 yếu tố trở lên thì nên dùng xen
kẽ các kí hiệu với nhau, giúp biểu đồ đạt được tính thẩm mĩ cao hơn
Trang 7- Tên biểu đồ có thể viết ở trên hoặc phía dưới biểu đồ đều có thể được, tùy theo sự trình bày của các em
- Khi kí hiệu, chúng ta nên thống nhất luôn là dùng hình quạt để kí hiệu,
bởi đây là biểu đồ tròn, mỗi một yếu tố được thể hiện bằng 1 cung tròn
Nhận xét:
- Phần này, đồng chí Hương đã trình bày rất khúc triết và cụ thể, tuy nhiên,
tôi chỉ góp ý thêm, ta nên thay cụm từ “Về giá trị tuyệt đối” đổi thành
“Quy mô”; cụm từ “Về giá trị tương đối” thành “Cơ cấu” , ngắn gọn
hơn mà vẫn đảm bảo độ chính sác
2 Ví dụ 2:
a Đề bài:
Cho bảng số liệu sau:
Số lao động đang hoạt động kinh tế phân theo ngành
của nước ta qua một số năm
(Đơn vị: nghìn người)
Năm Tổng số
lao động
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành ở nước
ta giai đoạn 1990 - 2000.
b Phân tích đề:
- Trong yêu cầu của đề bài có cụm từ “cơ cấu”, số năm thể hiện là 3 năm,
số liệu chưa qua xử lí Nên biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau
c Bài làm:
Xử lí số liệu:
Dựa vào bảng số liệu đã cho, ta có:
BẢNG SỐ LIỆU THẾ HIỆN CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH
Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2000
(Đơn vị: %)
Năm Tổng số Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Trang 8lao động
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH QUY MÔ VÀ BÁN KÍNH BIỂU ĐỒ
Năm So sánh tổng số
(lần)
So sánh bán kính
(cm)
Từ hai bảng số liệu trên, ta vẽ được biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THẾ HIỆN CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2000 (Đơn vị: %)
II Biểu đồ hai đường tròn đồng tâm (biểu đồ hình vành khăn).
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích các loại cây trồng ở nước ta
(Đơn vị: nghìn ha)
- Cây hàng năm 8.101,5 10.818,8
Trang 9+ Cây lương thực có hạt 6.476,9 8.383,4
+ Cây công nghiệp 542,0 861,5
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 1990 và 2005
(Nguồn: Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lí lớp 12 Đỗ Ngọc Tiến
-Trang 147 - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội - Năm 2013)
1 Phân tích đề:
- Trong yêu cầu của đề bài có từ “Cơ cấu”, số năm thể hiện là 2 năm, số liệu chưa qua xử lí Vậy biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn bán kính Nhưng ta để ý thấy: Cây lương thực có hạt, cây công nghiệp, cây khác thuộc Cây hàng năm; cây công nghiệp, cây ăn quả, cây khác thuộc Cây lâu năm Nếu vẽ biểu đồ tròn, ta phải sử dụng hai kí hiệu khác nhau cho
“Cây khác”, lại không thể hiện được tỉ lệ diện tích cây hàng năm và cây lâu năm Vậy biểu đồ thích hợp nhất ở đây chính là biểu đồ hình vành khăn
2 Bài làm:
Xử lí số liệu:
Từ bảng số liệu đã cho, ta có:
BẢNG SỐ LIỆU THỂ HIỆN CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY
TRỒNG Ở NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2005
(Đơn vị: %)
Trang 10BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH QUY MÔ VÀ BÁN KÍNH BIỂU ĐỒ
Năm So sánh tổng số
(lần)
So sánh bán kính
(cm)
Từ hai bảng số liệu trên, ta vẽ được biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG
Ở NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2005
(Đơn vị: %)
Trang 11- Bán kính 2.0 và 3.0 là bán kính của đường tròn bên ngoài Đường tròn phía trong ta lấy tỉ lệ giống như đường tròn bên ngoài, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể hường dẫn học sinh vẽ theo tỉ lệ cho phú hợp để đảm bảo về mặt thẩm mĩ
- Ta thấy rằng, biểu đồ này thể hiện được tất cả các yếu tố trong bảng số liệu: Cây lâu hàng năm, cây lâu năm Trong cây hàng năm gồm các loại: Cây lương thực có hạt, cây công nghiệp, cây khác Trong cây lâu năm gồm các loại: Cây công nghiệp, cây ăn quả, cây khác
- Tuy nhiên, đây là dạng biểu đồ khó, rất ít gặp, quá trình vẽ rất tốn thời gian Nên tôi đưa ra ở đây chỉ nhằm mục đích tham khảo
Trang 12Trên đây là những kinh nghiệm của tôi khi hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ.
Có thể nhiều đồng chí thấy rằng tại sao có những thứ đơn giản như vậy mà tôi lại nói cụ thể, chi tiết Nhưng chúng ta đều biết rằng, hiện nay rất nhiều đồng chí đang dạy trái ban, có thể có những phần mà các đồng chí chưa có thời gian nghiên cứu, khi tham khảo tài liệu của tôi sẽ giúp các đồng chí tiết kiệm thời gian và công sức Cũng sẽ có các đồng chí thắc mắc vì sao tôi không vẽ các biểu
đồ này trên máy tính, thì sẽ đẹp hơn Vâng, kính thưa các đồng chí, tôi vẽ trên giấy rồi chụp lại ảnh đưa lên đây tuy không được đẹp, nhưng nó cụ thể hơn rất nhiều khi vẽ bằng máy, trên máy thường sử dụng màu để kí hiệu, trong khi học sinh không được dùng màu trong bài thi; nếu trên máy có sử dụng các nét kẻ hay
kí hiệu khác thì học sinh cũng khó làm theo được, hoặc nếu không thì cũng rất tốn thời gian, nên tôi đưa một số kí hiệu bản thân tôi đang dạy học sinh để các đồng chí tham khảo và cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản thân tôi có nhiều kiến thức hơn trong kĩ năng nhận biết, vẽ, nhận xét các loại biểu đồ
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phạm Thị Hồng Loan Trường THCS Nhân Đạo